Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Từ Góc Độ Phát Triển Bền Vững


Tóm tắt chương 1.

Chương 1 tập trung nghiên cứu về một số vấn đề lý thuyết về du lịch bền vững. Du lịch bền vững cần đảm bảo ba khía cạnh là kinh tế, văn hoá - xã hội và môi trường. Ba yếu tố này được xem là 03 trụ cột của du lịch bền vững. Phát triển du lịch bền vững cần phải đảm bảo một số nguyên tắc quan trọng như: sử dụng nguồn lực một cách hợp lý; bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững; phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế cho địa phương; và nguyên tắc thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững. Bên cạnh đó, để đánh giá tinh bền vững của ngành du lịch TP.HCM, cần quan tâm đến 03 yếu tố: môi trường, về văn hoá, và kinh tế.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

2.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và phát triển du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh

Khái quát về dân ố của TP.HCM


Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm ngày 1 tháng 4 năm 2009, thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011, dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2014, thì dân số TP.HCM là 7.981.900 người. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người.Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của TP bình quân 1%/năm và có xu hướng giảm. Thế nhưng, tỷ lệ tăng dân số cơ học tăng bình quân 1,5%/năm và có xu hướng tăng.

Trong 20 năm qua, dân nhập cư vào TP.HCM tăng bình quân 8%/năm. Mật độ dân số đạt 4.000 người/km2, trong đó mật độ dân số các quận là 13.600 người/km2, gấp 12,85 lần so với mật độ dân số các huyện.

Khái quát về vị tr địa l của TP.HCM

Qua quá trình phát triển của mình, TP.HCM được cả nước xem là một trung tâm kinh tế - văn hóa lớn. Đây còn là đầu mối giao thông quan trọng không những của cả nước mà còn của cả Đông Nam Á. TP.HCM còn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và khí hậu.

Khái quát về kinh tế của TP.HCM

TP.HCM được xem là đầu tàu của cả nước về kinh tế. Đây cũng là nơi diễn ra sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Và là nơi có nhịp sống, lao động bận rộn vào bậc nhất của cả nước. Sở dĩ được như vậy là vì TP.HCM sở hữu vị trí địa lý thuận lợi. Thành phố nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây. Thành phố nằm ở vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Cho nên


Thành phố có điều kiện thuận lợi để trở thành đầu mối giao thông, là nơi nối liền các tỉnh trong vùng nhờ có hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, nổi bật là Cảng Sài Gòn.

TP.HCM có nhiều thế mạnh về kinh tế. Bên cạnh các lĩnh vực từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính, TP.HCM đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn trong đó có 4 ngành trọng yếu là cơ khí, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su và ngành điện tử - công nghệ thông tin.

Về thương mại - dịch vụ, TP.HCM có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Ngoài Chợ Bến Thành vốn là nơi giao lưu thương mại từ lâu đời của Thành phố, còn có nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện những năm gần đây như Vincom, Diamond Plaza, Aeon mall... Sức mạnh của ngành thương mại còn được thúc đẩy bởi mức tiêu thụ lớn của cư dân thành phố, cao hơn nhiều so với nhiều tỉnh khác trên cả nước Việt Nam (Tổng cục thống kê, 2016).

Khái quát về văn hoá của TP.HCM

Ngoài những yếu tố thuận lợi về mặt địa lý, tiềm lực kinh tế, TP.HCM còn là một vùng đất đa dạng về văn hóa. Đây là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hoá từ khắp các nơi trên đất nước và nhiều nơi trên thế giới. Là sự kết hợp giữa nền văn hoá mang dấu ấn của người Việt Nam, Hoa, Chăm... xen lẫn với văn hoá Pháp, Mỹ nhưng vẫn giữ được nét riêng mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc Việt Nam. Điều này thể hiện thông qua các giá trị vật thể và phi vật thể như di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc và nghệ thuật truyền thống, ẩm thực truyền thống, phong tục, tập quán, lễ hội...

Với nhiều công trình kiến trúc mang dáng v hiện đại của Châu Âu như Nhà thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành, Nhà hát Thành phố... chúng ta còn được chiêm ngưỡng các đền, miếu, hội quán của người Hoa, nhất là vùng Chợ Lớn. Song bên cạnh đó bản sắc dân tộc Việt Nam vẫn được duy trì và thể hiện rõ nét như chùa Trường Thọ, chùa Từ Ân và quy mô nhất là chùa Giác Lâm, kế đó là chùa Giác Viên.


Chính sự hội tụ từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên cả nước và thế giới đã mạng lại cho Thành phố này các dòng văn hoá ẩm thực đặc trưng của phương Tây hay của phố Tàu. Tuy vậy nhưng nền văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam bộ chính là sự hấp dẫn đặc biệt đối với các khách du lịch nước ngoài.

Việc chú trọng khai thác các giá trị văn hóa vào các hoạt động kinh doanh du lịch tại TP.HCM với mục đích nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc là hành động mang tính thiết yếu.

2.1.2. Tổng quan về phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1. Lượng khách du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách của TP.HCM

Trong giai đoạn 2001 – 2005 lượng khách quốc tế đến TP.HCM tăng trưởng liên tục từ 1.226.400 lượt năm 2001, lên hơn 2 triệu lượt năm 2005. Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SA S nên lượng khách quốc tế không tăng, thậm chí còn giảm 9% lượng khách. Tuy nhiên, trong hai năm 2005-2006 du dịch TP.HCM có những mùa bội thu, năm 2005 lượng khách quốc tế đến thành phố là 2 triệu người, đạt 150% kế hoạch dự kiến, tăng gần 30% so với năm 2004, nguyên nhân là do hiệu quả của chính sách miễn thị thực cho công dân một số nước.

Năm 2008 - 2009, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, có nhiều biến động bất lợi đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, sau bốn năm phục hồi, lượng khách quốc tế đến TP.HCM trong năm 2013 là 4.109.000 người, tăng 1,5 lần so với trước khủng hoảng tài chính. Những năm tiếp theo, lượng khách du lịch đến TP.HCM tiếp tục tăng: năm 2014 là 4.109.000 khách; năm 2015 là 4.400.000; năm 2016 là 4.600.000, năm 2017 là 6.389.480. Như vậy có thể thấy lượng khách du lịch đến TP.HCM liên tục tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2017 lên đến hơn 6 triệu lượt khách du lịch đến Thành phố, điều này cho thấy ngành du lịch TP.HCM đã có sức hút mạnh mẽ đối với du khách.

Bảng 2.1. Tỷ trọng khách du lịch đến TP. HCM so với cả nước Giai đoạn 2005 - 2017

Năm

TP.HCM

VIỆT NAM

Tỷ trọng của TP. HCM so

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 5



(Lượt người)

(Lượt người)

với cả nước (%)

2005

2.000.000

3.467.000

57,69 %

2006

2.350.000

3.600.000

65,28 %

2007

2.700.000

4.200.000

64,28 %

2008

2.800.000

4.200.000

66,67 %

2009

2.600.000

3.800.000

68,42 %

2010

3.100.000

5.000.000

62 %

2011

3.500.000

6.000.000

58,33 %

2012

3.8000

6.800.000

55%

2013

4.109.000

7.500.000

54%

2014

4.400.000

7.874.321

55,88%

2015

4.600.000

7.943.651

57,90%

2016

5.200.000

10.012.735

51,93%

2017

6.389.480

12.922.151

49,44%

(Nguồn: Hiệp hội Du lịch TP. HCM)

Lượng khách du lịch đến TP.HCM, nếu xét theo thị trường, có thể nhận thấy có 10 thị trường khách quốc tế đến TP.HCM chủ yếu bằng đường hàng không là đông nhất bao gồm: Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc , Úc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Nga, Pháp. Trong đó, các thị trường như Trung Quốc, Malaysia, Nga, Úc, Nhật có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Trong số khách du lịch đến TP.HCM thì khách Nga và Nhật là khách có mức chi tiêu cao nhất cho du lịch. Căn cứ vào nguồn khách du lịch đến TP.HCM trong thời gian qua, mà thành phố cần xây dựng và xác định những thị trường trọng điểm cần tập trung các hoạt động xúc tiến để thu hút du khách quốc tế trong thời gian tới.

Vào năm 2016, lượng khách du lịch đến TP.HCM là 5.2 triệu lượt khách quốc tế và 21, 8 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2016), năm 2017 là khoảng 6,4 triệu lượt khách quốc tế và 24,9 triệu lượt khách nội địa (Báo cáo, 2017). Nhìn vào hai con số này có thể thấy trong một năm, số lượng du khách quốc tế đến TP.HCM tăng nhanh, với 1,2 triệu khách về mặt tuyệt đối, và khoảng 10% về mặt tương đối, trong


khi đó số lượng khách nội địa tăng tới gần 3 triệu lượt. Đây là một con số tăng hết sức ấn tượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chứng tỏ TP.HCM vẫn là điểm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước.

Về nguồn thu từ du lịch, trong năm 2016, tổng doanh thu toàn ngành du lịch đạt 103 ngàn tỷ (Báo cáo ngành du lịch năm 2016), năm 2017 đạt 115 ngàn tỷ (Báo cáo ngành du lịch năm 2017), tăng 12,6% so với năm 2016.

2.1.2.2. Hoạt động của các đơn vị lữ hành, kinh doanh du lịch ở TP.HCM

Theo số liệu tại Báo cáo năm 2017 của Sở Du lịch, đến năm 2017, trên địa bàn TP.HCM có 2.310 cơ sở lưu trú du lịch được thẩm định và xếp hạng, số liệu cụ thể ở Bảng dưới đây:

Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP.HCM


Loại, hạng

Tính đến 01/11/2017

Số cơ sở

Số phòng

5 sao

20

6033

4 sao

20

2906

3 sao

83

6237

2 sao

318

10024

1 sao

1682

26376

Nhà nghỉ du lịch dưới 10 phòng

185

1.166

(Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM, 2017)

Tình hình cấp xét diễn ra tương đối chặt chẽ, đảm bảo công nhận những cơ sở có đủ tiêu chuẩn nhằm phục vụ du khách một cách tốt nhất.

Về cơ sở ăn uống, tính đến nay, hiện Thành phố có 132 cơ sở đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, riêng trong năm 2017 TP.HCM công nhận 19 cơ sở đạt chuẩn. đồng thời hướng dẫn những cơ sở khác để giúp họ đạt những tiêu chuẩn đối với cơ sở ăn uống tại Thành phố.

Về cơ sở hoạt động lữ hành, Thành phố có 1.280 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động, trong đó có 624 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 588 doanh nghiệp lữ hành


nội địa, 55 đại lý lữ hành và 12 văn phòng đại diện doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Thành phố ( Báo cáo Sở Du lịch năm 2017).

TP.HCM có tới 4.945 hướng dẫn viên du lịch với 2.752 quốc tế và 2.193 nội địa. TP.HCM còn có 60 cơ sở mua sắp được cấp biển hiêu dịch vụ mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đặc biệt có 77 doanh nghiệp và 573 điểm bán hàng hoàn thuế trên địa bàn Thành phố. Tính đến năm 2017, toàn Thành phố có khoảng 475 xe, 84 tài đủ tiêu chuẩn vận chuyển khách du lịch (Báo cáo Sở Du lịch năm 2017).

2.2. Thực trạng phát triển bền vững ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Hiệu quả kinh tế trong phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian qua, ngành du lịch TP.HCM luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước. Điều này thể hiện thông qua tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố không hề nhỏ và không ngừng tăng lên, thể hiện ở Bảng sau:


Bảng 2.3. Thống kê đóng góp của du lịch vào GDP của thành phố


Năm

Doanh Thu (Tỷ đồng)

Đóng góp GDP (%)

2013

83.191

10,88

2014

85.000

9,97

2015

94.671

9,89

2016

103.000

10,06

2017

115.978

10,94

(Nguồn: Sở Du lịch TP. HCM, 2017) Bảng số liệu trên cho thấy đóng góp vào GDP của TP.HCM từ ngành du lịch không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong năm 2013, toàn Thành phố đã thu hút hơn 19 triệu lượt khách du lịch quốc tế và trong nước đến TP.HCM, ngành du lịch TP.HCM đã tạo ra doanh thu khoảng 83.191 tỷ đồng (tương đương hơn

3,6 tỷ USD), đóng góp 10,88% vào GDP của cả thành phố.


Vào năm 2014, lượng khách du lịch quốc tế và trong nước vào TP.HCM tiếp tục tăng. Nếu như năm 2013 chỉ có 19 triệu lượt thì đến năm 2014, con số này lên tới 22 triệu lượt. Nhờ đó, tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) lên tới hơn 85.000 tỷ đồng. Vào năm 2015, con số này càng khả quan hơn. Chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2015, chỉ tính riêng lượt khách quốc tế đến TP.HCM cũng đã đạt gần 2,5 triệu lượt khách (tăng 4% so với cùng kỳ), đóng góp vào tổng doanh thu du lịch là 53.317 tỷ đồng (Nam Đàn, 2015).

Có thể thấy nếu như năm 2013, nguồn thu từ du lịch chỉ 83.191 tỷ thì 4 năm sau (năm 2017), nguồn thu lên tới 115.978 tỷ. Tăng gần 30%. Đây là bước nhảy vọt quan trọng về mặt đóng góp vào ngân sách. Xét trong mối tương quan với cả nước, Thành phố đóng góp bình quân từ 55% - 60% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và chiếm gần 40% doanh thu du lịch cả nước.

Không những vậy, hoạt động du lịch đã và đang góp phần hình thành và phát triển nhiều ngành sản xuất, kinh doanh trên địa bàn TP.HCM, nhờ đó góp phần tạo ra nhiều việc làm do khách du lịch đến tham quan và chi tiêu tại TP.HCM.

Về lao động, việc làm, có thể thấy đây là một trong những ngành thu hút số lao động làm việc rất lớn. Số liệu thống kê cho thấy số lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch khoảng 870.000 người, lao động gián tiếp khoảng 1,5 triệu người (Viện Nghiên cứu và phát triển du lịch, 2016). Khả năng đóng góp vào giải quyết việc làm của ngành còn thể hiện ở nhu cầu lao động của ngành này trong tương lai còn đang rất lớn. Theo thống kê của của Tổng cục Du lịch, ngành này mỗi năm cần thêm khoảng 40.000 lao động, nhưng lượng nhân lực đáp ứng được chỉ có khoảng 15.000 người, và chỉ 12% trong số này được đào tạo cao đẳng, đại học. Tình hình này nhận thấy rõ rệt ở TP.HCM với 50 trường đào tạo ngành du lịch, và chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Hơn bao giờ hết, nhu cầu nhân lực ngành du lịch tại TP.HCM đang ngày một tăng lên.

Đóng góp của ngành du lịch còn thể hiện thông qua tác động của ngành này đến lợi ích của cộng đồng. Để đánh giá khía cạnh này, tác giả luận văn sử dụng nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thắng. Theo kết quả khảo sát của Trần Thanh Thắng

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 15/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí