CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
3.1. Định hướng phát triển du lịch TP. HCM trong hội nhập quốc tế
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch của thế giới và khu vực
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế là xu thế không thể chung của thế giới, do quá trình liên kết kinh tế quốc tế và ảnh hưởng của thời đại công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh, nền kinh tế thế giới ngày càng gắn bó chặt chẽ và lệ thuộc lẫn nhau. Theo đó, mỗi quốc gia đều phải mở cửa nền kinh tế của mình ra và tham gia vào sự phân công lao động quốc tế, xem thị trường quốc tế vừa là đầu vào, vừa là đầu ra để tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Đây là nền tảng cho việc hình thành việc hội nhập mà vai trò của ngành du lịch được xem là rất quan trọng. Trước cơ hội này, ngành du lịch cần mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, nới lỗng thị trường và không gian hoạt động du lịch, bởi chỉ có hội nhập và không ngừng hợp tác về chiều rộng lẫn chiều sâu với các nước trên thế giới, thì mới tranh thủ được các nguồn lực về vốn, về chuyển giao tri thức và công nghệ hiện đại, qua đó ngành du lịch sẽ mau chóng trưởng thành và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Theo dự báo của Tổ chức Du lịch thế giới đến năm 2020, ngành du lịch toàn cầu sẽ phát triển mạnh mẽ, số lượng khách du lịch quốc tế sẽ tăng nhanh đạt khoảng 1,602 tỷ lượt người vào năm 2020. Tổng thu từ hoạt động du lịch toàn cầu sẽ đạt khoảng 2.000 tỷ USD. Thế kỷ XXI sẽ hình thành các trào lưu du lịch mới như: du lịch tìm hiểu các nền văn hóa trên thế giới đòi hỏi ngành du lịch của mỗi quốc gia cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa của địa phương; du lịch khám phá và mạo hiểm cũng là loại hình du lịch được ưa chuộng, du khách sẽ có xu hướng khám phá những nơi hoang sơ như: rừng nhiệt đới ở Việt Nam hoặc một số nước Đông Nam Á.
Nền kinh tế thế giới đang diễn ra với xu thế chính là hòa bình, đa phương hóa và toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, giao thông vận tải,…Về mặt xã hội, đời sống tinh thần của con người được nâng cao, thế giới
đang thay đổi theo xu hướng thời gian lao động xã hội sẽ giảm xuống và thời gian nghỉ ngơi tăng lên. Đô thị hóa bùng nổ là cơ hội để phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí từ đó đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế và góp phần phát triển kinh tế du lịch. Du lịch xanh đang là xu thế được nhiều du khách lựa chọn, dự đoán giai đoạn 2015 – 2020 sẽ có khoảng 7% tổng số khách du lịch lựa chọn du lịch xanh. Trong thời gian tới sẽ có nhiều quốc gia trên thế giới tận dụng những ưu thế của mình để phát triển loại hình du lịch xanh, trong đó có Việt Nam. Xu thế phát triển du lịch xanh trong thế kỷ XXI hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá ngoạn mục.
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Số Lượng Khách Nội Địa Đến Tphcm So Với Cả Nước Giai Đoạn 2011 – 2015
- Thực Trạng Về Cơ Sở Hạ Tầng Vật Chất, Kỹ Thuật Và Đầu Tư Phục Vụ Du Lịch Trên Địa Bàn Thành Phố
- Thực Trạng Về Tổ Chức Quản Lý Hoạt Động Du Lịch
- Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Thành Phố Hồ Chí Minh Trong Hội Nhập Quốc Tế Giai Đoạn 2016 - 2025
- Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 12
- Phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2016 - 2025 - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Việc gia nhập khối ASEAN của Việt Nam trong thời gian qua, đã thực sự tạo đà cho ngành du lịch cất cánh dễ dàng hơn, đồng thời cùng nhau tăng cường xúc tiến, quảng bá chất lượng cao, nới rộng sự tự do hóa du lịch trong vùng. Tận dụng mọi nguồn lực để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, nhằm giành cho mình một vị trí quan trọng trong sự phân công lao động quốc tế, đủ sức cạnh tranh trên thị trường tự do, từng bước hội nhập vào thế giới một cách vững chắc. Trên cơ sở đó các cơ quan chức năng của ngành cũng đã đề ra các văn bản hướng dẫn, hỗ trợ, thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp trong ngành. Kết quả đã có nhiều dấu hiệu rất tích cực, lượng khách du lịch đến TP. HCM và Việt Nam tăng đáng kể, các hiện tượng gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh du lịch Việt Nam được khắc phục phần nào, nhiều hoạt động du lịch đã đi vào chiều sâu, sản phẩm du lịch đa dạng, các dịch vụ du lịch có chất lượng khá tốt, từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách, từ đó tạo sự hấp dẫn cho du lịch TP. HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển du lịch TP. HCM trong hội nhập quốc tế
3.1.2.1. Định hướng phát triển du lịch TP. HCM
TP.HCM có vị trí đặc biệt thuận lợi cho việc phát triển du lịch bởi nó là cửa ngõ thông thương giữa các nơi trong và ngoài nước; là đầu mối giao thông đường bộ và là trạm trung chuyển khách của khu vực phía Nam về ĐBSCL hoặc đi các tỉnh Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặt khác, thành phố còn là nơi tập trung các
tuyến đường sông, đường biển và đường hàng không nên có khả năng liên kết với các nước láng giềng để hình thành những tuyến du lịch rất thuận lợi và độc đáo.
Về đặc điểm khí hậu, TP.HCM có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo nên có nhiệt độ cao và khá ổn định trong năm. Số ngày nắng nhiều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Quanh năm được các nhà du lịch khai thác để phục vụ du lịch, hầu hết du khách cho rằng khí hậu TP.HCM là rất dễ chịu. Nằm ở hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Nhiều sông rạch có bề rộng và độ sâu thích hợp cho giao thông đường thủy, đặc biệt cho tàu có trọng tải lớn, có thể vào cập cảng Sài Gòn; còn tàu có trọng tải nhỏ có thể theo các sông rạch đến miền Đông và Tây Nam Bộ. Riêng sông Đồng Nai có nhiều nhánh chảy qua vùng rừng Sác để ra biển, trong đó có sông Lòng Tàu rất rộng và sâu. Tận dụng được ưu thế đó, ngành du lịch đã sử dụng sông Lòng Tàu để tàu du lịch biển ra vào cảng Sài Gòn, đồng thời khai mở tuyến du lịch sông nước từ TP.HCM đi Cần Giờ để tham quan khu vực rừng Sác và các khu vực lân cận, sông Sài Gòn và Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách, sông Sài Gòn, đoạn từ Nhà Bè đến Lái Thiêu, dòng sông uốn khúc với cảnh quan thơ mộng ở hai bên bờ đã khiến các nhà du lịch tận dụng để khai thác tuyến du lịch sông nước đầy hấp đẫn. Còn trên sông Đồng Nai, đoạn dọc theo ranh giới giữa thành phố và tỉnh Đồng Nai cũng được sử dụng vào mục đích tham quan, du lịch. Hệ thống thủy văn của TP.HCM đã góp phần làm nên cảnh quan sông rạch của Sài Gòn. Điều này không chỉ giúp các nhà làm du lịch tận dụng cảnh quan thiên nhiên mà bản thân nó còn là một di tích lịch sử – văn hóa gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của TP.HCM. Vì vậy, trong khi phát triển, ngành du lịch nên khai thác nét độc đáo của nền văn hóa sông nước đặc thù Sài Gòn cũng như tích cực tham gia vào việc duy trì và bảo tồn những bản sắc ấy. Đây cũng sẽ là một trong những phương thức tạo sản phẩm thay thế, tăng tính đa dạng của sản phẩm du lịch, là một trong những cách để giữ lại “hồn” của một đô thị hiện đại: nhộn nhịp nhưng rất hài hòa với đường nét cổ kính, mang những nét riêng biệt đối với du khách. Như thế sẽ rất phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.
Tài nguyên sinh vật của khu vực TP.HCM tuy không dồi dào nhưng bù lại một số công viên vui chơi, giải trí đã được khai thác như: làng du lịch Bình Quới - Thanh Đa, khu du lịch Văn Thánh; công viên văn hóa Đầm Sen, vườn bách thú, rừng ngập mặn Cần Giờ, khu du lịch sinh thái Củ Chi... đã thu hút lượng du khách khá lớn bởi những khu này có thể dùng để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái giữa lòng một thành phố đầy năng động. Tuy nhiên, đa số các khu du lịch trên chỉ có thể khai thác, phục vụ khách nội địa vào cuối tuần, chúng chưa đủ tầm vóc phục vụ khách du lịch quốc tế. Ngành đã tập trung tận dụng khu động vật hoang dã ở Cần Giờ để phát triển thành khu du lịch sinh thái. Chính quyền thành phố đã đầu tư 70 tỷ đồng vào dự án này để bảo tồn thiên nhiên, phục hồi sinh thái, chăm sóc - bảo vệ rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định cộng đồng dân cư, nghiên cứu khoa học, tuyên truyền và giáo dục... Khi hoàn tất, nơi đây sẽ trở thành khu dự trữ sinh quyển nên có thể tận dụng để phát triển các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái, gồm sinh thái biển và rừng ngập mặn; du lịch dã ngoại, nghỉ dưỡng, học tập, khám phá. Đây sẽ là nguồn tài nguyên vô giá, là một trong những khu rừng phục hồi có hạng của Đông Nam Á, góp phần làm tăng thêm tính đa dạng, tính hấp dẫn của nguồn tài nguyên sinh vật, sẽ là lá phổi của TP.HCM và một số tỉnh lân cận trong việc cải tạo chất lượng môi trường ở đây.
Nguồn tài nguyên nhân văn là một nét rất đặc trưng của TP.HCM với lịch sử 300 năm đi mở đất và các trang lịch sử oai hùng chống ngoại xâm, trải qua nhiều biến cố của lịch sử, qua bao giai đoạn phát triển của đất nước, người dân TP.HCM với tính cách năng động luôn đổi mới và thân thiện, sẽ làm tăng tính hấp dẫn của loại hình du lịch văn hóa, lịch sử. Nguồn tài nguyên này gồm có thành phần văn hóa vật chất và phi vật chất… mang một giá trị nhân văn nhất định và tạo nét đặc trưng cho sản phẩm du lịch. Các giá trị đó bao gồm: bề dày lịch sử của quá trình hình thành và phát triển, các di tích, các công trình kiến trúc, các viện bảo tàng, hàng thủ công mỹ nghệ, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực ... Tất cả sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển các loại hình du lịch nghiên cứu, thưởng thức khảo cứu... Qua đó
sẽ làm nên giá trị văn hóa của TP.HCM vì nó thể hiện giá trị của sự sáng tạo văn hóa được kết tinh lại, có sức hút cao được thể hiện bằng các loại tài nguyên sau đây:
TP.HCM có số dân đông nhất trong cả nước với gần 10 triệu người. Đây là nơi tập trung nhiều cộng đồng dân cư từ các địa phương khác nhau đổ về, sau người Việt là người Hoa chiếm trên dưới nửa triệu người đang sinh sống ở Chợ Lớn và tập trung ở các quận 5; 6; 10; 11. Họ rất thạo về buôn bán, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ ăn uống và chế tạo hàng tiểu thủ công nghiệp. Chính vì vậy mà những nơi ấy sẽ mang nét văn hóa ẩm thực riêng biệt của người Hoa và điều này đã thu hút không ít khách du lịch. Ngoài ra, những phong tục tập quán của các dân tộc khác nhau sống trên địa bàn thành phố đã dệt nên một dải màu văn hóa thật đa dạng, có sức lôi cuốn du khách rất lớn. Tận dụng thế mạnh này, thời gian qua ngành du lịch TP.HCM đã xúc tiến dự án ''khu phố văn hóa – du lịch'' tại Quận 5 để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đây là một trong những cách tạo nét độc đáo để đưa sản phẩm du lịch trở thành sản phẩm bền vững.
Các di tích văn hóa - lịch sử là nguồn tài nguyên vô giá của dân tộc, chiếm vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, như: bảo tàng lịch sử dân tộc, bảo tàng TP.HCM, bảo tàng chứng tích chiến tranh, bảo tàng mỹ thuật …Cho đến nay, theo số liệu của Sở Văn hóa - Thông tin, ở TP.HCM có 47 di tích lịch sử - văn hóa là di tích quốc gia, trong đó bao gồm 22 di tích lịch sử, 23 di tích kiến trúc nghệ thuật và 2 di tích khảo cổ học. Như vậy, mật độ di tích của TP.HCM chỉ là 2,24 di tích
/100km2 mặc dù thành phố này được xem là một trong những trọng điểm du lịch của cả nước. Nếu so sánh với một số nơi khác trên toàn quốc, chẳng hạn: ở Hà Nội, theo số liệu từ Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, có 43 di tích/100km2, Hải Phòng là 19.9 di tích /100km2 ... thì mật độ di tích của TP.HCM còn quá khiêm tốn. Mặt khác, theo đánh giá của một số chuyên gia thì việc bảo tồn, đặc biệt là việc giáo dục cộng đồng giữ gìn các di tích và mở rộng hình thức du lịch văn hóa chưa được quan tâm đúng mức. Nhìn chung, các di tích được đưa vào danh mục phục vụ du khách còn quá ít nếu xét về mặt số lượng và chất lượng, chưa phản ánh được nét đặc trưng văn hóa - lịch sử của vùng đất Sài Gòn - Gia Định, nơi hội tụ của nhiều dòng chảy
văn hóa, trong khi đó hơn một nửa du khách đến TP.HCM chủ yếu tìm hiểu về lịch sử, về các phong tục tập quán của người Sài Gòn. Vì vậy, việc điều tra tường tận để phát hiện thêm nhiều di tích mới, đồng thời việc lập kế hoạch bảo quản và tôn tạo sẽ làm phong phú hơn danh mục địa điểm tham quan, tìm hiểu các nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và nếp sống, cách thức sinh hoạt của người Việt. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn tài nguyên này, Sở Văn hóa - Thông tin TP. HCM đã có cuộc tổng điều tra các di tích từ năm 2001 – 2014 và đã phát hiện gần 1.000 công trình và địa điểm có dấu hiệu là di tích lịch sử - văn hóa; đồng thời cũng kiến nghị với Bộ tiến hành công nhận thêm 13 di tích cấp quốc gia và 152 di tích cấp thành phố. Đây sẽ là một cơ hội tốt cho việc thực hiện phát triển du lịch vì trong tương lai khi nguồn tài nguyên này được bổ sung thì khả năng thu hút du khách đến TP.HCM sẽ còn nhiều hơn nữa.
TP.HCM có một số nhà bảo tàng có giá trị như: Bảo tàng Cách Mạng, Bảo tàng Tôn Đức Thắng, Bảo tàng Phụ Nữ Nam Bộ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật thành phố... Nổi bật nhất là Bảo tàng chứng tích chiến tranh, theo thống kê năm 2015 đã thu hút hơn 650.000 du khách đến tham quan. Thành phố đã đầu tư trên 12 tỷ đồng để mở rộng quy mô và làm phong phú thêm về nội dung lẫn hình thức của Bảo tàng chứng tích chiến tranh. Điều này sẽ tạo nên nét đặc sắc và làm tăng tính bền vững của sản phẩm du lịch, đồng thời đó cũng là phương cách kêu gọi lòng yêu chuộng hòa bình. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng trong thời gian qua, việc kết hợp giữa bảo tàng và du lịch chưa thực sự chặt chẽ, còn mang tính chất tự phát thiếu đồng bộ nên chưa phát huy được hết các chức năng của nó để phục vụ du lịch. Bảo tàng chỉ dừng lại ở chức năng lưu trữ là chính yếu, còn những chức năng khác như giáo dục, bảo tồn ... thì chưa được khai thác đúng mức. Điều này sẽ làm giảm đi tính bền vững của sản phẩm du lịch. Vì vậy, cần phát huy tất cả các chức năng của bảo tàng bằng cách thay đổi cách sắp xếp sao cho khoa học, phong phú và thật sự hấp dẫn. Như vậy, ngành du lịch có thể sử dụng các bảo tàng để làm phong phú thêm cho loại hình du lịch văn hóa vì hiện nay chúng ta chưa khai thác hết giá trị của loại tài nguyên này. Trong tương lai, cần đưa loại hình này vào chiến lược
phát triển bền vững vì đây là một trong những cách thức nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
TP.HCM rất đa dạng về các cộng đồng dân cư, do điều kiện lịch sử để lại, nên cơ cấu lễ hội dân gian cũng rất phong phú. Ngành du lịch cần tận dụng thế mạnh này bằng cách khai thác lễ hội của các cộng đồng dân cư: người Hoa, người Khmer, người Chăm, lễ hội dân gian lẫn truyền thống; lễ hội tôn giáo quốc tế lẫn tôn giáo địa phương … để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nội dung sinh hoạt lễ hội còn mang tính tự phát, chưa chuyên nghiệp, có khi nghiêng về mê tín… dù trong thời gian qua, thành phố đã cố gắng hết sức đầu tư cho hoạt động này. Do vậy, cần tiến hành quy hoạch các lễ hội và đầu tư sâu hơn nữa, chẳng hạn: cần xác định nội dung, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa... của từng lễ hội cụ thể, đồng thời kết hợp với các chương trình biểu diễn ẩm thực, các nghệ thuật dân tộc, các trang phục cổ truyền để tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo thể hiện được nét tinh hoa của dân tộc, bởi đó không chỉ là những nỗ lực thu hút du khách mà còn là trách nhiệm biểu dương bản sắc văn hóa dân tộc một cách nghiêm túc về nền văn hiến của một quốc gia. Có thể nói, với nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng và phong phú, ngành du lịch được khai thác hợp lý để tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, làm phong phú thêm cuộc sống của người dân và thu hút khách du lịch.
Xuất phát từ những tiềm năng và thế mạnh của TP. HCM, có thể xác định những định hướng cơ bản cho phát triển du lịch thành phố trong thời gian tới đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế, bao gồm:
- Phát triển du lịch phải gắn liền với phát triển thương mại và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc làm cho “Du lịch thật sự ngành kinh tế mũi nhọn” để đóng góp cho sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố. Phát triển du lịch thành phố gắn liền với việc xã hội hóa để người dân và các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động và xây dựng môi trường du lịch; đẩy mạnh xúc tiến du lịch, tăng cường hội nhập và chủ động phát triển quan hệ quốc tế.
- Cần có những giải pháp chiến lược bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên du lịch, phát triển hài hòa giữa khai thác và bảo tồn, bảo vệ và xây dựng môi trường
thiên nhiên, môi trường du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng… Trong quá trình phát triển, cần xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện và văn minh, tăng cường quảng bá xúc tiến và hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập và cạnh tranh có hiệu quả với du lịch khu vực trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế so sánh để nâng chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Ngành du lịch cùng với các ngành, quận huyện cần xây dựng và tổ chức các chương trình, sự kiện văn hoá du lịch, đa dạng hoá và nâng chất sản phẩm như nhân rộng chương trình dịch vụ du lịch đạt
chuẩn, giới thiêu
hình ảnh môt
thành phố năng đôṇ g, hấp dân
và an toàn, nhanh
chóng xây dựng các chương trình biểu diễn văn hoá nghệ thuật phục vụ du khách, thực hiện chương trình du lịch đường sông…
- Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến mở rộng thị trường du lịch, bên cạnh các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng là các nhóm nước và các nước Đông Bắc Á, Bắc Âu, Pháp, Đức, Hoa Kỳ, Úc, ASEAN… cần quan tâm việc quảng bá ra nước ngoài tại ngay trong nước, quảng bá hình ảnh điểm đến, tạo cơ hội cho doanh nghiệp du lịch trong nước gặp gỡ, liên kết, chào bán sản phẩm với các doanh nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó, cần tiếp tục khai thác tối đa lợi thế của phương tiện thông tin đại chúng, nhất là truyền hình trong việc giới thiệu hình ảnh điểm đến thành phố. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch được tập trung theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp, chú trọng phát triển quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chuyên mục du lịch trên truyền hình như “Năng động du lịch Việt” (HTV7), “Du lịch và cuộc sống” (HTV9).
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, chọn lọc xây dựng một số sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh; nâng cấp và xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm, có ý nghĩa quốc tế. Quy hoạch đầu tư phát triển du lịch, một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy
tăng trưởng du lic̣ h, tao
chuyển biến maṇ h về chất lươn
g dịch vụ, sản phẩm du lịch
là nâng cao năng lưc
và hiêu
lưc
quản lý nhà nước đối với hoat
đôṇ g du lic̣ h, tiếp
tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng trong