- Liên kết với các chuyên gia nước ngoài tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn với mục đích đến năm 2020 nguồn nhân lực được đào tạo bài bản ở thành phố Hồ Chí Minh đạt 100%, nâng tỉ lệ lao động được đào tạo quốc tế lên trên 10%.
- Tiếp tục tổ chức các lớp: Giám đốc Lữ hành, quản lý khách sạn vừa và nhỏ, quản lý khách sạn nâng cao, các lớp bồi dưỡng kỹ năng tay nghề buồng, bếp, tiếp tân…; triển khai lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch dành cho tài xế và nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển khách du lịch, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho lực lượng bảo vệ du khách, lớp thuyết minh viên. Phối hợp với các quận vùng ven, huyện mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại địa phương để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch chuẩn hóa đội ngũ.
- Làm việc với các cơ sở đào tạo nghề du lịch về tình hình và định hướng đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
- Tổ chức Hội thi Hướng dẫn viên du lịch.
3.2.4. Quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch đêm
(i) Xây dựng thương hiệu cho “đêm Sài Gòn”
- Tập trung xây dựng và nâng cao hình ảnh du lịch “Vibrant Ho Chi Minh City” (Thành phố Hồ Chí Minh - Sức sống rực rỡ).
- Phải tạo ra những trung tâm giải trí tầm cỡ, biến giải trí đêm thành công nghệ bởi đây là ngành kinh doanh có doanh thu lớn và đóng vai trò trong việc phổ biến và phát triển các tinh hoa của dân tộc. Các thành phố lớn ở Mỹ như New York, San Francisco… đều có những khu kỹ nghệ đặc sắc.
(ii) Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch đêm
Có thể bạn quan tâm!
- Xúc Tiến Bán Sản Phẩm Du Lịch Đêm Thành Phố Hồ Chí Minh
- Các Thành Phần Chính Của Sản Phẩm Du Lịch Đêm Thành Phố Hồ Chí Minh
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Của Thành Phố Hồ Chí Minh
- "thành Phố Hồ Chí Minh – 100 Điều Thú Vị”
- Danh Sách Những Cửa Hàng Đạt Chuẩn Phục Vụ Du Khách (Có Gắn Logo)
- Một Số Hình Ảnh Thành Phố Hồ Chí Minh Về Đêm
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
- Thúc đẩy phát triển mua sắm, ẩm thực. Làm sao ẩm thực phải trở thành sản phẩm du lịch; khách vào Việt Nam phải nghĩ tới việc đến thành phố Hồ Chí Minh mua sắm. Hàng quý phải tổ chức tháng khuyến mãi cho du khách, cả mua sắm, ẩm thực, nhà hàng, khách sạn cùng tham gia… Làm như vậy mới tránh được trường hợp chúng ta không bị khách bỏ rơi.
- Nhân rộng chương trình Dịch vụ du lịch đạt chuẩn, nhanh chóng xây dựng các chương trình biễu diễn văn hoá nghệ thuật phục vụ du khách, triển khai chương
trình Du lịch đường sông hướng về Cần Giờ, tiếp tục triển khai chương trình Thành phố Hồ Chí Minh – 100 điều thú vị… nhằm tăng sức hấp dẫn điểm đến, kéo dài thời gian lưu trú, nâng mức chi tiêu của khách du lịch.
- Các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh du lịch phải kê khai giá, đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ, phải niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng tiền đồng Việt Nam, tuyệt đối không được niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép.
- UBND quận 1, quận 3 và Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn nghiên cứu cho lưu thông xe ô tô điện trên một số tuyến đường trung tâm để phục vụ trước mắt cho du lịch (thay thế loại xe xích lô và taxi).
- Xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Hiện nay, tại nhiều điểm du lịch trên địa bàn thành phố, công trình vệ sinh công cộng chưa đảm bảo điều kiện về trang thiết bị, vệ sinh, thẩm mỹ, ảnh hướng đến chất lượng dịch vụ và sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Việc xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch là một trong những hoạt động có tính đột phá trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo sự thoải mái, tiện nghị cho du khách, góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến “Thành phố Hồ Chí Minh - Văn minh - Thân thiện - Hấp dẫn và An toàn”. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch cần phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiến hành tổ chức kiểm tra thực tế tại các điểm tham quan du lịch về hệ thống nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch trên địa bàn thành phố. Phấn đấu trong 2 năm 2013 - 2014 toàn bộ các điểm du lịch trên địa bàn có nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch. Các doanh nghiệp quản lý các công viên chuyên đề, điểm tham quan căn cứ đối chiếu với quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch để có hướng cải tạo nâng cấp hoặc xây mới các nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
- Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh cần có định hướng nhằm xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố.
- Tạo ra những khu 5 sao về đêm với nhiều dịch vụ cao cấp đáp ứng mọi nhu cầu của khách từ ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm… dành cho người có tiền.
- Sắp tới các quốc gia trong khối ASEAN sẽ sử dụng chung một visa, giao thông (đường bộ, đường không) nối tuyến liên hoàn, việc đi lại các nước hết sức dễ dàng, nếu không có sản phẩm du lịch – trong đó có sản phẩm giải trí đêm - thật hấp dẫn thì thành phố Hồ Chí Minh khó giữ chân du khách lưu lại lâu. Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung sức lực để có vài điểm nổi trội giống như Singapore đã tạo ra “Night Safari” hay Malaysia với cao nguyên Genting…
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh vững nghiệp vụ, giỏi tin học và thông thạo ngoại ngữ. Đặc biệt, nguồn nhân lực phục vụ du khách vào ban đêm còn phải có sức khỏe và được trang bị một số cách thức và phương tiện cần thiết để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho du khách.
3.3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Việc đóng cửa các khu vui chơi – giải trí vào lúc 24 giờ chỉ thuận lợi cho nhà quản lý, cho cảnh sát, nhưng sẽ thiệt hại cho ngành du lịch. Khách đến lần thứ hai thông thường là mua sắm và sinh hoạt ban đêm. Ở Singapore, Thái Lan sở dĩ thu hút được du khách trở lại cũng là nhờ dịch vụ này. Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh nên điều chỉnh lại giờ hoạt động của các hoạt động kinh doanh, vui chơi – giải trí vào ban đêm để du khách có thời gian thoải mái khi tham gia các hoạt động du lịch vào ban đêm.
- Đồng thời, các cơ quan quản lý chức năng có thể quy hoạch không gian hoạt động du lịch, những khu phố mua sắm, một số điểm vui chơi ban đêm và đẩy mạnh việc kiểm tra các hoạt động kinh doanh, vui chơi – giải trí đó để các hoạt động tham quan của du khách được lành mạnh.
- Quy hoạch thí điểm một “khu đèn đỏ” để quản lý nhưng không chính thức công nhận mại dâm, thực hiện biện pháp quản lý để hướng đến mục tiêu phòng chống mại dâm. Do vậy, khi đã thực hiện thí điểm thì phải đánh thuế hoạt động này, phải có đăng ký hành nghề (về độ tuổi, về sự tự nguyện, an ninh trật tự, đảm bảo
các quyền con người, về khám chữa bệnh, phòng ngừa không bị lây nhiễm bệnh liên quan đến đường tình dục…). Các “khu đèn đỏ” tại Thái Lan tuy “sáng đèn” nhưng quốc gia này cũng không chính thức công nhận nghề mại dâm. Du lịch tình dục mang lại cho ngành du lịch Thái Lan nguồn thu đáng kể. Cơ sở xã hội nảy sinh vấn đề mại dâm là rất đa dạng và phức tạp. Đó là nhu cầu của một bộ phận xã hội khi vợ/chồng họ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tình dục; nó cũng liên quan đến nhiều người không có khả năng lấy vợ/lấy chồng; hay như những khách đi du lịch dài ngày, họ xa gia đình, xa vợ con… nhưng họ vẫn có quyền được hưởng nhu cầu tình dục an toàn, lành mạnh, chính đáng… Thái Lan đã làm và làm tốt, tại sao Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng lại không làm được?
3.3.3. Đối với các công ty lữ hành
- Các công ty lữ hành phải quan tâm, tìm hiểu nhiều hơn nữa nhu cầu của du khách về ban đêm để xây dựng nên các sản phẩm du lịch đêm hấp dẫn du khách và làm cho sản phẩm du lịch của mình thêm phong phú hơn, mang lại cho du khách nhiều sự lựa chọn.
- Các công ty lữ hành cần phối hợp với các cơ sở cung ứng du lịch để có hoạt động giới thiệu cho khách các dịch vụ cũng như các quy định hoạt động vui chơi – giải trí vào ban đêm.
Tiểu kết chương 3
Chương này nêu lên định hướng phát triển du lịch của thành phố Hồ Chí Minh là trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất cả nước đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững.
Chương 3 cũng đề xuất được 4 nhóm giải pháp về quảng bá hình ảnh du lịch đêm thành phố Hồ Chí Minh, đảm bảo an ninh – an toàn cho khách du lịch đêm, quản lý tốt hoạt động du lịch đêm, quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch đêm và kiến nghị với Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các công ty lữ hành nhằm phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần duy trì và giữ vững vị trí trung tâm du lịch hàng đầu cả nước của thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN
Thành phố Hồ Chí Minh - thành phố ngập tràn ánh nắng, thành phố của những nụ cười và ánh mắt thân thiện, ồn ào và sôi động vào ban ngày nhưng lại lung linh, rực rỡ và bình yên vào ban đêm. Khi những con phố vừa lên đèn cũng là lúc cuộc sống về đêm của đô thị này mới bắt đầu. Thoảng chút hơi se lạnh của thủ đô, Sài Gòn bỗng trở nên thật gần gũi, dễ mến với người dân nơi đây hay bất kỳ du khách bốn phương nào. Và dường như ai cũng muốn tạm gác mọi công việc của mình lại để đắm chìm vào một Sài Gòn thật quyến rũ trong ánh đèn đường, một thành phố tưởng chừng đang ngủ nhưng chưa bao giờ được yên giấc.
Bức tranh Sài Gòn về đêm hiện lên thật lung linh và nhiều sắc màu. Từ nhà thờ Đức Bà cổ kính, đứng suy tư giữa lòng đô thị, đến chợ Bến Thành cũng trở nên hiền hòa hơn sau một ngày tấp nập người mua kẻ bán. Dưới ánh đèn lúc ẩn lúc hiện, những kiến trúc cổ ấy như góp phần tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống về đêm của người dân Sài Gòn. Không lung linh rực rỡ như đèn hoa ngày tết, nhưng cũng đủ làm ta lắng mình trong một quán cafe nào đó, phóng tầm mắt bao quát cảnh thành phố đêm, và chợt nhận ra rằng thành phố này thật xinh đẹp và yêu kiều biết bao.
Đêm Sài Gòn là những buổi họp mặt bạn bè, gia đình trong những nhà hàng hay quán ăn tấp nập người qua kẻ lại như: khu Đakao, khu đường Đồng Khởi...
Đêm Sài Gòn là những khu chợ tấp nập du khách trong và ngoài nước như chợ đêm Bến Thành, Chợ Lớn (ChinaTown), những shop bán hàng dọc con đường dẫn lên trung tâm thành phố. Họ đến đây mong để tìm cho mình một vài món đồ lưu niệm dễ thương, hay chỉ đơn thuần là một cuộc dạo chơi trong vô vàn mẫu mã hàng hóa.
Đêm Sài Gòn còn là những quán bar sống động dành cho giới trẻ hay những ai yêu thích phong cách hiện đại. Là những chiếc xe lượn lờ ngoài đường mong tìm cho mình một quán cafe lý tưởng nào đó để thư giãn.
Nếu không thích sự ồn ào và tập nập ấy, bạn có thể tìm đến bờ sông Sài Gòn hay bến Bạch Đằng để tận hưởng làn gió se lạnh, mang hơi nước của lòng sông thổi vào trong tâm hồn bạn, một cảm giác thật vô thường. Nếu bạn yêu thích sự mới lạ, hãy thử bước lên tàu Sài Gòn để cảm nhận cảm giác vừa thưởng thức món ăn ngon, vừa được lênh đênh trên sông. Làn gió nhẹ làm gợn sóng nước vỗ vào thân tàu hòa trong tiếng nhạc du dương êm đềm của màn đêm huyền dịu.
Có thể đêm ở Sài Gòn không sôi động như đêm ở Tokyo, Nhật Bản hay Bangkok, Thái Lan... Nhưng đêm Sài Gòn có nét rất riêng, đầy thú vị, đủ sức mời gọi lữ khách bước chân đi ngắm cảnh, ngắm người…/.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
1. Nguyễn Văn Bình (2008), Bàn về sản phẩm du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 9).
2. Bộ Nội vụ (2005), Thông tư số 48/2005/TT-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương, Hà Nội.
3. Chính phủ (2009), Nghị định số 103/2009/NĐ-CP về hoạt động văn hóa – xã hội và quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, Hà Nội.
4. Chính phủ (2008), Nghị định 107/2008/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại, Hà Nội.
5. Trịnh Xuân Dũng, Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, Hà Nội, 2009.
6. Nguyễn Văn Đính & Nguyễn Thị Minh Hòa, Marketing du lịch, NXB Lao động xã hội, 2004.
7. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gòn, 1972.
8. TS. Hà Nam Khánh Giao, Giáo trình Makerting du lịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2011.
9. Trần Văn Giàu, Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, NXB TP.HCM, 1987.
10. Vũ Mạnh Hà, Tập bài giảng Kinh tế du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
11. Phan Thanh Hải (2006), Tĩnh lặng Mỹ Sơn, Tạp chí Du lịch Việt Nam (số 6).