Ma Trận Giải Pháp Trong Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Phục Vụ Sản Xuất Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Nam Định


Bảng 4.33. Ma trận giải pháp trong phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định



129


Ma trận SWOT

S: Điểm mạnh

S1. Đất đai, khí hậu phù hợp với sản xuất nông nghiệp

S2. Có lịch sử xây dựng, phát triển hệ thống thủy lợi lâu đời

S3. Địa bàn có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào

S4. Nguồn lao động dồi dào, dễ dàng trong việc tiếp cận tri thức

S5. Mạng lưới giao thông phát triển tốt, thúc đẩy trao đổi hàng hóa.

W: Điểm yếu

W1. Địa phương quản lý công trình thủy lợi vừa và nhỏ cho nên công tác duy tu bảo dưỡng chưa tốt

W2. Hệ thống công trình thủy lợi qua nhiều năm sử dụng đến nay nhiều công trình đã xuống cấp nghiêm trọng

W3. Hoạt động quản lý khai thác công trình thủy lợi chậm đổi mới theo cơ chế thị trường

W4. Trình độ cán bộ nhân viên chưa cao W5. Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương còn thấp

W6. Đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún

W7. Cách trả tiền giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi hiện nay chưa khuyến khích người dùng nước tiết kiệm

O: Cơ hội

O1. Tỉnh Nam Định là trọng tâm phát triển sản xuất nông nghiệp của ĐBSH

O2. Xu hướng sản xuất nông nghiệp trong tương lai là tiếp tục phát triển theo hướng theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, sử

Kết hợp SO: sử dụng các thế mạnh để tận dụng cơ hội

- S1S2S3 – O1O2O3: Đẩy mạnh công tác quản lý, tập trung nâng cấp bảo dưỡng công trình thủy lợi đầu mối, trọng điểm.

- S1S4S5 – O1O2: Áp dụng tưới tiết kiệm

Kết hợp WO: hạn chế các điểm yếu để tận dụng cơ hội

- W1W4 – O1O2O3: Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ nhân viên

- W1W2 – O2O3: Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người sử dụng nước tưới

- W2W5 – O1O2O3: Tập trung nguồn vốn kiên cố

hóa kênh mương đầu mối, nâng cấp công trình trọng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 19




130

dụng tiết kiệm tài nguyên và bền vững

O3. Ngành thủy lợi Nam Định nhận được sự quan tâm của Nhà nước và Tỉnh tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi.

nước, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

điểm.

- W6 – O1O3: Đẩy mạnh chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất xây dựng cánh đồng mẫu lớn

- W3W7 – O3: Xây dựng cơ chế chính sách, định mức kinh tế kỹ thuật đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế.

T: Thách thức

T1. Biến đổi khí hậu đang làm thiếu hụt lượng nước mưa

T2. Thay đổi cơ cấu cây trồng tác động đến yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp

T3. Chi phí đầu vào phục vụ quá trình quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi tăng theo thời gian

T4. Xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng đến vận hành hệ thống thủy lợi.

Kết hợp ST: vượt qua thách thức bằng cách tận dụng điểm mạnh

- S2 – T1T2T3: Đẩy mạnh công tác quản lý, tập trung nâng cấp bảo dưỡng công trình thủy lợi đầu mối, trọng điểm

- S4S5 – T2T4: Quy hoạch mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý vận hành hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp mới.

Kết hợp WT: tối thiểu hóa điểm yếu và tránh khỏi mối nguy

- W3W7 – T3: Xây dựng cơ chế tính giá SPDVTL theo định hướng thị trường dựa trên mức sẵn lòng chi trả của người dân

- W5 – T1T2T4: Tăng cường công tác kiên cố hóa kênh mương

- W1W4 – T2T4: Năng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý vận hành hệ thống thủy lợi thích ứng điều kiện mới

- W1W3W7 –T2T3T4: Tuyên truyền cho hộ nông dân về cách tính mức thu thủy lợi phí, các chính sách liên quan đến vận hành, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hệ thống thủy lợi theo yêu cầu của Luật Thủy lợi.

130

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả (2019)

4.3.4. Các giải pháp cụ thể

Tác giả dựa vào các căn cứ ở trên và kết quả việc đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng đối với dịch vụ tưới tiêu của hệ thống thủy lợi ở tỉnh Nam Định (phân tích nhân tố khám phá EFA) để đề xuất giải pháp. Các giải pháp được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên dựa trên mức độ quan trọng như sau:

4.3.4.1. Giải pháp về chính sách

* Mục tiêu của giải pháp

Vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thủy lợi rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Mục đích của các giải pháp này là bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về pháp luật thủy lợi, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy lợi.

* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp

a. Chính sách về quy hoạch hệ thống công trình

Trước sự thay đổi về quy hoạch hệ thống thủy lợi của các tỉnh lân cận trong đồng bằng sông Hồng, sự biến đổi khí hậu, sự thay đổi lượng mưa, thủy văn, sự thay đổi cơ cấu cây trồng, ngành thủy lợi tỉnh Nam Định cần xây dựng các kịch bản phát triển hệ thống thủy lợi để hạn chế các tác động cực đoạn như hạn hán, xâm nhập mặn, thiên tai, ô nhiễm nguồn nước và phát huy được thế mạnh của địa phương.

Cụ thể, các chính sách về quy hoạch hệ thống thủy lợi cần thực hiện như

sau:


- Đối với cấp Tỉnh và các Huyện:

1. Toàn tỉnh hoàn thành công tác rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới quy

hoạch thủy lợi lưu vực sông liên tỉnh (hệ thống thủy lợi phía Bắc của tỉnh Nam Định), quy hoạch thủy lợi của hệ thống công trình thủy lợi liên quan từ hai huyện trở lên (hệ thống Nam Ninh, hệ thống Xuân Thủy) phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới.

2. Tỉnh Nam Định cần xây dựng tầm nhìn và các kịch bản phát triển kinh tế

- xã hội riêng của tỉnh nhằm từ đó có cơ sở để đề xuất quy hoạch hệ thống thủy

lợi thích ứng với bối cảnh mới, đưa các giải pháp công trình và phi công trình, đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ môi trường nước.

3. Nam Định cần xây dựng quy hoạch thủy lợi phù hợp với vùng đất trũng ven biển ở huyện Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng để hạn chế tác động tiêu cực của xâm nhập mặn, đồng bộ hệ thống thủy lợi với sản xuất nuôi trồng thủy hải sản để cấp nước chủ động, sử dụng nước có hiệu quả.

4. Quy hoạch thủy lợi tỉnh Nam Định cần gắn chặt với kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thông qua việc áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm nước.

5. Nam Định cần xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng theo quy mô canh tác tiên tiến, gắn với san phẳng, cải tạo đồng ruộng, kết hợp với giao thông nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa, khuyến khích liên kết sản xuất, dồn điền đổi thửa, canh tác theo quy mô lớn. Các chính sách này bao gồm:

+ Nghiên cứu, thiết kế mẫu hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hướng dẫn thực hiện

+ Nghiên cứu chính sách hỗ trợ tín dụng, ưu đãi thuế, khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức thủy nông cơ sở sản xuất các cấu kiện, thiết bị công nghệ cho kiên cố hóa kênh mương, nhà lưới, nhà kính, v.v… để mở rộng các loại hình dịch vụ kinh doanh

b. Chính sách về vận hành hệ thống công trình

- Đối với cấp Tỉnh, Chi cục Thủy lợi và các Huyện:

Nam Định cần hoàn thiện các chính sách về vận hành hệ thống công trình thủy lợi sẽ giúp tỉnh Nam Định đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở. Bên cạnh đó, Nam Định cần nâng cao chất lượng dịch vụ thủy lợi, mức bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, chủ động phòng, chống thiên tai và phát huy nội lực, vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi.

- Đối với công ty TNHH MTV KTCTTL, xí nghiệp thủy lợi và địa phương:

Các đơn vị quản lý hệ thống thủy lợi cần xây dựng phương án điều hành tưới nước cho từng kênh, từng vùng cụ thể hơn với từng năng lực của từng tuyến kênh tưới nhằm nâng cao năng lực tưới nước của các công trình so với năng lực thiết kế.

Các đơn vị cần thực hiện quy trình vận hành hệ thống thủy lợi đồng bộ từ đầu mối tới mặt ruộng với sự tham gia của 4 tổ chức gồm Chi cục thủy lợi tỉnh Nam Định, các công ty TNHH MTV KTCTTL, các cụm thủy nông trong từng công ty và các tổ chức thủy lợi cơ sở.

Quy trình vận hành hệ thống thủy lợi giữa các bên liên quan được xây dựng dựa trên nguyên tắc: Kế hoạch – Thực hiện – Kiểm tra – Phản hồi – Điều chỉnh.

Phía tổ chức thủy lợi cơ sở cần phản hồi lại nhu cầu tưới tiêu thực tế cho đơn vị cung cấp dịch vụ cấp nước một cách kịp thời vì sự hài lòng của hộ dân phụ thuộc rất lớn vào kế hoạch tưới tiêu của đơn vị cung cấp dịch vụ (theo kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ở phần 4.1).

Ngoài ra, để hoạt động quản lý vận hành hệ thống thủy lợi diễn ra đảm bảo, Chi cục Thủy lợi Nam Định cần xem xét, rà soát lại định mức kinh tế - kỹ thuật trong thủy lợi, bổ sung các công tác phát sinh nhưng chưa có định mức, tính toán và điều chỉnh lại định mức đang có của một số công tác mà đang tính thấp hơn thực tế thực hiện.


Đề xuất kế hoạch điều tiết nước dựa vào phân tích nhu cầu sản xuất và dân sinh.

Lên các phương án điều chỉnh với các kịch bản khác nhau

Thực hiện điều tiết nước hợp lý theo nguyên tắc ưu tiên điều tiết nước tưới cho khu vực tưới ở xa, đất cao để tiết kiệm lượng nước cần tưới, giảm chi phí quản lý, vận hành vẫn đảm bảo nhu cầu nước tưới của cây trồng và phục vụ dân sinh


Thực hiện kiểm tra các đầu kênh tưới, các cống tưới trước các đợt lấy nước. Yêu cầu tổ chức thủy lợi cơ sở, người hưởng lợi chủ động mở cống, dẫn nước tới đồng ruộng kịp thời với lịch điều tiết nước tưới

Chi cục Thủy lợi Nam Định

Phía công ty

Phía cụm thủy nông

Phía tổ chức thủy lợi cơ sở


Phối hợp cùng công nhân thủy nông xem xét hiện trạng khu vực tưới và nhu cầu tưới tiêu trước các đợt tưới để đề xuất kế hoạch điều tiết nước lên công ty

Hình 4.6. Sơ đồ quy trình thực hiện công tác vận hành hệ thống thủy lợi

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả (2019)

Bên cạnh đó, tỉnh Nam Định cần có chính sách riêng về phát triển hệ thống tiêu thoát nước đô thị, dân sinh ở thành phố Nam Định, thị trấn Liễu Đề hoặc xử lý nước thải trước khi đổ vào kênh tiêu của hệ thống thủy lợi vì các hệ thống cuối nguồn sẽ lấy nước để phục vụ tưới nên cần có chính sách đảm bảo chất lượng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tỉnh cần thực hiện khoanh vùng những

vùng chũng, những vị trí hay bị ngập úng, cho xây dựng trạm bơm tiêu với công suất thích hợp để tăng khả năng tiêu nước trên hệ thống. Các đơn vị quản lý hệ thống thủy lợi cần thường xuyên nạo vét lòng kênh, giải tỏa, khai thông dòng chảy nhằm đảm bảo việc tạo nguồn cho trạm bơm điện và tiêu nước thuận lợi nhất.

c. Chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi

- Đối với cấp Tỉnh:

Tỉnh Nam Định cần tiếp tục hoàn thiện chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi theo Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND về nâng cao công tác quản lý và vận hành các hệ thống tưới tiêu, ở cấp nội đồng chỉ giao cho địa phương quản lý, vận hành phân phối nước, không giao quản lý công trình. Việc quản lý công trình do các công ty TNHH MTV KTCTTL và các xí nghiệp trực thuộc phụ trách.

Tỉnh Nam Định cần xây dựng chính sách quản lý và phân cấp quản lý công trình thủy lợi thể hiện việc chuyển dịch từ “phục vụ” sang cung cấp “dịch vụ” tưới tiêu phù hợp với tinh thần của Luật Thủy lợi và Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.

Tỉnh Nam Định cần tiếp tục sử dụng mô hình Công ty TNHH MTV KTCTTL trong quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi, tuy nhiên cần kiến nghị trong việc quản lý công trình đồng bộ từ đầu mối đến nội đồng để hạn chế tình trạng hư hỏng hệ thống thủy lợi nội đồng mà không được sửa chữa.

Tỉnh Nam Định cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn nữa giữa các công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành, Ý Yên, Vụ Bản và công ty TNHHMTV KTCTTL Bắc Nam Hà trong quản lý khai thác hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà để đồng nhất trong quản lý, điều tiết nước cũng như chuyển giao công nghệ.

- Đối với Chi cục Thủy lợi và cấp Huyện

Các tổ chức thủy lợi cơ sở tiếp tục được xây dựng và củng cố, hoàn thiện trên cơ sở phát huy các tổ chức hợp tác sẵn có của địa phương và phát huy vai trò của người sử dụng nước, đảm bảo “đầy đủ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật hiện hành”.

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định cần nghiên cứu cơ chế thực hiện biện pháp cơ chế giao khoán đến công ty, cụm thủy nông, tổ đội để người lao động phát huy tính năng động sáng tạo của mình, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm nhằm giảm chi phí quản lý nâng cao hiệu quả công trình.


Chịu sự GIÁM SÁT

bởi người dân trong vùng hưởng

lợi

Chi cục Thủy lợi tỉnh Nam Định tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng mô hình Ban quản lý thủy lợi liên xã trong cùng một hệ thống thủy lợi để lập kế hoạch phân phối nước, duy tu bảo dưỡng công trình được công bằng, và giải quyết thân thiện tranh chấp về nước giữa các xã. Thành phần của Ban quản lý thủy lợi liên xã gồm đại diện Công ty TNHH MTV KTCTTL, đại diện UBND xã và đại diện tổ chức thủy lợi cơ sở (hoặc chủ nhiệm các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có sử dụng dịch vụ tưới) trong khu tưới. Ban quản lý thủy lợi liên xã sẽ hoạt động thường xuyên, định kỳ và trước các vụ tưới để rà soát, xây dựng kế hoạch điều tiết nước tưới giữa các khu vực dùng nước, nhằm đảm bảo công bằng trong quá trình sử dụng nước tưới sản xuất nông nghiệp. Các vị trí công việc trong ban thủy lợi liên xã là kiêm nhiệm nên không phát sinh kinh phí.


Đại diện công ty TNHH MTV KTCTTL

Đại diện UBND các xã trong cùng một hệ thống thủy lợi

Ban quản lý thủy lợi liên xã


Đại diện các tổ chức thủy lợi cơ sở hoặc chủ nhiệm HTX nông nghiệp có sử dụng dịch vụ tưới


Hình 4.7. Mô hình ban quản lý thủy lợi liên xã

Nguồn: Tổng hợp và phân tích của tác giả (2019)

4.3.4.2. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và vận hành các công trình thủy lợi

* Mục tiêu của giải pháp

Đội ngũ cán bộ quản lý và vận hành các công trình thủy lợi cần nâng cao trình độ, năng lực để công tác quản lý vận hành khai thác hệ thống thủy lợi được hiệu quả hơn, đảm bảo phục vụ tốt cho các nhu cầu sử dụng dịch vụ tưới tiêu tại địa phương. Thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ở phần 4.1, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, vận hành có tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của hộ nông dân sử dụng nước tưới cho nên giải pháp này có ý nghĩa vô cùng to lớn tới việc đánh giá chất lượng dịch vụ cấp nước.

* Nội dung và biện pháp thực hiện giải pháp

- Đối với Chi cục Thủy lợi và các Công ty TNHH MTV KTCTTL:

Tỉnh Nam Định cần đào tạo nâng cao năng lực, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi trong đó triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, tỉnh Nam Định cần rà soát và đánh giá nguồn nhân lực ngành thủy lợi hiện có của 7 công ty TNHH MTV KTCTTL trên địa bàn tỉnh để xây dựng và triển khai kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phù hợp với từng đối tượng tham gia, đào tạo đa ngành, nghề; chú trọng nâng cao chất lượng nhân viên, đào tạo năng lực quản trị, đầu tư nâng cấp cơ sở đào tạo.

Thứ hai, tỉnh Nam Định đang thực hiện đổi mới cơ cấu cây trồng nhằm hiện đại hóa nền nông nghiệp, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt với công việc để đảm đương được nhiệm vụ. Vì vậy, các công ty TNHH MTV KTCTTL cần giảm tỷ lệ cán bộ có trình độ dưới cao đẳng, đại học xuống dưới 40%, tăng tỷ lệ cán bộ quản lý có trình độ ĐH&SĐH lên 70% đến năm 2025. Tỉnh Nam Định cần tuyển thêm nhân sự cho các công ty để giảm mức lao động quản lý hệ thống xuống 20% so với hiện tại. Ngành thủy lợi Nam Định cần cử nhân viên có bằng trái ngành đi học bổ sung kiến thức đúng chuyên ngành đang công tác để đảm bảo được yêu cầu trong công việc.

Thứ ba, trong giai đoạn 2020-2022, các công ty cần tuyển chọn và cử cán bộ, nhân viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại công ty khai thác công trình thủy lợi có quy mô lớn như công ty Bắc Nam Hà, công ty thủy lợi Bắc Hưng Hải.

Thứ tư, tỉnh Nam Định cần tổ chức các đợt đào tạo, bổ túc, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý thông qua hệ thống cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu như Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, trường Đại học Thủy lợi. Tỉnh Nam Định cần thực hiện chính sách đãi ngộ phù hợp, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hoạt động thủy lợi, hình thành đội ngũ chuyên gia chuyên sâu trong công tác thủy lợi ở địa phương. Trong vòng 3 năm tới, ngành thủy lợi Nam Định cần tập trung cải thiện trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên thuộc 4 công ty TNHH MTV KTCTTL: Mỹ Thành, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Hải Hậu. Đây là 4 công ty có tỷ lệ cán bộ nhân viên trình độ từ Đại học trở lên thấp nhất trong tỉnh (tương ứng là 6,9%; 14,49%; 15,09%; 15,86%). Xây dựng kế hoạch đi học luân phiên các lớp tại chức, liên thông, cao học nhằm nâng tỷ lệ này lên trên 25% vào năm 2025.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí