Bó kết hợp với những lễ hội dân tộc…cùng với việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển DL, phát huy lợi thế của địa phương. Đặc biệt, hoạt động quảng bá xúc tiến DL cũng có những chuyển biến rõ nét, mang tính sáng tạo, chuyên nghiệp hơn đã thu hút ngày càng nhiều khách DL, nhất là du khách Trung Quốc.
Khách DL quốc tế tiếp cận đến Cao Bằng theo hai hướng: Khách quốc tế theo các tour DL xuyên việt bằng phương tiện đường bộ từ thủ đô Hà Nội, từ Lạng Sơn, và các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh đến; Khách Trung Quốc quá cảnh trực tiếp đến Cao Bằng qua các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang và KDL thác Bản Giốc.
2.2.1.3. Khách du lịch nội địa
Lượng khách nội địa tăng liên tục và tăng nhanh qua các năm, từ 46,3 nghìn lượt khách năm 2005 tăng lên 613,7 nghìn lượt khách năm 2015, tăng 12,8% so với năm trước. Sau 15 năm tăng hơn 567 nghìn lượt khách, giai đoạn 2005 - 2015, tăng 13,3 lần, tăng trung bình 56,7 nghìn lượt khách/năm. So với một số tỉnh lân cận trong vùng DL Trung du và miền núi Bắc Bộ, lượng khách nội địa đến Cao Bằng có bước tăng trưởng nhanh.
Khách nội địa đến Cao Bằng chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc, trong đó khách từ Hà Nội chiếm tỷ lệ hơn 36%, khu vực duyên hải Đông Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh chiếm gần 40% tổng số khách nội địa. Lượng khách này chủ yếu là các đoàn cán bộ, viên chức đi theo đoàn DL về nguồn tại các điểm DTLS như các DTQGĐB Pác Bó (Hà Quảng) và DTQGĐB rừng Trần Hưng Đạo (Nguyên Bình), DL sinh thái và tâm linh tại KDL thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc… hoặc học sinh, sinh viên trong tỉnh đến học tập, nghiên cứu, cắm trại, pic nic. Khách đến DL văn hóa, về nguồn chiếm hơn 20%; DL thuần túy “tham quan, nghỉ dưỡng” chiếm 4,3%; DL công vụ kết hợp đi DL chiếm 46,0% (nhân viên nhà nước đi công tác, thương gia, công nhân, sinh viên, học sinh…); trải nghiệm văn hóa bản địa chiếm 21,2%; DL sinh thái, ngắm phong cảnh tự nhiên 9,7%...
2.2.2. Doanh thu du lịch
Theo số liệu thống kê của ngành DL tỉnh Cao Bằng, năm 2000 mới đạt 4,28 tỷ đồng, năm 2010 đạt 49,184 tỷ đồng, qua đó duy trì mức tăng trưởng trên 24,23%/năm, và đến năm 2015 đạt 114,340 tỷ đồng, tăng 100,5% so với năm 2011. Doanh thu từ ngành DL của tỉnh trong 15 năm trở lại đây tăng lên 26,7 lần (Hình 2.3)
Tỷ đồng
140
120
100
80
60
40
20
0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Hình 2.3. Hiện trạng doanh thu từ Du lịch của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2015
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Cao Bằng[15], [34])
Nguồn thu từ khách DL quốc tế còn ít, năm 2010 đạt 7080 triệu đồng, còn từ khách nội địa là 42100 triệu đồng, nhưng mức chi tiêu còn thấp, thời gian lưu trú ngắn.
Về cơ cấu thu nhập, nguồn thu DL trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ nhiều nguồn khác nhau như tiền vé tham quan, ăn uống, lưu trú, vận chuyển, bán hàng lưu niệm, doanh thu khác,…Đến nay, do hoạt động lữ hành và vận chuyển DL còn hạn chế và chưa phát triển, nên hầu hết các nguồn thu từ hoạt động DL được thu nhập từ các cơ sở lưu trú DL là chủ yếu, trong đó, nguồn thu từ khách DL quốc tế chiếm tỷ trọng trung bình 14,4% (năm 2010).
Vị trí của ngành DL trong cơ cấu GDP của tỉnh: theo số liệu của Niên giám thống kê tỉnh Cao Bằng thì năm 2000 giá trị tăng thêm ngành DL chiếm 0,23% trong tổng GDP của tỉnh, đến năm 2005 chiếm 0,45% tổng GDP và năm 2010 tương ứng là 0,87%. Tuy nhiên việc thống kê thu nhập từ DL của Cao Bằng chưa phản ánh đúng thực trạng của ngành, do đó sự đóng góp của ngành DL trong cơ cấu GDP của tỉnh còn thấp, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng DL của tỉnh.
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch
2.2.3.1. Cơ sở lưu trú
Năm 2000, cả tỉnh Cao Bằng chỉ có 5 cơ sở lưu trú hoạt động với 154 buồng, đến năm 2005 số cơ sở lưu trú tăng lên 30 cơ sở với 475 buồng, năm 2010 có 65 cơ sở lưu trú với 869 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn 2000 - 2010 về cơ sở lưu trú DL là 29,2%/năm, về số buồng là 18,9%/năm. Đến năm 2015, có 170 cơ sở lưu trú DL được thẩm định xếp hạng, với tổng số
2.200 phòng nghỉ, 3.500 giường đủ tiêu chuẩn đón khách. (Bảng 2.5)
Bảng 2.5. Hiện trạng về cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010 - 2015
Đơn vị | Năm | ||||||
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
Số cơ sở lưu trú | Cơ sở | 66 | 78 | 99 | 141 | 154 | 170 |
+ Số phòng | Phòng | 869 | 994 | 1288 | 1875 | 2064 | 2200 |
+ Số giường | Giường | 1543 | 1769 | 2231 | 3038 | 3319 | 3500 |
Công suất sử dụng | % | 51 | 52 | 58 | 57 | 57 | 58 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cảnh Quan Du Lịch Tự Nhiên Tiêu Biểu
- Các Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Khác
- Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Trong Xu Thế Hội Nhập
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến Năm 2030
- Các Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến 2030
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Trong Xu Thế Hội Nhập
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Cao Bằng [21],[37]
Công suất sử dụng phòng: theo kết quả báo cáo từ các cơ sở lưu trú dao động từ 38% - 43% (giai đoạn 2000 - 2005) và từ 45% - 60% (giai đoạn 2006 -
2010). Năm 2015, bình quân đạt 58%.
Chất lượng cơ sở lưu trú: chất lượng, dịch vụ DL được nâng cao hơn trước như: thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm
hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ khách. Nếu như năm 2000, toàn tỉnh mới có 3 cơ sở được xếp hạng sao với 96 buồng thì năm 2005 là 6 cơ sở được xếp hạng sao với 140 buồng và đến năm 2010 đã có 8 cơ sở được xếp hạng sao với 193 buồng (trong đó 2 cơ sở được xếp hạng 2 sao và 6 cơ sở được xếp hạng 1 sao). Năm 2015 có 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 19 khách sạn tiêu chuẩn 1 sao. Các cơ sở lưu trú tập trung chủ yếu ở khu vực TP Cao Bằng.
2.2.3.2. Cơ sở ăn uống
Hệ thống các cơ sở ăn uống đa dạng và phong phú, bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh…Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cơ sở lưu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lưu của khách đang lưu trú tại các khách sạn, hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các cơ sở lưu trú, ở các điểm tham quan DL, trong các cơ sở vui chơi giải trí… với các món ăn từ cao cấp đến bình dân, các quán đặc sản của tư nhân…nhằm phục vụ khách DL cũng như người dân tại địa phương.
Hiện tại trên địa bàn Cao Bằng có khoảng 17 nhà hàng (restaurants) nằm trong các cơ sở lưu trú với khoảng 3000 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lưu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan kém phát triển hơn. Ngoài ra còn có các cửa hàng ăn uống tư nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực TP Cao Bằng, KDL thác Bản Giốc, KDL Pác Bó…
2.2.3.3. Cơ sở vui chơi, và các dịch vụ bổ sung
Ngành DL Việt Nam nói chung và ngành DL tại Cao Bằng nói riêng, các cơ sở vui chơi, giải trí, thể thao còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, làm hạn chế thời gian lưu trú của khách DL tại Cao Bằng. Khách DL đến Cao Bằng ngoài việc đi tham quan các điểm DL, thì hầu như không có chỗ để vui chơi. Trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 3 bể bơi, một số trung tâm huyện đã có sân tennis, còn các dịch vụ xông hơi - massage thì có trong các khách sạn được xếp
hạng sao và tập trung ở TP Cao Bằng. Chất lượng các dịch vụ phục vụ khách ngày càng được nâng cao, trong đó, các yếu tố văn hóa đã được chú trọng hơn trong cơ cấu các sản phẩm DL.
2.2.3.4. Các phương tiện vận chuyển khách du lịch
Số lượng xe DL dịch vụ của các đơn vị kinh doanh DL ít, chủ yếu là xe 16 chỗ và 24 chỗ. Trong mùa DL, các đơn vị kinh doanh lữ hành thường phải thuê và kí hợp đồng chuyên chở khách DL với các xe tư nhân. Hệ thống xe tư nhân khá phát triển với lượng xe nhiều, xe nội thất đẹp, chất lượng cao nhưng hoạt động tự phát, khó thống kê và quản lý. Ô tô khách từ 5 chỗ trở lên có trên 500 xe, số ô tô 4 chỗ có hơn 800 xe.
Từ TP Cao Bằng đến các huyện Quảng Uyên, Trùng Khánh và Hà Quảng, nơi có các điểm DL có ý nghĩa quốc gia đã có xe bus phục vụ người dân và du khách với tần suất 30 phút 1 chuyến. Tạo thuận lợi cho khách DL đến các điểm tham quan, đặc biệt đối với các đối tượng khách có thu nhập trung bình và thấp.
2.2.4. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch
2.2.4.1. Về số lượng
Lao động trong ngành DL bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động DL. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Trong khách sạn, số lao động bình quân trên một buồng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh. Các khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lên đến 2 - 2,2 người/buồng.
Theo số liệu thống kê, năm 2000 cả tỉnh có 109 lao động trong ngành DL, đến năm 2005 là 268 và năm 2010 là 515 lao động, tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2000 - 2010 là 16,8%. Đến năm 2015 tăng lên 1121 lao động, tăng hơn 2 lần sau 5 năm. (Bảng 2.6)
2.2.4.2. Chất lượng lao động
Số lượng lao động được tăng lên hàng năm xong trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.6. Hiện trạng lao động trong ngành du lịch Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2015
Đơn vị tính: người
Tổng lao động | Trình độ đào tạo | ||||||||
Đại học | Cao đẳng | Đào tạo khác | Chưa đào tạo | ||||||
Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | Số lượng | Tỷ lệ % | ||
2005 | 268 | 20 | 7,5 | 26 | 9,7 | 66 | 24,6 | 156 | 58,2 |
2006 | 314 | 22 | 7,0 | 30 | 9,6 | 67 | 21,3 | 195 | 62,1 |
2007 | 406 | 22 | 5,4 | 35 | 8,6 | 66 | 16,3 | 283 | 69,7 |
2008 | 433 | 45 | 10,4 | 40 | 9,2 | 64 | 14,8 | 284 | 65,6 |
2009 | 459 | 45 | 9,8 | 60 | 13,1 | 48 | 10,5 | 306 | 66,7 |
2010 | 515 | 51 | 9,9 | 80 | 15,5 | 68 | 13,2 | 316 | 61,4 |
2015 | 1121 | 135 | 12,0 | 77 | 6,9 | 909 | 81,1 | 0 | 0 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng [15],[17])
Số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độ nghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn. Trình độ ngoại ngữ còn rất thấp, năm 2015 số lao động có ngoại ngữ đạt trình độ Đại học là 11 người, có các chứng chỉ C1, B1, A1, A2 là 90 người, chưa có bằng cấp/chứng chỉ ngoại ngữ 1020 người, chiếm tỷ lệ 91% của lao động trong ngành DL. Trình độ Đại học và trên Đại học của lao động trong DL chỉ dao động ở mức độ 7,0% (năm 2001) đến 10,86% trên tổng số lao động trong ngành DL (năm 2008). Đến năm 2010 tỷ lệ này chỉ chiếm 9,9% và tăng lên 12,04% năm 2015. Lao động trong ngành DL Cao Bằng đang thiếu cả về số lượng và chất lượng.
2.2.5. Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến
Công tác quảng bá, xúc tiến DL là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành DL tỉnh nhà. Các hoạt động giới thiệu, quảng bá thông tin về DL Cao Bằng như: In ấn, phát hành trên 10.000 ấn phẩm quảng bá DL Cẩm nang Du lịch Cao Bằng, Chương trình DL Cao Bằng, tập gấp Bản đồ Du lịch Cao Bằng;
tờ gấp giới thiệu Di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó; tờ gấp, clip giới thiệu điểm DL cộng đồng bản Pác Rằng,…bằng các ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, tiếng Anh. Xây dựng clip giới thiệu các khu, điểm, dịch vụ, đặc sản của Cao Bằng tại các hội chợ DL; sản xuất 500 đĩa DVD “Du lịch non nước Cao Bằng”…
Xây dựng website quảng bá DL Cao Bằng (www.dulichcaobang.vn) với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp, sinh động, thể hiện song ngữ Việt - Anh. Thường xuyên duy trì, cập nhật tin, đăng tải hơn 1000 tin, bài, ảnh, clip tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, du khách trong nước, quốc tế tìm hiểu, biết đến tiềm năng, sản phẩm DL. Tính đến tháng 12 năm 2015 đã thu hút 350.000 lượt truy cập.
Phối hợp với Ban thể thao, giải trí và Thông tin kinh tế - Đài truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Chương trình S Việt Nam, Trung tâm Điện ảnh Thể thao và Du lịch Việt Nam, Saigontourist thực hiện các chuyên đề về quảng bá DL Cao Bằng trên sóng truyền hình kênh VTV3, VTV4, SCTV12; đưa tin, bài trên Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh, báo Sài Gòn giải phóng…
Phối hợp với trung tâm phát triển cộng đồng (Halvetas) tổ chức hội chợ triển lãm hàng thổ cẩm văn hóa và DL Cao Bằng tại TP Hồ Chí Minh (tháng 11/2012 và tháng 11/2013). Tổ chức chương trình khảo sát và hội thảo xây dựng phát triển tour, tuyến DL 6 tỉnh Việt Bắc gắn với thủ đô Hà Nội;
Phối hợp với các hãng lữ hành, nhà đầu tư, báo chí, nhà quay phim từ thị trường TP Bách Sắc - Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm quảng bá tour DL 2 ngày 1 đêm giữa Cao Bằng và TP Bách Sắc. Tham mưu cho UBND tỉnh Cao Bằng ban hành kế hoạch quảng bá, xúc tiến DL Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020.
2.2.6. Thực trạng hoạt động du lịch theo lãnh thổ của tỉnh Cao Bằng
2.2.6.1. Các khu, điểm, cụm du lịch
Các điểm DL quan trọng đã hình thành và phát huy được vai trò quan trọng đối với DL Cao Bằng thời gian qua là Pác Bó, thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao, hồ Thăng Hen. Pác Bó và rừng Trần Hưng Đạo là điểm nhấn của hành trình DL về nguồn, Bản Giốc là điểm DL sinh thái ngày càng thu hút khách DL; Các cụm DL: cụm TP Cao Bằng và phụ cận, Pác Bó và phụ cận, Bản Giốc - Ngườm Ngao, khu vực rừng Trần Hưng Đạo. (Hình 2.4)
Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2015
Tác giả: Nông Thị Anh. Lớp Địa lí học K22A.
(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng)