Các Định Hướng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Đến Năm 2020, Tầm Nhìn Đến 2030

- Xu hướng gia tăng khách DL và thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

3.1.2. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

3.1.2.1. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch

* Thị trường trọng điểm

- Phát triển mạnh thị trường DL nội địa, chú trọng khách với mục đích DL văn hóa; tham quan thắng cảnh, di tích; DL sinh thái; DL thương mại, công vụ, DL cuối tuần… Chú trọng khai thác các nguồn khách đến từ các đô thị lớn, các trung tâm DL lớn trong nước như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Thị trường khách DL quốc tế đến Cao Bằng từ các trung tâm DL lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và trực tiếp từ Trung Quốc qua các cửa khẩu đường bộ như Trà Lĩnh, Tà Lùng và khu vực Bản Giốc,…được dự báo tăng trưởng tương đối đều. Thu hút, phát triển mạnh thị trường quốc tế gần: Đông Bắc Á (Trung

Quốc (dự báo chiếm khoảng 60% thị phần khách quốc tế đến Cao Bằng), Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan); thị trường ASEAN (chủ yếu là Lào, Thái Lan, Campuchia). Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Ý); Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ và Canada), thị trường Úc.

* Thị trường tiềm năng

Chú trọng thu hút các thị trường trong khối Bắc Âu, Nga và Đông Nam Âu, Niu Zi Lân. Cần quan tâm khách DL đến từ Hà Lan, Ý, Thụy Sĩ và Thụy Điển là những nước có khả năng phát triển dài hạn do lượng khách đi DL nước ngoài từ các nước này hàng năm đông.

3.1.2.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

- Định hướng ưu tiên phát triển các dòng sản phẩm chính: (Hình 3.1)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Tập trung phát triển, hình thành các dòng sản phẩm DL có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy những ưu thế tài nguyên. Các dòng sản phẩm này

được hình thành từ từng sản phẩm mạnh riêng lẻ và từ sự liên kết chung tạo nên thương hiệu chung cho mỗi dòng sản phẩm, đó là: DL văn hóa và DL sinh thái

Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 12

Ưu tiên phát triển các sản phẩm DL gắn với văn hóa xây dựng sản phẩm DL tìm hiểu văn hóa phong phú, hấp dẫn: DL về nguồn, giáo dục, tri ân, tham quan di tích, nghiên cứu, phát triển DL làng nghề và DL cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân, tìm hiểu văn hóa, lối sống của các dân tộc (Dự kiến khai thác điểm DL xóm Hoài Khao thuộc Huyện Nguyên Bình là địa bàn 100% người dân tộc Dao Đỏ, gắn với làng nghề chạm bạc, dệt thổ cẩm; Đẩy mạnh loại hình DL Trekking: khai thác hiệu quả tour DL qua các làng người đồng bào dân tộc), ẩm thực, tâm linh…

Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm DL gắn với sinh thái, chú trọng khám phá hang động, DL núi, DL sinh thái nông nghiệp, nông thôn, nghỉ dưỡng tại các vùng núi cao với khí hậu trong lành, tham quan cảnh quan (thác, hồ), DL thể thao mạo hiểm, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần. Du lịch gắn với cửa khẩu: tham quan, mua sắm, quá cảnh, DL kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, DL MICE…

- Đẩy mạnh đầu tư các dòng sản phẩm tuyến DL theo định hướng liên kết vùng, liên kết các điểm đến trong vùng và liên vùng tạo sự đa dạng, độc đáo, khác biệt và mới lạ. Chú trọng đa dạng hóa sản phẩm nhằm phục vụ các đối tượng khách với những nhu cầu đa dạng như: DL MICE, DL giáo dục, DL thể thao, DL dưỡng bệnh, DL du thuyền…Bổ sung các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của thị trường khách khác nhau

- Định hướng liên kết phát triển sản phẩm liên ngành, liên vùng giữa các địa phương, doanh nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm mạnh, thương hiệu mạnh. Liên kết theo khu vực, theo hành lang kinh tế tạo ra khả năng cạnh tranh cao hơn. Phát huy hợp tác quốc tế trong liên kết phát triển sản phẩm DL liên quốc gia, nối tuyến, tạo các sản phẩm DL chuyên đề.

