Phát Triển Du Lịch Bền Vững Ở Vùng Đông Nam Bộ‌

Để đạt được các mục tiêu trên, ba nhóm sản phẩm du lịch đã được đầu tư phát triển là: Du lịch thân thiện với môi trường, Du lịch sinh thái và Du lịch hành hương. Du lịch thân thiện với môi trường được phát triển ở ngoại vi khu bảo tồn hoang dã Shenduruney với mục đích giảm áp lực lên khu bảo tồn. Trong khu bảo tồn chỉ dành cho những khách du lịch sinh thái thật sự. Những du khách khác có thể trải nghiệm các sản phẩm thân thiện với môi trường như: Các lối mòn tự nhiên nhỏ, xe đạp địa hình hay lối đi bộ trên cao nhìn xuống. Nhằm giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái rừng trong khu bảo tồn, một số phương tiện được cấp ở Thenmala như: Du thuyền trên hồ, các lối đi bộ, khán đài vòng, đài phun nước có nhạc, xe đạp địa hình… Du lịch sinh thái được quy hoạch phát triển trong khu rừng xung quanh. Trung tâm giáo dục môi trường được thành lập. Khu bảo tồn hoang dã Shenduruney.

1.2.2. Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam‌


- Mô hình phát triển du lịch sinh thái Núi Voi của Công ty Du lịch Phương Nam (Đà Lạt – Lâm Đồng): Các hoạt động du lịch ở đây đều được gắn liền với thiên nhiên, gắn với văn hóa cộng đồng (chủ yếu là dân tộc Chứt) và có trách nhiệm với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa. Các dịch vụ du lịch ở đây được mang đậm màu sắc của tự nhiên (vận chuyển bằng voi, ngựa, thuyền; ngủ nhà sàn ở trong rừng, thậm chí cả ở chòi trên cây cao) và văn hóa cộng đồng (khách du lịch được tham gia vào các hoạt động cộng đồng). Mô hình du lịch sinh thái Núi Voi đã và đang được tiến hành có hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều khách tham quan du lịch, nghiên cứu…

- Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sapa: Mô hình này quan tâm đến việc khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, thông qua đó nâng cao lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia vào các dịch vụ du lịch như hướng dẫn khách du lịch, phục vụ khách (lưu trú, ăn uống) tại nhà dân, sản xuất và bán hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật văn hóa dân gian…

1.2.3. Phát triển du lịch bền vững ở vùng Đông Nam Bộ‌


Miền đất cao này nằm ngay dưới chân các cao nguyên Bảo Lộc – Di Linh, chạy dài từ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến tỉnh Tây Ninh, rìa phía Nam đổ thoai thoải và nối liền với đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

Đông Nam Bộ là một khu vực có nền kinh tế năng động với trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh

gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang du lịch Xuyên Á. Với diện tích 23605,2 km2. Dân số: 14566,5 nghìn người; mật độ: 617 người/ km2.

Vùng Đông Nam Bộ là cửa ngõ mở đầu của hành lang du lịch Xuyên Á, giữ vai trò quan trọng đối với du lịch Việt Nam.

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm cụm di tích lịch sử - văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, các di tích cách mạng Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh), căn cứ Tà Thiết (Bình Phước). Các di tích văn hóa gắn với đạo Cao Đài, lễ hội núi Bà Đen (Tây Ninh).

Về cảnh quan tự nhiên có núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng ( Tây Ninh), Thác Mơ, núi Bà Rá ( Bình Phước), Cần Giờ ( Thành phố Hồ Chí Minh). Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương : Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa

(Vũng Tàu). Côn Đảo ( Bà Rịa – Vũng Tàu) là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, biển đảo có giá trị của cả nước.

Đông Nam Bộ cũng đã quy hoạch một số điểm du lịch phát triển theo hướng bền vững như “Mô hình phát triển du lịch sinh thái Cát Tiên của ban quản lý vườn quốc gia Cát Tiên”. Mục đích của mô hình này là đưa du khách gần gũi với thiên nhiên để khám phá và nghiên cứu những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc Mạ, S’tiêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá trị đó. Các sản phẩm du lịch đã và đang được khai thác ở đây là du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu, dã ngoại, mạo hiểm. Các đối tượng đang được tham quan, nghiên cứu và khám phá bao gồm Bàu Sấu, Bàu Chim; làng dân tộc Mạ, S’tiêng ở Tài Lài; rừng Bằng Lăng; thác Bến Cự; thác Mỏ Vẹt; thác Trời, thác Dựng; khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên; xem thú về ban đêm,…

Vùng Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải,…Mang lại giá trị rất lớn cho nông nghiệp cũng như phát triển du lịch sinh thái của vùng.

Vùng tập trung khai thác các sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch MICE gắn với văn hóa, lễ hội, giải trí; du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch giải trí cuối tuần, du lịch thể thao, du lịch mua sắm và du lịch gắn với cửa khẩu.

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của vùng:

+ Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử - văn hóa nội thành.

+ Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng.

+ Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, côn Đảo. Hệ thống các khu, điểm du lịch

Căn cứ đặc điểm tài nguyên du lịch và thực tế nhu cầu phát triển, định hướng quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch như sau:

4 khu du lịch quốc gia:

1. Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.

2. Khu du lịch quốc gia Cần Giờ.

3. Khu du lịch quốc gia Long Hải – Phước Hải.

4. Khu du lịch quốc gia Côn Đảo.

5 điểm du lịch quốc gia:

1. Điểm du lịch quốc gia Tà Thiết.

2. Điểm du lịch quốc gia TW Cục Miền Nam.

3. Điểm du lịch quốc gia Cát Tiên.

4. Điểm du lịch quốc gia Hồ Trị An – Mã Đà.

5. Điểm du lịch quốc gia Củ Chi.

1 đô thị du lịch: Vũng Tàu.

Ngoài ra, còn chú trọng phát triển các điểm như: Thác Mơ – Bà Rá ( Bình Phước); Bình Châu, Phước Bửu, Núi Dinh ( Bà Rịa – Vũng Tàu),…

Nhìn chung vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và phát triển du lịch với điều kiện tự nhiên phong phú cùng với văn hóa đa dạng vùng có đủ điều kiện để xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại thu nhập cũng như lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, vùng cần liên kết hợp tác để tạo ra sản phẩm đồng bộ, đa dạng sản phẩm và tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng.

1.2.4. Phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh‌


Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường

thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.

Các địa điểm du lịch của thành phố tương đối đa dạng. Với hệ thống 11 viện bảo tàng, Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu cả nước về số lượng bảo tàng. Nơi đây cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn nhà thờ xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Ngoài ra trong thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng như: Nhà Hát Lớn, Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng… Kiến trúc hiện đại thì có Diamond Plaza, Saigon Trade Centre… Khu vực ngoài trung tâm có các điểm du lịch như Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn cò Thủ Đức. Bên cạnh đó thành phố còn có khá nhiều khu vui chơi giải trí như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên,…hệ thống nhà hàng quán ăn cũng là một thế mạnh của ngành du lịch thành phố.

Từ những thế mạnh đó, ngành du lịch của thành phố đã không ngừng đầu tư phát triển, từ năm 2001 đến nay, lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố không ngừng tăng lên, nếu như năm 2001 lượng khách quốc tế đến thành phố là 1226 nghìn lượt khách thì đến năm 2006 đã tăng lên 2340 nghìn lượt ( tăng 17,5 % so với cùng kỳ) và đến năm 2010 là 3100 nghìn lượt ( tăng 19,2% so với cùng kỳ)

Bảng 1.1. Khách du lịch quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh



Đơn vị

tính

2001

2006

2007

2008

2009

2010

Khách du lịch quốc tế đến Thành Phố Hồ

Chí Minh

Nghìn người

1226

2350

2700

2800

2600

3100

Khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam

Nghìn người

2330

3583,5

4229,4

4235,8

3772,3

5049,8

Tỷ lệ khách du lịch đến TP Hồ Chí Minh

so với cả nước

%

52,6

65,6

63,8

66,1

68,9

61,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

(Nguồn: Tổng cục du lịch - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh)

Cơ sở lưu trú ờ thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã gia tăng nhanh chóng, 641 khách sạn với 17.646 phòng. Thành phố có 11 khách sạn 5 sao như Caravelle, Sheraton, Moevenpick (Omni cũ), New World, Equatorial, Legend, Renaissance Riverside, Windsor Plaza, Sofitel Plaza, Park Hyatt, Majestic với tổng cộng 3.592 phòng. Bên cạnh đó thành phố còn 8 khách sạn 4 sao với 1.281 phòng, 20 khách sạn 3 sao với 1.621 phòng. Theo dự kiến, đến năm 2020, thành phố sẽ có thêm 10 nghìn phòng 4 hoặc 5 sao.

Về doanh thu du lịch của thành phố trong những năm qua đã tăng lên đáng kể. Năm 2001 là 3.762 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 13.350 tỷ đồng, năm 2010 là 44.918 tỷ đồng chiếm 45,8% doanh thu du lịch cả nước.

Phát triển du lịch tạo ra nhiều việc làm cho lực lượng lao động thành phố, nhờ đó cải thiện đươc chất lượng cuộc sống của người dân. Trong những năm qua lực lượng lao động trong ngành du lịch thành phố không ngừng tăng lên. Năm 2005 toàn thành phố có 121.935 lao động làm việc trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn, du lịch. Thì đến năm 2011 con số đó đã tăng lên 209.439 người.

Tóm lại với điều kiện cơ sở hạ tầng được xem là hoàn thiện nhất cả nước cùng với các tiềm năng về du lịch phong phú. Thành phố là một điểm đến đầy hấp dẫn đối với du khách. Với những thế mạnh trong khu vực nói chung và của quốc gia nói riêng, các giá trị văn hóa độc đáo, các sản phẩm du lịch đặc trưng từ truyền thống cho đến hiện đại, Thành phố Hồ Chí Minh hội đủ các điều kiện để phát triển du lịch một cách bền vững.

1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch‌


1.3.1. Dân cư và lao động‌


Số lượng người lao động trong hoạt động sản xuất và dịch vụ ngày càng đông gắn liền trực tiếp với kinh tế du lịch. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch.

1.3.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế‌


Sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng hàng đầu, làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực.

Công nghiệp cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật tạo nên những tiền đề nâng cao thu nhập của người lao động, đồng thời tăng thêm khả năng đi du lịch.

Nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn vì du lịch không thể phát triển được nếu như không bảo đảm việc ăn uống cho khách du lịch.

Mạng lưới giao thông cũng là một trong những tiền đề kinh tế quan trọng nhất để phát triển du lịch.

1.3.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch‌


Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ra đời và phát triển du lịch.

1.3.4. Cách mạng khoa học kỹ thuật‌


Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa và tự động hóa quá trình sản xuất liên quan chặt chẽ với nhau. Chúng là những nhân tố trực tiếp làm nảy sinh nhu cầu du lịch và hoạt động du lịch.

1.3.5. Đô thị hóa‌


Là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất, đô thị hóa như nhân tố phát sinh góp phần thúc đẩy mạnh nhu cầu của du lịch.

1.3.6. Điều kiện sống‌


Là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch. Nó được hình thành nhờ việc tăng thu nhập thực tế và cải thiện điều kiện sinh hoạt, nâng cao khẩu phần ăn uống, phát triển đầy đủ mạng lưới y tế, văn hóa, giáo dục,…

1.3.7. Thời gian rỗi‌


Du lịch trong nước và quốc tế không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi. Nó thực sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch.

1.3.8. Các nhân tố chính trị‌


Du lịch chỉ có thể xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình và quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Ngược lại chiến tranh ngăn cản các hoạt động du lịch, tạo nên tình trạng mất an ninh, đi lại khó khăn, phá hoại các công trình du lịch, làm tổn thất cả đến môi trường tự nhiên.

45 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI 2 1 Khái quát về 1


45

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI‌

2.1. Khái quát về huyện Củ Chi‌


Huyện Củ Chi nằm trong vành đai xanh của Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích tự nhiên là 43.496 ha, chiếm 20,45% diện tích của thành phố, đứng thứ hai trong số các quận huyện của thành phố. Số dân là 355822 người ( năm 2009). Huyện có trung tâm hành chính là thị trấn Củ Chi, cách thành phố 50km theo trục đường xuyên Á. Toàn huyện có 20 xã 1 thị trấn. Nơi đây được biết đến như một vùng đất anh hùng với 30 năm kháng chiến chống quân xâm lược. Với tên gọi hào hùng “ Vùng đất thép thành đồng”. Quân và dân Củ Chi đã làm nên những trang sử rạng ngời của dân tộc, tiếp bước truyền thống ông cha xây dựng nên non song bờ cõi nước nhà. Nơi đây nổi tiếng với khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi, đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Đây chính là tiềm năng to lớn để thúc đẩy sự phát triển du lịch của huyện. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng đem lại nguồn thu lớn cho địa phương trong thời kỳ đổi mới.

Củ Chi là một huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ địa lý từ 10053’ đến 10010’ vĩ Bắc và từ 106022’ đến 106040’ kinh Đông.

Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh.

Phía Nam giáp huyện Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh. Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương.

Phía Tây giáp tỉnh Long An.

Huyện Củ Chi nằm trên một vùng đất chuyển tiếp từ vùng đất cao của núi rừng miền Đông Nam Bộ xuống vùng đất thấp của miền Đồng bằng sông Cửu Long. Thế nên trong bài văn bia của nhà thơ Viễn Phương mới có câu “ Vùng đất sáng miền Nam Tổ quốc, nửa tiếp Trường Sơn, nửa nối đồng bằng”.

Địa hình huyện Củ Chi khá đơn giản, có xu thế thấp dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Nam - Tây Nam với độ cao từ 0 - 8m được phân thành 3 vùng: vùng gò đồi, vùng triền, vùng bưng trũng. Chúng tạo nên những miền địa hình và cảnh quan khá đa dạng.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí