Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ở Các Tỉnh Phía Nam Đồng Bằng Sông Hồng Theo Hướng Bền Vững

lịch còn thấp, kinh doanh du lịch tính chuyên nghiệp chưa cao và chưa thật sự bền vững.

- Phân tích, đánh giá phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH theo hướng bền vững dưới các góc độ kinh tế, văn hóa – xã hội, môi trường và rút ra nhận xét trong 25 tiêu chí đánh giá có 17 tiêu chí chưa đạt bền vững, cùng với kết quả khảo sát đánh giá của các đối tượng về phát triển du lịch theo hướng bền vững ở địa phương (đa số câu trả lời đạt điểm trung bình 3-3,4/5) cho thấy phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH những năm qua chưa bền vững.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH nhận thấy: cơ chế chính sách đối với phát triển du lịch đã góp phần tạo động lực cho du lịch ở các tỉnh phát triển nhưng còn nhiều chính sách chưa hoàn thiện, năng lực thực thi chính sách còn hạn chế; công tác quy hoạch phát triển du lịch đã tạo nên diện mạo cho du lịch các tỉnh nhưng chủ yếu là ở Ninh Bình, 2 tỉnh còn lại diện mạo du lịch chưa thay đổi nhiều.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG


4.1 Định hướng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững

4.1.1 Các căn cứ xác định định hướng

4.1.1.1 Tác động từ bối cảnh trong nước và quốc tế

a) Bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm qua khởi sắc và những bước biến chuyển vô cùng lớn: kích thích tiêu dùng cá nhân, thúc đẩy đầu tư toàn cầu, thị trường lao động sôi động, giá dầu ổn định… Sau khủng hoảng tài chính thế giới, tốc độ tăng trưởng GDP trên toàn cầu bắt đầu tăng, kinh tế thế giới bắt đầu chuyển mình trước những tín hiệu tích cực từ thị trường. Kinh tế Mỹ tăng trưởng vững mạnh tăng trưởng (2,5%), tỷ lệ thất nghiệp (4,1%) và lạm phát (1,7%). Khu vực châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động: dù vẫn phải đối mặt với hàng loạt thách thức toàn cầu nhằm duy trì đà tăng trưởng, nhưng khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn đi đầu về hội nhập, lãnh đạo các nền kinh tế khu vực đã nỗ lực thúc đẩy liên kết kinh tế và tự do hóa thương mại. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thống kê mức tăng trưởng kinh tế của châu Á 6%. Tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á được. hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư và xuất khẩu mạnh mẽ hơn, với mức tăng trưởng cao hơn cho Brunei, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Tính năng động và có nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động; chiến tranh đã, đang và sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. Chính vì vậy, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo dự báo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đến năm 2030 sẽ đón khoảng 535 triệu lượt khách quốc tế, mức tăng trưởng bình quân lượng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2030 là 4%/năm.

Tuy nhiên, những biến đổi tiêu cực của thị trường toàn cầu như làn sóng bảo hộ lên cao, thậm chí nguy cơ chiến tranh thương mại giữa các cường quốc, xung đột chính trị và quân sự tại nhiều nơi trên thế giới… có tác động trực tiếp đến nền KT-XH Việt Nam. Là ngành kinh tế của một địa phương ở Việt Nam, du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH không nằm ngoài những ảnh hưởng, tác động trên.

b) Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du lịch ở các tỉnh nam ĐBSH

Căn cứ vào các đặc điểm nội tại và những yếu tố khách quan, có thể nhận thấy du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH từ nay đến năm 2030 phát triển với những điểm mạnh, điểm yếu cơ hội và thách thức như sau:

Điểm mạnh

Điểm yếu

• Các tỉnh nam ĐBSH có vị trí địa lí

• Các tỉnh nam ĐBSH là tỉnh có diện

mang tính liên kết phát triển du lịch cao:

tích tự nhiên hẹp, tài nguyên du lịch tự

là các tỉnh duyên hải Bắc Bộ, tiếp giáp

nhiên không thực sự đa dạng. So với các

vùng trung tâm Thủ đô, vùng duyên hải

tỉnh duyên hải, tài nguyên du lịch biển

Đông Bắc, giữ vị trí là hướng mở ra

không thực sự nổi bật. Tài nguyên du

biển của vùng Thủ đô, vùng ĐBSH,

lịch nhân văn chưa hấp dẫn đối với

trung tâm của vành đai duyên hải Bắc

khách du lịch quốc tế.

Bộ nên có vị trí thuận lợi để liên kết

• Điểm xuất phát du lịch còn thấp, chưa

vùng phát triển du lịch.

có sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng

• Các tỉnh nam ĐBSH có nhiều di sản

hấp dẫn khách du lịch và tạo dựng

văn hóa (các đình, đền, chùa; lễ hội; làng

thương hiệu du lịch cho các tỉnh. Thiếu

nghề truyền thống, các trò diễn xướng

các sản phẩm du lịch chất lượng cao phù

dân gian, ẩm thực…) đặc biệt có di sản

hợp với phân khúc thị trường chuyên

kép và khu dự trữ sinh quyển thế giới

biệt. Sản phẩm du lịch còn trùng lặp,

châu thổ sông Hồng, thể hiện là cái nôi

nghèo nàn, thiếu tính liên kết. Chất

của văn minh lúa nước sông Hồng có giá

lượng nguồn nhân lực du lịch còn hạn

trị du lịch và có khả năng tạo dựng được

chế.

thương hiệu du lịch các tỉnh.

• Chất lượng hệ thống kết cấu hạ tầng

• Nền tảng cơ sở hạ tầng tương đối phát

phát triển chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt

triển: Mạng lưới giao thông gồm các

hệ thống giao thông đến các điểm tài

quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, giao

nguyên du lịch (đường hẹp, chất lượng

thông nông thôn có khả năng kết nối các

thấp…)

địa phương trong tỉnh và với các tỉnh

• Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

trong vùng với mật độ tương đối dày đặc

(khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm…)

thuận lợi cho khách du lịch tiếp cận các

chất lượng chưa cao.

điểm tài nguyên du lịch.

• Tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ

• Hệ thống giáo dục, y tế, các thiết chế

thuật phục vụ phát triển du lịch đang bị

về thể thao văn hóa khá hoàn thiện.

xuống cấp, ô nhiễm môi trường (đặc biệt

• Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào

khu vực ven biển…).

cho các ngành trong đó có du lịch.

• Chưa có nhà đầu tư chiến lược để đầu


tư dự án lớn về phát triển du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng theo hướng bền vững - 17

Cơ hội

• Xu hướng hòa bình và hội nhập vẫn là xu thế chủ đạo của thế giới: Mặc dù tình hình thế giới có những biến động phức tạp nhưng toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, các vùng lãnh thổ hợp tác phát triển. Quan hệ song phương, đa phương ngày càng được mở rộng trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và những vấn đề chung hướng tới mục tiêu thiên niên kỷ. Các mối quan hệ kinh tế càng phát triển theo chiều hướng tích cực. Việc tổ chức thành công các hội nghị quốc tế gần đây (APEC, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều…) là cơ hội thực sự lớn để quảng bá du lịch Việt Nam nói chung và du lịch nam ĐBSH nói riêng.

• Nhu cầu du lịch trên thế giới ngày càng gia tăng, với xu thế nghiêng về châu Á, Thái Bình Dương trong đó có Đông Nam Á. Việt Nam nổi lên trong khu vực như điểm đến mới hấp dẫn

• Khách du lịch có xu hướng tìm đến những sản phẩm mới, độc đáo trong đó du lịch cộng đồng trải nghiệm nông nghiệp nông thôn, du lịch tâm linh.

• Cuộc cánh mạng công nghiệp

4.0 tạo ra cơ hội phát triển du lịch hiện đại, đồng bộ, chuyên nghiệp…

• Môi trường du lịch thuận lợi, Việt Nam được bình chọn là điểm đến an toàn, thân thiện.

• Sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự đồng lòng của cộng đồng nhân

Thách thức

• Cạnh tranh quốc tế, khu vực đối với sản phẩm du lịch ngày càng gay gắt hơn, trong khi đó, du lịch Việt Nam nói chung và các tỉnh nam ĐBSH nói riêng tính cạnh tranh còn thấp.

• Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Các tỉnh nam ĐBSH đều là là các tỉnh ven biển, khu vực được xác định chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lũ lụt, hạn hán và của hiện tượng nước biển dâng.

• Biến động chính trị, xã hội, khủng hoảng kinh tế, giá cả thị trường ảnh hưởng đến thị trường nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nói chung và nam ĐBSH nói riêng.

• Hiểu biết về sản phẩm du lịch và điểm đến du lịch ở một số thị trường nguồn còn hết sức hạn chế.

• Hội nhập cộng đồng ASEAN và những thách thức, nguy cơ mất nguồn nhân lực chất lượng cao.

• Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới, theo đó, chất lượng môi trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Trong khi đó, việc đảm bảo chất lượng môi trường cao luôn là thách thức đối với ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh nam ĐBSH nói riêng.

• Các tỉnh nam ĐBSH nói riêng và vùng ĐBSH nói chung có mật độ dân cư quá cao gây sức ép về nhiều mặt, nhất là về môi trường và giải quyết việc

dân đối với phát triển ngành du lịch thể hiện ở các chính sách phát triển ngành và chính sách hỗ trợ liên quan, nhận thức về du lịch,…

• Sự phát triển của các ngành liên quan như giao thông, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin…tạo nền tảng cho phát triển du lịch, trong đó có việc hình thành tuyến đường bộ ven biển.

• Sự phối hợp liên kết phát triển du lịch giữa các ngành, các vùng miền đang từng bước hình thành và phát triển có hiệu quả

làm.

Dự báo xu hướng phát triển du lịch thế giới và khu vực đến năm 2030

Xu thế phát triển du lịch thế giới vẫn tiếp tục tăng tốc, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành kinh tế, trong đó đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực giàu tiềm năng là Đông Nam Á - Thái Bình Dương. Theo nhận định chung của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), “trong thời gian tới, du lịch tiếp tục tăng trưởng trên phạm vi toàn cầu. Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đến năm 2030 đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt.” [50]

Dự báo năm 2030, khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15%. Đáng lưu ý, nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch hướng tới những giá trị mới được thiết lập trên cơ sở giá trị văn hóa truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản), giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao (tính hiện đại, tiện nghi). Sự phát triển của công nghệ thông tin được đánh giá là đã làm thay đổi phương thức tiếp cận và chia sẻ thông tin của khách du lịch, đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội và các ứng dụng trên internet, điện thoại di động ngày càng phổ biến, đòi hỏi cơ quan quản lý các điểm đến phải thay đổi phương thức xúc tiến quảng bá và định hướng thị trường. [50]

Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát “Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống

cơ sở vật chất - thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm ản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển”.

Quyết định Số 2163/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu “Đến năm 2020, cơ bản hình thành được sự liên kết giữa các địa phương phát triển du lịch Vùng một cách toàn diện, đồng bộ; xây dựng được sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng nhằm hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc; phấn đấu đến năm 2030, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc trở thành địa bàn thu hút và phân phối khách du lịch hàng đầu của cả nước.” Cụ thể:

Năm 2025 thu hút 8,91 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 30,9 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 4,6%/năm và nội địa 3,2%/năm;

Năm 2030 thu hút 10,59 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 36 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 3,2%/năm và nội địa 3,1%/năm.

Tổng thu từ khách du lịch: năm 2025 đạt 169.330 tỷ đồng, tương đương 8,26 tỷ USD; năm 2030 đạt 217.300 tỷ đồng, tương đương 10,6 tỷ USD.

Đóng góp của du lịch trong GDP: đạt 118.500 tỷ đồng, tương đương 5,78 tỷ USD vào năm 2025 và đạt 152.100 tỷ đồng, tương đương 7,42 tỷ USD vào năm 2030.

Cơ sở lưu trú du lịch: năm 2025 có 201.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 20%; năm 2030 có 233.000 buồng khách sạn, tỷ lệ buồng 3 - 5 sao đạt 30%.

Chỉ tiêu việc làm: năm 2025 là 998.000 lao động (trong đó 298.000 lao động trực tiếp); năm 2030 là 1.330.000 lao động (trong đó 392.000 lao động trực tiếp). [41]

Ngày 16/1/2017, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn “Đến năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.”. [3]

4.1.1.2 Quan điểm phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng

a) Quan điểm

Để phát triển du lịch phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước; với chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam; triển du lịch vùng ĐBSH & DHĐB, du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH cần hướng vào 6 nội dung sau:

Một là, phát triển du lịch bảo đảm theo hướng bền vững, hiệu quả, chuyên nghiệp, chất lượng, có chiều sâu, có sức hấp dẫn cao để góp phần đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế khác và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phải gắn phát triển du lịch với việc bảo vệ và gìn giữ tài nguyên, các di tích lịch sử tại điểm du lịch, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh quố́c phòng, trật tự xã hội.

Hai là, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển các sản phẩm đặc trưng, khai thác các lợi thế về truyền thống văn hóa, đặc điểm sinh thái địa phương.

Ba là, phát triển du lịch đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với du lịch các tỉnh trong vùng ĐBSH & DHĐB, đặc biệt với các thành phố du lịch lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,… để phát huy lợi thế về vị trí du lịch cùng như những giá trị đặc trưng về sản phẩm du lịch.

Bốn là, duy trì phát triển du lịch tâm linh để tăng cường thu hút khách du lịch nội địa; đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với văn minh lúa nước sông Hồng; mở rộng phát triển du lịch sinh thái biển để đa dạng hóa sản phẩm du lịch và thu hút khánh du lịch quốc tế.

Năm là, phát triển du lịch trên bao gồm du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du lịch quốc tế làm hướng chiến lược lâu dài.

Sáu là, phát triển du lịch đảm bảo sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, sự ủng hộ của cộng đồng để phát huy nội lực cho phát triển du lịch. Quá trình phát triển du lịch đi đôi với nhận thức về du lịch trong tất cả các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư được nâng cao.

b) Mục tiêu chung

- Tối ưu hóa sự đóng góp của ngành du lịch vào thu nhập của các tỉnh nam ĐBSH, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế bằng cách tạo môi trường kinh tế thuận lợi cho sự phát triển các ngành, đến năm 2025 - 2030 phải có được các cơ sở để sau đó phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, đạt 10-16% (2020 - 2030) lực lượng lao động lành nghề với tỷ lệ qua đào tạo chiếm trên 70% vào năm 2025. Đến năm 2030, tất cả các cơ sở có điều kiện phát triển du lịch phải được quy hoạch phát triển.

- Phát triển du lịch các tỉnh phía nam ĐBSH với mục tiêu đến năm 2025 đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật đủ khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu du lịch cho

3.000.000 lượt khách quốc tế và 15.000.000 lượt khách nội địa, đến năm 2030 đạt

4.000.000 lượt khách quốc tế và 20.000.000 lượt khách nội địa; thời gian lưu trú bình quân đạt 3 ngày.

- Nâng tỷ trọng GRDP du lịch đạt 35% GRDP toàn khu vực vào năm 2030. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ hoạt động du lịch đạt mức bình quân hằng năm khoảng 30% tổng thu ngân sách địa phương.

Bảng 4. 1 Dự báo mục tiêu du lịch ở các tỉnh phía nam ĐBSH năm 2025-2030



Năm

Khách du lịch (nghìn lượt khách)


Tổng thu từ du lịch (tỷ đồng)


Về cơ sở lưu trú du lịch


Nguồn nhân lực du lịch (lao động)

Quốc tế

Nội địa

2025

3.000

15.000

6.666

15.200

50.440

2030

4.000

20.000

34.066

42.200

154.220

Nguồn: Sở Du lịch các tỉnh

4.1.2 Định hướng phát triển du lịch ở các tỉnh phía nam đồng bằng sông Hồng

Dựa trên quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế nói dung, du lịch nói riêng; định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững ở các tỉnh phía nam ĐBSH tập trung vào những nội dung sau:

* Về kinh tế: du lịch là ngành kinh tế đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương. Sản phẩm du lịch của các tỉnh phía nam ĐBSH tập trung phát triển bền vững các loại hình du lịch thiên nhiên (hang, động, vườn quốc gia) và du lịch văn hóa – tập linh (chùa Bái Đính, đền Trần, chùa Keo…) kết hợp mở rộng phát triển loại hình du lịch biển (Cồn Vành, Quất Lâm) những vẫn mang được hơi thở của vùng lúa nước ĐBSH. Đa đang các loại hình đầu tư phát triển du lịch như du lịch xanh; du lịch trên sông, hồ; du lịch MICE.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch: tập trung vốn nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục du lịch tại các khu điểm du lịch trọng điểm và những sản phẩm du lịch bền vững. Kết nối giao thông các khu, điểm du lịch như quần thể Tràng An, đền Trần, chùa Keo, biển Quất Lâm, Biển Cồn Vành.

- Thu hút nhà đầu tư vào những dự án hạ tầng kết nối du lịch Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hà Nội, Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hà Nam, Ninh Bình – Nam Định – Hải Phòng, Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Quảng Ninh.

- Phát triển các tuyến du lịch liên kết ba tỉnh:

+ Tuyến Tràng An – Đền Trần – Chùa Keo: tuyến du lịch tổng hợp sinh thái và văn hóa.

+ Tràng An – Phủ Dầy – Cồn Vành: tuyến du lịch sinh thái kết hợp văn hóa.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023