Quan Điểm, Định Hướng Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định

trong quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi theo kịp sự phát triển sản xuất nông nghiệp.

4.3.2. Quan điểm, định hướng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

4.3.2.1. Quan điểm phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Chính phủ đã định hướng chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là phục vụ đa ngành, đa mục tiêu tuy nhiên phải đảm bảo an ninh lương thực và an ninh nguồn nước. Quan điểm của Nhà nước là hoạt động của hệ thống thủy lợi thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, từng bước vận hành theo cơ chế thị trường.

Thực hiện quan điểm đó của Nhà nước, Tỉnh ủy Nam Định đã khẳng định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định và đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ 19 nhiệm kỳ 2015 – 2020. Nam Định cần phát triển và hoàn thiện các vấn đề như sau để hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho quá trình sản xuất nông nghiệp:

- Toàn bộ hệ thống chính trị tỉnh Nam Định phải coi hệ thống thủy lợi là một bộ phận quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao mức sống cho nhân dân trong vùng.

- Ngành thủy lợi Nam Định thực hiện vận hành khai thác hệ thống thủy lợi đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu dùng nước của các ngành kinh tế khác và đời sống dân sinh.

- Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đảm bảo phát triển thủy lợi hướng tới phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa nông thôn. Nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống công trình thủy lợi, phát triển đồng bộ hệ thống thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng.

- Ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định thực hiện đổi mới thể chế trong quản lý vận hành khai thác công trình thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường qua đó tạo động lực để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, bảo đảm bền vững về tài chính, kỹ thuật và môi trường.

4.3.2.2. Định hướng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp

Trong giai đoạn tới, công tác phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định sẽ được định hướng theo các yêu cầu như sau:

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, tỉnh Nam Định coi sản xuất nông nghiệp là nền tảng căn bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển nông nghiệp theo hướng gia tăng sản xuất cây ngắn ngày, giá trị kinh tế cao áp dụng kỹ thuật hiện đại, cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh sẽ đòi hỏi nhu cầu cấp và thoát nước trong thời gian ngắn hơn, do đó cần có quy hoạch thủy lợi hợp lý, khoa học.

Đối với công tác quy hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi, tỉnh Nam Định cần nghiên cứu rà soát quy hoạch hệ thống thủy lợi thích ứng với điều kiện sản xuất mới. Ngành thủy lợi Nam Định cần nâng cao khả năng tưới tiêu của các công trình thủy lợi để đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và rà soát lại công tác phân vùng thủy lợi gắn liền với sự thay đổi quy hoạch về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, ngành thủy lợi cũng cần đẩy mạnh kiên cố hóa, nâng cấp, xây mới các công trình đầu mối và nội đồng, đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, bổ sung một số trạm bơm tưới, tiêu cho các vùng cao cục bộ nằm rải rác trong khu tưới, tiêu.

Đối với công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi, ngành thủy lợi tỉnh Nam Định cần củng cố bộ máy quản lý hệ thống công trình thủy lợi theo hướng tinh gọn nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lực quản lý, khai thác và sử dụng công trình. Công tác quản lý, vận hành công trình của các công ty TNHH MTV KTCTTL cần thực hiện theo hướng phân cấp quản lý công trình nhỏ cho các địa phương, cộng đồng hưởng lợi cùng tham gia quản lý công trình tạo điều kiện khai thác hết năng lực công suất của công trình thủy lợi, đề cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ công trình của cộng đồng. Các địa phương phối hợp với Chi cục Thủy lợi tỉnh thực hiện việc rà soát, củng cố các tổ chức thủy lợi cơ sở, thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác, bình đẳng, đồng sở hữu và nâng cao nhận thức của cộng đồng hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định tham mưu cho UBND tỉnh Nam Định xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách để hỗ trợ, củng cố tổ chức, năng lực quản lý nhằm phát triển bền vững hệ thống thủy lợi cơ sở.

4.3.3. Căn cứ đề xuất giải pháp

4.3.3.1. Căn cứ vào phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

* Ưu điểm

Nam Định là một trong những địa phương trọng điểm của sản xuất nông nghiệp tại đồng bằng sông Hồng. Nam Định có đầy đủ điều kiện thuận lợi để nâng cao giá trị kinh tế của nông – lâm – thủy sản đối với cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tỉnh Nam Định đã có những quan tâm tới hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng các chỉ tiêu và nhiệm vụ đề ra theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh. Các hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh được quy hoạch tương đối đầy đủ. Để hỗ trợ các địa phương kiên cố hóa kênh mương nội đồng, UBND tỉnh đã quyết định phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi, trong đó yêu cầu các công ty TNHH MTV KTCTTL quản lý toàn bộ các trạm bơm điện cố định khi địa phương đề nghị bàn giao và hỗ trợ kinh phí cho các địa phương kiên cố hóa kênh cấp III phục vụ cánh đồng mẫu lớn, vùng trồng cây vụ Đông tập trung. Ngoài ra hàng năm tỉnh đều ban hành Chỉ thị phát động chiến dịch làm thủy lợi nội đồng, giao trách nhiệm cho các đơn vị về thực hiện nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi trong hệ thống.

* Hạn chế

Hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Nam Định được xây dựng, đưa vào khai thác sử dụng đã nhiều năm nên hiện xuống cấp, các cống đầu mối đã xuống cấp nghiêm trọng, các trục tưới tiêu chính bồi lắng đã nhiều năm nhưng chưa có kinh phí nạo vét do đó công tác điều hành tưới tiêu nước trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như hiện nay.

Tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi tại nhiều địa phương chưa được giải quyết dứt điểm, một số địa phương vẫn tiếp tục để phát sinh các vụ vi phạm mới. Vấn đề ô nhiễm nước do nước thải, rác thải xả vào hệ thống kênh mương, đặc biệt là ở hệ thống kênh gần các khu dân cư, khu công nghiệp và khu đô thị rất đáng lo ngại.

Đối với các công trình cấp III do địa phương quản lý, vấn đề còn tồn tại ở đây là thiếu kinh phí cho nên chưa được chú trọng dẫn đến nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng, kênh mương không được nạo vét khơi thông dòng chảy thường xuyên.


124

Bảng 4.32. Hạn chế, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định


Nội dung

Hạn chế

Nguyên nhân

Yếu tố ảnh hưởng

1. Công tác quy hoạch

- Công tác quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước chưa được chú trọng

- Một số địa phương chưa đồng bộ công trình đầu mối và nội đồng

- Việc điều tiết nước giữa mùa mưa và mùa khô của hệ thống thủy lợi còn hạn chế

- Có hệ thống thủy lợi như Nam Ninh, Xuân Thủy nằm trên địa bàn 2 huyện nên quản lý khó khăn

- Nguồn kinh phí hạn hẹp nên chưa có quy hoạch bổ sung, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước

- Hệ thống thủy lợi quy hoạch đã lâu, chưa phù hợp với sự thay đổi cơ cấu cây trồng, sự phát triển đô thị hóa, biến đổi khí hậu

- Nguồn kinh phí

- Điều kiện tự nhiên, môi trường, xã hội

- Cơ chế chính sách

2. Công tác đầu tư xây dựng

- Ngành thủy lợi Nam Định chú trọng đầu tư xây dựng mới, đầu tư công trình đầu mối mà chưa quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa, hoàn chỉnh hệ thống

- Hầu hết các công trình thủy lợi xây dựng chưa đồng bộ, chưa được trang bị kỹ thuật mới

- Nguồn kinh phí có hạn nên chỉ tập trung đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm, đầu mối

- Hạn chế trong áp dụng khoa học kỹ thuật

vào vận hành hệ thống thủy lợi, đặc biệt là công trình quy mô nhỏ, nội đồng.

- Nguồn kinh phí

- Phân cấp quản lý và tổ chức

- Trình độ đội ngũ cán bộ

3. Công tác quản lý vận hành khai thác

- Khối lượng công việc của các công ty TNHH MTV KTCTTL đảm nhận nhiều nên khó quản lý

- Kinh phí được Nhà nước cấp không đủ để đáp ứng 100% hoạt động của công ty/xí nghiệp

- Trình độ của cán bộ nhân viên công ty chưa cao

- Trên địa bản tỉnh vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước

- Diện tích cây trồng được tưới thấp hơn so với năng lực tưới thiết kế của công trình

- Tiến bộ khoa học áp dụng vào quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi còn thấp

- Nhiều công trình đã khai thác sử dụng lâu từ 30-40 năm được nhận lại từ các HTX NN nên các công trình bị xuống cấp

- Định mức kinh tế - kỹ thuật thủy lợi phê duyệt đã lâu, công trình nhận về tăng hàng năm nên tăng khối lượng công việc

- Nguồn kinh phí hạn chế nên không đủ chi trả thêm cho cán bộ nhân viên phát sinh

- Nước thải dân sinh, khu công nghiệp, nhà máy đổ trực tiếp vào hệ thống thủy lợi

- Trình độ đội ngũ cán bộ

- Cơ chế chính sách, định mức kinh tế kỹ thuật

- Công tác đào tạo nhân lực

- Nguồn kinh phí

- Ý thức của người sử dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 18



125

Nội dung

Hạn chế

Nguyên nhân

Yếu tố ảnh hưởng

4. Vấn đề kinh phí

- Kinh phí cấp cho các công ty thủy nông mới đảm bảo chi trả chi phí thường xuyên, số tiền dành cho sửa chữa công trình không đạt tỷ lệ theo quy định

- Định mức KT – KT thủy lợi chưa bổ sung, tính lại định mức vớt bèo rác, định mức cho công tác tiêu thoát nước đô thị, dân sinh và cây ăn quả.

- Mức phí thủy lợi nội đồng vẫn thấp. Cơ chế thanh toán giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi chưa khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm nước

- Mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi đang áp dụng theo mức trần được quy định nhưng vẫn không đáp ứng đủ kinh phí cho các công ty

- Đơn giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi không đổi nhiều năm, trong khi đó lương cán bộ nhân viên, chi phí điện, xăng thay đổi liên tục khiến không đủ nguồn chi phí.

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng yêu cầu cao hơn về mức độ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dẫn đến tăng số giờ lao động, làm việc, thiếu kinh phí chi trả

- Cơ chế chính sách

- Nguồn kinh phí

- Định mức kinh tế kỹ thuật chưa phù hợp với tình hình hiện tại

5. Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình

- Công trình đầu mối bảo dưỡng chưa thường xuyên. Địa phương phải thực hiện sửa chữa đại tu xoay vòng giữa các công trình

- Công trình thủy lợi nội đồng xuống cấp, lạc hậu. Công tác sửa chữa, duy tu phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ công ty/xí nghiệp

- Công ty/Xí nghiệp thủy lợi thiếu kinh phí để duy tu, bảo dưỡng thường xuyên

- Công tác quản lý hệ thống thủy lợi nhỏ, nội đồng chưa được quan tâm đúng mức

- Người hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi có ý thức bảo vệ công trình chưa tốt

- Ý thức người hưởng lợi

- Cơ chế chính sách

- Nguồn kinh phí

6. Sự tham gia cộng đồng

- Hiện tượng lấn chiếm an toàn công trình, vứt rác thải xuống kênh mương vẫn còn xảy ra tại nhiều địa phương.

- Thành viên trong tổ chức thủy lợi cơ sở có ít chuyên môn về quản lý công trình thủy lợi

- Hiện tượng đặt cống, máy bơm, xẻ kênh lấy nước vẫn xảy ra

- Ý thức của người sử dụng nước chưa tốt

- Công tác quản lý hệ thống thủy lợi nhỏ, nội đồng chưa được quan tâm đúng mức

- Ý thức người hưởng lợi

- Cơ chế chính sách

- Công tác tuyên truyền, tập huấn cho người hưởng lợi

7. Công tác tuyên truyền, tập huấn

- Người dân sử dụng nước tưới ít được tập huấn về quản lý vận hành hệ thống thủy lợi

- Hộ nông dân chưa được phổ biến rò ràng về điểm mới trong việc xác định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi trong Luật Thủy lợi

- Người hưởng lợi ít có kiến thức chuyên môn về thủy lợi

- Tổ chức thủy lợi cơ sở cò hạn chế về năng lực, nhiều địa phương chủ yếu là các cán bộ kiêm nhiệm đảm nhận quản lý vận hành

hệ thống thủy lợi nhỏ, nội đồng

- Ý thức người hưởng lợi

- Cơ chế chính sách

- Công tác tuyên truyền, tập huấn cho người hưởng lợi

- Trình độ đội ngũ cán bộ

125

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả (2019)


Hiện nay, nguồn kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí cấp bù cho các Công ty TNHH MTV KTCTTL trong tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh phí nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình đầu mối, kênh mương cấp I, cấp II do đó kinh phí để hỗ trợ địa phương còn hạn chế. Ngoài ra, các địa phương chưa thực hiện được việc đối ứng 50% kinh phí theo quy định do nguồn vốn của các xã còn hạn hẹp nên số lượng, chiều dài kênh mương địa phương được kiên cố hóa còn thấp (khoảng 6% tổng chiều dài).

Qua nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả đã tổng kết một số ưu điểm và kinh nghiệm thực tiễn làm bài học, các hạn chế, kết hợp với nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng để đề xuất các giải pháp.

4.3.3.2. Căn cứ vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phân tích SWOT để làm rò điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.

a. Điểm mạnh trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

1. Nam Định là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, Nam Định được coi là tỉnh trọng tâm sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực ở đồng bằng sông Hồng. Sự quan tâm tới sản xuất nông nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan đến nông nghiệp như thủy lợi.

2. Người dân Nam Định có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời có khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kĩ thuật áp dụng vào sản xuất là tiền đề quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Qua đó nhận thức về vai trò của hệ thống thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp được nâng cao.

3. Diện tích sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định vẫn được duy trì tương đối ổn định, sự suy giảm diện tích diễn ra ở một số loại cây trồng là không đáng kể. Chính sách dồn điền đổi thửa được thực hiện, đem lại một số kết quả có lợi tới việc sản xuất nông nghiệp hàng loạt theo hướng hiện đại, nâng cao sử dụng tiết kiệm nước.

4. Tỉnh Nam Định là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, trình độ học vấn khá cao. Người dân có truyền thống hiếu học, chăm chỉ lao động. Nếu có chiến lược đào tạo, sử dụng nguồn lực con người hợp lý sẽ tạo lợi thế, động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, qua đó sản xuất nông nghiệp và hệ thống thủy lợi sẽ được hưởng lợi từ nguồn nhân lực.

5. Mạng lưới giao thông phát triển tốt, kết nối nhanh với các thành phố khác, thúc đẩy trao đổi hàng hóa và phát triển nông nghiệp, tạo động lực cho hoàn thiện hệ thống thủy lợi.

6. Địa bàn của tỉnh Nam Định có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào, thuận lợi cho phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.

b. Điểm yếu trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

1. Những năm qua mặc dù ngành thủy lợi đã được quan tâm đầu tư, song do nhiều yếu tố tác động khiến hệ thống thuỷ lợi xuất hiện những vấn đề tồn tại, ảnh hưởng rất lớn tới các lĩnh vực phát triển sản xuất và sự tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương.

2. Hệ thống công trình thủy lợi qua nhiều năm sử dụng đến nay nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

3. Đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp tuy được cải thiện nhưng vẫn còn manh mún, rất khó áp dụng khoa học kỹ thuật như tưới tiết kiệm nước, sản xuất cánh đồng mẫu lớn từ đó gây khó khăn cho dịch vụ tưới tiêu.

4. Các địa phương (xã, thôn) quản lý công trình thủy lợi có quy mô nhỏ cho nên công tác duy tu bảo dưỡng chưa tốt.

5. Hoạt động quản lý, vận hành khai thác hệ thống công trình thủy lợi chậm đổi mới theo cơ chế thị trường, chủ yếu vẫn là cơ chế xin – cho.

6. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Nam Định còn thấp, đặc biệt là các kênh tiêu.

7. Trình độ cán bộ nhân viên của công ty/xí nghiệp chưa cao, số lượng cán bộ nhân viên bị thiếu rất nhiều so với khối lượng công việc phải làm.

c. Cơ hội trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

1. Ngành thủy lợi nhận được sự quan tâm của Nhà nước và Tỉnh trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi.

2. Tỉnh Nam Định là tỉnh trọng tâm phát triển sản xuất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng.

3. Nhu cầu phát triển hệ thống thủy lợi của tỉnh Nam Định mang tính cấp thiết, phù hợp với nhu cầu của xã hội, chính quyền, người hưởng lợi.

4. Xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trong tương lai là tiếp tục phát triển theo hướng theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bền vững.

d. Thách thức trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

1. Biến đổi khí hậu đang làm thiếu hụt lượng nước mưa, tạo áp lực lên khả năng cung cấp dịch vụ tưới tiêu của hệ thống thủy lợi.

2. Cách thức trả tiền sử dụng dịch vụ tưới tiêu như hiện nay chưa khuyến khích được người dùng sử dụng tiết kiệm nước.

3. Vấn đề phát triển các khu đô thị, công nghiệp, đường giao thông, di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm từ nội thành ra ngoại thành, chuyển đổi cơ cấu sản xuất làm giảm hiệu quả phục vụ của các công trình thuỷ lợi. Nguyên nhân là do diện tích phục vụ giảm, chức năng tưới giảm, chức năng tiêu tăng do phải tiêu cho các khu dân cư, làm thay đổi phạm vi quy mô và chức năng nhiệm vụ công trình.

4. Tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi vẫn diễn ra ở nhiều nơi ảnh hưởng tới năng lực tưới tiêu của hệ thống thủy lợi.

5. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng tạo ra những nhiệm vụ và yêu cầu mới đối với các công trình thủy lợi.

6. Nam Định là tỉnh ven biển nên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, gây hư hỏng các công trình thủy lợi.

e. Ma trận SWOT trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Tổng hợp các phân tích ở trên, luận án nghiên cứu xây dựng ma trận SWOT nhằm đề xuất các nhóm giải pháp khuyến khích phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp như sau:

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí