Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Để Phát Triển Du Lịch Tỉnh Cao Bằng Trong Xu Thế Hội Nhập

+ Tuyến DL Cao Bằng - Nam Ninh - Quế Lâm - Liễu Châu

+ Tuyến DL Cao Bằng - Long Châu - Nam Ninh - Bắc Kinh

3.1.2.4. Đầu tư phát triển du lịch

a. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Phát triển số phòng chất lượng cao đạt tiêu chuẩn 2-4 sao đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là đối tượng khách kinh doanh, thương mại, công vụ. Theo tính toán, những năm tới số lượng khách sạn tiêu chuẩn 2-4 sao chiếm tỷ lệ 5-15% (10% năm 2020, 15% năm 2030), tập trung ở TP Cao Bằng và phụ cận, một số khu vực cửa khẩu. Phát triển các cơ sở dịch vụ: Ưu tiên xem xét các dự án đầu tư xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, khu hội nghị, hội thảo tầm cỡ khu vực.

Phát triển các công trình vui chơi giải trí: Phát triển các loại hình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại ở khu vực thành phố gắn với các công viên, các khu DL; Các loại hình vui chơi, giải trí gắn với thiên nhiên như dã ngoại, thể thao khám phá…

- Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch

Đào tạo trình độ Đại học và tăng cường khả năng nghiên cứu về DL, đào tạo trình độ trung học và học nghề về DL; tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý DL ở các cấp.

- Xúc tiến tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường, kêu gọi đầu tư và thu hút khách DL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên và môi trường DL: Phục hồi văn hóa dân gian; tôn tạo, nâng cấp các điểm di tích văn hóa lịch sử, di tích cách mạng khu vực thành phố Cao Bằng; Phát triển các hoạt động lễ hội, festival, nghề thủ công truyền thống; Cải tạo môi trường tự nhiên.

Ngoài ra, cũng cần ưu tiên phát triển hệ thống khu, điểm DL, loại hình và sản phẩm DL

Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập - 13

b. Các khu vực tập trung đầu tư

- Khu vực TP Cao Bằng và phụ cận: phát triển hệ thống lưu trú, dịch vụ nhà hàng và vui chơi giải trí chất lượng cao; Lễ hội, hội nghị, hội thảo, hội chợ (DL MICE); Dịch vụ mua sắm, dịch vụ chuyển tiếp; Tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, công trình kiến trúc nghệ thuật…

- Khu vực thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao: ưu tiên đầu tư phát triển thành KDL quốc gia.

- Khu vực Pác Bó: ưu tiên đầu tư phát triển thành trọng điểm DL văn hóa lịch sử về nguồn của tỉnh và cả nước.

- Khu vực Phja Đén, Phja Oắc: xây dựng khu nghỉ dưỡng núi, kết hợp với DL thể thao, mạo hiểm.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong xu thế hội nhập

3.2.1. Về cơ chế chính sách

- Ưu tiên, miễn giảm thuế, đầu tư hạ tầng, vốn vay, hỗ trợ về giải phóng mặt bằng và thuê đất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào những khu DL tiềm năng và các loại hình DL mạo hiểm, khám phá, các khu vui chơi, giải trí hiện đại …tăng khả năng tham gia của cộng đồng vào hoạt động DL.

- Ưu tiên các nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng thay thế, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Tạo cơ chế thông thoáng và bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Hỗ trợ ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu, xúc tiến quảng bá DL.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, các làng nghề…

- Xây dựng và phát huy các cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành.

- Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích, mở rộng phát triển DL cộng đồng, DL có trách nhiệm gắn với bảo tồn và phát triển bền vững.

3.2.2. Về tổ chức quản lý và huy động vốn đầu tư

3.2.2.1. Về tổ chức quản lý

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của ngành, cần quy hoạch các khu, điểm DL trên địa bàn theo thứ tự ưu tiên với tầm nhìn dài hạn; Triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn; Lập quy hoạch theo trình tự tổng thể và từng khu chức năng đối với các khu DL được định hướng phát triển thành khu DL quốc gia.

UBND tỉnh chỉ đạo các chính quyền cấp huyện, xã thực hiện quản lý chặt chẽ lãnh thổ được quy hoạch. Nhanh chóng thiết lập mối quan hệ mật thiết về hoạt động DL giữa các địa phương trong tỉnh, tạo ra những sản phẩm DL mới có sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về DL ở các cấp từ tỉnh đến huyện, các cơ quan chuyên môn giúp UBND, HĐND trong quản lý quy hoạch và phát triển DL; Ban quản lý các khu DL, phòng văn hóa thông tin cấp huyện. Nâng cao trình độ quản lý DL theo quy hoạch cho các cấp, các ngành, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phát triển DL. Xây dựng đội ngũ cán bộ DL có năng lực phù hợp với nhu cầu quản lý và phát triển DL trong tiến trình hội nhập với khu vực và quốc tế.

Lồng ghép các quy hoạch, dự án chuyên ngành có liên quan như quy hoạch giao thông, phát triển đô thị, bảo tồn và phát triển văn hóa, trồng rừng, xóa đói giảm nghèo.

3.2.2.2. Về huy động vốn đầu tư

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

- Huy động tối đa các nguồn vốn đảm bảo nhu cầu đầu tư phát triển DL, đó là nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

- Tăng cường sự giúp đỡ và phối hợp của các Bộ, ngành ở trung ương, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển DL.

3.2.3. Nâng cấp, hoàn thiện, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch

Tranh thủ nguồn vốn từ trung ương và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, xây mới, nâng cấp, hiện đại các cơ sở lưu trú, nhất là xây dựng chuẩn hóa các khách sạn tiêu chuẩn 3 - 5 sao, các trung tâm vui chơi, giải trí.

Hoàn chỉnh đầu tư xây dựng, phương thức quản lý các khu DL lớn, các dự án lớn về xây dựng cơ sở hạ tầng tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu nghỉ dưỡng cao cấp thác Bản Giốc, Khu Phja Oắc - Phja Đén, tôn tạo khu vực nhà Đỏ và đầu tư cơ sở hạ tầng cho trung tâm Phja Đén. Các dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ 202 (Đoạn từ quốc lộ 34 vào Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo), đường tỉnh lộ 206 vào Khu DL Động Ngườm Ngao, dự án phát triển du xuồng mạo hiểm xuyên quốc gia mốc 589 Thiêng Qua, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng, Việt Nam) - Khe Hổ Nhảy, huyện Nà Po (Quảng Tây, Trung Quốc).

3.2.4. Về phát triển nguồn nhân lực

Trình độ nghiệp vụ của lực lượng cán bộ, nhân viên trong ngành cần phải được nâng lên để đạt được những chuẩn mực quy định của quốc gia và quốc tế.

- Cần có các phương án phát triển đủ số lượng lao động trực tiếp của ngành bằng cách đào tạo mới, đào tạo lại để bổ sung nhân lực cho các cơ sở lưu trú, các khu DL. Mở rộng các làng nghề, các hướng dẫn viên, các dịch vụ ăn uống nhằm thu hút lực lượng lao động gián tiếp tại chỗ.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động DL cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn và chuẩn hóa nguồn DL phù hợp với xu thế hội nhập. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cả lực lượng lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong ngành DL, cộng đồng dân cư tại các điểm DL… ở các cấp trình độ khác nhau, chuyên ngành khác nhau. Mời các giảng viên có kinh nghiệm trong ngành và các chuyên gia từ các trường chuyên ngành DL.

- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong nước và ở các nước có ngành DL phát triển.

- Tỉnh cần có chính sách thu hút nhân tài, tuyển dụng mới, thu hút nguồn nhân lực trẻ đúng trình độ chuyên ngành DL, nhất là những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi, thông thạo ngoại ngữ.

3.2.5. Về phát triển sản phẩm du lịch, khắc phục tính mùa vụ, nâng cao số ngày lưu trú của khách du lịch

Trong những năm gần đây, hoạt động DL ở Cao Bằng thường nhộn nhịp vào những dịp lễ hội, vào mùa hè. Để khắc phục tính mùa vụ và thu hút khách DL nhiều hơn nữa đến Cao Bằng, cần thiết phải:

- Đa dạng hóa sản phẩm DL, ngoài các sản phẩm DL chủ yếu như DL về nguồn, DL sinh thái, nghỉ dưỡng… cần mở rộng phát triển thêm các sản phẩm DL cộng đồng, DL có trách nhiệm, DL biên giới cửa khẩu, DL chuyên đề (thể thao, tham quan hang động)

- Nâng cao chất lượng sản phẩm DL gắn với đặc trưng về tự nhiên và văn hóa Cao Bằng: Tiếp tục tạo ra các sản phẩm DL đặc thù gắn liền với các làng nghề truyền thống, các làng bản dân tộc, các công trình DL khai thác hình thức kiến trúc, các không gian văn hóa các dân tộc ít người. Tiếp tục phát triển, nhân rộng loại hình DL Homsestay tại các làng bản của người dân tộc Tày, Nùng, Lô Lô, Dao Đỏ…; Tạo ra các tour liên kết chặt chẽ giữa các tuyến, điểm

DL với làng nghề cùng các yếu tố ẩm thực để khách DL vừa tham quan, vừa có hiểu biết về văn hóa và con người Cao Bằng thông qua các sản phẩm làng nghề, các món ăn đặc sản:

+ Gắn tour DL Bản Giốc - Ngườm Ngao với Điểm DL cộng đồng xóm Khuổi Ky, huyện Trùng Khánh, điểm DL cộng đồng Pác Rằng, xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên, vùng làng nghề truyền thống dân tộc nằm trong khu vực các xã Phúc Sen, Quốc Dân, Đoài Côn... thuộc huyện Quảng Uyên.

+ Gắn tour DL TP Cao Bằng - Pác Bó với làng dệt Phù Ngọc, Đào Ngạn của huyện Hà Quảng.

+ Gắn tour DL TP Cao Bằng - Bảo Lạc với làng DL Khuổi Khon huyện Bảo Lạc.

- Khai thác đặc trưng các vùng, cảnh quan, non nước Cao Bằng, quy hoạch chi tiết các khu vực chuyên canh về các cây đặc sản; Phát triển các sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách DL như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề như dệt thổ cẩm, rèn…tạo môi trường để khách DL được trải nghiệm tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm.

- Thiết kế ý tưởng sản phẩm DL nhằm vào mục tiêu DL, nghiên cứu, sắp xếp tiện lợi các sản phẩm DL vì lợi ích và giá trị thụ hưởng của du khách. Tạo không gian công cộng là sân chơi giao lưu văn hóa giữa khách DL với cộng đồng dân cư bản địa, giữ chân khách ở lại bằng các hoạt động tìm hiểu, trưng bày, trình diễn, mua sắm, lưu niệm, nghệ thuật dân gian ẩm thực và sinh hoạt chung cùng hoạt động thường nhật với dân bản xứ. Phát triển bổ sung các dịch vụ về đêm tạo nên không gian sầm uất, hạn chế sự nhàm chán, đơn điệu của sản phẩm DL.

3.2.6. Tăng cường hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá DL

Cao Bằng với lợi thế là tỉnh biên giới, giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đó là một trong những thị trường khách DL lớn của Việt Nam với nhiều cửa khẩu đường bộ giao lưu kinh tế giữa hai bên. Chính phủ 2 nước đã ký kết các hiệp định hợp tác phát triển kinh tế song phương và đa phương như hợp tác

hai hành lang một vành đai mà Cao Bằng nằm trong vành đai phát triển kinh tế chung. Do đó, cần tăng cường hợp tác hơn nữa công tác điều tra tài nguyên, quy hoạch DL; Bảo vệ môi trường DL; Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển sản phẩm DL; Quảng bá xúc tiến hình ảnh DL vùng biên; Xây dựng các chương trình DL chung của hai quốc gia về phát triển DL biên giới đường bộ. Trước hết tập trung đầu tư vào khu DL Thác Bản Giốc, phối hợp tổ chức các tuyến DL đường bộ giữa hai địa phương tại các khu điểm DL quan trọng của tỉnh qua các cửa khẩu đường bộ.

+ Tăng cường hợp tác tìm kiếm và mở rộng thị trường các nước Đông Bắc Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc…để khai thác các khu vực giàu tiềm năng DL sinh thái, nghỉ dưỡng như Phja Đén, Phja Oắc…Ngoài ra, cũng cần mở rộng hợp tác với các quốc gia khác trong hệ thống thị trường truyền thống.

- Tăng cường hợp tác liên kết với các địa phương trên cả nước, các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, đặc biệt là với Hà Nội và các trung tâm DL lớn.

Thực hiện xã hội hóa công tác xúc tiến, quảng bá DL để tranh thủ sự hỗ trợ về vốn, vật chất kỹ thuật từ các doanh nghiệp.

Mở rộng thị trường, xây dựng chiến lược xúc tiến, kế hoạch phát triển sản phẩm, thị trường, xây dựng thương hiệu với tầm nhìn lâu dài: Có những chính sách thích hợp và đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm DL cũ, tiếp tục thu hút thị trường khách cũ quay trở lại, đồng thời chú trọng phát triển loại hình DL về nguồn có trọng điểm tại các di tích lịch sử cách mạng, nơi các chiến trường xưa, tăng cường công tác quảng cáo thu hút khách DL tiềm năng như khách DL Châu Âu, đặc biệt là Pháp; Đa dạng hóa sản phẩm DL, tránh sự nhàm chán và giảm sút của thị trường khách cũ, thu hút thị trường khách mới. Ngoài ra cũng cần tìm kiếm và tạo ra các sản phẩm DL mới, tìm kiếm thị trường mới, tạo sức hút tăng số lượng khách đến DL Cao Bằng.

Thực hiện chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến quảng bá DL từ cấp tỉnh đến cấp địa phương, có trọng tâm, trọng điểm và đảm bảo năng lực cạnh

tranh.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến DL tại các thị trường trọng điểm, tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá DL.

Trong các ẩn phẩm giới thiệu về DL Cao Bằng, cung cấp những thông tin cần thiết cho khách DL, địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông cho khách DL, những điểm này cần đặt ở những đầu mối giao thông như bến xe, cửa khẩu, các điểm lưu trú, những điểm thuận lợi trong giao dịch, các trung tâm thương mại. Các tờ gấp chỉ dẫn và thông tin sơ lược có thể cung cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến Cao Bằng.

Mở văn phòng đại diện DL tại các thị trường phân phối khách như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để phát triển dịch vụ lữ hành và tiếp thị DL.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc, tổ chức các chiến dịch xúc tiến, sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo DL ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng DL tỉnh. Tập trung thu hút loại khách nghỉ dưỡng sinh thái dài ngày gắn với đặc điểm sinh thái, văn hóa, kích thích nhu cầu DL trong nước và quốc tế.

3.2.7. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch

- Nâng cao nhận thức xã hội trong việc gắn các hoạt động DL với bảo đảm an ninh, quốc phòng; Phối hợp chặt chẽ với Biên Phòng, công an tỉnh hoạch định các khu vưc có thể khai thác, mức độ và hình thức khai thác phát triển DL; Hợp tác phát triển DL giữa hai quốc gia có chung đường biên giới trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.

- Tăng cường nhân lực, vật lực cho các lực lượng an ninh tại các khu vực hoạt động DL, nhất là trong dịp lễ hội đầu năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023