Bối Cảnh Mới Và Phương Hướng Đẩy Mạnh Phát Triển Kinh Tế Du Lịch Của Ba Vì - Hà Nội

ưu tiên đầu tư trong khu vực du lịch chưa được thỏa đáng, mặt khác, một số cơ chế chính sách còn tồn tại bất hợp lý như chính sách về thuế, vốn và môi trường kinh doanh... Tình hình triển khai các dự án đầu tư còn chậm do nhiều nguyên nhân: thủ tục hành chính phiền hà, nguồn vốn hạn hẹp, chính sách đền bù giải tỏa cho dân còn chưa đúng mức.

Tất cả những khó khăn trên đã, đang và sẽ là thách thức đối với ngành kinh tế du lịch Ba Vì. Chính vì lẽ đó, huyện Ba Vì cần có chủ trương, chính sách đúng đắn và sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương để tạo điều kiện tập trung khai thác có hiệu quả các tài nguyên du lịch nhằm phát triển Ba Vì trở thành một trong những điểm du lịch quốc gia.

Kết luận chương 2

Ba Vì - Hà Nội có nhiều tiềm năng về tự nhiên, kinh tế và xã hội cho phát triển kinh tế du lịch. Quan điểm của UBND Thành phố và huyện Ba Vì đã chọn phát triển kinh tế du lịch Ba Vì là một trong những ngành trọng điểm của địa phương.

Địa phương đã tổ chức thăm dò, nghiên cứu, phát hiện những sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; Công tác đầu tư, tôn tạo, xây dựng sản phẩm du lịch, tổ chức khai thác các sản phẩm du lịch; Việc tổ chức liên kết giữa các mối quan hệ trong các hoạt động du lịch, các hình thức tổ chức kinh doanh; Việc mở mang các dịch vụ liên quan luôn được địa phương chú trọng.

Phát triển kinh tế du lịch đã làm cho Ba Vì - Hà Nội trở thành điểm đến của nhiều khách thập phương, đặc biệt là khách quốc tế. Kinh tế du lịch Ba Vì đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như của Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch Ba Vì còn nhiều bất cập.‌

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH HUYỆN BA VÌ

3.1. Bối cảnh mới và phương hướng đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch của Ba Vì - Hà Nội

3.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến phát triển du lịch

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 143 trang tài liệu này.

3.1.1.1. Bối cảnh thế giới

Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động song cũng có nhiều yếu tố mới, vừa là cơ hội và vừa là thách thức đối với phát triển kinh tế du lịch

Phát triển kinh tế du lịch ở Ba Vì - Hà Nội - 14

Việt Nam.

Diễn biến kinh tế, chính trị, an ninh thế giới có tác động mạnh hơn khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ Á - Âu, Mỹ - Châu Á, Nhật Bản - ASEAN và các nền kinh tế trong APEC ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực; Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động và thu hút du lịch. Hợp tác trong khối ASEAN ngày càng tăng cường về chiều sâu. Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA) hoạt động ngày càng có tiêu điểm hơn.

Mặt khác, những bất ổn chính trị ở một số quốc gia, xung đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, đặc biệt những biểu hiện của biến đổi khí hậu là những yếu tố gây nhiều khó khăn, trở ngại cho hoạt động du lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng.

Khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2009 tạo các tác động mạnh mẽ về

nhiều mặt, đặc biệt đã tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu thế mới. Các nước, nhất là những nước đang phát triển đều tím kiếm các giải pháp khôn khéo hơn, dựa vào lợi thế so sánh quốc gia về tài nguyên độc đáo, bản sắc văn hóa dân tộc để phát triển kinh tế du lịch.

Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế trị thức, khoa học công nghệ được ứng dụng có hiệu quả. Kinh nghiệm quản lý tiên tiến, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao được sử dụng như là công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các quốc gia. Công nghệ mới làm thay đổi căn bản phương thức quan hệ kinh tế, đặc biệt công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng mạnh trong hoạt động du lịch.

Du lịch đã là một xu hướng phổ biến trên toàn cầu, du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng, và là ngành có khả năng phục hồi nhanh nhất sau khủng hoảng; du lịch nội khối chiếm tỷ trọng lớn; du lịch khoảng cách xa có xu hướng tăng nhanh. Du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trên bình diện thế giới, góp phần vafp sự phát triển và thịnh vượng của quốc gia, đặc biệt các nước đang phát triển, vùng sâu, vùng xa coi phát triển du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.

Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội nguồn, hướng về thiên thiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị hưởng thụ du lịch.

3.1.1.2. Bối cảnh Việt Nam

Bối cảnh trong nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen đòi hỏi ngành du lịch phải khai thác được những điểm mạnh trở thành yếu tố thuận lợi và khắc phục những điểm yếu, hạn chế để vượt lên khó khăn, trở ngại.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và liên tục trong nhiều năm nhưng chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng (trên 6 triệu lượt năm 2012); Chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du kịch quốc tế đã tăng từ 83,5 USD năm 2006 lên trên 100 USD năm 2012; Tỷ trọng khách du lịch thuần túy chi trả cao và nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp. Khách du lịch nội địa tăng lên nhanh chóng (trên 28 triệu lượt năm 2010); khách du lịch ra nước ngoài có xu hướng tăng rõ rệt.[26]

Thu nhập du lịch ngày càng cao (96 ngàn tỷ đồng năm 2010), chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP. Tuy nhiên, so với tiềm năng và quy mô phát triển thì thu nhập du lịch chưa tương xứng, thể hiện hiệu quả kinh doanh thấp, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp (5,25% GDP năm 2009) [26]

Đầu tư du lịch được đẩy mạnh, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng dẫn dắt phát triển du lịch. Đầu tư của khu vực tư nhân tăng nhanh, tuy có những đột phá năng động nhưng tầm cỡ quy mô còn manh mún, dàn trải, tự phát và thiếu đồng bộ, liên hoàn nên hiệu quả tổng thể còn chưa cao.

Kết cấu hạ tầng du lịch được quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Nhiều công trình giao thông, sân bay được cải tạo và đầu tư mới; cơ sở vật chất các khu du lịch được đầu tư, nâng cấp từng bước tạo điều kiện mở đường cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, tính đồng bộ và hiện đại của hạ tầng du lịch và liên quan vẫn chưa đảm bảo được yêu cầu của ngành du lịch hiện đại và hội hập.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh, chất lượng được nâng lên một bước; nhiều khu du lịch, resort,

khu giải trí, khách sạn cao cấp đạt trình độ quốc tế đã hình thành nhưng còn chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa làm thay đổi căn bản diện mạo của ngành; chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi bật.

Ngành du lịch tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho xã hội (hàng năm tạo thêm 30-40 ngàn việc làm trực tiếp). Chất lượng nhân lực du lịch qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn ngày càng được nâng lên nhờ những nỗ lực của ngành và hỗ trợ của quốc tế trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch; hệ thống cơ sở đào tạo du lịch ngày càng mở rộng và nâng cấp. Tuy vậy, mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng phục vụ.

Sản phẩm du lịch đã có đổi mới, phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng còn nghèo nàn, đơn sơ; thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và liên kết chưa cao và ít sáng tạo. Sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhiều sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.

Thị trường du lịch đã từng bước được lựa chọn theo mục tiêu. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều yếu kém, chưa thực sự đi trước một bước. Khai thác, thu hút thị trường còn dừng ở bề nổi, thụ động; chưa phân đoạn và chưa có tiêu điểm tập chung.

Công tác xúc tiến quảng bá được triển khai khá sôi động trong và ngoài nước nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu quả chưa cao, mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu.

Công tác quản lý nhà nước về du lịch dần được đổi mới; Luật du lịch và các luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành dần hoàn thiện và áp dụng trong thực tế. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, còn chồng chéo trong quản lý liên ngành, liên vùng. Công tác quy hoạch phát triển du lịch cả

nước đã đi vào thực tiễn, hầu hết các địa phương đã có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch. Tuy nhiên, công tác quản lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được mong muốn.

Việc khai thác tài nguyên du lịch không ngừng được mở rộng nhưng do thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả và bền vững.; các di tích, di sản đã phát huy giá trị phục vụ du lịch nhưng sự chủ động liên kết khai thác chưa cao; công tác bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường đã được chú trọng nhưng hiệu quả thực thi thấp, ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Vấn đề vệ sinh, trật tự, an ninh, an toàn, tệ nạ xã hội vẫn còn tồn tại phổ biến.

Nhận thức về du lịch đã có nhiều bước cải thiện và tiến bộ nhất định, nhiều chính sách được tháo gỡ tạo thuận lợi cho phát triển du lịch, các thủ tục thông thoáng hơn. Tuy nhiên, do xuất phát điểm còn thấp, phát triển du lịch còn là vấn đề mới nên mặt bằng chung về nhận thức du lịch vẫn còn khoảng cách xa so với yêu cầu phát triển.

3.1.1.3. Cơ hội và thách thức

Cùng với sự phát triển chung của du lịch Việt Nam và du lịch thành phố Hà Nội, du lịch Ba Vì cũng đang trên đà phát triển với những thách thức, cơ hội đan xen nhau.

Đảng và Nhà nước ta có sự quan tâm đến phát triển du lịch. Tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế tăng trưởng, đất nước hội nhập với khu vực và thế giới ngày càng sau và toàn diện với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, muốn làm bạn và làm đối tác tin cậy của các nước; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện, được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là hợp tác trong khối ASEAN là những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch trong nước nói chung và tác động đến phát triển kinh tế du lịch Ba Vì nói riêng.

Ngày 31/3/2011, Nghị số 09/NQ-HU của Huyện ủy Ba Vì về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo cũng đã tạo ra những điều kiện mới để cho kinh tế du lịch Ba Vì phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi, những bối cảnh mới tác động đến du lịch Ba Vì, còn có những khó khăn, thách thức.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 với những dư âm vẫn ảnh hưởng đến thời điểm hiện tại, kinh tế suy thoái, khó khăn làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế du lịch nói chung và du lịch Ba Vì nói riêng. Thị trường thế giới và khu vực biến động khó lường, hậu quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động mạnh đến quy mô, tính chất của thị trường khách du lịch.

Năng lực cạnh tranh của du lịch Ba Vì còn có nhiều hạn chế, khó khăn trong việc cạnh tranh với các vùng khác trong phát triển du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch bị tác động mạnh năng lực sản xuất; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất và phát huy hiệu lực, hiệu quả toàn diện vẫn là những khó khăn đối với phát triển du lịch theo hướng hiện đại, trình độ cao.

3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì

3.1.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế du lịch huyện Ba Vì

* Mục tiêu tổng quát

Trong Nghị quyết số 09/NQ-HU, ngày 31/3/2011 của Huyện ủy Ba Vì về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo đã xác định: Phát triển nhanh và bền vững làm cho kinh tế du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tập chung đầu tư có chọn lọc một số khu, điểm du lịch trọng điểm, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, xây dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và phát triển nhanh nguồn nhân lực, tạo sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng cao, giàu bản sắc

dân tộc, có sức cạnh tranh cao. Từng bước đưa du lịch Ba Vì thành trung tâm du lịch nổi tiếng của thành phố Hà Nội.

* Mục tiêu cụ thể

+ Phấn đấu đưa nhóm ngành dịch vụ, du lịch đến năm 2020 đạt 32% trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện. Trong đó ngành du lịch đạt 13,3%, tốc độ tăng trưởng bình quân 33,4%.

+ Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhằm thu hút khách du lịch có khả năng chi tiêu cao.

+ Đầu tư có trọng tâm trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch, du lịch văn hoá, lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại các điểm du lịch. Tiếp tục đầu tư và khai thác khu sườn tây núi Ba Vì, khoáng nóng Thuần Mỹ. Quy hoạch và xây dựng khu du lịch hồ Suối Hai, nhằm thu hút ngày càng nhiều khách đến thăm quan du lịch Ba Vì.

+ Tăng cường khách du lịch, phấn đấu năm 2020 đón 6.190.000 lượt khách, với 36.000 lượt khách quốc tế và 6.154.000 khách nội địa.

+ Nâng cao nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch: dự tính doanh thu du lịch đạt 300.000 triệu đồng năm 2015; đạt 450.000 triệu đồng năm 2017 và phấn đấu 7.000.000 triệu đồng năm 2020.

+ Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: Phấn đấu năm 2015 có tổng số 1500 buồng, phòng; năm 2020 có 1.800 buồng, phòng. Tăng bình quân tổng số buồng, phòng là 26%/ năm.

+ Mức độ tăng lên và ngày càng cao của khách du lịch cùng với sự tăng thêm về sản phẩm du lịch đòi hỏi số lượng lao động trong du lịch huyện Ba Vì không chi tăng về số lượng mà còn phải không ngừng chuyên sâu về nghiệp vụ. Cố gắng phấn đấu tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Phấn đấu năm 2015 tạo việc làm cho tổng số 4.400 lao động, năm 2020 là 6.800 lao động.

Ngày đăng: 06/09/2022