Hợp tác khai thác tour DL mạo hiểm Du xuồng trên sông Quây Sơn, huyện Trùng Khánh; tour DL mạo hiểm du xuồng mạo hiểm xuyên quốc gia qua mốc 589 Thiêng Qua, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng - Việt Nam) - khe Hổ Nhảy, huyện Nà Po (Quảng Tây - Trung Quốc); Nghiên cứu hợp tác biểu diễn thực cảnh khu vực thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).

3.1.2.3. Tổ chức không gian du lịch

a) Phát triển du lịch theo cụm

Căn cứ định hướng phát triển không gian KT - XH của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, sự phân bố TNDL và kết cấu hạ tầng theo lãnh thổ, định hướng phát triển DL theo 4 cụm chính với các chức năng khác nhau: (Hình 3.1)


Hình 3.1. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng đến năm 2030

Tác giả: Nông Thị Anh. Lớp Địa lí học K22A.

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

- Cụm DL trung tâm (TP Cao Bằng và phụ cận): Là cụm DL hạt nhân và có ý nghĩa quan trọng đối với DL của tỉnh, là trung tâm phát triển DL của tỉnh Cao Bằng. TNDL tương đối tập trung có Khu di tích Vườn Cam, các điểm tham quan như Đền Kỳ Sầm, chùa Phố Cũ, pháo đài cổ, hồ Khuổi Lái, một số điểm DL tại huyện Hòa An. Các sản phẩm DL tiêu biểu: DL nghỉ cuối tuần, camping, vui chơi giải trí; DL quá cảnh; DL tham quan, nghiên cứu; DL công vụ, thương mại..

- Cụm DL phía bắc (Pác Bó và phụ cận thuộc địa phận huyện Hà Quảng): Đây là cụm DL tâm linh có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước, là cái nôi của Cách mạng Việt Nam mới, nơi gắn bó với hình ảnh Bác Hồ. Trung tâm cụm là hang Cốc Bó cùng với quần thể di tích suối Lê Nin, núi Các Mác, lán Khuổi Nặm, đền thờ Bác Hồ và nhà bảo tàng Pác Bó…

TNDL chủ yếu là: các di tích lịch sử cách mạng đồng thời mang ý nghĩa là khu tưởng niệm danh nhân, di tích cột mốc biên giới Việt - Trung, nơi đầu tiên Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, di tích anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, thắng cảnh tự nhiên. Hướng khai thác các sản phẩm chủ yếu: DL hành hương về cội nguồn; DL tham quan di tích, nghiên cứu, giáo dục; DL sinh thái.

- Cụm DL phía Đông (Bản Giốc - Ngườm Ngao và phụ cận thuộc địa phận huyện Trùng Khánh, Hạ Lang, Trà Lĩnh). Bản Giốc là điểm DL trung tâm của cụm. Đây là một điểm DL sinh thái hấp dẫn với cảnh quan kỳ vĩ, thơ mộng là động Ngườm Ngao, cảnh quan sông Quây Sơn, các bản làng dân tộc Tày. Hướng khai thác sản phẩm DL tiêu biểu: DL tham quan cảnh quan, bản văn hóa; nghỉ cuối tuần, camping, thể thao, mạo hiểm; DL sinh thái; phát triển DL biên giới.

- Cụm DL phía Tây (Phja Đén, Phja Oắc, rừng Trần Hưng Đạo thuộc địa phận huyện Nguyên Bình). Trung tâm của cụm là Phja Đén. TNDL chủ yếu: Phja Oắc, Phja Đén độ cao trên 1000m là có khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, bản sắc

văn hóa dân tộc thiểu số; rừng Trần Hưng Đạo là di tích lịch sử, rừng sinh thái đẹp. Hướng khai thác sản phẩm DL: DL sinh thái, DL nghỉ cuối tuần, DL văn hóa: tham quan các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa dân tộc.

* Định hướng phát triển các cụm DL phụ trợ:

- Cụm DL Đông Nam (Khu di tích chiến thắng Đông Khê; di tích chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Biên giới 1950 huyện Thạch An; DL sinh thái Ngườm Lầm Nặm Khao, cửa khẩu Tà Lùng huyện Phục Hòa). Hướng khai thác phát triển DL văn hóa và cửa khẩu biên giới

- Cụm DL Tây Bắc (Bảo Lạc, Bảo Lâm): khai thác phát triển DL sinh thái, DL cộng đồng.

b) Điểm du lịch

Có thể định hướng các điểm DL của Cao Bằng theo 2 nhóm: (Hình 3.1)

- Nhóm điểm DL có ý nghĩa quốc gia: có TNDL độc đáo và có khả năng thu hút khách DL cao, có vai trò quan trọng đối với phát triển DL quốc gia và với địa phương

- Nhóm DL có ý nghĩa vùng và địa phương: TNDL chưa thật đặc sắc và CSHT có phần hạn chế hơn nhóm DL có ý nghĩa quốc gia

- Ngoài ra, có thể định hướng phát triển các điểm DL phụ trợ (Phụ lục 3)

c) Các tuyến du lịch

Căn cứ vào sự phân bố TNDL theo lãnh thổ, các đô thị và khu dân cư; Định hướng phát triển các cụm, điểm DL; Hệ thống giao thông và cảnh quan môi trường dọc các tuyến đường… Có thể định hướng phát triển hệ thống tuyến DL chính của Cao Bằng như sau:

* Các tuyến DL nội tỉnh

- Các tuyến DL chính

+ Tuyến TP Cao Bằng - Pác Bó: Đây là tuyến DL quan trọng nhất của tỉnh. Tuyến này hình thành theo đường tỉnh lộ 203 (đoạn đầu đường Hồ Chí Minh) nối TP Cao Bằng qua huyện Hòa An tới huyện Hà Quảng. Dọc tuyến là

các điểm tham quan chính: đền Kỳ Sầm, các điểm di tích thành Nà Lữ, thành Nhà Mạc, núi Lam Sơn; di tích Kim Đồng; quần thể khu di tích Pác Bó.

+ Tuyến TP Cao Bằng - thác Bản Giốc: phát triển theo đường QL 3, nối với tỉnh lộ số 206 và đường 211, nối cụm DL trung tâm TP Cao Bằng với cụm Bản Giốc - Ngườm Ngao. Đây là tuyến DL hấp dẫn và quan trọng thứ hai trong tỉnh. Dọc tuyến, cảnh quan sơn thủy hữu tình, nhiều bản làng dân tộc Tày, Nùng, với nếp nhà sàn và làng nghề truyền thống (ngoài các điểm DL cộng đồng đã đi vào hoạt động, có thể quy hoạch thêm thị trấn Thông Huề) là những điểm tham quan hấp dẫn trước khi đến thác Bản Giốc. Đối tượng tham quan chính là Thị trấn Thông Huề, thị trấn Trùng Khánh, động Ngườm Ngao, thác Bản Giốc…

+ Tuyến TP Cao Bằng - thị trấn Hùng Quốc - cửa khẩu Trà Lĩnh: là tuyến DL sinh thái hấp dẫn dựa theo QL 3 với các cảnh quan như đèo Mã Phục, hồ Thăng Hen, động Giộc Đâư.

+ Tuyến TP Cao Bằng - cửa khẩu Tà Lùng: đối tượng tham quan chính là: đèo Mã Phục, bãi Thanh Minh (có thể đầu tư xây dựng thành điểm vui chơi giải trí), điểm DL cộng đồng làng Pác Rằng, xã Phúc Sen, Quảng Uyên, cửa khẩu Tà Lùng…

+ Tuyến TP Cao Bằng - Nguyên Bình - khu rừng Trần Hưng Đạo: đây là tuyến DL khá đẹp, dẫn đến khu vực lưu trú của đồng bào Dao với nền văn hóa đặc sắc, nhất là trang phục sặc sỡ rất đẹp, các dịp chợ phiên, cần khai thác vốn văn hóa đó. Các điểm tham quan chính: đèo Cô Lê A; Khu mỏ Tĩnh Túc, rừng Trần Hưng Đạo, di tích lịch sử Phai Khắt, Nà Ngần…

+ Tuyến TP Cao Bằng - Đông Khê (Thạch An) - cửa khẩu Tà Lùng (Phục Hòa). Hướng khai thác DL tham quan DTLS văn hóa và cửa khẩu biên giới.

- Các tuyến DL phụ trợ

+ Tuyến DL mạo hiểm TP Cao Bằng - Bảo Lạc. Đây là tuyến có nhiều núi cao, đèo dốc nguy hiểm, tuy nhiên cũng có nhiều cảnh đẹp bên đường rất phù hợp

với loại hình DL mạo hiểm. Các đối tượng tham quan chính: cảnh quan sinh thái hai bên đường như đèo Cô Lê A, mỏ thiếc Tĩnh Túc, đèo Kao Sơn, bản Nậm Pạt của đồng bào Dao, thung lũng sông Gâm… và có thể khai thác các di sản văn hóa dân tộc Truyền Thống. Lưu trú theo hình thức lều trại, dân dã.

+ Tuyến TP Cao Bằng - Quảng Uyên - Hạ Lang: đây còn là tuyến DL tiềm năng nhằm mục đích làm đa dạng hóa sản phẩm DL của tỉnh, tăng khả năng lựa chọn cho du khách. Đối tượng tham quan gồm hệ thống hang động huyện Hạ Lang, chùa Sùng Phúc

+ Tuyến TP Cao Bằng - Hà Quảng - Trà Lĩnh - Trùng Khánh - TP Cao Bằng: phát triển dọc tuyến biên giới từ Hà Quảng đến Trùng Khánh nối 2 điểm DL quốc gia là Pác Bó và Bản Giốc và trung tâm DL TP Cao Bằng kết hợp khai thác các điểm DL phụ trợ khác như vùng cao Lục Khu (Hà Quảng), Động Giộc Đâư (Trà Lĩnh).

* Các tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực

+ Tuyến Cao Bằng - Chợ Rã - Ba Bể: tham quan Hồ Ba Bể, rừng bảo tồn quốc gia Ba Bể.

+ Tuyến Cao Bằng - Đông Khê - Lạng Sơn: là tuyến DL sinh thái, văn hóa - lịch sử. Cần khai thác nhiều điểm lịch sử trên tuyến đường, đặc biệt là những địa danh lịch sử như Thất Khê, Bông Lau, Đông Khê, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt, với tên tuổi La Văn Cầu nổi tiếng. Đối tượng tham quan chính là các điểm di tích lịch sử trên đường đi, các động Nhất, Nhị, Tam Thanh và quần thể di tích ở Lạng Sơn, thăm Hữu Nghị quan.

- Ngoài ra còn có các tuyến DL liên vùng, liên quốc gia: Tuyến DL Cao Bằng - Bắc Kan - Thái Nguyên - Hà Nội; Cao Bằng - Lạng Sơn - Trà Cổ - Hạ Long.

- Các tuyến du lịch quốc tế: Chủ yếu phát triển với Quảng Tây (Trung Quốc) và lân cận qua cửa khẩu Tà Lùng

+ Tuyến DL Cao Bằng - Long Châu - Nam Ninh - Bắc Hải

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí