công tác phòng, chống tham nhũng với việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". Mở rộng dân chủ, tạo đồng thuận cao trong nhận thức và quyết tâm. Hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước bằng quyết tâm và hành động thiết thực; rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và trong hành động cụ thể phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thứ hai , tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, truyền thông về công tác phòng, chống tham nhũng. Các cấp uỷ đảng, chính quyền cần dành sự quan tâm đúng mức lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về tác hại của tệ tham nhũng và để từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức xác định rõ hơn trách nhiệm của mình trong phòng, chống tham nhũng. Gắn chặt chẽ công tác tuyên truyền,
giáo dục phòng, chống tham nhũng với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có chính sách truyền thông đúng đắn, một mặt lên án mạnh mẽ hình vi tham nhũng đi đôi với việc biểu dương, nhân rộng những tấm gương điển hình, dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng; tạo và định hướng dư luận tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Thứ ba, tiếp tục khẩn trương bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội; đẩy mạnh cải cách hành chính, kiên quyết loại bỏ những cản trở về thể chế và thủ tục hành chính tạo điều kiện cho sách nhiễu, tham nhũng. Thực hiện mạnh mẽ sự phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, trách nhiệm giải trình trong thực thi nhiệm vụ, công vụ. Nhanh chóng xây dựng quy định cụ thể để xử lý được
ngay việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, tạm đình chỉ chức vụ của người có dấu hiệu tham nhũng và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Kiên quyết, khẩn trương hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó chú trọng hoàn thiện các chế định về
thực hiện nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, tài nguyên khoáng sản; chế định quản lý doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước; chế định quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước đối với vốn và tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp.
Rà soát các quy định hiện hành, khắc phục những sơ hở, thiếu sót, trước hết là trong những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như: Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân sách, thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước; tín dụng, ngân hàng; công tác tổ chức, cán bộ; quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với người dân và doanh nghiệp. Sớm hoàn thiện để đưa vào thực hiện Đề án kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn để kiểm soát và phòng ngừa tham nhũng.
Từng bước thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp, phấn đấu để cán bộ, công chức, viên chức chủ yếu sống bằng lương và có mức thu nhập tương đương mức thu nhập khá trong xã hội. Có chế độ đãi ngộ tương xứng, đi kèm trách nhiệm rõ ràng đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng.
Thứ tư , tiếp tục thực hiện chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, hoàn thiện thể chế và tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát, điều tra, truy tố xét xử trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Trước mắt cần tập trung hơn nữa công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng để đủ sức răn đe, phòngngừa tham nhũng.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Tiễn Xét Xử Các Tội Phạm Tham Nhũng Trên Địa Bàn Tỉnh Đắk Lắk
- Tỉ Lệ Các Tội Danh Và Bị Cáo Trong Nhóm Tội Phạm Về Tham Nhũng Đã Xét Xử Trên Địa Bàn Tỉnh Đaklak Từ 2010 – 2014
- Hoàn Thiện Quy Định Của Blhs Việt Nam Về Các Tội Phạm Tham Nhũng
- Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Khẩn trương hoàn thiện các quy định về giám định tư pháp, nhất là giám định tài chính, giám định chất lượng công trình đầu tư xây dựng... phục vụ kịp thời, có hiệu quả việc xử lý tham nhũng. Nghiên cứu thực hiện biện pháp cần thiết để hạn chế khả năng đối phó của đối tượng có dấu hiệu tham nhũng khi bị thanh tra, kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động của các cơ quan
chức năng (như điều chuyển khỏi vị trí công tác, cách ly hợp pháp...). Có quy định nhằm hạn chế tối đa việc cho bị can được tại ngoại trong quá trình điều tra về hành vi tham nhũng và việc áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với đối tượng phạm tội tham nhũng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng theo Kế hoạch số 08-KH/TW ngày 12/3/2012 của Bộ Chính trị. Xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị phòng, chống tham nhũng và những người bao che cho tham nhũng, ngăn cản việc chống tham nhũng.
Thứ năm, tiếp tuc̣ tham nhũng theo hướng:
xây dưn
g hoàn thiên
hê ̣thống pháp luâṭ phòng chống
- Nghiên cứ u thành lập một đơn vị phòng chống tham nhũng chuyên
biệt, tự quản và ở mức độ nào đó độc lập (nên xây dưn
g theo mô hình đơn vi
thuôc Quốc hôị).
- Xây dưn
g quy trình thống nhất xử lý hành vi tham nhũng, tránh chồng
chéo trong xử lý tố giác hành vi tham nhũng.
Thứ sá u, phát huy vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng. Huy động sức mạnh quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc giám sát cán bộ, công chức và các cơ quan, tổ chức, đơn vị để phát hiện, đấu tranh với các hiện tượng tham nhũng.
Xây dựng cơ chế giám sát, phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức quần chúng đối với việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách; giám sát sinh hoạt, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức. Nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí cùng toàn xã hội trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Thứ bảy , đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Chủ động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng. Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng. Triển khai nghiêm túc kế hoạch thực hiện Công ước và quy chế phối thực hiện Công ước
của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tổ chức nghiên cứu, học tập, trao đổi để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước và các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tham nhũng. Tăng cường đối thoại để bạn bè quốc tế thấy rõ quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta.
Phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, phải tiến hành căn cơ với những bước đi vững chắc. Các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cần đồng thuận, quyết tâm cao và tích cực trong hành động. Từ những kết quả đã đạt được và những kinh nghiệm rút ra, chúng ta tin tưởng rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và sự tham gia chủ động, tích cực của toàn xã hội, nhất định chúng ta sẽ từng bước đẩy lùi tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức liêm chính; củng cố niềm tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, bảo đảm vững chắc cho ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
KẾT LUẬN
Qua phân tích, nghiên cứu các quan điểm về tham nhũng của một số nước trên thế giới, của nước ta qua các thời kỳ và các quy định của pháp luật hiện hành và thực trạng xét xử tội phạm về tham nhũng trên địa bàn tỉnh Dack lack trong những năm gần đây, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Tham nhũng là vấn đề quan trọng đang được các tầng lớp nhân dân đặc biệt quan tâm, nó ảnh hưởng đến chế độ chính trị, phát triển KTXH. PCTN là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, là cơ sở để thực hiện mục tiêu xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà nước và phát triển KTXH ở nước ta. Mặc dù chúng ta đã ban hành nhiều chủ trương, biện pháp PCTN và đã xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về PCTN, quá trình thực hiện đã thu được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm giảm tham nhũng. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về PCTN hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, cần phải được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong công tác PCTN .
2. Việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về PCTN phải dựa trên những quan điểm nhất định. Pháp luật về PCTN phải thể chế hoá được các đường lối, chính sách của Đảng, phải dựa trên các nguyên tắc về xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam, phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, gắn PCTN với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu, lãng phí. PCTN phải phục vụ được các nhiệm vụ và mục tiêu phát triển KTXH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, đồng thời, đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế.
3. Trong quá trình áp dụng pháp luật để xử lý tội phạm tham nhũng vẫn còn nhiều bất cập, tất cả những khó khăn, bất cập từ phía chủ quan, khách quan như vùng miền, trình độ văn hóa của chủ thể tội phạm, của cán bộ công chức trên địa bàn cụ thể dẫn đến việc đấu tranh phòng chống tham nhũng ngày càng trở lên cần thiết.
Tóm lại, ở một chừng mực nhất định, luận văn với tên gọi “Các tội phạm tham nhũng trong LHS Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đaklak” đã giải quyết tương đối cơ bản một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm về tham nhũng trong LHS Việt Nam và thực tế xét xử trên địa bàn tỉnh Đaklak trong thời gian gần đây để thấy được thực trạng tình hình tham nhũng và công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của chính quyền địa phương và một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp LHS về phòng, chống tham nhũng. Tuy vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp LHS về phòng, chống tham nhũng luôn là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong công cuộc phát triển đất nước trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1990), Chỉ thị số 64-CT/TW ngày 10-10- 1990 về lãnh đạo đấu tranh chống tham nhũng, Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu (lần 2), khoá VIII, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Quy định số 47- QĐ/TW ngày 01-11-2011 về những điều đảng viên không được làm, Hà Nội.
5. Ban Chỉ đạo Tổng kết lý luận của Ban chấp hành Trung ương (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiến qua 20 năm đổi mới 1986-2006, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
6. Ban Nội Chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta, Hà Nội.
7. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị (1963), Nghị quyết ngày 24-7-1963 về nâng cao trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, Hà Nội.
9. Bộ Chính trị (1996), Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 15-5-1996 về đấu tranh chống tham nhũng, Hà Nội.
10. Bộ Chính trị (1997), Quy định số 115-QĐ/TW ngày 07-02-1997 về những điều đảng viên không được làm, Hà Nội.
11. C.Mác và Ph. Ăngghen (1999), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Chính phủ (2006), Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN, Hà Nội.
13. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 về ban hành Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến năm 2020, Hà Nội.
14. Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN về phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Hà Nội.
15. Lê Cảm (2007), Giáo trình LHS Việt Nam (phần các tội phạm) nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Dung (1996), Nhà nước và pháp luật đại cương, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Đăng Dung (2014), Giáo trình Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Minh Đoan (2008), Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đinh Bích Hà (người dịch) (2007), BLHS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
23. Đào Thanh Hải (2005), Đảng và Nhà nước đối với công tác thực hành tiết kiệm chống tham ô lãng phí, phát huy dân chủ ở cơ sở trong thời kỳ đổi mới, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.
24. Ngọ Duy Hiểu (2001), Đổi mới tư duy pháp lý về đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.