Định Hướng Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Hồ Chí Minh


Tiểu kết chương 2


Chương này giới thiệu khái quát về hoạt động du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh và các điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh phát triển hoạt động du lịch đêm. Tài nguyên du lịch phong phú, hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển, cùng với các chính sách thúc đẩy hoạt động du lịch đã giúp cho thành phố Hồ Chí Minh trở thành nơi hoạt động du lịch phát triển mạnh nhất so với các địa phương khác trong cả nước.

Chương 2 cũng đánh giá được thực trạng phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ ra những thuận lợi và hạn chế trong việc phát triển hoạt động du lịch đêm để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh.


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐÊM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


3.1. Định hướng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh

Nằm trong đề án “Quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng và lấy ý kiến các sở, ngành về “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố trong giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2025”. Đây là quy hoạch mang tính chiến lược nhằm phát triển ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất cả nước đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Từ năm 2011, ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã định hướng phát triển sản phẩm với chương trình trọng tâm, đó là:

- Chương trình du lịch đường sông. Từ tháng 6 năm 2013, Saigontourist đã triển khai 7 tuyến du lịch đường sông xuất phát từ bến Bạch Đằng đến các điểm: Đại lộ Đông Tây; Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Bình Quới, Nhà vườn Long Phước (Quận 9), Địa đạo Củ Chi, Đồng bằng sông Cửu Long – Long An; Cần Giờ. TP.HCM với lợi thế có 2 con sông chảy qua là sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, kết nối với hệ thống kênh rạch trên địa bàn thành phố, tạo nên tuyến đường sông dài hơn 900 km. Với những tiềm năng, những đặc trưng riêng có như: vẻ đẹp dọc 2 bên bờ sông, có những nhà vườn, phố thị phong phú, văn hóa ẩm thực, văn hóa truyền thống… là điều kiện rất hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước. Với sự kết hợp các dịch vụ vui chơi, giải trí, ẩm thực, văn hóa,… du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành loại hình du lịch mới, hấp dẫn du khách nội địa và quốc tế đến với thành phố Hồ Chí Minh.

Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh - 9

- Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị” tập trung cho việc lấy ý kiến đóng góp cho việc triển khai các chương trình tiếp theo để giới thiệu tính đa dạng của các loại hình sản phẩm du lịch đặc trưng, nâng cao chất lượng bình


chọn. Bên cạnh đó tiếp tục quảng bá kết quả bình chọn chương trình thông qua các ấn phẩm như sách giới thiệu, bưu thiếp, đĩa VCD, USB…

- Chương trình Dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch được tập trung cho công tác phát triển mới các điểm mua sắm đạt chuẩn kết hợp với việc khảo sát nhu cầu mua sắm của khách du lịch trên địa bàn thành phố. Hệ thống các Dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch hiện nay đang tập trung ở các loại hình dịch vụ như sau: Trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp; Thủ công mỹ nghệ, gỗ, sơn mài; Thời trang, lụa tơ tằm, may đo; Kim hoàn, nữ trang; Sản phẩm thêu tay (tranh, quần áo, drap,…), tranh cát; Thời trang trẻ em; Giày da thời trang; Kinh doanh hàng miễn thuế; Nhà hàng (trong các khách sạn - khu du lịch - trung tâm thương mại – trung tâm mua sắm, các nhà hàng đặc sản) và các cơ sở ăn uống trên địa bàn thành phố. Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã xét chọn và cấp biển hiệu của chương trình cho 108 cơ sở dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố, bao gồm 67 cơ sở mua sắm 41 cơ sở ăn uống.

Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh phát triển mạng lưới chương trình Dịch vụ du lịch đạt chuẩn bao gồm các điểm mua sắm và ăn uống đạt chuẩn du lịch và vận động tham gia bình chọn, phối hợp quảng bá chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị”.

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố cũng đang xây dựng và hoàn thiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng như: “Hoạch định và phát triển khu phố du lịch Phạm Ngũ Lão”; “Phát triển du lịch đường sông thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận”

Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố cũng tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng, sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thông qua việc lựa chọn và biểu dương các dịch vụ hàng đầu để giới thiệu, quảng bá rộng rãi tới du khách trong và ngoài nước. Đồng thời duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và từng bước đưa vào khai thác các sản phẩm, các chương trình du lịch


mới gắn với thế mạnh của thành phố như du lịch mua sắm, du lịch đường sông, du lịch lịch sử, văn hóa…

Ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, độc đáo, bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch thế mạnh, chú ý xây dựng thương hiệu du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minhcũng xác định những phương hướng cần triển khai khác như: tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị đến du khách, đặc biệt là các thị trường tiềm năng; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch, phối hợp trong phát triển du lịch với các địa phương trong nước, các quốc gia trong khu vực; giới thiệu hình ảnh, điểm đến thông qua nhiều kênh tuyên truyền; tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức du lịch quốc tế…

3.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Quảng bá hình ảnh du lịch đêm thành phố Hồ Chí Minh

- Phổ biến “cẩm nang du lịch” tại các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, qua đó cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho du khách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế…

- Đẩy mạnh thực hiện các ấn phẩm quảng bá, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề, phù hợp với từng thị trường; mở rộng mạng lưới các điểm thông tin du lịch tại khu vực trung tâm thành phố và các địa bàn thu hút nhiều khách du lịch.

- Xác định thị trường cần tập trung quảng bá xúc tiến: các nhóm nước và các nước Đông Bắc Á (Nhật, Hàn Quốc,Trung Quốc), Bắc Âu, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Úc, ASEAN… với việc tham gia các sự kiện du lịch tại nước ngoài như Hội chợ Du lịch Matka (Phần Lan), Diễn đàn Du lịch ASEAN tại Campuchia, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tại Doha (Quatar)…

- Tăng cường phối hợp với Vietnam Airlines và Hiệp hội Du lịch trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, phát động thị trường tại các thị trường khu vực


trọng điểm và các thị trường tiềm năng sẽ tăng mạnh trong thời gian tới như: Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, ASEAN…

- Bên cạnh việc gắn với các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng nói trên còn là việc quảng bá ra nước ngoài tại ngay trong nước thông qua các chuyến Fam Trip cho các Hãng Lữ hành.

- Tổ chức tốt các sự kiện lễ hội ngay tại thành phố nhằm kích cầu du lịch nội địa như: Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ, Ngày hội Du lịch, Lễ hội trái cây Nam bộ, Liên hoan Ẩm thực “Món ngon các nước”

- Quảng bá hình ảnh điểm đến, tạo cơ hội cho doanh nghiệp du lịch trong nước gặp gỡ, liên kết, chào bán sản phẩm với các doanh nghiệp quốc tế như: Triển lãm Du lịch Quốc tế ITE.

- Khai trương chính thức Tổng đài thông tin du lịch 1087 phục vụ nhu cầu thông tin du lịch của điểm đến thành phố cho du khách quốc tế và trong nước.

- Công bố Thương hiệu điểm đến du lịch mới “Vibrant Ho Chi Minh City” (Thành phố Hồ Chí Minh - Sức sống rực rỡ) rộng rãi đến công chúng, doanh nghiệp du lịch, báo chí trong và ngoài nước nhằm tạo hiệu ứng quảng bá lan tỏa thương hiệu mới đến khách du lịch trong và ngoài nước.

- Tiếp tục khai thác tối đa lợi thế của phương tiện thông tin đại chúng nhất là truyền hình trong việc giới thiệu hình ảnh điểm đến thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ thường xuyên duy trì chương trình truyền hình du lịch với chủ đề “Du lịch và cuộc sống” trên kênh HTV9, “Năng động du lịch Việt” trên HTV 7 của Đài Truyền hình mà còn xây dựng nhiều chuyên mục giới thiệu du lịch thành phố trên kênh truyền hình quốc gia như VTV2, VTV9.

- Hoạt động của Câu lạc bộ Phóng viên Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cũng là một cách làm hay của thành phố Hồ Chí Minh nhằm tập hợp, định hướng tuyên truyền quảng bá du lịch theo chủ đề gắn với từng thời điểm nhất định, đặc biệt vào những lúc tổ chức các sự kiện lớn của thành phố, nhờ vậy hiệu ứng quảng bá thời gian qua được nâng lên rõ rệt.


- Cùng với báo chí, hoạt động của các điểm thông tin trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ được quan tâm đầu tư nhằm tiếp tục phát huy hiệu quả khá tốt với mạng lưới các điểm thông tin tại khu trung tâm, nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất cùng phương thức thông tin khá hiện đại là màn hình chạm và các ấn phẩm được in ấn bằng nhiều thứ tiếng.

3.2.2. Đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch đêm

(i) Cải thiện môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, trật tự du lịch trên địa bàn thành phố

- Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch với Công an thành phố về công tác đảm bảo an ninh trật tự du lịch, an toàn trong hoạt động du lịch.

- Công an thành phố được giao trách nhiệm tăng cường triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường trung tâm nơi du khách tham quan và tăng cường kiểm soát vào thời gian cao điểm tập trung nhiều khách du lịch để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, đảm bảo an toàn cho du khách, nhất là tại các quận 1, 3, 5.

- Các lực lượng chức năng (Công an, cảnh sát, dân phòng…) phải thường xuyên tuần tra, kiểm soát tại các tuyến đường, địa điểm du lịch thường xảy ra các vụ cướp giật tài sản; bố trí lực lượng Thanh niên xung phong túc trực tại hơn 30 tuyến, điểm du lịch trọng điểm nhằm hướng dẫn và bảo vệ du khách.

- Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch chủ trì và phối hợp các đơn vị liên quan mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch và nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn du lịch cho lực lượng bảo vệ du khách.

(ii) Tăng cường công tác bảo vệ an toàn cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch đêm

- Thành lập Lực lượng Bảo vệ du khách với chức năng hướng dẫn cho du khách khi tham quan, phối hợp với công an địa phương ngăn chặn các nạn chèo kéo mua bán hàng rong, cướp giật... phối hợp với lực lượng công an và ngành Du lịch


thành phố hướng dẫn, bảo vệ du khách, đảm bảo an ninh trật tự, giữ gìn môi trường du lịch.

- Để giải quyết tình trạng chèo kéo, đeo bám du khách của những người bán hàng rong tại khu vực trung tâm thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị thành phố tiếp tục tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động; đồng thời tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho những người bán hàng về văn hóa trong hoạt động buôn bán, không được bán hàng giả, lừa đảo, đeo bám du khách...

- Khẩn trương hoàn thiện video clip hướng dẫn về quy trình tiếp nhận, xử lý khi xảy ra vụ việc xâm phạm tài sản, tính mạng của du khách, cung cấp đến tất cả doanh nghiệp hoạt động du lịch và các phương tiện vận tải hành khách; trong đó cập nhật nhiều thông tin cảnh báo về những thủ đoạn tội phạm thường sử dụng nhằm giúp khách du lịch nâng cao cảnh giác, ý thức tự bảo vệ tài sản.

- Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng, cung cấp và phổ biến rộng rãi các số điện thoại trong “đường dây nóng” bảo vệ khách du lịch trên địa bàn để tiếp nhận các tin báo phản ánh về tình hình an ninh trật tự, xâm hại khách du lịch, góp phần giúp các đơn vị chức năng của thành phố ngăn chặn và xử lý kịp thời nhiều vụ việc có liên quan.

Các số điện thoại “nóng” hỗ trợ khách du lịch tại thành phố Hồ Chí

Minh:

- Cảnh sát hình sự công an thành phố Hồ Chí Minh: 08.38.387.200

- Thanh tra Sở Giao thông Vận tải: 08.38.300.701

- Lực lượng hỗ trợ du khách: 08.39.250.000

- Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch: 08.38.234.056

- Đội phản ứng nhanh của Quận 1: 08.629.88888


3.2.3. Quản lý tốt hoạt động du lịch đêm

(i) Nâng cao hiệu lực công tác tổ chức, quản lý hoạt động du lịch đêm

- Ngành Du lịch phải cùng phối hợp với các ngành, quận huyện xây dựng và tổ chức các chương trình, sự kiện văn hoá du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

- Phải quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện cho Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh phát huy hơn nữa vai trò của mình trong liên kết, huy động nguồn lực của các doanh nghiệp trong bản thân Hiệp hội và giữa Hiệp hội với các Hiệp hội, tổ chức ngành nghề khác trong nâng cấp, đa dạng hoá, tạo thành những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, nghỉ ngơi của du khách.

- Phải làm sao để có được một sự phối hợp chặt chẽ tạo thành tiếng nói chung giữa các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực dịch vụ khác như: thương mại, hàng không...

- Tăng cường kiểm tra, xử phạt nặng các xe taxi “dù”, nhái; kiểm soát và giám sát chặt chẽ chất lượng dịch vụ của các hãng taxi hoạt động trong khu vực bến đỗ, sân bay.

- Thường xuyên kiểm tra, quản lý vỉa hè, không để xảy ra tình trạng mua bán hàng rong, lấn chiếm lòng lề đường để kinh doanh làm mất mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông.

(ii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

- Hợp tác với các chuyên gia nước ngoài xây dựng nhiều điểm nghiệp vụ cho các cán bộ du lịch tại thành phố.

- Tập trung triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng chuẩn hóa đội ngũ nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế như mở các lớp đào tạo quản lý khách sạn 2 - 3 sao, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ buồng, bàn, lễ tân; phát triển đội ngũ hướng dẫn viên các tiếng hiếm…

- Hướng đào tạo chính là sự tiến bộ về kỹ thuật và đào tại lại cho nguồn lực tại

chỗ.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 07/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí