Tình Hình Thực Hiện Sản Lượng Tra Nạp Nhiên Liệu Hàng Không Giai Đoạn 2018-2020 Của Skypec


- Lao động trực tiếp: ngừng việc tương ứng với sản lượng khai thác giảm so với kế hoạch tại từng bộ phận khai thác (vận tải, tra nạp, kho …)

- Lao động gián tiếp: ngừng việc theo tỷ lệ, ngày công đảm bảo phù hợp với năng suất lao động.

Với thực tế về sử dụng lao động 8 tháng đầu năm và kế hoạch 4 tháng cuối năm, lao động bình quân ước thực hiện cả năm 2020 của Công ty là 1.291 người, trong đó:

+ Lao động thực tế sử dụng bình quân: 987 người (bao gồm 01 TB kiểm soát, Ban điều hành), bằng 76% tổng số lao động.

+ Lao động nghỉ việc, ngừng việc bình quân: 304 người, bằng 24% tổng số lao động.

f) Vốn điều lệ

Công ty chính thức hoạt động theo mô hình TNHH một thành viên từ ngày 01/7/2010, với số vốn điều lệ 400 tỷ đồng Việt Nam do Tổng công ty HKVN là chủ sở hữu. Quá trình cổ phần hoá thành công cũng là điều kiện tốt cho Công ty có điều kiện tăng vốn điều lệ, phấn đấu đến năm 2020 vốn điều lệ của Công ty lên trên

1.000 tỷ đồng và đến năm 2030 vốn điều lệ phấn đấu tăng lên 1.500 tỷ đồng.

g) Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty SKYPEC đã đồng thời thực hiện hàng loạt các giải pháp đồng bộ trên toàn bộ hệ thống cũng như đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ như:

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống phòng thử nghiệm hiện đại vật liệu an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2017, phương tiện tra nạp hiện đại, hệ thống công nghệ kho bể tiên tiến cùng với đầu tư mở rộng sức chứa, … các trung tâm điều hành giám sát, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào các công tác quản lý và khai thác: Hệ thống giám sát thông minh, tích hợp GPS và camera hành trình, số hóa xe tra nạp.

Các kho nhiên liệu sân bay được lắp đặt hệ thống camera thông minh có cảnh báo, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế IATA và những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.


h) Sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không giai đoạn 2018-2020

Bảng 2.1. Tình hình thực hiện sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không giai đoạn 2018-2020 của SKYPEC

(Đơn vị tính: tấn)

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

KH

Thực tế

KH

Thực tế

KH

Thực tế

930.000

965.345

1.450.000

1.509.903

1.002.977

975.222

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

(Nguồn Phòng Tiếp thị và Bán sản phẩm - SKYPEC)

Sản lượng tra nạp nhiên liệu hàng không của Công ty SKYPEC giai đoạn 2018-2020 luôn tăng trưởng ở mức cao trên 10% từ năm 2010 cho đến nay, năm 2019 có mức sản lượng tra nạp tăng cao nhất. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, công ty đã phải điều chỉnh kế hoạch sản lượng cho phù hợp với tình hình SXKD và được VNA thông qua. Kết quả về sản lượng tra nạp nhiên liệu của Công ty SKYPEC giai đoạn 2018-2020 được thể hiện qua Biểu đồ như sau:

(Đơn vị tính: tấn)

Biểu đồ 2 1 Tổng sản lượng tra nạp nhiên liệu của SKYPEC Nguồn Phòng Tiếp 1

Biểu đồ 2.1. Tổng sản lượng tra nạp nhiên liệu của SKYPEC

(Nguồn Phòng Tiếp thị và Bán sản phẩm - SKYPEC)

2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (giai đoạn năm 2018 - 2020)

Hoạt động kinh doanh của Công ty SKYPEC giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 chịu ảnh hưởng lớn từ nhu cầu tra nạp nhiên liệu của các hãng hàng không trong và ngoài nước bay đường dài quốc tế, tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Các hãng hàng không chuyên chở chủ yếu là khách du lịch đến Việt Nam, theo Tổ chức


du lịch Thế giới (UNWTO) thì 75% khách du lịch là đi bằng máy bay. Năm 2018- 2019 và đầu năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không tăng đột biến, có thể thấy qua số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam (Vietnamtourism) như sau:

Năm 2018, Việt Nam đón 15.497.791 lượt khách quốc tế, tăng 19,9% so với năm 2017. Năm 2019 đạt 18.008.591 lượt khách, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Lẽ ra năm 2020 sẽ bùng nổ lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bởi theo thống kê của Tổng cục Du lịch thì lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm 2020 ước đạt 3.686.779 lượt khách. Quý II năm 2020, do ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh khách du lịch giảm mạnh, không còn khách du lịch quốc tế, chỉ còn khách trong nước; Các hãng hàng không của Việt Nam gặp khó khăn, thua lỗ hàng nghìn tỷ do máy bay phải nằm tại các sân bay (VNA lỗ 8.000 tỷ, Vietjet lỗ 2.000 tỷ). Từ tháng 4 năm 2020, Cục Hàng không Việt Nam ra lệnh cấm các chuyến bay quốc tế đi và đến, chỉ hạn chế một số chuyến bay quốc tế từ Nhật, Hàn, Singapore và Đài Loan.

* Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Năm 2019, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là

30.722.448 triệu đồng, tăng 20.115 triệu đồng tương ứng tăng 6,59% so với năm 2018. Năm 2020, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là

11.542.841 triệu đồng, giảm 19.179.607 triệu đồng tương ứng giảm 62,43% so với năm 2019.

* Doanh thu hoạt động tài chính:

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2019 của Công ty tăng 17.175 triệu đồng tương ứng tăng 13,47% so với năm 2018.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 của Công ty giảm 8.583 triệu đồng tương ứng giảm 5,91% so với năm 2019.

Việc tăng giảm doanh thu hoạt động tài chính của Công ty trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 là do các nguyên nhân sau:

Công ty được nhận cổ tức từ các công ty có vốn góp và khoản lãi chênh lệch tỷ giá.


Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (giai đoạn năm 2018 - 2020) được thể hiện trên Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020.

* Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán năm 2019 của Công ty được ghi nhận là 13.956.655 triệu đồng, giảm 744.320 triệu đồng tương ứng giảm 5,06% so với năm 2018.

Giá vốn hàng bán năm 2020 của Công ty được ghi nhận là 20.212.689 triệu đồng, tăng 6.256.034 triệu đồng tương ứng tăng 44,82% so với giá vốn hàng bán của Công ty năm 2019.

* Chi phí tài chính:

Chi phí tài chính của Công ty năm 2019 là 94.339 triệu đồng, giảm 180.666 triệu đồng tương ứng giảm 65,70% so với chi phí tài chính của Công ty năm 2018.

Chi phí tài chính của Công ty năm 2020 là 53.261 triệu đồng, giảm 41.078 triệu đồng tương ứng giảm 43,54% so với chi phí tài chính của Công ty năm 2019.

* Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là 274.255 triệu đồng, tăng 82.045 triệu đồng tương ứng tăng 42,69% so với năm 2018.

Sang năm 2020, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là 128.059 triệu đồng, giảm 146.196 triệu đồng tương ứng giảm 53,31% so với năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019 là 566.555 triệu đồng, tăng

230.549 triệu đồng tương ứng tăng 68,61% so với lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2018.

Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2020 là 32.631 triệu đồng, giảm 533.924 triệu đồng tương ứng giảm 94,24 % so với lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế năm 2019 của Công ty có tăng nguyên nhân chủ yếu là do giá dầu thế giới hạ làm giảm chi phí nhập hàng (đầu vào) của Công ty. Sang năm 2020, lợi nhuận sau thuế sụt giảm do dịch bệnh và giảm phần lớn các chuyến bay quốc tế đổng thời các hãng hàng không cũng cắt giảm chuyến bay trong nước.

42


Bảng 2.2: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

43

(Đơn vị tính: triệu đồng)



TT


Chỉ tiêu


Năm 2018


Năm 2019


Năm 2020

2019/2018

2020/2019

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

30.640.892

30.899.258

11.542.842

258.366

0,84

(19.356.416)

-62,64

2

Giảm trừ doanh thu

0

176.811

1.067

57.216

47,84

(175.744)

-99,4

3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

30.521.297

30.722.448

11.542.841

201.151

-6,59

(19.179.607)

-62,43

4

Giá vốn hàng bán

29.891

29.821

11.508

-70

-0,24

(18.313)

-61,41

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng

629.964

900.948

35.067

270.984

43,02

(865.881)

-96,11

6

Doanh thu hoạt động tài chính

127.533

144.708

136.126

17.175

13,47

(8.582)

-5,93

7

Chi phí tài chính

152.566

68.673

95.075

-83.893

-54,99

26.402

38,45

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

192.210

274.255

128.059

82.045

42,69

(146.196)

-53,31

10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

412.721

702.865

(51.942)

290.143

70,3

(754.807)

-92,6

11

Thu nhập khác

6.760

1.560

86.427

-5.200

-76,92

84.866

55,39

12

Chi phí khác

7.257

18.173

1.853

10.917

2,5

(16.320)

-99,9

13

Kết quả các hoạt động khác

(25.858)

(34.563)

(35.036)

8.705

33,66

474

13,7

14

Lợi nhuận kế toán trước thuế

412.226

686.114

32.632

273.888

66,44

(653.482)

-99,95

15

Chi phí thuế TNDN hiện hành

76.218

119.559

0

43.341

56,86

-

-

16

Lợi nhuận sau thuế TNDN

336.006

566.555

32.631

230.549

68,61

(533.924)

-94,24

(Nguồn: Phòng Kế hoạch đầu tư - SKYPEC)


Tính đến thời điểm cuối tháng 8 năm nay, Công ty đã thực hiện nghiêm Chỉ thị số 310/TCTHK-TCKT ngày 12/03/2020 của Tổng Giám đốc-Tổng Công ty Hàng không Việt Nam về việc điều chỉnh, cắt giảm ngân sách, triệt để tiết kiệm ứng phó ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19. Từ đó, SKYPEC đã kịp thời ban hành các Chỉ thị, văn bản hướng dẫn đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc nêu cao tinh thần triệt để tiết kiệm, tiết giảm đến từng khoản mục chi phí (Chi công tác phí, phép, Chi hội nghị, quảng cáo, marketing, Chi CCDC sản xuất…); Tiết giảm, giãn tiến độ thực hiện đối với kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định; Tiết giảm đối các khoản chi có tính chất phúc lợi, cắt toàn bộ khoản chi bảo hiểm hưu trí tự nguyện chi trang phục ngành,…

Với giải pháp tiết giảm chi phí, Công ty dự kiến tiết giảm các chi phí hơn 226 tỷ VND trong năm 2020.

Bảng 2.3: Tình hình thực hiện chi phí năm 2020

(Đơn vị tính: triệu đồng)



TT


Phân loại chi

phí


Kế hoạch đầu năm


Điều

chỉnh chi phí cuối năm

Trong đó


KH sau cắt giảm


UTH

/KH (%)

Giảm theo sản lượng

Chủ động cắt giảm


Đàm phán

Tiết kiệm chi phí

1

Chi phí cố định

776.920

266.657

-948

256.371

5.000

6.234

510.263

65,7

2

Chi phí biến đổi

31.556.711

21.303.492

21.275.224

0

18.268

10.000

10.253.219

32,5

3

Tổng Chi phí

32.333.631

21.570.149

21.274.276

256.371

23.268

16.234

10.763.481

33,3

(Nguồn Phòng Tài chính kế toán - SKYPEC)

• Đối với các chi phí biến đổi: Chi phí biến đổi sẽ giảm theo thực tế sản lượng giảm.

• Đối với các chi phí cố định: Công ty đã chủ động cắt giảm tối đa có thể,

cụ thể:

- Bảo dưỡng, sửa chữa: Tạm thời chưa tiến hành sửa chữa đối với một số

hạng mục sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc chưa thật sự cấp thiết, sử dụng tối đa các hạng mục hiện có, triệt để tận dụng tài chính (giảm 12,4 tỷ VND).


- Công cụ dụng cụ sản xuất: Theo tinh thần mua sắm tiết kiệm tối đa, chỉ mua sắm đối với các công cụ dụng cụ bị hỏng đột xuất cần phải thay thế ngay nhằm không làm ảnh hưởng, gián đoạn đến công việc (giảm 3,5 tỷ VND).

- Chi phí dịch vụ mua ngoài khác (chi phí môi trường, kiểm định, hiệu chuẩn,...): Cắt giảm tối đa có thể, đàm phán giảm giá chi phí dịch vụ (giảm 11 tỷ VND).

- Chi phí bằng tiền khác: giảm 74,9 tỷ VND, cụ thể:

+ Chi công tác phí, phép: dừng, hoãn các hoạt động hội họp, giảm đi công tác; ưu tiên tổ chức hội họp bằng hình thức trực tuyến (giảm 14,4 tỷ VND).

+ Chi hội nghị, quảng cáo, marketing, tiếp khách: tiết giảm, tạm dừng chưa thực hiện tổ chức các sự kiện của Công ty trong thời gian này để đảm bảo chính sách tiết kiệm chi phí (giảm 22 tỷ VND)

- Tiết giảm chi trang phục ngành (12,78 tỷ VND), chi có tính chất phúc lợi (22 tỷ VND)...

- Khấu hao tài sản cố định: Chủ động giãn tiến độ một số dự án đầu tư (giảm 7,49 tỷ VND)

* Doanh thu và thu nhập khác

Tổng doanh thu và thu nhập khác ước đạt trên 8.500,8 tỷ VND, bằng 61% so với kế hoạch báo cáo, trong đó:

- Doanh thu từ hoạt động SXKD ước đạt 8.397,7 tỷ VND, bằng 60% KH báo cáo. Doanh thu đạt tỉ lệ thấp hơn so với kế hoạch do chủ yếu đơn giá Platt’s trong giá bán thấp hơn so với kế hoạch.

- Doanh thu hoạt động tài chính ước đạt 101,8 tỷ VND, bằng 176% so với kế hoạch báo cáo. Doanh thu hoạt động tài chính tăng do chênh lệch tỷ giá chủ yếu có được từ việc dùng nguồn USD tự có để thanh toán nợ nhập khẩu và nợ vay USD với mức chênh lệch khoảng 180 VND; và lợi nhuận từ cổ tức được chia từ các Công ty tra nạp ngầm (Tapetco, Nafsc) là 33,8 tỷ VND.

- Thu nhập khác ước đạt 1,2 tỷ VND, bằng 26% so với kế hoạch báo cáo.


2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (SKYPEC) giai đoạn năm 2018 - 2020

2.2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty qua các yếu tố cấu thành

2.2.1.1. Về nguồn lực con người

Công ty SKYPEC sử dụng nguồn nhân lực tại phòng tiếp thị và bán sản phẩm tổng cộng là 14 người, trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn ra thì phòng chỉ nghỉ một người và hoạt động 50% hiệu suất lao động và không ai phải nghỉ không lương.

2020

2019

2018

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Sau Đi Hc Đi Hc Cao Đng

Với bề dày lịch sử 27 năm thành lập, SKYPEC đã đầu tư đội ngũ chuyên trách tiếp thị và bán sản phẩm được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp với cơ cấu trình độ học vấn như sau:











































Biểu đồ 2.2 Nguồn lực con người của phòng Marketing giai đoạn năm 2018-2020

(Nguồn Kết quả điều tra của tác giả)

Nhân số có trình độ Cao đẳng vào năm 2018 chiếm 5 người trong tổng số 11 người của phòng Marketing. Tiếp đến năm sau, nhân lực có trình độ Cao đẳng chỉ dừng lại ở con số 3 người do nhân viên đã tốt nghiệp đại học hoặc chuyển tiếp sang bộ phận khác. Vào năm 2020, số người có trình độ Cao đẳng chỉ có 2 người

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023