Mối Quan Hệ Giữa Chi Phí Sửa Chữa Công Trình Và Số Lượng Công Trình Xuống Cấp

+ Hỗ trợ kiên cố hóa 50% số mét dài kênh cấp III trên cánh đồng mẫu lớn và vùng cây vụ đông tập trung theo tiêu chí nông thôn mới.

Ngoài ra hàng năm tỉnh đều ban hành Chỉ thị phát động chiến dịch làm thủy lợi nội đồng, giao trách nhiệm cho các đơn vị về thực hiện nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi trong hệ thống. Tuy nhiên số lượng nguồn kinh phí dành cho sửa chữa thường xuyên tại các công ty chưa đạt mức tối thiểu yêu cầu. Công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành theo QĐ số 1512/2014 của UBND Nam Định thì định mức chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ sẽ bằng 51,3% tổng chi phí sản xuất, tuy nhiên chi phí sửa chữa thường xuyên trong nhiều năm của công ty chỉ đạt 40% - 50% so với tổng chi phí sản xuất.

Hàng năm các công ty TNHH MTV KTCTTL được cấp bù miễn thu thủy lợi phí dựa trên diện tích phục vụ thực tế và đơn giá giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi do UBND tỉnh đề xuất. Đơn giá này đã lấy theo mức trần do Nhà nước quy định nhưng thực tế vẫn không đủ kinh phí để các công ty TNHH MTV KTCTTL duy trì tất cả hoạt động của hệ thống thủy lợi ở mức bình thường.

Ngày 14/11/2016 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 280/2016/TT-BTC Quy định giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi, các địa phương phải xây dựng giá dịch vụ công ích thủy lợi nhưng không vượt quá giá tối đa do Bộ Tài chính quy định. Mức giá tối đa sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi theo Thông tư 280/2016/TT-BTC là tương đương với mức cấp bù thủy lợi phí của Nghị định 67/2012/NĐ-CP.

Đối với tỉnh Nam Định mức cấp bù miễn thu thủy lợi phí theo Nghị định số 67/2012/NĐ-CP những năm gần đây phần nào mới đáp ứng được chi phí chi thường xuyên và một phần chi phí duy tu bảo dưỡng công trình trên địa bàn tỉnh. Do nguồn kinh phí hạn hẹp nên UBND tỉnh Nam Định đã có văn bản chỉ đạo các Công ty TNHH một thành viên KTCTTL trong tỉnh phải tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, không được tăng lao động (trong khi vẫn phải tiếp tục nhận các trạm bơm do địa phương bàn giao) để dành kinh phí cho tu bổ sữa chữa công trình. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất năm 2018 của 7 Công ty TNHH một thành viên KTCTTL trong tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt, với kinh phí cấp bù miễn thu thủy lợi phí năm 2018 được chia làm 2 phần:

- Phần chi thường xuyên: 184.169 triệu đồng chiếm 55,1% tổng chi phí;

- Phần tu bổ sửa chữa công trình: 152.748 triệu đồng; bình quân toàn tỉnh đạt 44,9% tổng chi phí, tương đương 681.742 đồng/ha quy đổi.

Trong khi đó theo định mức kinh tế- kĩ thuật đã được phê duyệt thì tỷ lệ chi phí dành cho tu bổ sửa chữa công trình bình quân là 50,6% (tương đương

Công trình

290

285

280

275

270

265

260

255

250

245

250

284

200

150

261

267

100

141,625

200,889

141,498

50

0

2015

2016

2017

Chi tu bổ sửa chữa công trình trong năm

Số công trình xuống cấp tính đến đầu năm

Tỷ đồng

753.000 đồng/ha quy đổi).


Hình 4.4. Mối quan hệ giữa chi phí sửa chữa công trình và số lượng công trình xuống cấp

Nguồn: Tổng hợp từ Chi cục Thủy lợi Nam Định (2018) Như vậy nếu áp dụng mức giá bằng mức giá tối đa theo Thông tư số 280/2016/TT-BTC thì vẫn chưa đủ nguồn kinh phí để các đơn vị quản lý khai

thác công trình thủy lợi trong tỉnh hoạt động theo Định mức kinh tế- kĩ thuật.

Do kinh phí sửa chữa công trình có hạn (chiếm dưới 50% tổng kinh phí cấp cho các công ty) nên theo thời gian số lượng công trình xuống cấp tăng lên, giai đoạn 2015-2017 tăng 8,8%. Số tiền chi tu bổ sửa chữa công trình chỉ đủ đáp ứng bảo dưỡng những công trình quan trọng, trọng điểm. Những công trình nhỏ lẻ chưa được thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên.

Hệ thống thủy lợi Mỹ Thành theo QĐ số 1512 năm 2014 của UBND tỉnh Nam Định thì định mức chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ được quy định bằng 51,3% tổng chi phí sản xuất, tuy nhiên chi phí sửa chữa thường xuyên trong năm của công ty chỉ đạt 40% - 50% so với tổng chi phí sản xuất. Vậy là nguồn kinh

phí dành cho sửa chữa thường xuyên của hệ thống thủy lợi Mỹ Thành chưa đạt đến yêu cầu của UBND tỉnh.

Bảng 4.20. Chi sửa chữa thường xuyên của hệ thống thủy lợi Mỹ Thành


Nội dung

Đơn vị

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Tổng chí phí sản xuất

Tỷ đồng

18,86

20,09

21,97

23,45

Chi sửa chữa thường xuyên TSCĐ

Tỷ đồng

9,30

9,75

9,45

9,69

Tỷ lệ

%

49,32

48,54

43,02

41,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng hợp từ công ty TNHH MTV KTCTTL Mỹ Thành (2018)

Qua phỏng vấn 21 cán bộ nhân viên của các công ty TNHH MTV KTCTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả nhận thấy rằng đa phần các tồn tại của hệ thống công trình thủy lợi hiện nay đều do các công ty thiếu kinh phí và họ cho rằng nên tăng kinh phí cấp cho các công ty thủy nông và thay đổi mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi để các công ty thủy nông có thêm kinh phí duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Mức phí thủy lợi nội đồng cũng cần xem xét để tăng lên phù hợp với đối tượng sử dụng nước để các công trình nội đồng được chủ động nâng cấp, sửa chữa mà không cần đợi kinh phí hỗ trợ từ phía công ty.

Bảng 4.21. Tổng hợp ý kiến của cán bộ nhân viên về nguồn kinh phí


Nội dung

Số cán bộ

đồng ý

Tỷ lệ

(%)

Số cán bộ

không đồng ý

Tỷ lệ

(%)

Số quan

sát (n)

Kinh phí hoạt động của

công ty đảm bảo

4

19,1

17

80,9

21

Giá SPDVTL hợp lý

5

23,8

16

76,2

21

Kinh phí cho sửa chữa,

bảo dưỡng còn thấp

18

85,7

3

14,3

21

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2019)

Đối với phí thủy lợi nội đồng, đa số hộ sử dụng nước đồng ý với nhận định mức phí thủy lợi nội đồng được xác định, công bố rò ràng và minh bạch (tỷ lệ 68% hộ sử dụng nước). Có 60% hộ gia đình cho rằng mức phí hiện tại đang đóng còn thấp, nên tổ chức thủy lợi cơ sở chưa đủ kinh phí để duy tu bảo dưỡng hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình.

Bảng 4.22. Đánh giá của hộ sử dụng nước về mức phí thủy lợi nội đồng


Đánh giá của hộ sử dụng nước (%)


TT


Nội dung


Rất đồng ý


Đồng ý


Bình thường


Không đồng ý

Rất không đồng ý

Số quan sát

(n)

1

Phí thủy lợi nội đồng rò

ràng, minh bạch

30,3

38,3

24,1

7,2

0

402

2

Mức phí thủy lợi nội đồng

còn thấp

32,8

28,2

22,1

16,9

0

402


3

Mức phí thủy lợi nội đồng cần phù hợp với thu nhập

của hộ sử dụng nước


31,1


40,8


17,4


10,7


0


402

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2019)

Hộp 4.4. Vấn đề nguồn kinh phí cấp cho các công ty


Nguồn kinh phí mà các công ty thủy nông được cấp hàng năm không lớn. Riêng nguồn chi thường xuyên dành cho chi trả lương cán bộ công nhân viên đã chiếm gần 60% tổng nguồn kinh phí. Đấy là mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi đã áp theo mức giá trần theo quy định của UBND, nếu mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi và phí thủy lợi nội đồng được điều chỉnh tăng lên thì phía công ty sẽ có thêm nguồn kinh phí dành cho công tác duy tu bảo dưỡng công trình. Điều này sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình, hiệu quả công tác tưới tiêu phục vụ bà con nông dân sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra, định mức kinh tế kỹ thuật đang áp dụng cho các công ty thủy nông đã cũ, có nhiều bất cập so với thời điểm hiện tại như thiếu định mức về vớt rác, trong khi nhân viên công ty đang phải vớt rác rất nhiều. Và định mức cho bơm tiêu chưa phù hợp với thực tế, chính vì vậy càng làm cho tình trạng thiếu kinh phí vận hành diễ ra gay gắt hơn.

Anh Nguyễn Trung Nghĩa, Công ty TNHH MTV KTCTTL Nghĩa Hưng

Dựa trên kết quả phân tích phát triển của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp thông qua sự đánh giá mức độ hài lòng của hộ nông dân sử dụng nước và mức độ đánh giá của hộ nông dân về phí thủy lợi nội đồng, tác giả nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của hộ nông dân sử dụng nước tưới đối phí thủy lợi nội đồng để làm căn cứ xem xét tính toán giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo yêu cầu của Luật Thủy lợi, đảm bảo hoạt động của hệ thống thủy lợi nội đồng diễn ra bình thường, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.23. Đánh giá của hộ nông dân về phí thủy lợi nội đồng


Đánh giá của hộ nông dân sử dụng nước (%)

TT

Nội dung

Rất đồng ý


Đồng ý


Bình thường


Không đồng ý

Rất không đồng ý


Điểm TB

Số quan sát (n)


1

Phí thủy lợi nội đồng rò ràng, minh bạch


30,3


38,3


24,1


7,2


0


3,92


402


2

Mức phí thủy lợi nội đồng còn thấp


32,8


28,1


22,1


16,9


0


3,77


402


3

Mức phí thủy lợi nội đồng cần phù hợp với thu nhập của hộ sử dụng nước


31,1


40,8


17,4


10,7


0


3,92


402

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2019)

Qua khảo sát 402 hộ gia đình sử dụng nước tưới tại tỉnh Nam Định, số lượng thành viên trong gia đình trung bình đạt 4,13 người và 60% số hộ có mức thu nhập bình quân trên 7 triệu đồng/tháng. Kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của hộ bình quân đạt 20,8 năm, điều này phản ánh sản xuất nông nghiệp ở Nam Định vẫn là ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.

Sau khi thu thập đủ 402 quan sát, nghiên cứu tiến hành thống kê số liệu thu thập được. Kết quả cho thấy hệ số Adjusted R Square (R2) tính toán dựa trên 402 quan sát là 0,538, điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 53,8%. Giá trị F=43,419 với sig.=0,000 <5%. Chứng tỏ R bình phương của tổng thể khác 0, đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể nghiên cứu.

Bảng 4.24. Kết quả nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của hộ dân sử dụng nước tới phí thủy lợi nội đồng


TT

Biến

Hệ số chuẩn

hóa beta

t

Sig.

Hệ số VIF

1

(Constant)


-5,627

0,000


2

KN

0,353

7,457

0,000

1,943

3

SLTVGD

0,083

2,296

0,022

1,142

4

GD

0,184

4,921

0,000

1,213

5

Thunhap

0,052

1,360

0,175

1,251

6

DTRuong

0,128

2,916

0,004

1,670

7

PhiNN

-0,098

-2,719

0,007

1,121

8

KCKenh

-0,222

6,273

0,000

1,083

9

KCCho

0,231

5,766

0,000

1,389

10

Thaido

0,211

5,332

0,000

1,359

11

TCTC

0,057

1,548

0,122

1,176

12

Daotao

0,093

2,155

0,032

1,616

Hệ số Adjusted R Square

0,538




Kiểm định DW

1,987




Kiểm định F


43,42




Prob. F


0,000




Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả (2019)

Dựa trên kết quả đưa ra ở bảng trên, nhận thấy biến TCTC và Thunhap không có tác động đến biến phụ thuộc WTP (do Sig. của kiểm định t < 0,05). Các biến còn lại đều tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc, trong đó các biến GD, KN, DTRuong, KCKenh, KCCho, Thaido có mức độ ảnh hưởng cao hơn các yếu tố khác trong mô hình nghiên cứu.

Hệ số VIF của các nhân tố đều nhỏ hơn 2, chứng tỏ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Yếu tố thu nhập từ các lĩnh vực phi nông nghiệp sẽ tác động tiêu cực tới mức sẵn lòng chi trả của người nông dân. Việc phát triển du lịch thương mại, công nghiệp sẽ khiến người dân chuyển dịch dần từ khu vực nông nghiệp sansg khu vực phi nông nghiệp, người sử dụng dịch vụ thủy lợi sẽ hạn chế mức sẵn sàng đóng góp phí thủy lợi nội đồng và dẫn đến tình trạng bỏ đất, bỏ ruộng và hệ thống thủy lợi xuống cấp.

Kết quả hồi quy thể hiện mức sẵn lòng chi trả thêm phí thủy lợi nội đồng của hộ dân sử dụng nước tưới chịu ảnh hưởng bởi số năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, số lượng thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, diện tích ruộng, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp của gia đình, khoảng cách giữa kênh và khu vực ruộng sản xuất nông nghiệp của gia đình, khoảng cách từ nhà tới chợ, thái độ của hộ gia đình, số lần được tập huấn kiến thức về thủy lợi nội đồng.

Hệ số hồi quy của biến PhiNN và KCKenh mang dấu âm, điều này hàm ý rằng những hộ dân có nguồn thu nhập chính từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và khoảng cách từ kênh đến ruộng xa sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến mức sẵn lòng chi trả của hộ dân tới mức thủy lợi phí nội đồng.

Hình 4.5. Mô tả mức giá người dân sẵn lòng chi trả cho dịch vụ cung cấp nước tưới

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2019)

Khoảng mức giá WTP mà 402 hộ nông dân lựa chọn nhiều nhất là mức 1 (dưới 5000 đồng) với 50,2% lựa chọn. Có 89 hộ nông dân không đồng ý trả thêm tiền, có 202 hộ sẵn sàng trả thêm với mức <5000 đồng/sào/vụ, có 84 hộ sẵn sàng trả thêm mức từ 5.000 đến <10.000 đồng/sào/vụ, chiếm tỉ lệ % tương ứng là (22,1%; 50,2%; 20,9%).

Giả sử tăng mức phí thủy lợi nội đồng lên theo các mức tăng khác nhau thì hiệu quả đem lại cho HTX dịch vụ nông nghiệp sẽ tăng đáng kể, nghiên cứu điển

hình được thực hiện ở HTX dịch vụ nông nghiệp Toàn Thắng ở xã Hải Toàn, huyện Hải Hậu (bảng 4.27).

Bảng 4.25. Kịch bản tăng phí thủy lợi nội đồng tại hợp tác xã nông nghiệp Toàn Thắng



TT


Diễn giải

Phí thủy lợi nội đồng

tăng thêm


Mức tăng công việc

Kịch bản 1

Tăng phí thủy lợi nội đồng thêm 2000 đồng/sào/vụ

36,1 triệu đồng/vụ

- Thêm 3 lần nạo vét kênh mương nội đồng mỗi vụ

- Chi trả thêm 10% tiền công dẫn nước

- Chủ động bảo dưỡng thêm các trạm bơm dã chiến nhỏ.

Kịch bản 2

Tăng phí thủy lợi nội đồng thêm 5000 đồng/sào/vụ

90,3 triệu đồng/vụ

- Thêm 5 lần nạo vét kênh mương nội đồng

- Kiên cố hóa thêm đoạn kênh mương dài 500m

- Chi trả thêm 10% tiền công dẫn nước

- Chủ động bảo dưỡng thêm các trạm bơm dã chiến nhỏ

Kịch bản 3

Tăng phí thủy lợi nội đồng thêm 10000 đồng/sào/vụ

180,6 triệu đồng/vụ

- Thêm 5 lần nạo vét kênh mương nội đồng

- Kiên cố hóa thêm đoạn kênh mương dài 2000m

- Chi trả thêm 10% tiền công dẫn nước

- Chủ động bảo dưỡng thêm các trạm bơm dã chiến nhỏ

- Hỗ trợ phụ cấp làm việc cho Ban chủ nhiệm HTXDVNN trong những tháng

trực lấy nước đổ ải hoặc trực tiêu úng.

Nguồn: Tính toán của tác giả (2020)

4.2.2.2. Chính sách hỗ trợ khác

Ngoài ra, các chính sách liên quan đến mở các lớp tập huấn kiến thức quản lý vận hành khai thác và bảo vệ hệ thống thủy lợi nội đồng cho cộng đồng người hưởng lợi, thành viên trong các HTX có dịch vụ tưới được thực hiện, đảm bảo cho công trình hoạt động an toàn và hiệu quả.

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí