Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Hội Nhập Quốc Tế Giai Đoạn 2016 - 2025


kinh doanh, phát triển du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch tốt phục vụ nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm, nghỉ ngơi của du khách.

- Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu hướng tất yếu, mang tính thời đại, mang lại nhiều cơ hội, song cũng đặt ra không ít thách thức đối với phát triển du lịch. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, du lịch TP.HCM cần có những chiến lược để đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế, đồng thời tăng cường sự phối hợp liên kết các ngành, các cấp, các địa phương trong cả nước và các nước trong khu vực. Phối hợp, liên kết với các địa phương khác trong phát triển du lịch, một mặt hợp tác đôi bên cùng có lợi, mặt khác cũng chính là củng cố vai trò đầu tàu và trung tâm du lịch của TPHCM.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển du lịch TP.HCM

Mục tiêu tổng quát

- Mục tiêu trước tiên là ra sức phát huy nội - ngoại lực, khắc phục những yếu kém nội bộ, cố gắng hoàn thành những chỉ tiêu đề ra, chủ động từng bước đưa công nghệ mới vào quản lý kinh doanh du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao, chuyên nghiệp, đề xuất các sản phẩm mới cho ngành du lịch.

- Gia tăng ngân sách nhà nước cho việc đầu tư phát triển du lịch. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế để biến ngành du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Liên kết chặt chẽ với ngành hàng không và ngành ngoại giao trong việc quảng bá, mở rộng phạm vi quảng cáo các sản phẩm du lịch ra nước ngoài.

- Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, thu hút số lượng lớn khách du lịch quốc tế và phát triển mạnh du lịch nội địa. Tăng độ dài ngày lưu trú và chi tiêu bình quân của khách. Giữ vững vị trí đầu đàn của ngành du lịch cả nước.

Mục tiêu cụ thể của du lịch TP.HCM

- Đến năm 2020 đưa du lịch TP.HCM trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực; ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hiện đại, có chất lượng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.


đậm bản sắc văn hóa Việt Nam thân thiện môi trường. Đến năm 2020 đón 6,4 triệu khách quốc tế; 16 triệu khách nội địa; thu nhập du lịch; đóng góp 5,5 - 6% GDP, đến năm 2025 phấn đấu 9 triệu khách quốc tế, 18,3 triệu khách nội địa; thu nhập du lịch, đóng góp 7,5 - 8% GDP.

Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 11

- Khuyến khích việc áp dụng ISO 14000 cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, củng cố những thói quen bảo vệ môi trường của dân địa phương và khách du lịch, ứng dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học, công nghệ để giải quyết những vấn đề môi trường ở mức độ cao hơn và toàn diện hơn, mở rộng việc giáo dục về môi trường bằng nhiều hình thức khác nhau như: ở trường học, các cơ quan... bằng phương tiện truyền thông đại chúng. Chuẩn bị đầu tư cho việc chuyển giao những công nghệ hiện đại trong việc quản lý và kinh doanh du lịch trên cơ sở bảo tồn và phát triển môi trường sinh thái. Áp dụng dần dần các công cụ kinh tế vào việc bảo vệ môi trường.

- Nâng cấp và quản lý tốt các khu di tích văn hóa – lịch sử, kiên quyết không cho người dân lấn chiếm để kinh doanh. Bổ sung thêm các điểm di tích văn hóa - lịch sử. Chuẩn bị các bước tiếp theo sau khi hội nhập sâu vào WTO và đối phó với khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra, có các hướng dẫn cụ thể về các cam kết của chính phủ cho các doanh nghiệp biết để phân tích đâu là cơ hội và đâu là thách thức. Đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở vui chơi, giải trí, các điểm di tích văn hóa - lịch sử như các bảo tàng và một số điểm di tích khác. Thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước - Nhà khoa học và Doanh nghiệp để chuẩn bị các kế hoạch, dự án ''hội nhập'' theo xu hướng toàn cầu hóa và nền kinh tế toàn cầu hóa. Xây dựng kết cấu hạ tầng từ hệ thống thông tin – liên lạc cho đến các cơ sở vật chất khác để chuẩn bị dần dần cho quá trình hội nhập. Nhanh chóng đầu tư các khu du lịch giải trí theo tiêu chuẩn quốc tế và khai thác các lễ hội đặc sắc, các làng nghề truyền thống và những trò chơi dân gian để tạo tính độc đáo cho sản phẩm du lịch.

- Tăng cường giáo dục trật tự - an toàn xã hội cho người dân thành phố. Hiện đại hóa hệ thống hành chính và giảm thiểu các thủ tục rườm rà. Xây dựng mô hình: Chính phủ điện tử, tăng cường công tác quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng


quản lý xã hội, kinh doanh lỏng lẻo và quá phức tạp như hiện nay. Xoá bỏ hình ảnh bám theo khách để xin hoặc chào mời mua hàng lưu niệm. Liên kết với công an để xây dựng bảo vệ du khách khi cần thiết, tăng cường an ninh hàng không. Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và trật tự an ninh xã hội để làm nền tảng phát triển cho những giai đoạn sau.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025

3.2.1. Giải pháp mở rộng thị trường, liên kết để phát triển du lịch TP. HCM trong hội nhập quốc tế

Đẩy mạnh hợp tác liên kết phát triển du lịch là giải pháp quan trọng nhằm bổ sung những hạn chế, khai thác triệt để những thế mạnh về du lịch của mỗi địa phương, mỗi khu vực và từng quốc gia. Để phát triển du lịch TP. HCM cần phải đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch vùng trong mối tương quan với các vùng khác trong nước, với các khu vực lân cận và quốc tế. Để phát triển du lịch TP. HCM cần đẩy mạnh liên kết với các tổ chức du lịch tiên tiến, các quốc gia có nhiều thành tựu trong phát triển du lịch và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonexia, Singapore, Nhật Bản,.... Tăng cường hợp tác quốc tế, gắn thị trường du lịch TP. HCM trong tổng thể thị trường du lịch thế giới, từ đó dễ dàng đưa hình ảnh cũng như nâng cao vị thế du lịch TP. HCM đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Quá trình liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch của TP. HCM trong thời gian tới, cần tập trung theo hướng:

- Đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch TP. HCM với các tổ chức du lịch quốc tế và các quốc gia phát triển. Liên kết các quốc gia thuộc khu vực EU, Bắc Mỹ, Nga thông qua việc nâng cấp phát triển để có được những tuyến đường bay quốc tế từ TP. HCM đến các nước EU, Bắc Mỹ để thu hút khách du lịch, Trong thời gian trước mắt cần tập trung nâng cấp phát triển các tuyến giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không từ TP.HCM đến các vùng lân cận để thuận tiện cho việc liên kết với các vùng trong nước.


- Liên kết, hợp tác với các quốc gia trong khu vực. Liên kết này với nội dụng cụ thể như xây dựng các chương trình du lịch (các tour du lịch) chung, quảng bá xúc tiến hình ảnh chung của du lịch TP. HCM, phối hợp đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho du lịch... Hợp tác dưới các hình thức thông qua sự hỗ trợ của Hiệp hội du lịch TP. HCM, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố, ký kết các hợp đồng liên doanh liên kết. Đồng thời, nâng cao vai trò và tăng cường năng lực của Hiệp hội du lịch TP. HCM trong liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong vùng.

- Liên kết sự phát triển du lịch chung của TP. HCM với du lịch của cả nước. Sự hợp tác phát triển du lịch của TP. HCM với các địa phương khác là rất quan trọng, vì vậy du lịch TP. HCM cần đẩy mạnh liên kết với các địa phương lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, ĐBSCL. Thông qua liên kết để thu hút nguồn lực của các địa phương khác, đồng thời hỗ trợ nhau trong phát triển du lịch TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Mặc dù có nhiều tiềm năng về du lịch nhưng TP. HCM sẽ không thể phát triển nếu tách rời khỏi hệ thống du lịch chung của cả nước. Bên cạnh đó sự hỗ trợ từ các tổ chức du lịch, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay là không thể thiếu. Chính vì vậy việc liên kết để phát triển du lịch có ý nghĩa quan trọng và hết sức cần thiết cho sự phát triển du lịch của TP. HCM hiện tại và trong tương lai.

3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch

Với ưu thế là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TP.HCM là nơi thu hút du khách rất mạnh, là điểm đến đầu tiên của 60% lượng khách du lịch vào Việt Nam, có nhiều lợi thế về nguồn lực, tài chính và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch thuộc loại tốt nhất cả nước. Ngành du lịch tại TP.HCM có điều kiện để phân khúc thị trường nhằm xác định khách hàng mục tiêu và có thể hướng đến chiến lược khác biệt hóa sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng.

- Tạo nên các sản phẩm thật độc đáo làm cho khách du lịch cảm nhận được sự khác biệt giữa Việt Nam – TP.HCM với các vùng khác, các nước khác. Các đơn vị lữ hành thông qua việc tổ chức các cuộc du ngoạn bằng thuyền trên sông Sài gòn,


rừng ngập mặn hay trên biển, các cuộc du ngoạn bằng đường sắt, cho du khách thưởng ngoạn các tập quán truyền thống... cộng với việc tổ chức phục vụ chu đáo và các dịch vụ ăn, ở, giải trí đáp ứng yêu cầu của từng đối tượng khách.

- Xuất phát từ lợi thế của mình, ngành du lịch TP. HCM cần phát triển các sản phẩm du lịch như du lịch kết hợp hội thảo, sự kiện (MICE), du lịch bồi dưỡng sức khỏe, du lịch kết hợp chữa bệnh, du lịch thể thao câu cá, sông nước. Với đối tượng khách doanh nhân, khách dự hội nghị, hội thảo (MICE) thường là nhóm người có thu nhập rất cao, chi phí không phải là vấn đề lớn. Vấn đề là phải đáp ứng cho được yêu cầu của du khách, ngành du lịch TP.HCM với nhiều khách sạn có chất lượng dịch vụ và phòng họp đạt tiêu chuẩn quốc tế vừa mới khai trương như SHERATON hay PARK HYAAT, WINDSOR … có nhiều thuận lợi để tạo sự khác biệt hóa sản phẩm, đặc biệt cho đối tượng khách MICE. Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương, (PATA), Việt Nam hiện đang nổi lên như một điểm đến mới của thị trường MICE. Khởi động được thị trường này, ngành du lịch Thành phố có thể thu hút lượng khách quốc tế và lợi nhuận từ khai thác tour MICE cao hơn gấp 5 - 6 lần so với tour du lịch bình thường, khách hàng thường chấp nhận giá cao hơn với chất lượng dịch vụ cao cấp đúng chuẩn quốc tế.

-Phát triển một số loại hình du lịch khác biệt mà thành phố có thế mạnh để thu hút du khách như: Du lịch ẩm thực, du lịch khám phá, du lịch kết hợp với chữa bệnh, du lịch thăm quan…đồng thời kết nối du lịch thành phố với các tour du lịch đến các vùng phụ cận như Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, để tăng thêm sự hấp dẫn cho du khách khi đến Tp. HCM. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm đạt hiệu quả, các doanh nghiệp du lịch Thành phố cần phải quan tâm đến một số vấn đề như:

- Có kế hoạch định kỳ nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất và trang bị máy móc vật tư, nâng cao kỹ năng phục vụ của nhân viên theo kịp với thị hiếu khách hàng và trình độ phát triển của khu vực và thế giới.

- Trong điều kiện các phương tiện thông tin liên lạc ngày càng phát triển và thế giới luôn biến đổi nhanh như hiện nay, nhu cầu của khách hàng cũng biến đổi


không ngừng, du khách không muốn có sự nhàm chán do vậy họ luôn có xu thế thay đổi trong tiêu dùng hay nói các khác là tìm sản phẩm thay thế. Do đó, muốn duy trì và cạnh tranh tốt các doanh nghiệp du lịch cần phải là người tiên phong tìm kiếm sự mới lạ, phải nhạy bén để phát hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình, để phát huy thế mạnh đó nhằm đáp ứng sự thay đổi của thị trường một cách tốt nhất.

-Đánh giá đúng mức các sản phẩm du lịch của thành phố để có hướng cải tiến làm hấp dẫn hơn sản phẩm du lịch Thành phố. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo các yếu tố hấp dẫn du khách trong và ngoài nước bằng cách khai thác tất cả mọi tiềm năng của con người Việt Nam.

- Khảo sát tour, tuyến, xây dựng sản phẩm nhằm thiết lập những chương trình du lịch chuyên đề, có sự thu hút cao, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính chất đặc trưng, khó có khả năng thay thế, giữ cho ngành du lịch của thành phố ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều du khách hơn nữa.

- Bên cạnh đó, cần phát triển các làng nghề truyền thống kết hợp với yếu tố hiện đại, phát huy giá trị văn hóa và bản sắc của dân tộc, làm tăng thêm nét đẹp độc đáo của sản phẩm. Tập trung khai thác các hoạt động lễ hội, các trò chơi dân gian mới lạ để phục vụ cho hoạt động du lịch. Tìm mọi cách để kéo dài thời gian lưu trú cho du khách do sự đa dạng của sản phẩm, phát triển ngành hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ.

3.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực cho du lịch thành phố

Sự phát triển về nguồn nhân lực phải đi trước một bước trong tình hình kinh tế thế giới với bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ về lượng chất xám và sự sáng tạo. Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM năm 2015 chỉ có 32% lực lượng lao động trong ngành được đào tạo chuyên môn, còn lại đều chưa được qua đào tạo. Phổ biến là do bức xúc lao động, tuyển lao động phổ thông, nhận người do quen biết, gửi gắm, thiếu năng lực chuyên môn... Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh thu hút nhân lực kinh doanh trong ngành du lịch ngày càng gay gắt, do doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào ngành du lịch ngày càng nhiều, họ sẵn sàng trả lương cao để thu hút


lực lượng lao động có trình độ, có tay nghề trong các doanh nghiệp du lịch của thành phố. Do đó, việc phát triển ngành du lịch TP.HCM, phải hết sức chú trọng công tác đào tạo, có kế hoạch bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có và thường xuyên bổ sung nhân sự mới phù hợp trình độ phát triển chung của ngành. Một số giải pháp cụ thể cho việc phát triển nguồn nhân lực của ngành du lịch thành phố là:

- Cần khẩn trương xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể làm căn cứ để phát hiện, lựa chọn, đào tạo và bồi dưỡng nhân lực, trên cơ sở đó phát hiện, bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ giỏi. Đẩy mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của các đơn vị trong ngành. Trước mắt, tập trung tuyển chọn, kiểm tra, sát hạch số nhân sự chủ chốt của các doanh nghiệp để gửi đi đào tạo đào tạo lại các chuyên ngành du lịch do Trường Nghiệp vụ Du lịch Thành phố tổ chức hoặc mời các chuyên gia nước ngoài trực tiếp giảng dạy.

- Phối hợp với các Trường Đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành du lịch và các ngành liên quan trong việc đào tạo, tuyển dụng lao động có trình độ phục vụ cho ngành du lịch, tranh thủ các tổ chức quốc tế tài trợ các học bổng, các chương trình đào tạo trong và ngoài nước để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên ngành du lịch thành phố. Mở rộng quy mô, mặt bằng của Trường Cao đẳng Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn Thành phố nhằm nâng cao năng lực trong công tác đào tạo của trường trong những năm tới. Tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế và hội nhập.

Tiêu chuẩn hóa từng dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, vệ sinh thực phẩm, ăn uống, tuyến điểm, hướng dẫn viên, bảo hiểm… Tiến tới việc áp dụng ISO 9002 và ISO 14000 cho hầu hết các dịch vụ du lịch của thành phố.

Có chính sách sử dụng lao động và đãi ngộ thỏa đáng, xây dựng, điều chỉnh quy chế, trả lương, thưởng phù hợp với tình hình thực tế mặt bằng lương hiện nay. Thường xuyên kiểm tra tay nghề, năng lực chuyên môn của nhân viên để có hướng bồi dưỡng thích hợp. Từng doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào


tạo nâng cao trình độ cụ thể cho từng đối tượng lao động và khuyến khích người lao động tự nâng cao trình độ. Khuyến khích tổ chức các đợt nghiên cứu tham quan trong và ngoài nước về các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động nghiên cứu và quản lý du lịch, nhằm tạo điều kiện cho việc giao lưu học hỏi. Có chế độ tuyển dụng ưu tiên đối với những đối tượng có nhiều ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Nhật và tiếng Hàn.

Tiến hành điều tra, phân loại trình độ nghiệp vụ của các nhân sự đang công tác hoặc tham gia kinh doanh trong ngành du lịch trên phạm vi toàn thành phố. Từ đó, xây dựng các chương trình cụ thể, đồng thời thống nhất việc giảng dạy khoa học du lịch cho các cấp, đào tạo theo hướng chuyên môn hóa cao, kết hợp lý thuyết lẫn thực hành, đảm bảo chất lượng toàn diện ... Mở rộng hệ đào tạo chính quy về du lịch: Có kế hoạch đào tạo đại học và trên đại học cho các nhân lực trẻ và các sinh viên có năng lực ở các trường, đây sẽ là lực lượng lao động nòng cốt của ngành trong tương lai. Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học của các nước có ngành du lịch phát triển; không ngừng ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ trong việc quản lý và phát triển du lịch bền vững. Ban hành chính sách thu hút các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước có tâm huyết tham gia nghiên cứu để đưa ra những luận cứ tin cậy, những phát minh, những sáng kiến độc đáo nhằm tạo ra bước đột phá mới cho sự nghiệp phát triển du lịch. Có chế độ bố trí thích hợp sao cho đúng người, đúng việc, thiết lập các chính sách đãi ngộ đối với những người có nhiều cống hiến cho ngành du lịch, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học hoặc trong việc tìm kiếm những tuyến điểm du lịch mang tính đột phá. Sở Du lịch kiến nghị UBND Thành phố nên dành một nguồn kinh phí để đầu tư cho việc đào tạo, nghiên cứu các đề tài khoa học về du lịch.

3.2.4. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất và đầu tư cho phát triển du

lịch

Với vị thế cạnh tranh tốt và thực tế tăng trưởng nhanh của ngành du lịch,

chiến lược đầu tư thích hợp đối với ngành du lịch TP.HCM là chiến lược tăng

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí