Tăng Cường Phát Triển Các Cơ Sở Kinh Doanh Dịch Vụ Du Lịch Và Dịch Vụ Phụ Trợ Theo Hướng Chất Lượng, Uy Tín Và Hiệu Quả

+ Tràng An – Quất Lâm – Cồn Vành: tuyến du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh kết hợp văn hóa.

+ Các tuyến du lịch liên tỉnh: Tiếp tục duy trì, mở rộng không gian kết nối với vùng Tây Bắc, Đông Bắc, kết nối trong vùng Thủ đô, liên kết với các tỉnh khác trong cả nước qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông.

(1) Tuyến du lịch đường bộ: Dựa trên hệ thống quốc lộ 1A, quốc lộ 10 cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, cao tốc Bắc Nam nối với thủ đô Hà Nội, các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp tục kết nối với các tỉnh miền Trung, miền Nam theo hệ thống tuyến du lịch quốc gia.

(2) Tuyến du lịch đường sắt: Tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam.

(3) Tuyến du lịch đường sông: Theo sông Hồng, sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc trên cơ sở phát triển các tuyến nội tỉnh.

+ Các tuyến du lịch quốc tế: Tuyến du lịch quốc tế xác định theo tuyến giao thông đường sắt Vân Nam - Lào Cai - Phú Thọ - Hà Nội – Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình và đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội – Ninh Bình; Quảng Ninh – Hải Phòng

– Thái Bình kết nối với các tuyến du lịch quốc tế khác qua sân bay Nội Bài, theo các trục giao thông đường bộ đến các tỉnh.

- Tăng cường, khuyến khích các dự án xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng đạt tiêu chuẩn

* Về xã hội: Bảo vệ hiện trạng, cảnh quan của các công trình du lịch theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Tuyệt đối không xảy ra tình trạng xây dựng các công trình không phép, lấn chiếm làm ảnh hưởng đến kết cấu của các di tích. Các dự án du lịch đã được phê duyệt, phải tạo điều kiện cho nhà đầu tư giải phóng mặt bằng để triển khai dự án nhanh chóng, kịp tiến độ. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch: bên cạnh các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh hiện có; tập trung đầu tư m ột số loại hình du lịch gắn với sinh thái khác như vui chơi giải trí, dã ngoại, thể thao cuối tuần, du lịch trang trại, làng nghề, nông thôn... Du lịch công vụ, gắn với sự kiện (MICE) như thể thao, hội nghị, hội thảo, hội chợ v.v...

* Về môi trường: Xử lý và kiểm soát ô nhiễm chất thải, ô nhiễm không khí tại các điểm gần khu du lịch và tuyến giao thông trọng yếu. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn; xây dựng hệ thống xử lý tại chỗ rác thải, nước đọng tại các điểm du lịch trọng điểm. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ hệ thống núi đá vôi, hang động, nhũ đá và các loài động vật hoang dã.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

4.2 Giải pháp phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

4.2.1. Tăng cường phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và dịch vụ phụ trợ theo hướng chất lượng, uy tín và hiệu quả

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 18

Dịch vụ phụ trợ là nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến thu hút khách du lịch đến nam ĐBSH. Vậy các tỉnh thuộc nam ĐBSH nên phê duyệt thành lập các doanh nghiệp (có thể liên doanh, liên kết, hợp tác) hoạt động du lịch quy mô lớn, vừa để thu hút đầu tư vừa để các doanh nghiệp khác có động lực phát triển.

Chú trọng củng cố, phát triển nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo nên một mạng lưới dịch vụ du lịch đều khắp, giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Thúc đẩy, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh mở rộng liên kết, trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lớn trong nước và quốc tế nhằm khai thác thương hiệu, thị trường khách, kinh nghiệm quản lý, nghiệp vụ du lịch tiên tiến. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp khác để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng.

Nâng cao cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp lữ hành chủ động, tích cực liên kết các loại hình, khu, điểm, tuyến du lịch.

Doanh nghiệp lữ hành thực hiện vai trò kết nối các chương trình du lịch, chuyến du lịch và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Khách du lịch có cơ hội được sinh hoạt, ăn, ở cùng với người dân địa phương; được trải nghiệm những công việc truyền thống của địa phương; sống trong không khí đặc trưng của miền quê vùng châu thổ sông Hồng; từ đó hiểu hơn về văn hóa lịch sử, phong tục tập quán, nếp sống của người dân. Qua đó, vừa xây dựng được thêm sản phẩm du lịch vừa tạo được tour du lịch đa dạng thu hút khách và tăng thu nhập cho dân cư địa phương.

Cơ sở lưu trú và ăn uống

Bên cạnh việc đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cần đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng. Xây dựng mới nhằm tăng số buồng khách sạn theo dự báo cho từng giai đoạn phát triển; nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 20% buồng đạt 3-5 sao trong tổng số buồng đạt tiêu chuẩn xếp hạng. Để xây dựng được các buồng dịch vụ và khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế thì hướng đầu tư là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn. Hệ thống khách sạn chuyển tiếp đầu tư cho các khu, điểm du lịch quy mô nhỏ, các đô thị hay các khu du lịch tập trung nhiều khách nội địa, bình dân. Đối với hệ thống các khách sạn này huy động vốn từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Cơ sở vui chơi, giải trí

Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ưu tiên đầu tư xây dựng các tổ hợp giải trí – mua sắm – ăn uống, các trò chơi mang tính khám phá, thám hiểm trong các trung tâm du lịch lớn, các hoạt động thể thao cảm giác mạnh, dã ngoại tại bãi biển và đồi núi...; kết hợp với việc đầu tư khai thác các trò chơi dân gian trong các lễ hội của các vùng văn hóa ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Dịch vụ y tế

Thanh lập các Tổ y tế lưu động và thường trực cấp cứu 24/7 tại các khu, điểm du lịch, đặc biệt là vào dịp lễ hội. Các bệnh viện, trung tâm y tế luôn chuẩn bị đầy đủ thuốc chữa bệnh, trang thiết bị cấp cứu, sẵn sàng chăm sóc cho khách du lịch. Thành lập các tổ giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm để tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, các nhà hàng ăn uống phục vụ du khách. Nâng cấp xây dựng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn. Tuyển dụng, đào tạo đội ngũ y bác sỹ (đại học y Thái Bình) phục vụ trong các sở y tế.

4.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với đa dạng hoá sản phẩm du lịch

Thứ nhất, tiến hành điều tra, đánh giá tổng thể về hiện trạng của sản phẩm du lịch của các tỉnh (chất lượng, số lượng, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách), những tiềm năng hình thành sản phẩm còn chưa được khai thác. Nghiên cứu khả năng nâng cao giá trị sử dụng của tài nguyên du lịch, xu hướng nhu cầu, thị hiếu của các thị trường khách tiềm năng; khảo sát, so sánh, đánh giá sự tương đồng và khác biệt giữa các điều kiện và yếu tố tác động đến phát triển du lịch của từng tỉnh và các tỉnh trong khu vực, đánh giá khả năng tương tác và liên kết… để có kế hoạch cụ thể phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của từng tỉnh, của vùng trên cơ sở định hướng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng đã được xác định, đồng thời đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của khách du lịch khắp nơi trên thế giới.

Thứ hai, thế mạnh lớn nhất của du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH là du lịch văn hoá, đặc biệt là du lịch văn hoá tâm linh. Do vậy cần coi các giá trị văn hoá là cội rễ, là động lực để phát triển du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hệ thống các giá trị văn hoá, làm tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của vùng ĐBSH, tiếp tục lan tỏa và phát huy mạnh mẽ giá trị của di sản phi vật thể của nhân loại và các di tích, di sản văn hóa đã được công nhận ở cấp quốc gia, cấp tỉnh; tăng cường xã hội hoá, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế, của cộng đồng dân cư địa phương trong công tác bảo vệ, phục dựng, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc (như phát triển các làng nghề truyền thống, phục dựng và duy trì các lễ hội truyền thống,

sinh hoạt cộng đồng, phát triển các câu lạc bộ hát Chèo, diễn xướng dân gian…) để phát triển các loại hình của sản phẩm du lịch văn hoá đặc trưng.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong thực hiện, tham gia các quy chuẩn ngành về chất lượng sản phẩm du lịch, thúc đẩy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch. Xây dựng cơ chế liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa ngành du lịch và các ngành liên quan (giao thông, văn hoá, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, truyền thông, thương mại…); duy trì và phát triển các mối quan hệ liên kết phát triển sản phẩm du lịch giữa các tỉnh với nhau, và các tỉnh khác trong vùng ĐBSH & DHĐB. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của cộng đồng đối với phát triển sản phẩm du lịch.

4.2.3. Đầu tư và huy động vốn cho phát triển cho du lịch

Đầu tư phát triển du lịch là hướng đầu tư lâu dài đòi hỏi sự bền bỉ nhưng hiệu quả của nó sẽ tác động đến cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đầu tư phát triển du lịch cần có trọng điểm, chú trọng đối với những nơi có thể khai thác và tạo ra các sản phẩm đặc thù, có sức cạnh tranh, làm nên thương hiệu cho du lịch các tỉnh. Căn cứ vào đặc thù ngành du lịch cũng như điều kiện cụ thể của tỉnh, hoạt động đầu tư phát triển du lịch cần:

Đầu tư xây dựng đồng bộ các khu du lịch trọng điểm: Đây là một hướng đầu tư rất quan trọng, sẽ tạo nên bộ mặt mới cho du lịch đảm bảo về chất trong hoạt động phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH. Hiện nay, ở Ninh Bình đã và đang hình thành (đang phát triển và theo quy hoạch) tương đối rõ các khu du lịch (Khu du lịch sinh thái Tràng An; Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động; khu du lịch Cúc Phương; Nam Định xây dựng đồng bộ khu di tích đền thờ và lăng mộ các vua Trần, Chùa Keo, biển Quất Lâm…; Thái Bình đầu tư đồng bộ khu du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp nông thôn gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, sau đó mở rộng đầu tư các khu du lịch Cồn Vành, Cồn Đen, Thụy Trường và tuyến du lịch theo sông Trà Lý …). Tuy nhiên, những điểm du lịch đặc biệt, những khu du lịch có sản phẩm riêng, hấp dẫn thì các tỉnh hầu như chưa có. Các điều kiện về cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ được đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu của khách du lịch, mô hình quản lý vận hành phù hợp

Đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch chất lượng cao: kinh tế thế giới và trong nước càng phát triển, hội nhập càng sâu rộng, cho nên các tiêu chuẩn về du lịch và dịch vụ du lịch cũng phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, ở các tỉnh phía nam ĐBSH còn thiếu các khách sạn cao cấp 4-5 sao. Vì vậy, đầu tư phát triển hướng vào hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn thương mại cao cấp ở thành phố trung tâm và các khu du lịch trọng điểm. Ở các không gian du lịch lân cận nên đầu tư xây dựng các khách sạn với quy mô và tiêu chuẩn trung bình để phục vụ được phần lớn đối tượng khách và đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh.

Đối với các khu, điểm du lịch mà sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng hoặc du lịch dựa vào tự nhiên, cần chú trọng phát triển hệ thống lưu trú sinh thái, hệ thống lưu trú trong dân (homestay)...

Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao; các dịch vụ bổ trợ khác: cần ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp; các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe hiện đại, chất lượng cao…

Đầu tư cho các dự án bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch: Một trong những mục đích của khách du lịch đến đến các tỉnh phía nam ĐBSH là để tham quan, nghiên cứu tìm hiểu về nền văn hóa bản địa, đặc biệt là nền văn hóa sông Hồng; nghiên cứu về làng quê Việt Nam gắn với văn minh lúa nước; nghiên cứu về truyền thống cách mạng của người dân gắn di tích; nghiên cứu về văn hóa tâm linh gắn với Chùa Bái Đính, Nhà thờ Phát Diệm, chùa Keo, đền Trần… Do vậy, việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử và các lễ hội, làng nghề truyền thống ở các tỉnh, một mặt có ý nghĩa giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha ông đi trước trong các cuộc chiến tranh giữ nước, mặt khác có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch.

Đầu tư cho công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao: đầu tư cho nhân lực luôn là quá trình lâu dài và khó khăn. Nhưng đầu tư cho nguồn nhân lực du lịch lại là hạt nhân cho quá trình thúc đẩy phát triển của ngành. Chính vì vậy, cần có những chương trình đào tạo toàn diện, rộng, sâu về lý luận và bám sát với thực tiễn đồng bộ từ quản lý đến nhân viên phục vụ là vô cùng quan trọng phục vụ cho phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh nam ĐBSH.

Về việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch ở nam ĐBSH cần quan tâm thu hút các nguồn vốn sau:

- Nguồn vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) được đầu tư theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm không thất thoát, lãng phí, tham nhũng để tạo động lực kích thích phát triển du lịch ở các tỉnh; tập trung vốn trước cho hệ thống kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm. Đối với nguồn ngân sách trung ương, cần tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí trong Chương trình hành động quốc gia về du lịch, nguồn vốn ODA (kinh phí hỗ trợ của ADB…) để đầu tư vào hạ tầng du lịch, bảo tồn các di tích cấp quốc gia… Nguồn ngân sách địa phương tập trung cho công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch; tổ chức các sự kiện; bảo vệ môi trường… Đây là nguồn vốn không lớn (dự kiến khoảng 10% trong tổng nhu cầu vốn đầu tư), nhưng lại có ý nghĩa như một thỏi nam châm khổng lồ để thu hút các nguồn vốn khác vào phát triển du lịch cho các tỉnh.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động du lịch

(doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, cá nhân, hộ gia đình). Có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn đầu tư. dưới dạng liên doanh liên kết trong nước và quốc tế đầu tư vào các dự án lớn, cần nhiều vốn; tranh thủ thu hút nguồn vốn trong dân để đầu tư phát triển du lịch đối với các dự án nhỏ, cần ít vốn; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân cùng đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, các hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề… phục vụ phát triển du lịch.

- Coi trọng nguồn vốn để lại từ lợi nhuận của các doanh nghiệp du lịch; vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi; thành lập Quỹ phát triển du lịch nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân qua hệ thống ngân hàng; dựa trên Luật đầu tư để có căn cứ thu hút các loại vốn khác nhau từ vốn cổ phần hóa các doanh nghiệp; cho thuê đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian...

4.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tập trung cho công tác đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo về chất lượng, đủ số lượng, cơ cấu phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nói chung và du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH nói riêng.

Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đi đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ; sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện cho cán bộ có trình độ chuyên môn, sinh viên ngành du lịch tốt nghiệp loại giỏi trở lên về công tác tại tỉnh. Có chính sách riêng trong việc thu hút chuyên gia giỏi, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao vào lĩnh vực hoạt động quản lý, kinh doanh du lịch. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cho từng giai đoạn và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực tương ứng. Ưu tiên tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, lao động có chuyên môn tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch.

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, lao động kỹ thuật, hướng dẫn viên du lịch tại các cơ sở kinh doanh theo tiêu chuẩn nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp tuyển dụng rộng rãi, sử dụng những người có năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn giỏi. Ngoài ra, cần phải chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ và hướng dẫn viên cho du lịch, điều này có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch.

Đối với đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, phải được đào tạo đảm bảo: (1) đạo đức nghề nghiệp luôn được đặt lên hàng đầu. (2) có kỹ năng, kiến thức toàn diện về địa điểm hướng dẫn khách (về lịch sử, văn hóa). (3) giữ gìn nét văn hóa, phẩm chất của người Việt qua trang phục, lời nói, và hành động với khách và những người xung quanh. Tất cả những điều kiện đó để hướng tới, hướng dẫn viên du lịch như một người làm hoạt động quan hệ công chúng về du lịch.

Mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh: Từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch (đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại chỗ ở các cơ sở đào tạo như Đại

học Thái Bình, Cao đẳng nghề Thái Bình, Đại học Hoa Lư…...), nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên, giảng viên và gắn đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội; thúc đẩy liên kết với các viện nghiên cứu, các trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế. Thúc đẩy và hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch bậc đại học, cao đẳng, trung cấp.

Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực du lịch hiện có về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng giao tiếp, ứng xử theo hướng chuẩn hóa, chú trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành nghề cụ thể như tiếp tân, buồng, bếp, thuyết minh viên để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch.

Hỗ trợ từ ngân sách một phần kinh phí cho công tác phát triển nguồn nhân lực (khoảng 1% tổng nhu cầu đầu tư). Thực hiện xã hội hóa công tác phát triển nhân lực du lịch để huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực. Khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động đào tạo nâng cao trình độ lao động du lịch.

Hiện nay, nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch còn hạn chế, do vậy cần xây dựng những chương trình tuyên truyền giáo dục đến mọi tầng lớp trong xã hội (đặc biệt là đến cộng đồng dân cư) về vai trò và ý nghĩa của ngành du lịch đối với nền kinh tế, môi trường - xã hội, đến đời sống của cộng đồng dân cư, đến công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên... Những chương trình này có thể được lồng ghép trong các khóa học ở các trường phổ thông, các buổi tập huấn về giáo dục môi trường và nâng cao nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng...

4.2.5. Bảo tồn tài nguyên du lịch

4.2.5.1 Phát huy và quản lý giá trị của tài nguyên du lịch

Các tỉnh phía nam ĐBSH có nhiều tiềm năng khác nhau để khai thác phát triển loại hình du lịch. Việc triển khai các hoạt động nhằm phát huy giá trị tài nguyên du lịch sao cho hiệu quả và bền vững là câu hỏi đặt ra không chỉ cho ngành du lịch mà còn là câu hỏi cho nhiều ban ngành khác có liên quan.

Bên cạnh đó, các tỉnh phía nam ĐBSH luôn luôn lưu giữ và quảng bá những tập quán, phong tục tốt đẹp về văn hóa và lịch sử cho thế hệ sau. Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể như Hát Chèo, hát chầu văn và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là trách nhiệm của người dân đặc biệt là giúp thế hệ trẻ nhận thức và tự hào các giá trị của cha ông để lại.

Cùng việc khai thác tài nguyên du lịch, tại các điểm du lịch địa phương cũng phải tổ chức bảo vệ chặt chẽ. Việc quản lý ở đây đòi hỏi phải được tổ chức một cách hợp lý vừa đảm bảo giữ được tài nguyên đồng thời mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân. Mô hình đồng quản lý tài nguyên du lịch là một mô hình phù hợp cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên tại các địa điểm du lịch ở các tỉnh.

Những bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo của cộng đồng dân cư bị mai một không ít bởi sự hòa nhập về văn hóa và xã hội trong quá trình mở cửa nền kinh tế. Rất nhiều tập tục dân gian, nhiều sinh hoạt văn hóa dân cư, những kiến thức về cội nguồn đang ngày càng ít hiện hữu. Việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa, tri thức về cội nguồn cần có một đường lối chiến lược bền bỉ và dài hơi. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch là giải pháp để người dân cùng hợp sức sử dụng kiến thức, kinh nghiệm và hiểu biết của mình để gìn giữ và phát triển. Những hỗ trợ của kiến thức mới, của cơ chế tài chính trong quản lý đặc dụng kết hợp với việc sử dụng tri thức và sáng tạo sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bằng con đường tự vận động với sự hỗ trợ tích cực từ các bên liên quan.

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng đồng quản lý có thể được quy định gồm các nội dung cơ bản sau:

Hội đồng quản lý cấp xã

Chức năng nhiệm vụ:

- Hội đồng quản lý tài nguyên chịu trách nhiệm về quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn xã.

- Xây dựng chính sách cho các hoạt động đồng quản lý, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng năm, hàng chu kỳ trình Ban quản lý di tích, các điểm du lịch phê duyệt.

- Tổ chức chỉ đạo các Hội đồng quản lý tài nguyên tại các thôn triển khai các hoạt động bảo tồn như: bảo vệ rừng, bảo vệ di sản, các loại động thực vật, tái sinh phục hồi rừng, trồng rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản, tuyên truyền bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường…

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ bảo tồn như hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong xã, nghiên cứu thành lập các câu lạc bộ sở thích trong hoạt động bảo tồn thiên nhiên…

- Phối hợp tích cực với chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng, các đoàn thể, phối hợp với các hội đồng các xã khác trong trong các hoạt động quản lý tài nguyên.

Hội đồng quản lý cấp thôn

Mỗi thôn có một Hội đồng quản lý trực thuộc Hội đồng quản lý cấp xã, chịu sự chỉ đạo của chính quyền thôn, chính quyền các cấp và Ban quản lý các di tích, các điểm du lịch.

Chức năng nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm về công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn thôn và các địa bàn khác được phân công. Lập kế hoạch hành động hằng năm.

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí