cần kế thừa phát huy nhằm xây dựng lối sống mới cho con người Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, việc giáo dục đạo đức lối sống cho nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu nước có vai trò rất quan trong. Đó là con đường, là cách thức cơ bản và chủ yếu để hình thành những phẩm chất đạo đức cho thanh thiếu niên; góp phần chuyển những quan niệm đạo đức, những chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức từ yêu cầu xã hội thành sự thôi thúc nội tâm của mỗi người, giúp cho họ nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn những nội dung, yêu cầu, quy tắc đạo đức, qua đó góp phần điều chỉnh hành vi của thanh thiếu niên cho phù hợp yêu cầu của xã hội.
Thứ nhất, bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục tinh thần yêu nước.
Gíáo dục lòng yêu nước cho thanh thiếu niên phải bắt đầu từ việc giáo dục cho họ nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý thức độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa gắn chặt với nhau, tạo nên sức mạnh của con người Việt Nam trong thời đại mới. Giáo dục lòng yêu nước như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong giai đoạn hiện nay. Để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc kể ra những trang sử hào hùng mà thông qua những sự kiện, hiện tượng lịch sử để làm nổi bậc thêm phẩm chất, đạo đức, tình cảm của dân tộc Việt Nam.
Do vậy, cần làm cho thanh niên hiểu rằng, có giữ vững được độc lập dân tộc thì chúng ta mới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; đồng thời chỉ có thể đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì nền độc lập dân tộc mới được bảo đảm vững chắc. Sự gắn bó giữa độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là thuộc tính của cách mạng Việt Nam; là đặc điểm cơ bản phản ánh nội dung cốt lõi và bản chất của ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ mới.
Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, củng cố tiềm lực quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Có xây dựng được một nền kinh tế vững mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất để bảo vệ Tổ quốc. Không thể có chủ nghĩa xã hội nếu không có một cơ sở vật chất - kỹ thuật ngang tầm với trình độ văn minh thế giới. Chính vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, là phương hướng cơ bản để khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.
Như vậy, yêu nước ngày nay là đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng của từng người, từng tập thể và cả cộng đồng dân tộc để bảo vệ độc lập dân tộc, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển đất nước; vươn lên mạnh mẽ trong sản xuất, kinh doanh theo phương châm "ích nước, lợi nhà”; tăng cường đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và đoàn kết với nhân dân thế giới trong sư nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong suốt quá trình hội nhập đề vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tinh thần yêu nước phải nằm vươn tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng ta đã đề ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 7
- Ý Nghĩa Triết Lý Nhân Sinh Trong Thơ Văn Lý – Trần
- Bài Học Vận Dụng Triết Lý Nhân Sinh Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần - 11
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Thứ hai, tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong thời đại toàn cầu hóa. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã xây đắp nên nhiều truyền thống đạo đức cao đẹp. Trong đó, nổi bật là các giá trị đạo đức truyền thống như: lòng thương người, tinh thần đoàn kết, sống nhân nghĩa,lao động cần cù, sáng tạo,... hình thành những giá trị đạo đức tốt đẹp được các thế hệ nối tiếp nhau giữ gìn và phát huy.
Giáo dục đạo đức cũng góp phần tích cực trong việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống như tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết…Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi thanh thiếu niên, giúp cho họ nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên sẽ góp phần bồi dưỡng, hun đúc những chuẩn mực, hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp; trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái, tình yêu thương, lòng vị tha,.. Từ đó, làm chuyển biến ý thức của thanh niên trong việc nhìn nhận đúng đắn hành động của mình để sống tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhờ các hoạt động giáo dục đạo đức mà các thế hệ sau luôn kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhờ vậy, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta không bị mai một.
Tình cảm thương yêu, sẵn sàng giúp đỡ người khác là nghĩa cử cao đẹp của người Việt Nam, tinh thần ấy đã giúp đỡ cha ông ta từ thế hệ trước chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Ngày nay, khi đất nước không còn chiến tranh mà đang trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì càng phải cần thiết hơn bao giờ hết tinh thần đoàn kết này để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu và đẹp.
Thứ ba, bài học về việc bảo về môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Dưới sự tác động tiêu cực của con người với môi trường đã đưa chúng ta đến rất nhiều hệ lụy như lũ lụt, cháy rừng, sự nóng lên của trái đất và gần đây nhất là những dịch bệnh mới. Vì vậy chúng ta cần xây dựng lối sống hòa hợp với tự nhiên, tuân theo những quy luật khách quan vốn có của nó.
Thứ tư, ý thức tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc trong hội nhập quốc tế.
Ngày nay, trong lĩnh vực kinh tế, tự chủ về kinh tế tạo cơ sở cho hội nhập
kinh tế quốc tế có hiệu quả; mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cần thiết để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, tránh được sự lệ thuộc về nhiều mắt vào các đối tác trong quá trình hội nhập. Hơn nữa, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta không thể trông đợi vào sự giúp đỡ vô tư của các nước khác, cũng không thể có thái độ thụ động, ỷ lại vào bất cứ ai. Mỗi cá nhân, dù ở cương vị nào, cũng phải cố gắng hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình, biết hưởng các quyền lợi nhưng đồng thời cũng phải thực hiện tốt mọi nghĩa vụ của công dân, phấn đấu góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
Trong bối cảnh môi trường văn hóa xã hội không không ngừng biến đổi, các giá trị truyền thống dân tộc tồn tại song hành với sự xuất hiện và phát triển của những giá trị mới. Nếu trước đây hoàn cảnh đất nước luôn phải đấu tranh dựng nước và giữ nước thì giờ đây, chúng ta phải đối mặt với những thách thức nguy cơ do quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường tạo ra. Để tạo dựng được những tố chất cần thiết bước vào thời đại hiện nay, bên cạnh tiếp nhận những giá trị mới, việc phát huy sức mạnh của giá trị truyền thống là điều cần thiết bởi lẽ dù trong hoàn cảnh nào, để phát triển bản thân và đất nước, con người phải luôn luôn cần cù lao động; biết dũng cảm và lạc quan vượt qua khó khăn của cuộc sống; biết đoàn kết với mọi người để giúp đỡ nhau trong lúc gian nan; và hơn cả là một lòng yêu tổ quốc để luôn có ý thức và hành động đem lại lợi ích cho đất nước mà ở đó có cả lợi ích của mỗi cá nhân.
KẾT LUẬN
Thời Lý – Trần là thời đại phát triển đỉnh cao cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Thơ văn thời Lý – Trần là tấm gương phản chiếu của đời sống kinh tế - xã hội thời Lý – Trần nói riêng và Việt Nam nói chung. Vì vậy, thông qua sự phản ánh đó chúng ta có thể nắm bắt được những triết lý về đời sống của con người ở thời đại này. Đó là hào khí sôi sục lòng yêu nước, là lòng vị tha nhân bản sâu sắc.
Thơ văn Lý – Trần là sản phẩm văn hóa tinh thần, cho đến nay đã trở thành một kho tàng lý luận phong phú, đa dạng, phản ánh rõ nét đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nó đã hình thành những giá trị nhân bản trong đó lòng nhân ái, nhân đạo đã trở thành cảm hứng chủ đạo trong văn chương.Tinh thần nhân bản này không chỉ là tình thương con người mà còn là sự khám phá các giá trị của con người trong mối quan hệ với vũ trụ, tự nhiên, gia đình, xã hội.
Nghiên cứu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần, chúng ta rút ra được những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh tư tưởng, quan điểm tiến bộ của các nhà tư tưởng và nhân dân. Triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần là sự gắn bó hài hòa giữa con người với tự nhiên, là những nguyên tắc đạo lý làm người, là thái độ ứng xử tốt đẹp trong các mối quan hệ giữa con người với nhau, là khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống của con người, là lòng thiết tha vun đắp những giá trị nhân bản ngày càng hoàn thiện hơn. Những triết lý nhân sinh này đã tác động, định hướng tư tưởng và hành vi của con người. Trong thời Lý – Trần, triết lý nhân sinh trong thơ văn đã cũng cố tư tưởng, niềm tin của quân dân góp phần dành thắng lợi trước quân Tống và quân Nguyên – Mông.
Việc nghiên cứu, kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ trong thơ văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn việc giữ gìn và phát huy những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nó đã trở thành công cụ để nhận thức, cải tạo thế giới và chính bản thân con người. Cho đến nay, những giá trị nhân văn và bài học về lẽ sống, đạo làm người trong thơ văn Lý – Trần vẫn còn nguyên giá trị.
Nghiên cứu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý trần có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức con người nhất là thanh thiếu nhiên. Đó là truyền thống yêu nước; là ý chí tự lực, từ cường và tự hào dân tộc; là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người. Nó góp phần khẳng định những giá trị tích cực của những triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần mà chúng ta cần kế thừa phát huy nhằm xây dựng lối sống mới cho con người Việt Nam hiện nay.
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, những triết lý nhân sinh được thể hiện trong thơ văn đã trở thành nền tảng vững chắc cho công cuộc xây dựng lối sống mới của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Quá trình nghiên cứu triết lý nhân sinh trong thơ văn Lý – Trần có ý nghĩa rất to lớn trong việc tiếp tục kế thừa, giữ gìn và phát huy và vận dụng những triết lý nhân sinh đó trong vông cuộc xây dựng đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1994) Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Lan Anh (2015) “Triết lý nhân sinh của Thiền Đại thừa thời Lý –Trần”, Tạp chí Khoa học Xã Hội số 7, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008) Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên)(1977) Thơ văn Lý - Trần, tập I, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên)(1989) Thơ văn Lý - Trần, tập II – quyển thượng, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Huệ Chi (Chủ biên)(1979) Thơ văn Lý - Trần, tập III, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Doãn Chính (2015) Lịch sử triết học phương Đông, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Doãn Chính (chủ biên) (2013) Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, Nxb. Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
9. Trịnh Doãn Chính – Trương Văn Chung (chủ biên) (2006) Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, TP. Hồ Chí Minh.
10. Doãn Chính, Trần Huy Du (2013) “Triết lý nhân sinh trong triết học Phật giáo thời Trần”, Tạp chí Khoa Học Xã Hội số 11, Hà Nội.
11. Nguyễn Đình Chú (1994) Dạy sách giáo khoa trung học chuyên ban môn Văn, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Vụ giáo viên, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Hà Nội.
12. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên) (2006) Lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam, tập 1, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Trương Văn Chung (1998) Tư tưởng triết học của Thiền phái Trúc Lâm đời Trần, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Thích Phước Đạt (2008) Thiền phái Trúc Lâm, Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM.
15. Đại Việt sử ký toàn thư (2006), tập I, Cao Huy Giu phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính, chú giải và khảo chứng, Nxb. Văn học, Hà Nội.
16. Đảng Cộng Sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính tri Quốc gia, Hà Nội.
17. Đỗ Hương Giang (2017) Triết học Phật giáo Việt Nam thời Trần, Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
18. Trần Văn Giàu (1993) Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí Minh.
19. Trần Văn Giàu (1988) Triết học và tư tưởng, Nxb.TP. Hồ Chí Minh.
20. Trần Văn Giàu (2000) “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam”,Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đào Thanh Hải (2004) Hệ thống các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo về công tác tư tưởng - văn hóa trong tình hình mới, Nxb. Văn hóa thông tin.
22. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (2003) Chủ nghĩa nhân văn và tư tưởng giải thoát trong thơ thiền Lý – Trần, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM.
23. Nguyễn Tôn Hoàng (2005) Tư tưởng Phật giáo trong thơ Lý – Trần, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn, Đại học Quốc Gia TP HCM.