Chỉ Tiêu Cụ Thể Phát Triển Du Lịch Đến Năm 2020


b. Mục tiêu phát triển

Phát triển dịch vụ là góp phần quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đưa dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực, phục vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững.

c. Đối với từng ngành

* Đối với ngành du lịch

+ Mục tiêu kinh tế, các chỉ tiêu được xác định trong Bảng dưới đây :

Bảng 25: Chỉ tiêu cụ thể phát triển du lịch đến năm 2020

(Giá so sánh 1994)


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2020


1

Khách du lịch

Ngàn người

2.000

3.000

4.200

- Khách quốc tế

Ngàn người

800

1.300

1.900

- Khách nội địa

Ngàn người

1.200

1.700

2.300

2

Tổng doanh thu

Tỷ đồng

435,60

1.518,00

3.759,80

Ngàn USD

39.600

138.000

341.800

3

Tổng giá trị GDP Du lịch

Tỷ đồng

283,14

956,34

2.255,88

Ngàn USD

25.740

86.940

205.080


4

Tốc độ Tăng trường GDP Du lịch


%


38,1


27,5


18,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình - 15

Nguồn: Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Bình

+ Mục tiêu văn hóa - xã hội, đến năm 2010 lao động du lịch đạt 8.550 người trong đó lao động trực tiếp đạt 2.850 người; Năm 2015 thu hút được 17.700 lao động trong đó 5.900 lao động trực tiếp và đến năm 2020 số lao động trực tiếp tham gia ngành du lịch là 10.700 người trong tổng số 32.100 lao động.

Xây dựng mới cơ sở lưu trú du lịch đạt 1.900 phòng văo năm 2010; 3.700 phòng vào năm 2015 và 6.700 phòng văn năm 2020; Đầu tư phát triển hoàn thiện các khu du lịch và vui chơi giải trí trong tỉnh (khoảng 5 - 10 khu) cũng như cơ sở hạ tầng thông tin, văn hoá, tài chính v.v nhằm tạo diện mạo mới về cảnh quan và môi trường.


+ Mục tiêu san xẻ lợi ích cộng đồng và bảo vệ môi trường, phát triển du lịch phải quan tâm đến lợi ích của cộng đồng dân cư trên cơ sở tạo việc làm mới phù hợp, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Phát triển du lịch đồng thời bảo vệ tốt môi trường sinh thái và môi trường xã hội, tạo sức hút lớn hơn đối với du khách, đặc biệt là khách nước ngoài mà mọi người dân cùng có trách nhiệm tham gia.

- Phương hướng phát triển dịch vụ du lịch, phát triển dịch vụ du lịch từ đổi mới công tác phục vụ theo hướng chuyên nghiệp cao; Từ lợi thế là cửa ngõ vùng đồng bằng sông Hồng (đường IA), phát triển mạnh khu vực nghỉ chân tại Tam Điệp v.v.

Kết hợp với quảng bá, hình thành cùng tổ chức tốt hơn các tuyến, tua du lịch và khơi dậy phong tục tập quán đẹp như hát chèo v.v: Nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ngân hàng, thông tin, trình diễn nghề và nâng cấp chất lượng bán sản phẩm lưu niệm v.v.

- Phương hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch, phát triển du lịch thăm quan danh lam thắng cảnh; Du lịch văn hóa - lịch sử; Du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu; Du lịch nghỉ dưỡng v.v. Hình thành các tuyến liên hoàn trên cơ sở phát triển các nhóm sản phẩm du lịch cụ thể như sau:

+ Nhóm các sản phẩm du lịch danh lam thắng cảnh, gồm Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Tràng An, Vân Long - Địch Lộng, Kênh Gà - Vân Trình, Tam Điệp, các hồ Yên Thắng, Yên Đồng và làng quê Yên Khánh, Yên Mô.

+ Nhóm các sản phẩm du lịch di tích lịch sử văn hóa, tiêu Bảnglà tại cố đô Hoa Lư, nhà Đinh, khu phật giáo Tràng An, nhà thờ đá Phát Diệm và chùa Bái Đính, làng thuần Việt và làng nghề truyền thống ở Gia Viễn, Kim Sơn, Hoa Lư .

+ Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, tại vườn quốc gia Cúc Phương - tiêu biển hệ sinh thái rừng nhiệt đới gắn với khu bản làng người Mường; Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long; Và tại khu sinh thái ven biển cùng kết hợp tắm biển.


+ Nhóm các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần, tại hồ Đồng Chương, Yên Thắng, Yên Đồng, khu nước khoáng Kênh Gà, khu Linh Cốc -Hải Nham, Thạch Bích -Thung Nắng (Ninh Hải, Hoa Lư) và vui chơi giải trí sân golf (hồ Yên Thắng).

- Phương hướng phát triển hạ tầng du lịch, tiến hành phát triển nhanh, mạnh hệ thống khách sạn, nhà hàng tại các khu du lịch trọng điểm và thành phố cùng các thị xã. Khuyến khích việc đầu tư nâng cấp mở rộng nhiều loại hình vui chơi - giải trí ở các điểm hiện có, xây dựng các điểm vui chơi giải trí mới, đặc biệt vui chơi giải trí cao cấp như sân golf.

- Phương hướng liên doanh, liên kết phát triển du lịch, đối với trong nước nhờ sự giúp đỡ của Tổng cục Du lịch tiến hành liên doanh, liên kết với ngành, công ty du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Huế, thành phố Hạ Long v.v tạo ra các sản phẩm, các tuyến du lịch hiệu quả và bền vững.

Đối với quốc tế, chú trọng liên doanh với Pháp (thị phần khách châu Âu), với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (thị phần khách đông Á), với Mỹ (thị phần khách bắc Mỹ) và với Căm Pu Chia, Lào, Thái Lan, Malaysia v.v. (thị phần khách ASEAN), tạo ra đột phá phát triển.

- Phương hướng kiện toàn về tổ chức và cơ chế quản lý, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước du lịch theo mô hình tinh gọn và hiệu quả. Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường, mức thuế, đầu tư trên cơ sở triển khai Luật bảo vệ môi trường và Luật Du lịch. Đặc biệt từng công ty du lịch cần vượt lên chính mình, hoàn thiện tổ chức tốt hơn để kinh doanh hiệu quả hơn.

Phương hướng phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế, chỉ có thể tạo đột phá khi cả hệ thống chính chị và toàn xã hội có nhận thức mới cũng như đồng thuận phát triển du lịch trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực. Mặt khác ngành không thể tách riêng để phát triển mà phải hợp tác chặt chẽ với thị


trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường các khu vực trọng điểm trên cơ sở luật pháp chung và luật pháp của Việt Nam đã ký kết (WTO v.v).

* Đối với ngành thương mại

- Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đưa tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng khoảng 15% giai đoạn 2006 - 2010, gần 13% giai đoạn 2011 - 2015 và tăng xấp xỉ 9% giai đoạn 2016 - 2020.

Mục tiêu xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2006 - 2010 đạt gần 50 triệu USD, giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 80 triệu USD và giai đoạn 2016 - 2020 đạt tới trên 100 triệu USD.

- Phương hướng phát triển chung, khuyến khích phát triển thương mại nhiều thành phần gồm cả liên doanh, liên kết theo hướng hiện đại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá đồng thời ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu để phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.

Phương hướng hợp tác quốc tế thương mại, phổ biến rộng rãi chính sách, luật thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia (WTO), thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu của tỉnh bằng các giải pháp đột phá khuyến khích, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế và cụ thể đối với thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Tây Âu và Trung Quốc.

Phương hướng xúc tiến thương mại, tổ chức tốt hơn trên cả 3 cấp độ từ doanh nghiệp, hiệp hội hay câu lạc bộ doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước trong tỉnh. Tập trung xúc tiến thương mại theo từng chuyên đề, ngành hàng, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan. Tạo ra cách làm mới để xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu cũng như quảng bá sản phẩm hàng hóa chính (xi măng, du lịch, nông lâm nghiệp v.v).

