Tiếp Cận Các Chính Sách Về Phát Triển Hệ Thống Thủy Lợi Của Hộ

Theo kết quả phỏng vấn các hộ sử dụng nước năm 2019, chính sách dồn điền đổi thửa tăng diện tích cánh đồng mẫu lớn được tiếp cận nhiều hộ sử dụng nước nhất. Còn lại hầu hết các chính sách về quản lý vận hành, bảo vệ công trình thủy lợi đều chưa tiếp cận được toàn bộ người sử dụng nước, hiện tại các chính sách này mới đến được 2/3 số hộ gia đình được khảo sát, số còn lại đều không nhớ hoặc không nắm được nội dung gì của chính sách.

Bảng 4.26. Tiếp cận các chính sách về phát triển hệ thống thủy lợi của hộ



Nội dung các chính sách có liên quan đến SXNN, HTTL


Tỷ lệ (%)


TT

Vùng nông

thôn

Vùng ven

biển

Vùng ven

đô thị

1

Chính sách dồn điền đổi thửa

95,6

98,1

80,4

2

Tham gia các khóa tập huấn kiến thực quản

lý vận hành hệ thống thủy lợi


71,3


63,6


61,9

3

Tuyên truyền về bảo vệ hệ thống thủy lợi

69,1

63,5

62,2

4

Chính sách khuyến khích sự tham gia của

cộng đồng trong quản lý vận hành HTTL


69,7


70,6


64,5

5

Tham gia dự án áp dụng khoa học kỹ thuật

trong dịch vụ tưới tiêu


85,9


77,1


63,6

6

Phổ biến về mức giá sản phẩm dịch vụ thủy

lợi theo Luật Thủy lợi


58,9


60,2


57,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.

Phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định - 17

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2019)

Đặc biệt, chính sách liên quan đến phổ biến về mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi theo tinh thần mới của Luật Thủy lợi 2017 có tỷ lệ tiếp cận hộ gia đình thấp nhất so với các chính sách khác. Đại bộ phận hộ gia đình biết thông tin về Luật Thủy lợi 2017 được áp dụng vào cuộc sống, tuy nhiên các nội dung về mức giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi thì hộ gia đình đều không chắc chắn và chưa nhận thức đúng đắn về sử dụng tiết kiệm nước. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, vùng thuần nông và ven biển vẫn là những nơi hộ sử dụng nước được tiếp cận với các chính sách về phát triển hệ thống thủy lợi nhiều hơn cả. Tại những địa phương này, sản xuất nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình. Những hộ gia đình ven đô thị như ven thành phố Nam Định (thuộc hệ thống thủy lợi Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc) và ven thị trấn Liễu Đề (thuộc hệ thống Nghĩa

Hưng) thì tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận các chính sách luôn thấp nhất vì nguồn thu nhập và sinh kế chính của các gia đình đa phần đến từ hoạt động sản xuất phi nông nghiệp hoặc không có hoạt động sản xuất gì, cho nên mức độ được tiếp cận và chủ động tiếp nhận chính sách là chưa cao.

4.2.3. Nguồn nhân lực vận hành hệ thống thủy lợi

Chi cục Thủy lợi Nam Định trực tiếp quản lý 7 công ty TNHH MTV KTCTTL với 863 cán bộ nhân viên (theo Chi cục Thủy lợi Nam Định năm 2019) và 252 lao động hợp đồng. Số lượng cán bộ nhân viên có kinh nghiệm trên 10 năm là 733 nhân viên (chiếm 65%), số lượng cán bộ nhân viên kinh nghiệm dưới 5 là 226 nhân viên (chiếm 20%). Nhận thấy, đa phần cán bộ nhân viên trong các công ty đều có thâm niên từ 10 – 20 năm (bình quân 37%/tổng số cán bộ nhân viên), chỉ có công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên thì tỷ lệ nhân viên thâm niên dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao trong công ty (hơn 50%). Điều này cho thấy đội ngũ cán bộ nhân viên trong các công ty thủy nông đa phần là những người có kinh nghiệm, hiểu rò các vấn đề trong quản lý vận hành khai thác hệ thống công trình thủy lợi.

Bảng 4.27. Thâm niên công tác của cán bộ nhân viên



TT


Công ty TNHH MTV KTCTTL

Thâm niên dưới

5 năm

Thâm niên từ 5-

10 năm

Thâm niên từ

10-20 năm

Thâm niên trên

20 năm


Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)


Số lượng

1

Mỹ Thành

13

14,9

17

19,5

39

44,8

18

20,6

2

Hải Hậu

17

8,2

36

17,5

72

35,1

80

39,0

3

Nam Ninh

25

14,5

37

21,5

69

40,1

41

23,8

4

Nghĩa Hưng

36

19,8

14

7,7

81

44,7

50

27,6

5

Vụ Bản

30

20,6

25

17,2

65

44,8

25

17,2

6

Ý Yên

80

51,2

21

13,2

34

21,3

21

13,2

7

Xuân Thủy

25

13,7

19

10,4

89

48,9

49

26,9


Tổng số

226


169


449


284


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)

Ngoài ra, trình độ cán bộ nhân viên trong các công ty TNHH MTV KTCTTL chưa cao. Số lượng cán bộ nhân viên có trình độ Đại học chính quy và sau Đại học chỉ chiếm 48%, còn lại 52% là lượng cán bộ nhân viên có trình độ dưới đại học.

Trình độ của cán bộ nhân viên giữa các công ty không đồng đều. Công ty Ý Yên có tỷ lệ cán bộ trình độ Thạc sĩ thấp nhất trong số 7 công ty, công ty Xuân Thủy có trình độ cán bộ nhân viên tương đối cao (trình độ nhân viên trung cấp, cao đẳng chiếm 27%, còn lại là trình độ trên Đại học). Như vậy có thể thấy, những công ty có hệ thống thủy lợi lớn, phục vụ diện tích tưới tiêu rộng như Xuân Trường, Hải Hậu, Nam Ninh sẽ có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ cao hơn những công ty khác. Những hệ thống thủy lợi lớn thường sẽ có những công trình đầu mối, trạm bơm lớn nên yêu cầu trình độ quản lý cao.

Bảng 4.28. Trình độ của cán bộ nhân viên



Công ty TNHH MTV

KTCTTL

Trình độ

trung cấp

Trình độ cao

đẳng

Trình độ vừa

học vừa làm

Trình độ

ĐHCQ

Trình độ ThS

TT



Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

Số

lượng

Tỷ lệ

(%)

1

Mỹ Thành

55

63,22

4

4,60

22

25,29

4

4,60

2

2,30

2

Hải Hậu

59

40,69

20

13,79

43

29,66

17

11,72

6

4,14

3

Nam Ninh

48

41,03

10

8,55

26

22,22

28

23,93

5

4,27

4

Nghĩa Hưng

58

42,03

9

6,52

51

36,96

16

11,59

4

2,90

5

Vụ Bản

46

45,54

10

9,90

0

0,00

42

41,58

3

2,97

6

Ý Yên

80

50,31

21

13,21

34

21,38

21

13,21

3

1,89

7

Xuân Thủy

25

21,55

7

6,03

47

40,52

30

25,86

7

6,03

Trung bình

371


81


223


158


30


Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)

Đối với nhóm cán bộ nhân viên khối Phòng/Ban, trình độ Đại học tại chức vẫn chiếm tỷ lệ cao; đặc biệt là 3 công ty Hải Hậu, Mỹ Thành, Ý Yên với tỷ lệ tương ứng là 53%, 55% và 53% trên tổng số cán bộ nhân viên khối Phòng/Ban. Các công ty cần có giải pháp nâng cao và tuyển dụng cán bộ nhân viên đúng vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả công việc.

Qua khảo sát 402 hộ nông dân sử dụng nước, nhận thấy mức độ hài lòng của hộ nông dân sử dụng nước đối với đội ngũ cán bộ nhân viên của các công ty/xí nghiệp tương đối cao. Tuy nhiên, vẫn còn gần 25% số hộ gia đình không đánh giá cao chuyên môn của cán bộ nhân viên, do vậy các công ty/xí nghiệp cần rà soát và có kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Một số trạm bơm lớn, công trình đầu mối lớn cần nhân viên có trình độ đại học chính quy về cơ – điện hoặc kỹ thuật tài nguyên nước phụ trách.

Bảng 4.29. Đánh giá của hộ điều tra về nhân viên công ty thủy nông


Đánh giá của hộ sử dụng nước (%)

TT

Nội dung

Rất đồng ý


Đồng ý

Bình thường

Không đồng ý

Rất không

đồng ý

Số quan

sát (n)

1

Nhân viên có trình độ chuyên

môn cao

22,6

20,9

32,3

13,2

10,9

402


2

Nhân viên vui vẻ và nhiệt tình

khi làm việc với hộ sử dụng nước


31,6


26,6


25,1


9,7


7,0


402


3

Nhân viên tư vấn và trả lời rò ràng, thỏa đáng những thắc

mắc của hộ sử dụng nước


28,1


27,4


32,8


6,0


5,7


402


4

Nhân viên giải quyết thắc

mắc, khó khăn của hộ sử dụng nước nhanh chóng, kịp thời


20,6


22,4


27,6


14,9


14,4


402


5

Nhân viên lắng nghe, nhiệt

tình hướng dẫn, hỗ trợ hộ sử dụng nước


13,7


19,4


56,0


10,4


0,5


402


6

Nhân viên chủ động quan tâm đến những khó khăn của hộ sử

dụng nước


12,2


38,8


42,5


6,0


0,5


402

7

Nhân viên hiểu rò nhu cầu cụ

thể của từng hộ sử dụng nước

19,4

32,8

39,6

8,2

0

402

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2019)

Ngoài ra, còn gần 30% số hộ gia đình không hài lòng với việc cán bộ nhân viên công ty/xí nghiệp thủy nông giải quyết thắc mắc, khó khăn của hộ gia đình.

Các thắc mắc, khó khăn của hộ gia đình sử dụng nước được chia làm 2 nhóm chính:

+ Nhóm 1: thắc mắc đối với công tác tưới, hộ gia đình phản ánh về lịch tưới thay đổi so với kế hoạch; lượng nước tưới vào mùa khô thường không đủ cho sản xuất nông nghiệp; chất lượng nước tưới của một số hệ thống kênh mương dùng nước tái sinh (dùng nước tiêu của hệ thống khác làm nước tưới của hệ thống này) không đảm bảo.

+ Nhóm 2: thắc mắc đối với công tác tiêu, hộ gia đình phản ánh về tình trạng nước thải đô thị, dân sinh, khu công nghiệp chảy thẳng vào hệ thống kênh

mương thủy lợi gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước tưới; một số đoạn kênh tiêu bị xâm lấn bởi rác thải sinh hoạt, bèo, nhà dân khiến dòng chảy bị thay đổi.

Những vấn đề này của hộ gia đình được cán bộ nhân viên trong công ty/xí nghiệp thủy nông tiếp nhận nhưng khó giải quyết ngay vì có liên quan đến nhiều bên có liên quan và phụ thuộc rất lớn vào ý thức của người sử dụng.

Hộp 4.5. Vấn đề nhân sự trong công ty, xí nghiệp


Cán bộ nhân viên trong công ty và các xí nghiệp hiện tại đang rất thiếu về số lượng và chưa tốt về chất lượng. Hàng năm, mỗi nhân viên phải phụ trách 1 diện tích tưới rất lớn, công trình thì cứ tăng lên theo thời gian nhưng số lượng lao động không thay đổi là mấy, xin thêm 1 chỉ tiêu cũng rất khó khăn. Các xí nghiệp bây giờ chủ động kí lao động thời vụ 3 – 4 tháng trong mùa mưa để họ vận hành các trạm bơm dã chiến nhỏ. Còn đối với khối quản lý phục vụ thì còn nhiều nhân viên vẫn trình độ trung cấp, cao đẳng nên hiệu quả làm việc chưa cao, vấn đề này phía công ty sẽ thay đổi và hoàn thiện dần.

Anh Đào Đức Thuần, Công ty TNHH MTV KTCTTL Ý Yên

Phạm vi phục vụ của từng công ty thủy nông trên địa bàn tỉnh rất lớn, tuy nhiên số lượng cán bộ nhân viên có hạn. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác vận hành công trình, kiểm tra vi phạm công trình.

Như tại công ty khai thác thủy lợi Ý Yên và Nam Ninh, trung bình mỗi cán bộ nhân viên trong công ty phải phụ trách gần 200 ha diện tích phục vụ tưới tiêu của hệ thống, chưa kể diện tích đất dùng cho thủy sản, làm muối, lâm nghiệp. Chính vì thiếu nhân sự như vậy nên rất khó khăn trong việc sửa chữa, tu bổ hệ thống kênh mương khi gặp sự cố.

Bảng 4.30. Tỷ số giữa diện tích phục vụ và số lượng cán bộ nhân viên



TT

Công ty TNHH MTV KTCTTL

Diện tích phục vụ

SXNN (ha)

Số CBNV

(người)

Tỷ số giữa diện tích phục vụ tưới tiêu và số lượng CBNV

(ha/người)

1

Mỹ Thành

7723,2

87

88,8

2

Hải Hậu

27349,6

205

133,4

3

Nam Ninh

29459,6

172

171,3

4

Nghĩa Hưng

20795,0

181

114,9

5

Vụ Bản

17633,2

145

121,6

6

Ý Yên

29595,3

156

189,7

7

Xuân Thủy

27332,1

182

150,2


Trung bình

22841,1

161,1

138,5

Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả (2019)

4.2.4. Ý thức của người dân

Ý thức sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ công trình thủy lợi của người dân đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác thủy lợi. Tuy nhiên tại tỉnh Nam Định thì việc vi phạm công trình thủy lợi, xả rác thải, nước ô nhiễm xuống kênh mương diễn ra tương đối nhiều.

Qua phỏng vấn 21 cán bộ thuộc các công ty TNHH MTV KTCTTL trên địa bàn tỉnh Nam Định về ý thức của người dân, có 13 cán bộ (chiếm 62%) cho rằng người dân có các hành vi gây mất hiệu quả công tác tưới tiêu và gây ô nhiễm nguồn tưới như lấn chiếm an toàn công trình, vứt rác, xả thải xuống hệ thống thủy lợi, đặc biệt ở những khu vực hệ thống thủy lợi sát với khu dân cư, đô thị như thị trấn Liễu Đề, vùng ven thành phố Nam Định.

Ngoài ra, có một số hợp tác xã nông nghiệp có dịch vụ tưới thực hiện chưa tốt lịch gieo cấy nên việc đưa nước tưới gặp nhiều khó khăn do không đồng nhất trong công tác phục vụ, đặc biệt là thời kỳ phơi lộ ruộng.

Hệ thống thủy lợi nội đồng hợp tác xã quản lý còn nhiều tồn tại, nhiều khu vực chưa có kênh khoảnh, bờ vùng giữ nước chưa đảm bảo, kênh mương bị ách tắc nghiêm trọng, tình hình vi phạm dòng chảy vẫn xảy ra, ý thức điều hành chưa cao, tưới tiêu tràn lan, quản lý nước mặt ruộng chưa tốt nên gây lãng phí nước. Tại hệ thống thủy lợi Mỹ Thành, nước thải từ các khu công nghiệp như An Xá, Hòa Xá và nước thải sinh hoạt từ các xã ngoại thành hiện nay đang đổ trực tiếp ra các kênh mương T3-19, T3-7, T3-11 thuộc hệ thống tưới tiêu, sau đó chảy thẳng ra kênh T3.

Hộp 4.6. Ý thức của người dân trong vận hành khai thác hệ thống thủy lợi


Những năm gần đây, tình trạng rác thải bị vứt xuống kênh ngày một nhiều. Các cán bộ của xí nghiệp cứ vớt sạch ngày hôm nay, ngày mai lại thấy có rác. Vào thời điểm thu hoạch lúa hay có dịch gia súc, gia cầm thì kinh khủng hơn. Một số người dân lén lút chở rác hoặc xác động vật chết bỏ xuống dòng kênh vào lúc giữa trưa, hoặc tối nên rất khó phát hiện được. Ngoài ra rơm rạ, xác động vật tạo thành những đám lớn dưới các mố cầu, cống tưới gây ách tắc dòng chảy, ô nhiễm môi trường, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. HTX chúng tôi gần thành phố nên có nhiều nhà máy công nghiệp, nước thải được họ xử lý sơ bộ rồi đổ vào hệ thống kênh mương thủy lợi nên chất lượng nước tưới khu vực này không đảm bảo

Bác Trần Viết Nam, HTX Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc

Bảng 4.31. Ý thức và hành vi của người dân đối với hệ thống thủy lợi phân tổ theo vùng địa lý



TT


Ý thức/Hành động

Vùng nông thôn

(đơn vị: %)

Vùng ven đô thị

(đơn vị: %)

Vùng ven biển

(đơn vị: %)

1

Xả rác thải sinh hoạt xuống hệ

thống thủy lợi





Không xả rác thải

9,7

7,1

5,6


1 – 3 lần/tuần

56,8

40,4

60,3


4 – 6 lần/tuần

28,4

37,8

22,7


>6 lần/tuần

5,1

14,7

11,4


Tổng

100

100

100

2

Vứt xác chết gia cầm, gia súc xuống

hệ thống thủy lợi





Không vứt xác chết gia súc,

gia cầm

63,7

65,3

55,6


1 – 2 lần/vụ

29,1

33,1

36,2


3 – 4 lần/vụ

6,7

1,6

6,9


>4 lần/vụ

0,5

0

1,3


Tổng

100

100

100

3

Xâm lấn phạm vi an toàn công trình





Không xâm lấn

34,6

22,4

40,1


Đã từng xâm lấn

65,4

77,6

59,9


Tổng

100

100

100

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2019)

Qua khảo sát các hộ dân, nhận thấy rằng ý thức giữ gìn và bảo vệ hệ thống thủy lợi vẫn chưa tốt. Đối với hiện tượng vứt rác thải sinh hoạt xuống hệ thống thủy lợi, người dân ở cả 3 khu vực đều có tỷ lệ xả thải rác rất cao (trên 90%). Trong đó, vùng ven đô thị có tần suất xả thải rác ở mức cao nhất, do khu vực này có mật độ dân số cao. Tình trạng vứt xác chết gia súc, gia cầm xuống hệ thống thủy lợi ở mức thấp (bình quân 39,5%) mặc dù các cấp chính quyền đã tuyên truyền, nhắc nhở. Tình trạng xâm lấn phạm vi an toàn công trình vẫn tiếp diễn. Trong số các hộ dân điều tra, bình quân có 67,6% số hộ đã từng xâm lấn phạm vi an toàn công trình.

Nguyên nhân của tình trạng này là do chính quyền một số địa phương chưa tích cực vào cuộc, thiếu kiên quyết và chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe (tại khoản 1, Điều 14, Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi vi phạm quy

định về đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thủy lợi còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe). Sự thiếu và yếu về quản lý kỹ thuật, ý thức bảo vệ công trình của người dân không cao, còn có thói quen trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước.

4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THỦY LỢI PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

4.3.1. Định hướng sản xuất nông nghiệp trong tương lai

Trong chiến lược phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn đã khẳng định việc phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong đó có tài nguyên nước.

Với định hướng tăng trưởng nông nghiệp như vậy, tỉnh Nam Định đã xác định hướng đi cho sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 2020 – 2030 như sau (Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Nam Định):

- Tỉnh Nam Định cần phát triển các sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh sẽ khuyến khích và mở rộng cánh đồng liên kết từ đầu vào, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tất cả các huyện trong tỉnh cần mở rộng diện tích trồng lúa chất lượng cao, lúa đặc sản ở Hải Hậu, lúa giống. Nam Định chú trọng phát triển cây dược liệu, hoa màu ở những chân ruộng cao trước đây trồng lúa. Vì vậy, hệ thống thủy lợi cần cung cấp đủ nước tưới theo nhu cầu sản xuất và đảm bảo công tác tiêu thoát nước ở hạ nguồn.

- Nam Định sẽ đa dạng hóa các mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác tiềm năng đất đai, nguồn nước và nguồn lợi từ biển tạo việc làm ổn định, lâu dài. Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành khai thác để tận dụng nguồn nước càng ngày khan hiếm nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của nông nghiệp.

- Tỉnh Nam Định cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, qua đó, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất để nâng cao thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp. Nam Định chú trọng đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng để nâng cao hiệu quả công tác tưới tiêu và đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

Xem tất cả 209 trang.

Ngày đăng: 14/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí