vệ di tích, nhưng họ có thể chưa biết rằng, những viên ngói họ dỡ ra và vứt lăn lóc, bị tr em lấy chơi, người dân quăng bừa kia có thể chứa đựng những giá trị gì về văn hoá, lịch sử và kiến trúc. Thực tế này đặt ra yêu cầu cho công tác tuyên truyền là phải chi tiết, hấp dẫn để toát lên giá thị thực sự đến từng chi tiết của các di tích lịch sử-văn hoá’ (Trần Mạnh Thắng, 2016).
Thứ hai, nhà nước cần quy định cụ thể về cơ chế thu hút sự tham gia của cộng đồng để các địa phương và đơn vị quản ý nhà nước về du lịch có sở sở cũng như trách nhiệm trong việc thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững. Cơ chế của nhà nước về sự tham gia của người dân cần đảm bảo:
- Hình thức tham gia của người dân vào phát triển du lịch bền vững cần được xác định hết sức rõ ràng: trực tiếp hay gián tiếp. Hình thức tham gia quyết định đến mức độ tham gia của người dân. Bởi nó làm cho người dân cảm thấy dễ dàng hay nhiêu khê khi tham gia. Nếu hình thức tham gia dễ dàng, người dân sẽ tham gia nhiều hơn, tích cực hơn.
- Mức độ tham gia của người dân, cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững cần phải được quan tâm. Cơ quan nhà nước cần thiết phải hiểu rõ, đánh giá, nhận diện được mức độ tham gia của người dân vào phát triển du lịch bền vững để từ đó tìm ra cách thức thúc đẩy sự tham gia này. Theo lý thuyết về sự tham gia
- Những nội dung nào liên quan đến phát triển du lịch bền vững cần và bắt buộc phải có sự tham gia của cộng đồng và người dân. Nhà nước cần xác định những nội dung để người dân tham gia. Nội dung tham gia càng nhiều, da dạng và phong phú, sự phát triển du lịch bền vững càng đảm bảo và có ý nghĩa trên thực tế đối với đời sống của cộng đồng dân cư.
- Cần có những giải trình, cách thức giải trình ra sao về sự tham gia của người dân đối với phát triển du lịch bền vững. Quá trình thu hút sự tham gia của người dân có thể rơi vào hình thức. Để hạn chế tính hình thức của việc thu hút sự tham gia này, cần thiết phải tuân thủ những quy định, cách thức và nguyên tắc giải trình về sự tham gia.
Việc đảm bảo những điều kiện này giúp định hình rõ hơn những khía cạnh liên quan đến đến sự tham gia của người dân, từ đó, tổ chức tốt và hiệu quả hơn quá trình tham gia này.
Tóm tắt chương 3.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Đặt Ra Cho Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
- Giải Pháp Xây Dựng Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Giải Pháp Phát Huy Sự Tham Gia Của Doanh Nghiệp Trong Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Nhóm Câu Hỏi Liên Quan Đến Tình Hình Bảo Tồn Các Nguồn Tài Nguyên
- Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 14
- Phát triển bền vững ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 - 15
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Chương 3 tập trung vào hai nội dung chính. Thứ nhất là xác định ba định hướng quan trọng trong phát triển du lịch bền vững ở TP.HCM. Thứ hai là đưa ra các giải giải pháp để phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Các giải pháp này liên quan đến thay đổi tư duy trong phát triển du lịch bền vững, xây dựng quy hoạch và phát triển du lịch; cách thức để làm cho doanh nghiệp có trách nhiệm hơn trong phát du lịch bền vững; và giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững.
KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Một số kiến nghị để phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan
- Nhà nước cần sớm ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực du lịch, như chính sách miễn giảm thuế cho các phương tiện vận chuyển hành khách, đầu tư các khu du lịch, trong đào tạo nguồn nhân lực. Nhà nước cần có lộ trình nhằm tiến đến xoá bỏ độc quyền các ngành viễn thông, hàng không, điện lực, đường sắt, ngân hàng, bảo hiểm… nhằm tránh tình trạng độc quyền làm nảy sinh hiện tượng quan liêu, chất lượng dịch vụ thấp, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch so với các nước trong khu vực.
- Nên có chính sách phù hợp và đề cao sự quan tâm, đầu tư thích đáng của Chính phủ. Ban hành các qui định về phối hợp liên ngành để có sự đồng bộ cho du lịch phát triển. Chú trọng đến việc xử lý và giảm thiểu các chất thải làm ô nhiễm môi trường.
- Khai thác các mối quan hệ kinh tế quốc tế, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và quốc tế. Thiết lập kế hoạch, từng bước thực hiện các chương trình hợp tác du lịch, tranh thủ ký các Hiệp định song phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Củng cố và mở rộng các mối quan hệ hợp tác sẵn có. Hình thành các tiểu khu kinh tế và du lịch với các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Thái Lan... Cố gắng đàm phán gia nhập vào các Tổ chức du lịch quốc tế, các Hiệp Hội du lịch của thế giới. Chuẩn bị kế hoạch thâm nhập vào thị trường Mỹ, tranh thủ tối đa những cơ hội do Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) cũng như do WTO mang lại. Nhanh chóng ký kết các hợp đồng song phương và đa phương, các công ước quốc tế về du lịch cũng như về chuyển giao công nghệ và bảo vệ môi trường. Phát triển và củng cố những tuyến du lịch đa quốc gia, tạo lập những không gian du lịch rộng lớn và xuyên lục địa.
-Cần cải tiến qui trình xin cấp visa cho khách. Lý do cho đề xuất này là thực trạng cấp visa hiện nay quá phức tạp. Du khách vừa chờ đợi lâu mà vừa tốn phí. Tuy
nhiên vấn đề quan trọng không phải là phí mà là thời gian chờ đợi và thái độ làm việc khi tiếp xúc với du khách nước ngoài. Nhà nước cần tiếp tục miễn visa nhập cảnh cho khách du lịch ở các nước phát triển, miễn visa cho các đoàn khách theo tour khuyến mãi. Không những vậy, nhà nước cần chỉ đạo và đầu tư thêm cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Khuyến nghị này xuất phát từ lý do các chuyên bay thường xuyên bay trễ giờ và thủ tục bay nhiều chặng.
-Hỗ trợ ngân sách đầu tư hạ tầng du lịch cho Cần Giờ, nhất là hệ thống cung cấp nước ngọt và các vùng phụ cận. Kiến nghị nâng cấp, mở rộng sân bay tại Côn Đảo để khai thác tuyến du lịch sinh thái tham quan di tích lịch sử tại Côn Đảo, hiện nay được du khách yêu cầu.
-Trong ngành du lịch, nhất là du lịch quốc tế, vai trò của hãng hàng không là quyết định. Việc di chuyển bằng đường hàng không dễ dàng và thuận lợi hay không phụ thuộc vào sự phát triển và hợp tác quốc tế của loại hình giao thông này. Vì vậy cho nên, trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động, hợp tác giữa ngành hàng không và du lịch, để ngành hàng không thực sự là cầu nối giữa Việt Nam và các thị trường du lịch trọng điểm trên thế giới, cũng như giữa các điểm du lịch chủ yếu trong cả nước. Có thể thực hiện kiến nghị này bằng nhiều cách. Thứ nhất là làm việc trực tiếp với các hãng hàng không. Thứ hai là mở rộng sân bay nội địa và mở thêm các chuyến bay ổn định đến các tuyến điểm du lịch như Côn Đảo, Phú Quốc. Phối hợp với các hãng hàng không tăng cường khai thác các tuyến đường bay thẳng Hà Nội- Bắc Kinh, Hà Nội - Côn Minh, Hà Nội – Tokyo, TP.HCM
- Thượng Hải, TP.HCM – San Francisco, TP.HCM – Seoul. Phối hợp với các hãng tàu biển của Mỹ, Nhật, Châu Âu trong việc đưa khách vào Việt Nam qua cảng Sài Gòn.
1.2. Kiến nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
- TP.HCM cần tiếp xúc nhiều hơn với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch để có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và hỗ trợ họ kịp thời. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động xúc tiến du lịch và tổ chức các sự kiện xúc tiến du lịch. Điều
chỉnh các tiêu chuẩn về nhà hàng, khách sạn, lữ hành theo hướng lồng ghép với các tiêu chí phát triển bền vững du lịch.
- Cần thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch bền vững. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về du lịch để có thể nâng tầm du lịch của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung theo các tiêu chuẩn của quốc tế.
- Tăng cường phối hợp với các sở, ban ngành để phát triển hài hoà và đồng bộ du lịch. Cần có những quy định về trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong việc phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh giúp hoạt động du lịch được hiệu quả và bền vững.
- Qui hoạch đầu tư một số bến tàu phục vụ du lịch tại Bến Bạch Đằng, Quận 1, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai tuyến du lịch đường sông. Qui hoạch chỉnh trang khu vực trung tâm quận 1 nhất là tôn tạo kiến trúc phát triển đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, … để đầu tư thêm các khu phức hợp cao cấp - khách sạn - siêu thị - văn phòng cho thuê mang tầm cỡ thế giới, tạo thêm sức hút cho du khách.
- Tiếp tục đầu tư Trường Cao đẳng Nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn đúng theo tiêu chuẩn quốc gia và lập Trường Đại học chuyên ngành du lịch.
- Phát triển sản phẩm du lịch như: xây dựng nhà hát chuyên đề trình diễn các chương trình nghệ thuật đặc sắc phục vụ du lịch. Đầu tư các làng nghề truyền thống gắn liền với các sản phẩm mây tre lá, điêu khắc gỗ và các mặt hàng tiểu thủ công, mỹ nghệ...
- Đầu tư xây dựng một trung tâm hội chợ, hội nghị có qui mô lớn, kết hợp với trưng bày, triển lãm các thành tựu tiêu biểu của thành phố, có thể phục vụ hội chợ kết hợp hội nghị cho hàng ngàn người tham gia, với đầy đủ các phòng họp, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn ngang tầm với các nước trong khu vực.
- Xây dựng bãi đỗ xe ngầm, khu phố đi bộ, mua sắm, ẩm thực tại Trung tâm thành phố. Đầu tư và khôi phục lại công năng của Thảo cầm viên để phục vụ nhu cầu
tham quan của khách du lịch. Dành kinh phí cho việc tôn tạo, sữa chữa, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hóa lớn hiện đang xuống cấp nghiêm trọng.
- Về an toàn cho du khách: củng cố lực lượng bảo vệ khách du lịch, nhằm tăng cường công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội cho du khách. Tiêu chuẩn hoá vấn đề vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, tăng cường các hoạt động giám sát và chế tài trong vấn đề này trong phạm vi toàn thành phố.
- Về tăng cường các tiện ích cho du khách: lập thêm phòng thông tin về du lịch ở các khu vực trọng điểm, hình thành nhiều kênh thông tin giúp du khách giải quyết các sự cố hoặc các nhu cầu cần thiết.
- Hỗ trợ khác: có cơ chế thưởng cho các doanh nghiệp du lịch hoạt động có hiệu quả tương ứng với thưởng cho hoạt động xuất khẩu. Có chính sách, chế độ hỗ trợ chi phí cho doanh nghiệp tích cực hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư ra nước ngoài.
Cùng với các giải pháp đã đề xuất, nếu các kiến nghị trên sớm được chấp thuận thì ngành du lịch thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, đồng thời góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội thành phố trở thành đầu tàu kinh tế của cả nước.
2. Kết luận
Phát triển du lịch bền vững từ thực tiễn TP.HCM là một đề tài có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian qua, vấn đề phát triển du lịch của Tp. Hồ Chí Minh đã đạt được một số kết quả quan trong về hiệu quả kinh tế, bảo tồn văn hoá và di tích lịch sử trong phát triển du lịch; vấn đề bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch; và vấn đề đóng góp phát triển kinh tế cộng đồng.
Bên cạnh đó, tác giả còn tiến hành khảo sát các doanh nghiệp để đánh giá mặt được và chưa được của phát triển du lịch bền vững tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, tác giả nhận thấy du lịch của thành phố Phát triển du lịch ở thành phố có đóng góp rất tích cực cho ngân sách của nhà nước và kinh tế ở địa phương. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch thường xuyên nâng cao năng lực tổ chức quản lý bền vững của các doanh nghiệp để họ có thể cạnh tranh tốt hơn. Họ ý thức được và đảm bảo rất tốt việc cung cấp thông tin, tài liệu về du lịch cho người tham quan, những giá
trị văn hoá của địa phương được họ trân trọng và cố gắng chuyển tải một cách tốt nhất đến du khách. Việc tuân thủ những quy định, luạ t pháp của địa phu o ng, quốc gia và quốc tế, các tiêu chuẩn và các công u ớc đối với các di sản va n hóa cần đu ợc bảo vẹ cũng được đảm bảo rất tốt.
Không những vậy, các doanh nghiệp du lịch là một trong những lực lượng có ý nghĩa đóng góp vào sự phát triển kinh tế ở địa phương, giúp xoá đói, giảm nghèo. Các doanh nghiệp du lịch đã tích cực và góp phần tạo công ăn việc làm, góp phần giảm nghèo, xoá đói.
Tuy nhiên, kết quả đánh giá thực trạng phát triển du lịch cũng cho thấy còn nhiều hạn chế. Năng lực tổ chức quản lý bền vững của các doanh nghiệp chỉ mang tính chất nội bộ theo hướng tăng cường năng lực của nhân viên, tiết kiệm trong công ty, hướng đến tối thiểu hoá chi phí hoạt động chứ không hướng đến tính bền vững của du lịch nói chung chứ không quan tâm đến sự phát triển bền vững của du lịch, mặc dù về dài hạn thì hai phạm trù này có liên hệ với nhau. Nhiều hoạt động quan trọng của các công ty du lịch cũng không bao hàm những nội dung về du lịch bền vững. Chẳng hạn như hoạt động đào tạo nhân viên, đánh giá sự hài lòng của khách hàng. Doanh nghiệp chưa thấy và chưa thể hiện được trách nhiệm của họ đối với cộng đồng địa phương nơi họ khai thác du lịch. Mức đóng góp của doanh nghiệp vào cho công tác bảo tồn di tích, tài sản quan trọng có giá trị lịch sử, va n hóa, khảo cổ, và có ý nghĩa về tinh thần còn hết sức hạn chế. Phần lớn các doanh nghiệp cho rằng họ chưa nghĩ tới những vấn đề liên quan đến môi trường được đề cập đến trong bộ tiêu chí đánh giá như lượng phát thải, nước thải, năng lượng tiêu thụ, v.v.. Từ góc độ quản lý nhà nước, Thành phố chưa có chiến lược hoặc bất kỳ định hướng nào về mặt văn bản thể hiện một cách chính thức về phát triển du lịch bền vững.
Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể ra bốn nguyên nhân quan trọng. Thứ nhất là TP.HCM thiếu một tầm nhìn, định hướng trong dài hạn về phát triển du lịch bền vững. Thứ hai, các tiêu chuẩn về phát triển du lịch bền vững cũng chưa được xác định và xây dựng. Thứ ba, nhà nước chưa có một cơ chế phù hợp, hiệu quả để có thể gắn trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch đối với địa bàn
mà họ tới kinh doanh du lịch. Thứ tư, là sự tham gia của cộng đồng còn rất hạn chế nên việc thể hiện tâm tư nguyện vọng của họ đến các cơ quan nhà nước không được nhiều.
Để giải quyết những nguyên nhân này tác giả đưa ra ba giải pháp gồm: giải pháp liên quan đến xây dựng quy hoạch phát triển du lịch; giải pháp liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp trong phát triển du lịch bền vững và giải pháp liên quan đến sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch bền vững.