Phương hướng tổ chức phát triển, mở rộng thị trường nội địa, tiếp tục mở rộng thị trường, xác lập mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp trên thị


trường trong tỉnh theo hướng phát triển các mô hình kinh doanh hiện đại (siêu thị, trung tâm) tại thành phố Ninh Bình, 3 thị xã và khu du lịch. Bên cạnh đó ngành thương mại chú ý đưa các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân thông qua mạng lưới phân phối như đại lý và các hình thức hợp lý khác.

Phương hướng tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại, cần tăng cường công tác phổ biến hướng dẫn chính sách, luật pháp thương mại cho các tổ chức, tập thể và cá nhân trên địa bàn. Đặc biệt là việc phổ biến, hướng dẫn thi hành Luật thương mại, Luật cạnh tranh và Luật chống bán phá giá v.v. và các văn bản hướng dẫn thi hành để điều tiết, phân phối kinh doanh trên thị trường v.v nhằm đảm bảo một thị trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Tăng cường công tác quản lý thị trường để ngăn chặn buôn lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; Chấn chỉnh mạng lưới lưu thông phân phối để kiềm chế những biến động giá cả bất lợi đối với những mặt hàng nhạy cảm nhưng vẫn đảm bảo lưu thông suốt nhất là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Phương hướng phát triển tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, tăng cường huy động các nguồn vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng cũng như tư nhân để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng 2 con số /năm. Đẩy mạnh và đa dạng các sản phẩm bảo hiểm đồng thời chú ý quản lý, giám sát và đánh giá.

Phương hướng phát triển bưu chính, Internet, tỉnh cần nhận thức rõ rằng phát triển bưu chính và Internet là cơ sở quan trọng để bảo đảm phát triển du lịch và phát triển công nghiệp, thương mại. Phát triển theo hướng hiện đại cả về công nghệ, kỹ năng người quản lý và phương thức quản lý tiên tiến trong đó chú trọng địa bàn trọng điểm.


Phương hướng phát triển vận tải, phát huy thế mạnh của cả 3 hình thức vẫn chuyển đó là vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thuỷ và vận chuyển đường sắt. Chú trọng phát triển đội tàu chở than, chở xi măng và vật liệu xây dựng. Đối với chở khách và hàng hoá nông lâm thuỷ sản v.v, cần đầu tư hiện đại ngay nhằm mang lại chất lượng phục vụ tốt.

Phương hướng phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức phát triển ngành thương mại từ cấp lãnh đạo đến các doanh nghiệp và dưới cùng là người tiêu dùng. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức ngành thương mại theo phương châm tạo ra những con người tinh thông nghiệp vụ và văn minh, lịch sự. Bên cạnh đó tăng cường năng lực trong công tác dự báo, quy hoạch và lập kế hoạch.

2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI

2.1 Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Để thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Ninh Bình trước hết phải tổ chức không gian kinh tế xã hội của tỉnh bởi vì trong không gian kinh tế xã hội bao gồm tổ chức không gian các ngành. Mặt khác trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển chung của vùng.

Vì vậy tổ chức không gian kinh tế xã hội là một giải pháp cần thiết để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh.

2.1.1 Quy hoạch phát triển KT - XH theo 3 vùng

- Vùng đồng bằng ven biển: xây dựng thị xã Phát Diệm là trung tâm vùng, đáp ứng phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch (khu Kim Sơn, Phát Diệm), phát triển cụm công nghiệp ven thị xã và mở mang các thị trấn Bình Minh v.v cùng với cụm dân cư trong đó có cụm ven biển. Bên cạnh đó phát triển tiểu vùng thâm canh lúa, tiểu vùng phát triển sản xuất rau màu chất


lượng cao, tiểu vùng thâm canh sản xuất cói và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm cùng nuôi trồng thuỷ sản.

- Vùng đồng bằng trũng trung tâm xen kẽ núi đá: đẩy mạnh xây dựng thành phố Ninh Bình - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và đây là vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Ninh Bình. Vùng này cũng mở mang thị trấn Yên Mô, thị trấn Hoa Lư. Phát triển khu CN Ninh Phúc, Tam Điệp, cụm CN Gián Khẩu, Mai Sơn và khu du lịch Tam Cốc -Bích Động, khu Tràng An, khu cố đô Hoa Lưa v.v và phát triển tiểu vùng nông lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Vùng miền núi phía tây: xây dựng thị xã Nho Quan, thị xã Tam Điệp và xây dựng thị trấn Me v.v cùng hạ tầng của các cụm dân cư miền núi. Phát triển các khu, cụm công nghiệp tại thị xã Tam Điệp và nhà máy xi măng tại Nho Quan, xây dựng khu du lịch sinh thái Cúc Phương, du lịch nghỉ dưỡng Kênh Gà. Phát triển tiểu vùng sinh thái rừng nhiệt đới gắn với du lịch sinh thái Cúc Phương và tiểu vùng sinh thái bán sơn địa gắn với các sản phẩm như dứa các loại, mía, ngô và gỗ v.v.

2.1.2. Phát triển không gian cụ thể từng ngành

a. Đối với ngành nông nghiệp

* Phát triển nông nghiệp theo không gian

1. Rà soát quy hoạch, xây dựng vùng thâm canh lúa, trồng cói và phát triển vụ đông để trồng ớt, khoai tây, cà chua, rau các loại có chất lượng cao để xuất khẩu và tiêu dùng trong vùng đồng bằng ven biển.

2. Rà soát quy hoạch, xây dựng vùng canh tác lúa, màu gắn với chế biến nhằm cung cấp cho thị trường trong đó có cả Hà Nội, Trung Quốc v.v tại vùng bằng trũng để phát triển kinh tế -xã hội bền vững.

3. Rà soát quy hoạch, xây dựng khu nguyên liệu gắn liền với nhà máy chế biến sản phẩm hoa quả xuất khẩu (theo tiêu chuẩn ISO) như dứa, dưa, ngô

v.v ở phía đông nam vùng núi phía tây.


* Phát triển thuỷ sản theo không gian

Quy hoạch, xây dựng khu nuôi trồng thuỷ sản, tập trung vào con tôm, cua, cá v.v ở vùng ven biển. Mạnh dạn phát triển đánh cá xa bờ đối với ngư dân trên cơ sở xây dựng đội tàu mạnh về chất lượng.

Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạnh hơn nuôi cá tại các hồ và đồng chiêm trũng ở vùng đồng bằng trung tâm. Bên cạnh đó tỉnh phát triển mạnh hơn nuôi cá bè trên sông.

Chú ý công tác chế biến thuỷ sản và khuyến cáo các doanh nghiệp, ngư dân trang bị phương tiện và thiết bị bảo đảm an toàn cho người lao động cũng như bảo đảm được chất lượng sản phẩm.

* Phát triển lâm nghiệp theo không gian

+ Rà soát quy hoạch lâm nghiệp, xây dựng và thực hiện các dự án lâm nghiệp ở vùng đồng bằng ven biển, chú trọng rừng ngập mặn với việc phát triển các mô hình canh tác thuỷ sản - lâm nghiệp bền vững. Bên cạnh đó cần xây dựng hệ thống rừng phòng hộ chạy dọc bờ biển.

+ Rà soát quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự án lâm nghiệp vùng miền núi phía tây, chú trọng vườn quốc gia Cúc Phương và khu đất ướt Vân Long, phát triển rừng sản xuất gắn với các sản phẩm cụ thể và rừng phòng hộ trên các công trình thuỷ lợi trọng điểm.

+ Quy hoạch, xây dựng và hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến lâm sản nhằm sản xuất ra đồ gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ tiêu dùng và xuất khẩu. Khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân xây dựng rừng phòng hộ môi trường, rừng phong cảnh nhằm phát triển KT -XH và đặc biệt là du lịch bền vững.

b. Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

* Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo không gian lãnh thổ

+ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vùng đồng bằng trũng trung tâm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023