Tăng Cường Kiên Cố Hóa Kênh Mương Và Cơ Sở Hạ Tầng

Thứ năm, tỉnh Nam Định cần xác định nhu cầu nhân sự ở từng bộ phận, phân loại tay nghề, chuyên môn và kinh nghiệm của lực lượng lao động từ đó sắp xếp lại lực lượng lao động cho phù hợp. Những cán bộ chưa đủ trình độ cần được cử đi học nâng cao kiến thức để đáp ứng được nhu cầu của công việc. Đồng thời trong giai đoạn 2020 – 2025, ngành thủy lợi tỉnh Nam Định cần xây dựng khung vị trí việc làm cho người lao động để xác định rò công việc và mức lương tương ứng với từng vị trí việc làm.

Thứ sáu, ngành thủy lợi Nam Định cần yêu cầu tất cả các cán bộ quản lý trong các Công ty đều phải có bằng Đại học trở lên và cần có chính sách chọn lọc cán bộ nguồn để cử đi học đào tạo các lớp quản lý, quản trị nhằm nâng cao khả năng quản lý lãnh đạo.

Thứ bảy, ngành thủy lợi Nam Định cần xây dựng kế hoạch để cử cán bộ kỹ thuật tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên ngành kết hợp với kinh nghiệm sản xuất. Xây dựng các đợt tập huấn, học tập mô hình điển hình, vận dụng và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vận hành hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu phát triển mới trong tương lai. Kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn thu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty.

4.3.4.3. Tăng cường kiên cố hóa kênh mương và cơ sở hạ tầng

* Mục tiêu của giải pháp

Tỉnh Nam Định cần hoàn thiện cơ sở hạ tầng và kiên cố hóa kênh mương vì đây là một giải pháp công trình quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kênh mương không được kiên cố hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ tưới tiêu và giảm năng suất sản xuất nông nghiệp. Việc cơ sở hạ tầng được cải thiện, kết hợp với chính sách dồn điền đổi thửa sẽ tạo ra những cánh đồng mẫu lớn, thích hợp sản xuất nông nghiệp và qua đó duy trì ổn định, nâng cao vai trò của hệ thống thủy lợi. Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ở phần 4.1, luận án cũng nhận thấy giải pháp tăng cường kiên cố hóa kênh mương và cơ sở hạ tầng sẽ tác động tương đối mạnh tới sự đánh giá của hộ nông dân sử dụng nước tưới về hoạt động của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt khi điểm đánh giá trung bình các yếu tố thì nhóm nhân tố phương tiện hữu hình (PT) có 3 yếu tố được hài lòng nhưng ở mức thấp nhất trong 32 biến.

* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp

- Đối với Chi cục Thủy lợi và các Công ty TNHH MTV KTCTTL:

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần ưu tiên sử dụng quỹ sửa chữa thường xuyên để hoàn thành công tác kiên cố hóa các kênh tưới cấp I, cấp II trên toàn hệ thống thủy lợi để có thể tận dụng tối đa năng lực tưới của các kênh trên hệ thống, giảm chi phí nạo vét, tăng hệ số sử dụng đất, tăng diện tích tưới tiêu góp phần quản lý, điều phối nước tốt hơn.

Ngoài ra để nâng cao hoạt động của hệ thống kênh mương, Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần cần nạo vét trục tiêu chính, quan trọng, kiên cố hóa kênh cấp II, cấp III bị bồi lắng nhiều không đảm bảo năng lực dẫn nước, trục kênh tiêu liên xã được ưu tiên nạo vét trước. Các hệ thống kênh nội đồng của địa phương chưa được quan tâm nhất là công tác khai thông dòng chảy kênh cấp 3, tu sửa bờ vùng… nên tình trạng đưa nước tưới hoặc mỗi khi tiêu từ nội đồng ra kênh cấp I, cấp II là rất khó khăn. Trong thời gian tới, tỉnh Nam Định cần lên kế hoạch nạo vét kênh cấp I và nạo vét kênh đắp ấp trúc bờ một số kênh cấp 2 tại hệ thống thủy lợi Nghĩa Hưng; hệ thống thủy lợi Nam Ninh.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần lên kế hoạch nâng cấp hệ thống kênh, đê, cống, trạm bơm của các vùng ven biển Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng trước tác động thay đổi của thời tiết bất thường. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần củng cố và nâng cấp hệ thống tiêu huyện Hải Hậu, mở rộng kênh Cồn Nhất, đông Giao Thủy thuộc huyện Giao Thủy và dự án nam Nghĩa Hưng thuộc huyện Nghĩa Hưng. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần nâng cấp hệ thống đê ven biển đoạn từ đê Ninh Cơ dọc theo tuyến đường 488C; dự án nâng cấp kênh ven sông Giao Thủy.

Tuy nhiên cần lưu ý việc kiên cố hóa kênh mương tiêu trong các đô thị chỉ được thực hiện ở những nơi cần tạo kiến trúc cảnh quan đô thị. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần cần tăng cường các giải pháp thân thiện với môi trường như trồng cỏ, gia tăng khả năng trữ nước (hồ, ao, kênh rạch...).

Ngoài ra, Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần nâng cấp các cống cũ bằng cống điện mới như cống Hạ Kỳ, Tam Tòa, Minh Châu, Đồng Ninh, những cống sung yếu như Chi Tây, Phú Giáo, Thanh Hương. Bên cạnh đó, do yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời phải đảm bảo an toàn trong phòng chống lụt bão nên các đơn vị quản lý cần lập phương án bảo vệ công trình thủy lợi trọng điểm theo phương châm 4 tại chỗ.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định giao các công ty triển khai thực hiện công tác làm thuỷ lợi nội đồng, giao thông nông thôn ở các địa phương như Nguyễn Xá, Việt La, Tân Phú, Mai Xá,…

Nguồn kinh phí thực hiện lấy từ Ngân sách của UBND Tỉnh, Quỹ sửa chữa thường xuyên và kêu gọi đóng góp từ doanh nghiệp, người dân ở các địa phương.

4.3.4.4. Đẩy mạnh công tác duy tu, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn công trình

* Mục đích của giải pháp

Công tác duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thủy lợi có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đảm bảo an toàn hệ thống công trình, duy trì an ninh nguồn nước, phục vụ sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực. Hoạt động duy tu bảo dưỡng diễn ra tốt thì công trình được bảo vệ, sử dụng lâu dài, hạn chế hỏng hóc xuống cấp và gia tăng mức độ hiệu quả đầu tư, phục vụ đầy đủ cho các nhu cầu sử dụng dịch vụ tưới tiêu.

* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp

- Đối với Chi cục Thủy lợi và các Công ty TNHH MTV KTCTTL, xí nghiệp thủy lợi:

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần tiến hành kiểm tra, rà soát lại từng hệ thống công trình thủy lợi để đánh giá khả năng phục vụ, có kế hoạch tu sửa kịp thời những hư hỏng ở công trình đầu mối, không để xảy ra sự cố khi vận hành. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần nạo vét kênh mương bảo đảm dẫn nước thông suốt, duy trì và khai thác có hiệu quả năng lực tưới của công trình nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp cũng như dân sinh của cộng đồng, cấp bổ sung phai dự phòng 4 cống mới xây chưa có phai gỗ như cống Bơn Ngạn, Đò Mười, Đồng Ninh, Lạc Đạo. Thay mới các cánh cống Phú Giáo, Bình Hải I, Minh Châu do thiết bị đóng mở cống đã bị hư hỏng nặng. Để đảm bảo an toàn công trình và phục vụ sản xuất nông nghiệp, tỉnh Nam Định cần thực hiện ưu tiên xây mới cống Chi Tây, Thanh Hương, Phú Giáo, Quần Khu.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần hoàn thiện công tác kiểm tra, sửa chữa máy móc thiết bị trạm bơm, đường điện, duy tu bảo dưỡng công trình, nạo vét bể hút, bể xả, kênh dẫn. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần kiểm tra toàn bộ hệ thống phai cánh cống, máy đóng mở…chủ động vận hành hệ thống công trình khi nhập nước tạo nguồn, khoanh vùng giữ nước, điều tiết nước hợp lý trong từng điều kiện, giai đoạn cụ thể. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần tích cực tu bổ kênh mương, bờ vùng, tăng cường biện pháp điều hành tưới, tiêu, đặc biệt trong khâu lấy nước, giữ nước, những vùng khó khăn về nguồn nước.

Bảng 4.34. Tiêu chí lựa chọn công trình ưu tiên


TT

Tên các tiêu chí

Đơn vị

Điểm tối đa

Thứ tự ưu tiên

1

Chi phí sữa chữa, bảo dưỡng

đồng

30

Nhỏ đến lớn

2

Mức độ đồng thuận của cộng đồng

hưởng lợi

%

20

Lớn đến nhỏ

3

Diện tích phục vụ tưới tiêu của hệ

thống thủy lợi

ha

30

Lớn đến nhỏ

4

Số thôn, xóm được hưởng lợi từ hệ

thống thủy lợi

thôn

20

Lớn đến nhỏ


TỔNG


100


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 20

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả (2019)

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần thực hiện áp dụng tiêu chí lựa chọn công trình ưu tiên để sửa chữa, duy tu nhằm đảm bảo tính cấp thiết và cân đối với nguồn vốn đầu tư hiện có của địa phương, công ty thủy nông. Các tiêu chí áp dụng để lựa chọn công trình ưu tiên được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí liên quan đến hệ thống thông trình, đảm bảo cân bằng giữa yếu tố tài chính, sự tham gia cộng đồng. Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tiến hành họp thành viên để đề xuất các công trình cần đầu tư. Kết quả đánh giá này tiếp tục được bàn bạc, thảo luận với đại diện xã có sự tham gia của đại diện các hộ sử dụng nước để từng bước hoàn thiện đề xuất và lựa chọn được danh mục công trình ưu tiên phù hợp với nguồn vốn, quy hoạch phát triển thủy lợi của địa phương, đảm bảo theo quy trình và các tiêu chí đã thống nhất.

- Đối với các Huyện, Xã:

UBND tỉnh Nam Định cần yêu cầu UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn có công trình do công ty quản lý phối hợp chặt chẽ với các công ty TNHH MTV KTCTTL theo Nghị định 140/2005/NĐ-CP để bảo vệ các công trình thủy lợi, hành lang công trình thủy lợi. Các công ty đẩy mạnh việc phân công cán bộ nhân viên thực hiện quản lý, khai thác (kênh cấp I, II, cống đập...) định kỳ thành lập đoàn kiểm tra đến từng công trình, từng vị trí trong việc thực hiện quản lý duy tu. Cán bộ nhân viên trong công ty thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra công trình và khi phát hiện vi phạm đều khẩn trương huy động nhân lực của các cụm, tổ thủy nông phối hợp với chính quyền địa phương để xử lý.

UBND các xã, phường thành lập tổ công tác gồm công an xã và công nhân thủy nông kiểm tra an toàn công trình 2 lần/tuần, khi phát hiện vi phạm của người dân cần nhắc nhở và xử lý kịp thời. Duy trì kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên các tổ máy tại các trạm bơm lớn trên địa bàn tỉnh như trạm bơm Nam Hà, trạm bơm Nhát,

trạm bơm Cống Nẹp, trạm bơm Tân Đệ, trạm bơm An Lá 1 là những trạm bơm phục vụ tưới và tiêu cho những vùng hay xảy ra thiếu nước tưới hoặc vùng hay bị ngập úng. Đặc biệt các khu vực gần thành phố, thị trấn cần tổ chức thực hiện giải toả vi phạm trên kênh mương thủy lợi như cầu tạm, xây tường bao trên mặt kênh, xử lý một số vi phạm mặt và mái trong lòng kênh đảm bảo ưu thông dòng chảy; giải toả các vi phạm hành lang công trình thuỷ lợi trên tuyến kênh tiêu.

4.3.4.5. Đẩy mạnh sự tham gia của người hưởng lợi vào công tác quản lý vận hành hệ thống thủy lợi nội đồng

* Mục đích của giải pháp

Người hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi có tác động trực tiếp đến hiệu quả vận hành khai thác hệ thống thủy lợi, ảnh hưởng tới năng suất sản xuất nông nghiệp. Sự tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi của người dân ngày càng được tăng cường thông qua việc thực hiện chính sách của Nhà nước về phân cấp, chuyển giao quản lý khai thác công trình thủy lợi cho các tổ chức thủy lợi cơ sở.

* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp

- Đối với UBND Tỉnh và Chi cục Thủy lợi:

Tỉnh Nam Định cần tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về thủy lợi, hướng dẫn thi hành pháp luật về thủy lợi, phát huy vai trò giám sát của người dân, sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với công tác thủy lợi. Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người nông dân ở các tổ chức thủy lợi cơ sở trên địa bàn để nâng cao nhận thức, tiếp cận khoa học kỹ thuật trong quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi nội đồng.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần giao quyền quản lý và sử dụng một phần hoặc toàn bộ công trình tùy vào quy mô, năng lực của tổ chức thủy lợi cơ sở để thúc đẩy họ tham gia một cách tự nguyện vào quản lý, giám sát sự vận hành của công trình thủy lợi, hạn chế tình trạng xả thải vào hệ thống thủy lợi.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, kết hợp phương thức truyền thống với tuyên truyền qua mạng xã hội; lồng ghép nội dung thủy lợi vào một số chương trình giảng dạy khuyến nông. Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần nêu các điển hình tiên tiến ở thôn, xóm để các địa phương khác học tập và làm theo.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần thực hiện việc thông báo cho người dùng nước được biết và bàn bạc về mức thủy lợi phí nội đồng thay vì thông báo và yêu cầu họ biểu quyết về mức đóng ấn định trước như đang thực hiện. Đây là điều khác

biệt chi phối phương pháp áp dụng trong quá trình vận động cộng đồng hưởng lợi, nó thúc đẩy họ tham gia một cách tự nguyện vào quản lý công trình thủy nông.

- Đối với Công ty TNHH MTV KTCTTL và các địa phương:

Các công ty TNHH MTV KTCTTL cần xây dựng quy trình hướng dẫn người hưởng lợi tham gia tích cực vào quá trình vận hành khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở như sau:

- Lập kế hoạch hoạt động của tổ chức dùng nước

- Lập kế hoạch hướng dẫn nội dung và phương pháp giám sát các hoạt động của tổ chức thủy lợi dùng nước

- Lập kế hoạch phân phối nước tưới, bảo dưỡng công trình thủy lợi nội đồng

- Thực hiện quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng, xây dựng quy chế hoạt động của tổ

chức, hành trong trách.

quản lý các công địa bàn

vận trình phụ

- Thảo luận mức thủy lợi nội đồng và hình thức đóng góp, cũng như quản lý tài chính

Bước 1. Hỗ trợ kỹ

thuật, kỹ năng quản lý

Bước 2. Thực hiện quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng

Bước 3. Đánh giá,

điều chỉnh, phản hồi


- Thực hiện đánh giá tổ chức dùng nước sau một thời gian hoạt động (tối thiểu 1 vụ tưới).

- Thảo luận các kết quả đạt được

- Đề xuất các kiến nghị và phản hồi thông tin về cơ quan quản lý nhà nước

Hình 4.8. Quy trình hướng dẫn người hưởng lợi tham gia vào quá trình vận hành khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả (2019)

Các địa phương cần lồng ghép sự hoạt động giữa HTX dịch vụ nông nghiệp

– Ban thủy nông xã – Ban chỉ đạo sản xuất các cấp để bảo đảm tính thống nhất trong việc phát triển, quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi phục vụ nhu cầu sản xuất.

4.3.4.6. Hoàn thiện cơ chế xác định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo định hướng phù hợp với điều kiện thực tế

* Mục đích của giải pháp

Theo Luật Thủy lợi, khi nước được coi là “hàng hóa” và giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi được tuân theo quy luật cung cầu thì sẽ khuyến khích người dân sử dụng tiết kiệm nước và nâng cao giá trị nước tưới. Việc định giá nước tưới hợp lý để tác động vào hành vi người sử dụng nước. Việc hoàn thiện cơ chế xác định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi dựa trên mức sẵn lòng chi trả của người sử dụng nước sẽ là một cách tiếp cận mới giúp nhà chính sách biết được ý muốn sẵn sàng thanh

toán của người sử dụng nước tưới, giải quyết bài toán kinh tế trong quản lý khai thác công trình thủy lợi. Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, luận án nhận thấy rằng có đến 78% hộ nông dân có thể trả thêm tiền để hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn với mức lựa chọn nhiều nhất là dưới 5000 đồng/sào/vụ.

* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp

- Đối với UBND Tỉnh và Chi cục Thủy lợi:

Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cũng đã nêu rò cần triển khai thực hiện đồng bộ chính sách giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi phù hợp với đặc thù vùng miền, đối tượng sử dụng dịch vụ; nâng cao trách nhiệm trong việc cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các bên liên quan; phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Tỉnh Nam Định muốn xác định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi hợp lý, chính xác thì cần phải rà soát, bổ sung xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật lĩnh vực thủy lợi. Như vậy trong giai đoạn tới, ngành Thủy lợi tỉnh Nam Định cần xây dựng lại định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sản xuất, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thực tế hiện nay để có cơ sở xác định mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi hợp lý.

Dựa trên kết quả khảo sát, có trên 78% số hộ dân được hỏi sẵn sàng chi trả thêm tiền phí thủy lợi nội đồng nếu cải thiện chất lượng dịch vụ tưới tiêu. Như vậy cơ quan quản lý có thể định giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi công ích dựa vào cảm nhận của người sử dụng về giá trị của sản phẩm, chứ không dựa vào chi phí sản xuất.

Tuy nhiên đặt vào bối cảnh điều kiện thực tế hiện nay, khi sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ, thương mại. Do vậy để người dân sử dụng nước đóng hoàn toàn giá thành sản phẩm dịch vụ thủy lợi thì sẽ dẫn đến tình trạng bỏ ruộng, do hiệu quả kinh tế đem lại từ sản xuất nông nghiệp vẫn thấp hơn sản xuất phi nông nghiệp. Cho nên trong ngắn hạn (3 – 5 năm), hình thức thu phí sử dụng dịch vụ thủy lợi như hiện nay vẫn nên sử dụng theo phương thức cũ để đảm bảo an ninh lương thực. Giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi vẫn do Nhà nước cấp chi trả cho các công ty thủy nông, còn hộ nông dân sử dụng dịch vụ tưới tiêu thì chi trả phần phí thủy lợi nội đồng, tuy nhiên mức giá nên được điều chỉnh tăng dần theo thời gian.

Mức cấp bù thủy lợi phí đối với biện pháp tưới bằng động lực theo quy định quá thấp so với thực tế chi hoạt động. Nguồn vốn cấp bù miễn thủy lợi phí chỉ dùng

để đầu tư duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi, cần được đầu tư bổ sung hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng để đáp ứng với nhu cầu sản xuất hiện nay.


=

+

+

Tăng mức thu phí thủy lợi nội đồng lên tối đa 5000 đồng/sào/vụ

Xây dựng lại định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi phù hợp với điều kiện phục vụ sản xuất hiện nay

Công tác Công tác Công tác tiêu vớt bèo vớt rác nước đô thị,

dân sinh

Công tác tưới tiêu cho cây trồng không phải cây lúa

Phân loại

mức Phân loại

đóng mức

theo đóng

nguồn theo diện

thu nhập tích canh

chính tác

Hệ thống thủy lợi nội đồng

Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

Mức giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi

Lợi nhuận dự kiến (nếu có)

Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có)

Do Nhà nước chi trả qua các công ty TNHH MTV KTCTTL

Mức phí thủy lợi nội đồng do các địa phương ban hành, tính trên sào/ vụ

Hệ thống công trình đầu mối

Hình 4.9. Giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi và phí thủy lợi nội đồng

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả (2019)

Trong nghiên cứu đã chỉ ra phần lớn hộ dân có dịch vụ tưới tiêu ở tỉnh Nam Định sẵn sàng trả thêm phí thủy lợi nội đồng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong đó mức giá được lựa chọn nhiều nhất là tăng tối đa 5000 đồng/sào/vụ.

4.3.4.7. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi

* Mục đích của giải pháp

Trong lĩnh vực quản lý, vận hành hệ thống thủy lợi cần từng bước ứng dụng công nghệ tin học và viễn thám trong quản lý, điều hành hệ thống thủy lợi để phục vụ kịp thời và nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi. Tỉnh Nam Định cần đầu tư các trang thiết bị, hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn để đo mực nước, lưu lượng và chất lượng nguồn nước, phục vụ cho công tác quản lý khai thác, vận hành công trình thủy lợi đảm bảo thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu phức tạp như hiện nay. Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ở phần 4.1, luận án thấy rằng các hộ nông dân đánh giá chưa cao việc áp dụng tiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/07/2022