Các Điều Kiện Về An Ninh Chính Trị, An Toàn Xã Hội Và Các Chính Sách Phát Triển Du Lịch


Financial Tower 68 tầng, cao 262m. Tòa nhà này có hai điểm đặc biệt là có dáng vẻ bên ngoài như một búp sen, mang tính biểu tượng Việt Nam và một sân đỗ máy bay trực thăng nằm ở tầng 50 (độ cao 191m), vươn ra ngoài không gian 22m so với kết cấu tòa nhà, có thể tiếp nhận máy bay trực thăng từ 2 - 10 chỗ. Ngoài ra, tòa nhà có một vị trí đặc biệt là tầng 47 được dành làm nơi quan sát thành phố cho khách du lịch. Người dân và du khách có thể lên đây để ngắm cảnh quan thành phố ở độ cao gần 200m (có thu phí). Tòa nhà được xem là biểu tượng cho sự năng động của thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Những công trình cổ xưa đã trở thành di sản, thành phố vẫn tiếp tục mới mẻ và hiện đại với những tòa nhà mới như: cao ốc Diamond Plaza, tòa nhà Bitexco… Cũ và mới luôn hiện diện cùng nhau tạo nên một sắc thái rất riêng ở mảnh đất này và đó cũng là những điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới tham quan, chụp hình.

Nghệ thuật biểu diễn

Ở thành phố Hồ Chí Minh, múa rối nước đã trở thành loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc và là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều tầng lớp khán giả. Sau bức màn che, các nghệ sĩ đứng trong làn nước điều khiển các con rối một cách linh hoạt. Với các tiết mục vui nhộn phản ánh đời sống, sinh hoạt của nông dân Việt Nam, múa rối nước đã mang đến cho người xem nhiều bất ngờ và thán phục.

Nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn mang đậm bản sắc văn hóa Việt, có phiên dịch song ngữ Anh - Việt làm du khách say sưa theo dõi và trầm trồ vỗ tay thán phục. Lắm du khách thưởng thức show diễn xong, cảm giác quá nhanh và ra về trong tâm trạng nuối tiếc. Khách du lịch quốc tế tới Việt Nam thích xem múa rối nước nên trong tour không thể thiếu múa rối nước.

Không chỉ riêng rối nước, các show diễn tại rạp xiếc kết hợp với múa rối cạn dành cho du khách đến tham quan thành phố cũng khá thu hút. Xiếc là nghệ thuật hình tượng, diễn tả bằng hành động do đó du khách các nước đều có thể xem và hiểu, bởi thế mỗi đêm diễn thường thu hút từ 300 - 500 khách, trong đó có một số công ty du lịch đặt hàng để đưa khách đi xem xiếc vào tour của họ. Rạp xiếc Công


viên 23-9 nằm tại trung tâm thành phố, trong khu phố Tây phường Phạm Ngũ Lão luôn thu hút đông lượng khách nước ngoài.

2.2.2. Các điều kiện về an ninh chính trị, an toàn xã hội và các chính sách phát triển du lịch

Trong những năm qua, với bối cảnh thuận lợi về kinh tế – chính trị, sự tập trung chỉ đạo của Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, vai trò của Ban chỉ đạo phát triển du lịch được đề cao, ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo trong việc tham mưu đề xuất thực hiện một loạt các giải pháp nhằm phát triển du lịch trên địa bàn. Qua đó, đã gặt hái được nhiều thành tích nổi bật.

Công tác cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho các doanh nghiệp được ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh chú trọng thông qua việc tăng cường hậu kiểm. Nét nổi bật là công tác phối hợp giữa Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch với Sở Kế hoạch và Đầu tư, 24 quận, huyện trong công tác rà soát doanh nghiệp trên địa bàn để hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh đúng qui định và kịp thời phát hiện, xử lý một số doanh nghiệp hoạt động trái pháp luật. Công tác xã hội hóa được đặc biệt chú trọng, vai trò của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.3. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch

(i) Các điều kiện về cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển giúp cho thành phố Hồ Chí Minh thu hút hơn 50% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ chính đón khách du lịch quốc tế bằng đường hàng không, Cảng Sài Gòn là cảng hành khách tàu biển đón số lượng lớn khách du lịch quốc tế bằng đường biển. Ngoài ra, hệ thống giao thông đường bộ ngày càng được nâng cấp và mở rộng giúp cho việc đón tiếp khách du lịch của thành phố Hồ Chí Minh trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn.


(ii) Các điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật Hệ thống cơ sở lưu trú

Với hơn 600 khách sạn, từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu như Accor, Furama, Mariot hay Starwood… quản lý đến các khách sạn của nhà nước hay tư nhân đều có quá trình hoạt động mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân tầm cỡ khen ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu về chất lượng cao. Và đặc điểm chính là các khách sạn đều có tính chuyên nghiệp, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách phục vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương nhân tuyệt hảo, Rex là “Ngôi nhà Việt Nam”, Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây, Bông Sen gây ấn tượng bằng ẩm thực “buffer gánh”... Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách. Ngành khách sạn của thành phố Hồ Chí Minh có thể tự hào khi so sánh với các nước trong khu vực.

Hệ thống chợ

Nói đến chợ đêm, bất cứ người nào hiện đang ở Sài Gòn hay đã đi xa đều nghĩ đến chợ Bến Thành. Bởi lẽ, chợ Bến Thành là biểu tượng văn hóa của thành phố, một điểm đến của du khách quốc tế và còn là chợ trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh. Được xây dựng từ năm 1914, đã qua 100 năm, chợ Bến Thành phát triển không ngừng về thương mại, ngày nay chợ trở thành chợ của du khách phương xa.

Năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức một lễ hội hoành tráng mang tên “Lễ hội Tết Sài Gòn” ở ngay khu vực trung tâm thành phố, với đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi là tâm điểm của lễ hội. Trong đó, đại lộ Nguyễn Huệ là điểm nhấn chính với vai trò vừa là phố hoa, vừa là phố đi bộ đầu tiên của thành phố với một khung cảnh của Sài Gòn ngày xưa và Sài Gòn hôm nay… và chợ đêm Sài Gòn cũng bắt đầu có từ đó – tức là chợ đêm Bến Thành. Khu phố ẩm thực và mua sắm quà lưu niệm ban đêm trên con đường chỉ dài chừng 200 mét ở ngay cửa Đông chợ Bến Thành cũng đã được hình thành.


Chợ Lớn hiện nay là vùng dân cư thuộc địa bàn của quận 5 và một phần đất giáp ranh của các quận 6, 8, 11. Ban ngày Chợ Lớn ồn ào náo nhiệt người mua kẻ bán. Ban đêm Chợ Lớn cũng không kém phần tấp nập với ánh điện sáng choang và chật ních thực khách.

Các phố chuyên doanh

Bên cạnh chợ, Sài Gòn còn có phố chuyên doanh.

Muốn mua đồ gỗ thông dụng, mời bạn đến phố Ngô Gia Tự. Nhưng đồ gỗ cao cấp, thời trang hơn thì lại phải tìm đến các cửa hiệu trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Phố màn, rèm, chăn gối trên đường Lê Văn Sĩ và Lý Thái Tổ - Điện Biên Phủ; phố trang trí đám cưới ở cuối đường Nguyễn Đình Chiểu…

Phố thực phẩm Nguyễn Thông chuyên bán đồ hộp, nhưng rượu ngoại thì phải tìm đến phố Hải Triều. Phố Tạ Uyên chuyên bán thịt quay. Còn trái cây thì nổi tiếng có Lê Thánh Tôn, Tân Định và Yết Kiêu.

Phố quần áo kéo dài trên đường Cao Thắng và Nguyễn Đình Chiểu, trong khi phố giày dép tập trung một đoạn đường Trần Huy Liệu ở quận 3.

Đồ cổ tập trung trên đường Lê Công Kiều, hàng lưu niệm khu Đồng Khởi, Lê Lợi và Lê Thánh Tôn, thuốc Bắc khu Triệu Quang Phục, hàng mã đường Lương Nhữ Học, đồ thờ đường Nguyễn Chí Thanh và Cách Mạng Tháng Tám…

Siêu thị và trung tâm thương mại

Tuy chỉ mới xuất hiện trong vòng vài năm trở lại đây, siêu thị tỏ ra có sức thu hút lớn bởi mặt hàng thực phẩm và tiêu dùng phong phú, chủng loại đa dạng, mỗi mặt hàng có thể có đến hàng chục nhãn hiệu khác nhau giúp cho việc lựa chọn hàng dễ dàng, chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng, nhất là bán theo giá nhất định nên thuận lợi cho những người bận rộn, không có thời giờ đi khảo giá thị trường. Trong lúc thời tiết nóng bức, đi mua hàng trong siêu thị máy lạnh cũng đỡ phần mệt nhọc. Đa số các siêu thị đều có khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em.

Trung tâm thương mại không phổ biến bằng siêu thị, thường bán các loại hàng tiêu dùng cao cấp, nhất là hàng ngoại nhập thuộc các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế


giới, đồ nữ trang đắt tiền hay quà lưu niệm tinh xảo. Trái với chợ và siêu thị là những nơi hàng hóa đầy ắp, các trung tâm thương mại thường chọn hàng tinh hơn là theo số lượng, cách trưng bày sang trọng và hấp dẫn hơn.

Hệ thống các chợ - siêu thị - trung tâm thương mại này phục vụ khách du lịch cả ngày lẫn đêm (nhưng chỉ phục vụ tới 22 giờ đêm).

Các điểm mua sắm

Mua sắm đêm cũng là xu hướng du lịch mới hiện nay. Người Sài Gòn hay du khách trong nước từ các tỉnh tới, ban đêm thường đến các siêu thị. Người nước ngoài đi công tác chỉ ghé thành phố trong thời gian ngắn, nên tranh thủ ban đêm đi sắm “quà Sài Gòn”… Phần lớn du khách xem việc đi mua sắm đêm là hình thức giải trí, cũng là để khám phá nét sinh hoạt mua bán đêm của người Sài Thành.

Hàng hóa phong phú, đủ màu sắc, đủ chủng loại, từ những vật dụng thông thường hàng ngày cho đến những đặc sản nổi tiếng của mọi miền đất nước, từ hàng sản xuất trong nước đến những nhãn hiệu quốc tế có uy tín trên thế giới. Các cửa hàng thường trang trí rất đẹp, nhất là các cửa hàng thủ công mỹ nghệ và thời trang, mỗi cửa hàng như một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ.

Người Sài Gòn vẫn quan niệm "Buôn có bạn, bán có phường", nên tự phát thành nhiều khu phố kinh doanh cùng một mặt hàng, rất dễ dàng cho khách xem và lựa chọn. Các cửa hàng kề nhau nên để giữ khách, người bán thường không nói thách nhiều. Có cửa hàng bán giá nhất định. Tuy nhiên bạn vẫn cứ phải cảnh giác với vấn đề giá cả và chất lượng, nhất là khi đi mua sắm trong chợ.

Các điểm tham quan - vui chơi giải trí

Hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh có nhiều công trình kiến trúc cổ như: dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên...), hệ thống các nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ...)…

Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, hoạt động vui chơi giải trí ngày càng được quan tâm hơn để đáp ứng nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi của


người dân thành phố sau những giờ lao động căng thẳng. Sự phát triển về du lịch nảy sinh yêu cầu phục vụ du khách cũng đã góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực dịch vụ này.

Có thể thấy các hoạt động vui chơi giải trí của thành phố khá đa dạng và luôn có sự đổi mới, sáng tạo, chất lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Các điểm vui chơi đã nhanh chóng nắm bắt các công nghệ giải trí hiện đại của thế giới, từ các trò chơi cảm giác mạnh, trò chơi cảm giác ảo, trò chơi dưới nước, kỹ thuật ánh sáng laser cho đến những tạp kỹ xuất xứ từ những miền đất lạ như xiếc cá heo, xiếc cá voi… Ngay các quán cà phê, karaoke hay bar, discotheque cũng không ngừng nâng cấp trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, tạo phong cách và không khí riêng.

Bên cạnh đó là xu hướng quay về với thiên nhiên và phát huy văn hóa dân tộc. Cùng với việc mở rộng nội ô thành phố, đã có thêm một số công viên và khu du lịch mới với không gian xanh và thoáng đãng, với kiến trúc và trang trí dân gian, là những điểm nghỉ ngơi, thư giãn thú vị.

Cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao khá đa dạng, nổi lên trong giai đoạn gần đây là hồ bơi, sân quần vợt, bowling, golf và nhiều câu lạc bộ sức khỏe.

2.3 . Thực trạng phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thị trường khách du lịch đêm mục tiêu của thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn khách tham gia các hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, có cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Đối với thị trường khách du lịch nội địa, ngành du lịch thành phố tập trung vào thị trường khách nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, mua sắm, du lịch gia đình, khuyến thưởng, kết hợp công vụ, du lịch chuyên biệt khác như: sinh thái, thể thao, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp…

Đối với thị trường khách du lịch quốc tế, ngành du lịch thành phố tập trung vào khai thác thị trường khách quốc tế gần: Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan); tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan), Bắc Âu, Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ukraina), Thái Bình Dương (Úc,


Newzealand); tiếp tục thúc đẩy thị trường mới: Trung Đông, Ấn Độ; và thúc đẩy và phát triển thị trường du lịch tuổi trẻ trong nội vùng hạ nguồn Mê Kông.


Biểu đồ 2.1: Các nhóm khách tham gia hoạt động du lịch đêm tại thành

phố Hồ Chí Minh


KHÁCH DU LỊCH

NỘI ĐỊA 42%

KHÁCH DU LỊCH

QUỐC TẾ 58%


(Theo khảo sát của tác giả)


Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy 42% lượng khách du lịch nội địa tham gia hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là nhóm khách có độ tuổi dưới 30; 58% lượng khách du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh là khách du lịch quốc tế, thuộc nhóm tuổi từ 30 đến 60. Họ là những du khách đến từ Mỹ, Anh, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là nguồn khách mang lại doanh thu lớn cho ngành du lịch của thành phố.


Bảng 2.2: Kết quả hoạt động du lịch thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn

2009 - 2013



Năm

Tổng lượng khách quốc tế

(triệu lượt)

Tăng so với cùng kỳ năm

ngoái (%)

Tổng doanh thu du lịch

(tỷ đồng)

Tăng so với cùng kỳ năm

ngoái (%)

2009

2,6

-7

35

13

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Phát triển hoạt động du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh - 6



2010

3,1

20

41

17

2011

3,5

12,9

49

19,5

2012

3,8

8,5

71,2

25,3

2013

4,1

8,1

83,1

17

(Nguồn: Sở VH, TT & DL TP.HCM)


2.3.2. Quảng bá hình ảnh du lịch đêm tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa lớn của đất nước. Tổng lượng khách quốc tế đến thành phố trong năm 2013 ước đạt 4.109.000 lượt, tăng 8,1% so cùng kỳ, đạt 100,2% kế hoạch năm 2013, chiếm 55% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Tổng doanh thu từ du lịch năm 2013 ước đạt 83.191 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch, chiếm 44% tổng doanh thu du lịch Việt Nam.

Để có được thành quả đó, một trong những nguyên nhân quan trọng là ngành Du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã tăng cường công tác xúc tiến du lịch, quảng bá với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả theo hướng đổi mới, chuyên nghiệp hóa.

Những sự kiện, điển hình như Hội chợ Du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương thông qua sự hấp dẫn do chính sự kiện mang lại, khuyến khích du khách tham gia và trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo, hấp dẫn của điểm đến. Và cũng chính thông qua việc tham gia các hoạt động tại các hội chợ, triển lãm du lịch trong nước và quốc tế, thương hiệu Du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã ngày càng gần gũi hơn với du khách.

Trung tâm Xúc tiến du lịch thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai và thực hiện có hiệu quả nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh điểm đến, phát động tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trên thế giới như: tham dự Diễn đàn Du lịch ASEAN 2013 tại Lào; Hội chợ Du lịch MITT tại Nga; phối hợp Hiệp hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đoàn Road Show quảng bá du lịch thành phố tại thị trường Trung Đông, Hội chợ Du lịch ATM tại Dubai (UAE), Hội chợ HCMC Expo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023