Các Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Khác

chuông chùa Đà Quận (TP Cao Bằng), chùa Sùng Phúc (Hạ Lang) là những di tích được xếp hạng có thể khai thác phục vụ phát triển DL tham quan, nghiên cứu, tâm linh. (Hình 2.2)

- Đền Vua Lê: thuộc Làng Đền, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An. Theo truyền thuyết và những tư liệu lịch sử để lại, đền do Nùng Tồn Phúc xây dựng thờ vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) trên một gò đất cao phía bắc thành Nà Lữ, gò này được gọi là gò Long (gò rồng).

- Đền Kỳ Sầm: thờ Khâu Sầm Đại Vương Nùng Chí Cao ở bản Ngần, Xã Vĩnh Quang, TP Cao Bằng, đền được xây dựng thờ danh nhân lịch sử Nùng Chí Cao, một nhân vật đã có công lao giữ yên bờ cõi là trấn được giặc phương Bắc thời kỳ nhà Lý thế kỷ XI.

- Thành Nà Lữ: được xây bằng đất từ năm 265 (thời Tần Vũ Đế), đến năm 866 (đời Đường Hy Tông, năm Hàm Phong thứ 5 tháng 11 Bính Tuất). Nằm ở phía tây TP Cao Bằng trên tuyến quốc lộ 203 thuộc làng Nà Lữ, Xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, thành do Tiết độ sứ Cao Biền đời Đường Hy Tôn xây dựng khi đem quân đánh An Nam và được tiếp tục xây dựng qua nhiều thời đại.

- Thành Nhà Mạc: ở huyện Bảo Lạc, huyện Trùng Khánh, huyện Phục Hòa, Trong đó có cả thành xây bằng đá trên đỉnh núi Lam Sơn, huyện Hòa An, thành xây bằng đất ở Lũng Tàn, Nguyên Bình.

- Chùa Đà Quận: Làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, TP Cao Bằng, có từ thời nhà Mạc, chùa mang tên một danh tướng thời Mạc có tên là Đà Quận Công Mạc Ngọc Liễn. Khu vực di tích chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng nghìn cân. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu, tiếng gõ vang như sấm, chấn động trăm dặm, trên chuông có đúc bài minh bằng chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp của châu Thạch Lâm lúc bấy giờ và sự phục hồi của chùa Viên Minh sau khi nhà Lê khôi phục lại đất Cao Bằng. Hàng năm cứ đến ngày mồng 9 tháng giêng âm lịch, nhân dân Cao Bằng đều nô nức đi trẩy hội.

- Chùa Sùng Phúc: ở làng Huyền Ru, thị trấn Thanh Nhật, huyện Hạ Lang. Chùa thờ đức phật Quan Âm Bồ Tát, chàng Vi Đồ và Thổ thần. Chùa là sự suy tôn và sùng bái sự phúc đức. Nên trong ngày lễ hội ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, ngoài yếu tố tâm linh hướng tới cái thiện, nhân dân thường tổ chức các trò chơi văn hóa cổ truyền, văn hóa dân gian. Chùa đã được xếp hạng cấp quốc gia năm 1993.

- Chùa Phật Tích Trúc Lâm Bản Giốc: được xây dựng nguy nga và khang trang trên ngọn núi Phia Nhằm, thuộc bản Giốc, xã Đàm Thủy, cách thác Bản Giốc khoảng 500 m. Gồm các hạng mục chính: Cổng tam quan, lầu chuông, lầu trống, bia đá và tam bảo, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, đền thờ các anh hùng dân tộc, Nam Việt Triệu Tổ Hùng Vương các đời, nhà khách cùng các hạng mục cảnh quan phụ trợ. Ngoài ra, ở Cao Bằng còn có nhiều đền chùa khác cũng thu hút du khách thập phương

* Di tích khảo cổ

- Hang Ngườm Vài: thuộc xã Cần Yên, huyện Thông Nông, là địa điểm cư trú của người tiền sử thuộc hệ thống văn hóa Hòa Bình - Bắc Sơn, có niên đại cách ngày nay khoảng 7000 đến 8000 năm. Di tích được xếp hạng cấp tỉnh năm 2009.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

2.1.3.2. Các điểm du lịch cộng đồng

* Điểm du lịch cộng đồng Pác Rằng, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên

Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 8

Điểm DL có 53 ngôi nhà vẫn bảo tồn được kiến trúc nhà sàn gỗ truyền thống. Ngoài sản xuất nông nghiệp, người dân bản còn duy trì được nghề truyền thống rèn đúc nông cụ sản xuất, dệt nhuộm vải chàm, đan lát,... cùng với những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình

* Điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Khon, huyện Bảo Lạc

Là điểm DL cách TP Cao Bằng khoảng 80km trên đường QL 34; xe ô tô vượt lên theo đường mòn, vượt qua một số đồi núi thấp sẽ đến đầu bản Khuổi Khon. Đồng bào dân tộc ở đây 100% là dân tộc Lô Lô, sống trong nhà

sàn. Nét đặc trưng ở đây là trang phục và nhà sàn của cộng đồng này khá hấp dẫn đối với du khách; xóm Khuổi Khon chưa có điện, vị trí xa đường QL, khá biệt lập với cuộc sống hiện đại nên đã tạo cho bản một giá trị văn hóa, phong tục tập quán truyền thống... điều này đã làm hấp dẫn đối với các du khách thích khám phá.

* Điểm du lịch cộng đồng xóm Khuổi Ky, huyện Trùng Khánh

Bên cạnh động Ngườm Ngao là xóm Khuổi Ky, có 14 nóc nhà, chủ yếu là nhà được xây bằng chất liệu đá nguyên tảng ghép lại nên trông khá mát mẻ quanh năm và khá lạ mắt. Du khách đến đây có thể được tham gia sinh hoạt cùng người dân địa phương, tham quan và ghi hình những sinh hoạt thường ngày của cộng đồng dân tộc Tày miền Đông nơi đây.

2.1.3.3. Lễ hội truyền thống

Các lễ hội có khả năng lôi cuốn khách DL rất cao. Cao Bằng có hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc có những nét sinh hoạt văn hóa với phong tục tập quán riêng, tạo nên vùng đất văn hóa đa sắc tộc, hấp dẫn khách DL đến tham quan, tìm hiểu thông qua các lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa nghệ thuật... Một số lễ hội tiêu biểu có khả năng khai thác phát triển DL (Hình 2.2):

* Lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng).

Hội Lồng Tồng theo tiếng Tày - Nùng hay Lồng Tộng theo tiếng Dao có nghĩa là xuống đồng, là lễ hội quan trọng nhất trong năm của đồng bào người Tày, Nùng. Thường được tổ chức vào những ngày đầu xuân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như xã Sóc Hà - huyện Hà Quảng, thị trấn Bảo Lạc, xã Trung Phúc - huyện Trùng Khánh, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phục Hòa, xã Cao Thăng - huyện Trùng Khánh.

* Hội Pháo hoa

Thường được tổ chức vào mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm tại huyện Quảng Uyên. Là ngày hội rèn luyện tính nhanh nhẹn, vui khỏe, lành mạnh, có

tinh thần thượng võ, lôi cuốn các chàng trai khỏe mạnh từ các địa phương đến tham gia tranh đầu pháo hoa, giành chiếc vòng cầu phúc. Mọi người quan niệm, trong ngày hội pháo hoa đầu xuân, ai bắt được chiếc vòng lộc pháo hoa cả năm sẽ may mắn, tốt lành và phát tài. Đây là một trong những ngày hội đông vui nhất tỉnh Cao Bằng, cuốn hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân ở các địa phương lân cận trong và ngoài tỉnh đến dự.

* Hội Nàng Hai

Lễ hội diễn ra tại một số địa phương trong tỉnh như: xã Kim Đồng - huyện Thạch An, Xã Tiên Thành - huyện Phục Hòa. Hội kéo dài nhiều đêm xướng hát, là lễ hội cầu mùa, cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu Nàng Trăng ban phúc cho bản làng, dân chúng bình yên.

* Hội Thanh Minh

Diễn ra ở một số địa phương trong tỉnh, nhưng được tổ chức thường xuyên vào ngày thanh minh trong sáng hàng năm tại xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên của dân tộc Nùng An. Hay lễ hội ở xã Quang Trung, huyện Trà Lĩnh tổ chức vào ngày mồng tám tháng ba âm lịch mới được chính quyền địa phương tổ chức lại từ năm 2014. Hội có ý nghĩa cầu mùa, cầu phúc cho lứa đôi. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, ẩm thực tiêu biểu: hát giao duyên (làn điệu Hà Lều), xôi đen, xôi cẩm, thịt lợn quay,… đã thu hút đông đảo du khách gần xa tham dự.

Ngoài ra, còn nhiều lễ hội xuân như: Thi bò đẹp và chọi bò, diễn ra tại một số địa phương trong tỉnh như ở thị trấn Pác Miầu - huyện Bảo Lâm, ở xã Lũng Nặm -huyện Hà Quảng, thị trấn Thông Nông - huyện Thông Nông. Hội diễn ra các hoạt động văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian: đẩy gậy, đánh cờ, tung còn, kéo co,...; Hội tung còn ở thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh diễn ra vui tươi, thi văn nghệ, thể thao.

* Các lễ hội đền chùa

Hòa chung với không khí lễ hội đi chùa đầu năm của các địa phương khác trong cả nước. Các lễ hội được tổ chức tại các đền chùa ở khắp nơi trong

tỉnh khoảng từ mồng 6 đến 15 tháng giêng Âm lịch, đặc biệt là tại Hòa An và TP Cao Bằng. Đó là lễ hội cúng Phật, cầu phúc cầu may, tưởng nhớ tới các bậc vĩ nhân đã có công giúp đỡ, bảo vệ nhân dân trong vùng. Một số lễ hội thu hút đông khách thập phương đến dự như:

- Hội đền Kỳ Sầm: thường được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh trảy hội du xuân, thắp hương tưởng nhớ nhân vật lịch sử Nùng Trí Cao, cầu lộc, bình an, may mắn. Sau phần lễ là các hoạt động văn hóa, thể thao như: Văn nghệ, các trò chơi dân gian tung còn, kéo co, đẩy gậy, đánh cờ, …

- Hội đền Vua Lê: thường được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Du khách đến lễ hội thắp hương tưởng nhớ đến Vua lê Thái Tổ, cầu may, cầu lộc, bình an, du xuân tham gia các trò chơi dân gian truyền thống, văn nghệ, thể thao.

- Hội đền Giẻ Đóong: Là di tích xếp hạng cấp tỉnh, thuộc xã Hồng Việt, huyện Hòa An, hội thường được tổ chức vào ngày 15 tháng giêng âm lịch; đền thờ thần và thánh mẫu; du khách đến thắp hương, xóc thẻ cầu tài, cầu lộc. Hội còn diễn ra các hoạt động trò chơi dân gian, văn nghệ.

Ngoài ra, còn có các lễ hội khác như Hội chùa Sùng Phúc ngày 15 tháng giêng và một số lễ hội tại các đền, chùa trong TP Cao Bằng: tại xã Hưng Đạo có Hội chùa Đống Lân vào ngày 8 tháng giêng, Hội chùa Đà Quận ngày mồng 9 tháng giêng; Hội Chùa Phố Cũ tại phường Hợp Giang ngày 15 tháng giêng; Hội Đền Bà Hoàng thuộc phường Sông Bằng, thường tổ chức vào ngày 15 tháng giêng.

2.1.3.4. Làng nghề thủ công truyền thống

Các làng nghề thủ công truyền thống góp phần không nhỏ trong đời sống hàng ngày, làm đẹp thêm cho nét văn hóa dân tộc. Cao Bằng có nhiều nghề thủ công truyền thống. Đây vừa là các địa điểm tham quan, trải nghiệm của du khách, vừa là nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm cho khách DL.(Hình 2.2)

Vùng làng nghề truyền thống dân tộc: Nằm trong khu vực các xã Phúc Sen, Quốc Dân, Đoài Côn... thuộc huyện Quảng Uyên, các làng nghề ở đây chủ yếu là làm nông cụ, làm hương, ngói máng đất, đan lát, nghề làm miến dong, nghề làm giấy bản, nghề đan chiếu cót.... Những ngôi làng ở đây hầu hết là nhà sàn, mái ngói tự sản xuất, lối sống, phong tục tập quán còn in đậm giá trị truyền thống. Khu vực quần thể này rất thích hợp cho những du khách thích tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, văn hóa làng nghề, DL sinh thái, khám phá...Tiêu biểu có làng nghề Phúc Sen nằm trên tuyến DL TP Cao Bằng - Bản Giốc.

- Làng rèn Phúc Sen: thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, có từ hơn 100 năm nay. Trong làng, đâu đâu cũng có lò rèn, sản xuất ra nông cụ cầm tay bằng sắt, thép và đồ nghề mộc: dao quắm, rìu, kéo...được tạo ra từ những đôi bàn tay cùng với bí quyết của người thợ rèn khéo léo. Những sản phẩm này được đưa đi bán ở hầu khắp các chợ trong tỉnh, đây là điểm hấp dẫn khách DL tham quan, mua lưu niệm về dùng hoặc làm quà,...

- Làng nghề dệt, nhuộm vải chàm: là nghề đã có từ rất lâu đời của dân tộc Tày ở Cao Bằng tạo ra các trang phục dân tộc Tày đặc sắc, góp phần lưu giữ sắc màu truyền thống của dân tộc.

- Nghề dệt thổ cẩm: Cao Bằng là quê hương của các loại thổ cẩm, thổ cẩm Cao Bằng không chỉ nổi tiếng trong nước, mà còn có mặt nhiều nơi trên thế giới. Với những hoa văn đẹp, sặc sỡ, tinh tế, mang đậm sắc thái dân tộc, là sản phẩm tiêu dùng không thể thiếu của người dân tộc Cao Bằng trên các mặt địu trẻ em, mặt chăn, mặt gối, khăn trải bàn, ba lô, túi xách... là món quà ý nghĩa cho mỗi du khách khi đến Cao Bằng để mang về tặng người thân, bạn bè. Nghề dệt thổ cẩm phát triển nhất tại các xã Đào Ngạn, Phù Ngọc huyện Hà Quảng và khu vực thị trấn Nước Hai huyện Hòa An.

2.1.3.5. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác

a) Đặc điểm dân cư, dân tộc

* Dân cư

Cao Bằng có dân số vào loại ít của cả nước. Tính đến năm 2014, Cao Bằng có 520,2 nghìn người với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 9,1‰, tỷ lệ nam và nữ là 49,51 và 50,49, tỷ lệ dân thành thị và nông thôn là 23,13% và 76,87% dân số [3].

Dân cư nông thôn chiếm đa số, đời sống còn khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa ảnh hưởng đến nhu cầu DL cũng như chất lượng dịch vụ DL.

* Dân tộc

Cao Bằng có trên 20 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 7 dân tộc đông dân. Đông nhất là dân tộc Tày (42,5% dân số cả tỉnh), sau đó là dân tộc Nùng (32,8%), Dao (9,6%), Mông (8,4%), Kinh (4,6%), Sán Chỉ (1,2%), Lô Lô (0,4%) [1]. Ngoài ra còn có một số dân tộc có số dân hơn 50 người như Mường, Thái, Hoa. Mỗi dân tộc có những nét sinh hoạt với phong tục, tập quán riêng có khả năng thu hút khách DL. Một số dân tộc đông dân có truyền thống văn hóa độc đáo như:

- Dân tộc Tày, Nùng: Cùng với nét kiến trúc nhà sàn độc đáo và các lễ hội truyền thống của dân tộc như lễ hội Nàng Hai, lễ hội Lồng Tồng... là những yếu tố nhân văn không thể thiếu tạo nên nét đặc sắc để phát triển DL của tỉnh.

- Dân tộc H’mông: nổi tiếng trồng lanh, dệt vải, còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa nguyên gốc gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là về trang phục và văn nghệ dân gian, các điệu múa và nhạc cụ,...cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

- Dân tộc Kinh: mang theo nhiều nét văn hóa của người đồng bằng, tạo sự giao thoa và làm phong phú, đa dạng thêm cho văn hóa của các dân tộc.

- Dân tộc Sán Chỉ và các dân tộc ít người khác như Lô Lô, Sán Chay, Sán Dìu, Ngái,...có những sắc thái riêng, cũng góp mặt vào sự đa dạng về văn hóa của tỉnh.

b) Văn hóa dân gian

Nền văn hóa dân gian tương đối phong phú, đặc biệt là văn hóa dân gian các dân tộc Tày, Nùng. Sự đa dạng về văn hóa dân gian của người Tày thể hiện qua các điệu hát lượn, hát quan làng, hát then và những bài thơ nổi tiếng.

- Hát Then ở Cao Bằng được phổ biến trên diện rộng và có nhiều vẻ phong phú, khác nhau về các mặt ở các miền, huyện và trở thành một nhu cầu quan trọng đối với đời sống tinh thần của các dân tộc Tày, Nùng.

- Hát sli, lượn là một làn điệu dân ca rất phổ biến và độc đáo của dân tộc Nùng. Mỗi làn điệu đều có cách thể hiện thế giới tâm hồn riêng, có những khả năng chuyển tải và gợi cảm riêng, độ trầm, bổng luyến láy của nhạc điệu và tiết tấu riêng.

- Nhạc cụ dân gian là cây đàn tính có âm thanh ngọt ngào, mượt mà và ấm áp, có sức hấp dẫn kỳ diệu bởi nó gắn với đời sống tinh thần của một dân tộc đã bao đời nay, như một phương tiện giao tiếp đậm đà bản sắc dân tộc. Hộp đàn làm bằng vỏ bầu, mặt đàn làm bằng gỗ vông, cán bằng gỗ cây khảo quang hay cây dâu tằm.

Nhìn chung ca múa nhạc dân tộc thường gắn với lễ hội truyền thống và các di tích lịch sử văn hóa. Tất cả đã gắn bó với nhau tạo nên sắc thái văn hóa.

c) Văn hóa ẩm thực, sản vật Cao Bằng

Mỗi điểm DL đều có một số đặc sản hấp dẫn khách DL. Ở Cao Bằng có nhiều đặc sản mang đậm đặc trưng của những tỉnh miền núi phía Bắc, các sản vật chủ yếu từ thiên nhiên, theo mùa vụ.

- Hạt dẻ Trùng Khánh: Đây là loại dẻ ôn đới hạt rất to (gấp 5- 6 lần hạt dẻ rừng), vỏ quả có nhiều gai cứng, bên trong mỗi quả có từ 3 đến 4 hạt. Hạt dẻ Trùng Khánh giàu dinh dưỡng, có mùi vị thơm ngon riêng biệt, là sản phẩm quý của Cao Bằng đã được Cục sở hữu trí tuệ - Bộ khoa học công nghệ xác lập và bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Loại cây này chủ yếu được trồng và ngon nhất là ở khu vực huyện Trùng Khánh, trên đường đi thăm KDL thác

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí