Khái Niệm Khách Du Lịch ( Du Khách)‌

nội dung, song thực chất không khác gì 2 nội dung trên, bởi vì nội dung đầu được tách ra làm đôi. Theo I.I Pirojnik ( 1985), thuật ngữ du lịch chuyển tải 3 nội dung cơ bản:

1. Cách thức sử dụng thời gian rỗi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên.

2. Dạng chuyển cư đặc biệt.

3. Ngành kinh tế, một trong những ngành thuộc lĩnh vực phi sản xuất nhằm phục vụ các nhu cầu văn hóa- xã hội của nhân dân.

Du lịch không chỉ bao gồm các dạng hoạt động của dân cư trong thời gian tới, mà còn bao trùm lên không gian nơi diễn ra các hoạt động khác nhau, đồng thời cũng là nơi tập trung các xí nghiệp dịch vụ chuyên môn hóa.

Khái niệm du lịch có thể được xác định như sau:

Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa

( I.I. Pirojnik, 1985).


1.1.2. Khái niệm khách du lịch ( Du Khách)‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.


Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, khách du lịch là những người có đặc trưng sau:

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 3

- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

- Không theo đuổi mục đích kinh tế.

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tùy quan niệm của từng nước.

Tại các nước đều có các định nghĩa riêng về khách du lịch. Tuy nhiên, điểm chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là:

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến từ 24g trở lên ( hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm.

Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục đích như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình.

Theo Luật Du lịch Việt Nam:

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.

Khách du lịch được phân chia làm 2 nhóm cơ bản: khách du lịch quốc tế và khách du

lịch nội địa.

* Khách du lịch quốc tế ( International tourist)

Năm 1973, Ủy ban thống kê của Hội Quốc Liên (tiền thân của Liên Hiệp Quốc ngày nay) đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:

Khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là 24g.

Theo khái niệm trên, xét về mặt thời gian, khách du lịch quốc tế là những người có thời gian viếng thăm ( lưu lại) ở quốc gia khác ít nhất là 24g. Trên thực tế, những người đến quốc gia khác có lưu trú qua đêm mặc dù chưa đủ thời gian 24g vẫn được thống kê là khách du lịch quốc tế.

Bên cạnh khách đi du lịch có lưu trú qua đêm, có nhóm khách chỉ đi du lịch trong ngày. Đối tượng này được gọi là khách tham quan.

Khách tham quan ( Excursionist, Day-vistor): Những người rời nơi cư trú thường xuyên của mình đến nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại ở nơi đến không quá 24g, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm.

Để thống nhất hai khái niệm “ khách du lịch” và “khách tham quan”, năm 1963 tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Du lịch được tổ chức ở Roma ( Ý), Ủy ban thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:

Khách du lịch quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài nơi cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm.

Những khái niệm trên khá rõ ràng và chi tiết nhưng vẫn chưa xác định giới hạn về thời gian lưu lại của khách du lịch tại các điểm đến. Năm 1989, tại Hội nghị liên minh Quốc hội về du lịch được tổ chức ở Lahaye ( Hà Lan) đã ra “ Tuyên bố Lahaye về du lịch”, trong đó đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau:

Khách du lịch quốc tế là những người:

- Trên đường đi thăm một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư trú thường xuyên;

- Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi không quá thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn;

- Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách

hay do yêu cầu của nước sở tại;

- Sau khi kết thúc đợt tham quan ( hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước nơi cư trú của mình hoặc đi đến một nước khác.

Hiện nay trên thế giới nhiều nước sử dụng khái niệm này.

Như vậy, có thể hiểu: Khách du lịch quốc tế là khách du lịch mà điểm xuất phát và điểm đến du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai hoặc nhiều quốc gia khác nhau.

Luật Du lịch Việt Nam đã đưa ra khái niệm khách du lịch quốc tế như sau:

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Như vậy, nhóm khách du lịch quốc tế được phân thành 2 loại:

Khách du lịch quốc tế đi vào ( Inbound tourist): là người nước ngoài và người của một quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó du lịch. Loại khách này sử dụng ngoại tệ để mua hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: Người Mỹ và Việt kiều Mỹ vào Việt Nam du lịch.

Khách du lịch quốc tế đi ra ( outbound tourist): là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch.

Ví dụ: người Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch đến nước khác ( Trung Quốc, Thái Lan,…v..v).

Những đối tượng sau đây không được công nhận là khách du lịch quốc tế:

- Những người đến một nước để thừa hành nhiệm vụ nào đó ( các nhân viên thương vụ, ngoại giao ở các sứ quán, cảnh sát quốc tế làm nhiệm vụ ở các nước khác,..);

- Những người đi sang nước khác để hành nghề ( dù có hay không có hợp đồng), hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh ở nước đến.

- Những người nhập cư vào nước đến;

- Học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sống tạm trú ở nước ngoài;

- Những người thường xuyên qua lại biên giới ( nhân viên hải quan tại các cửa khẩu, người buôn bán ở các chợ biên giới..);

- Những hành khách đi xuyên qua một quốc gia ( khách transit) và không dừng lại cho dù cuộc hành trình đó kéo dài 24g.

* Khách du lịch nội địa ( Internal tourist)

Khách du lịch nội địa được phân biệt với khách du lịch quốc tế ở chỗ nới đến của họ

cũng chính là nước của họ cư trú thường xuyên. Họ cũng được phân biệt với những người lữ hành trong nước ở mục đích chuyến đi, khoảng cách chuyến đi và thời gian lưu trú ( tùy theo chuẩn mực của từng quốc gia).

Khái niệm về khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các nước khác nhau.

Theo quy định của Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm , tức khoảng 80 km ( tính trên một chiều) với những mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày.

Theo quy định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của mình tối thiểu là 24g và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích: giải trí, sức khỏe, công tác và hội họp dưới mọi hình thức.

Theo quy định của Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi xa 25 dặm, tức là khoảng 40km và có nghỉ lại đêm, hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm tại nơi đến.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005):

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Ngoài ra, tại một số nước còn phân biệt khái niệm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc gia:

Khách du lịch trong nước ( Domestic tourist): Là tất cả những người đang đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia ( bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đi vào).

Khách du lịch quốc gia ( National tourist): Là tất cả công dân của một quốc gia nào đó đi du lịch ( kể cả đi du lịch trong nước và đi du lịch ra nước ngoài).

1.1.3. Tài nguyên du lịch‌


* Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành Du lịch.

Tài nguyên du lịch theo Pirojnik: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa- lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để

trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”. (Pirojnik)

Nguyễn Minh Tuệ và nnk. cũng cho rằng: “ Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch” [22]

Theo các nhà khoa học Du lịch Trung Quốc định nghĩa là: “ Tất cả giới tự nhiên và xã hội loài người có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể sử dụng cho ngành Du lịch, có thể sản sinh ra hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường đều có thể gọi là tài nguyên du lịch”. [6]

Khoản 4 ( Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các gía trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Từ những quan niệm trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

Pirojnik, Nguyễn Minh Tuệ và một số học giả cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, kinh tế - xã hội văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần con người. Trên cơ sở này các học giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động – thực vật , di tích lịch sử văn hóa, văn hóa nghệ thuật lễ hội,…là những tài nguyên du lịch. Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình , tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá trị văn hóa….đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh doanh du lịch. Trong nhiều trường hợp địa hình hiểm trở, các bãi biển bị xâm thực mạnh, một số kiểu khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm là những điều kiện không hấp dẫn khách, trở ngại cho phát triển du lịch. Các tác giả trên quan niệm tài nguyên du lịch được sử dụng để góp phần phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Quan niệm này chỉ phù hợp với đặc điểm phát triển du lịch của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây mang tính bao cấp. Nhà nước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, trả lương cho cán bộ, nhân viên lao động làm việc trong ngành Du lịch, bỏ tiền để tiếp đón các cán bộ nhân viên nhà nước đi nghỉ dưỡng theo chế độ hoặc đón tiếp các chuyên gia. Thực tế hiện nay việc bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch hấp dẫn du khách, ngoài các chức năng xã hội phục vụ cho du khách, tài nguyên du lịch còn được khai thác nhằm đạt hiệu quả kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, hiệu quả môi trường và chính trị… Phần nhiều các nhà khoa học trong nước và quốc tế như:

Pirojnik, Ngô Tất Hổ, Trần Đức Thanh, Phạm Trung Lương, Bùi Thị Hải Yến cũng như Luật Du lịch Việt Nam đều cho rằng, tài nguyên du lịch là những cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách, có thể sử dụng phục vụ cho phát triển du lịch.

Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề phát triển du lịch, tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao.

Tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều kiện kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng. Do vậy, tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên du lịch đã, đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa được khai thác.

Từ những nhận xét trên tác giả đưa khái niệm tài nguyên du lịch : “ Là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn khách du lịch, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường”.

1.1.4. Các loại tài nguyên du lịch‌


* Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người.

Theo khoản 1 ( Điều 13, Chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.

- Các thành phần của tự nhiên

Theo căn cứ và sơ đồ phân loại tài nguyên du lịch thì có một số thành phần tự nhiên hấp dẫn du khách đã, đang hoặc có thể khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật.

Địa chất- địa hình- địa mạo

Các quá trình địa chất là nguyên nhân tạo ra bề mặt địa hình, việc nghiên cứu chúng có thể phát hiện ra những giá trị để hấp dẫn du khách, là cơ sơ quan trọng để phát triển du lịch của các địa phương và quốc gia.

Do đạt được tiêu chí nêu trên nên tháng 11 năm 2000, lần thứ 2 Vịnh Hạ Long được công nhận là di sản tự nhiên thế giới và tháng 7 năm 2003 vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng được công nhận là di sản tự nhiên thế giới.

Khi nghiên cứu địa hình bao gồm: hình thái, độ cao, độ dốc, hướng của địa hình, các địa hình tạo nên cảnh quan đẹp.

Đối với hoạt động du lịch, đặc điểm hình thái địa hình nghĩa là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các dạng địa hình ngoạn mục, sự kết hợp của địa hình với các dạng tài nguyên nước, khí hậu, sinh vật tạo nên các cảnh quan tự nhiên, kỳ thú, là những yếu tố hấp dẫn du khách

- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven biển và đảo.

+ Địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình. Tuy nhiên sự kết hợp giữa đồng bằng với tài nguyên nước như: sông, kênh, rạch, ao hồ, tài nguyên sinh vật đã tạo nên những phong cảnh thủy mặc, yên ả, thanh bình, khoảng đất bao la hấp dẫn du khách như các đồng bằng sông MeKong ở Campuchia, sông Mê Nam của Thái Lan, sông Cửu Long của Việt Nam, đồng bằng Amazon của Braxin….

Thêm vào nữa đồng bằng là nơi thuận lợi cho cư trú của dân cư nông nghiệp, là điều kiện quan trọng để hình thành nên các nền văn minh, văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của loài người ở nhiều quốc gia. Do vậy, địa hình đồng bằng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang được phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái nhân văn, du lịch văn hóa, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng.

+ Địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kỳ vĩ, sinh động và thơ mộng.

Do sự chia cắt của bề mặt địa hình, nên đã tạo nên sự tương phản về cảnh vật giữa các thung lũng sâu, với các dãy núi cao nguyên cao, tạo ra sức hấp dẫn với du khách. Các vùng đồi là nơi cư dân đến quần cư sớm và khá đông đúc. Do vậy vùng đồi núi là nơi lưu giữ và phát hiện thấy nhiều di tích khảo cổ, di tích lịch sử văn hóa, tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch khám phá, du lịch tham quan nghiên cứu như ở Sơn Vi- Lâm Thao- Phong Châu ( Phú Thọ), Đồng Nai,…

Núi và cao nguyên là dạng địa hình có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Loại địa hình này thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng. Ở các nước ôn đới, về mùa đông nhiều vùng núi thường có băng tuyết nên ở những vùng núi có độ

cao từ 1500m-2000m có phong cảnh đẹp như: An pơ, Pi-rê-nê,…thuận lợi cho phát triển du lịch thể thao mùa đông.

Vùng núi là nơi có nhiều suối nước nóng, nước khoáng nên còn thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh.

Những vùng núi có độ cao trên 2500m có phong cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển loại hình du lịch thể thao mạo hiểm leo núi như: khu Everest (Hymalaya), Fanxipang ( Việt Nam), Kilimantan ( Tanzania), An pơ, Coocdie, Andes,….

Vùng núi cao còn là nơi bảo tồn nhiều khu vườn quốc gia, có đa dạng sinh học cao, phong phú cảnh đẹp. Đồng thời vùng núi cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số còn giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Những điều kiện này thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa.

- Các dạng địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch: có nhiều dạng địa hình đặc biệt có giá trị to lớn cho việc triển khai phát triển các hoạt động du lịch, đó là: kiểu địa hình Karst ( đá vôi) và kiểu địa hình ven bờ- bãi biển và đảo.

+ Địa hình Karst gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst, cánh đồng Karst, phễu Karst, sông hồ Karst, Karst ngập nước. Trong đó kiểu Karst hấp dẫn du khách nhất là hang động Karst và kiểu Karst ngập nước ( Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Bà,…).

Hiện nay trên thế giới có khoảng 700 hang động đã được sử dụng để phát triển du lịch. Trên thế giới có nhiều hang động được đánh giá là dài, sâu nhất đó là: Flint Mammauth Cave Stystem ở Hoa Kỳ dài 530km; Cptumisticas Kay dài 153 km ở Ucraina; Holloch dài 133,5 km ở Thụy Sỹ; RescauSecan Bernard sâu 1535m ở Pháp, Sistem de Trave sâu 1380m ở Tây Ban Nha.

Ở Việt Nam các hang động: Phong Nha, Thiên Đường ( nằm trong di sản tự nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng), hang Thiên Cung trong di sản tự nhiên thế giới Vịnh Hạ Long cũng được đánh giá là một trong những hang động đẹp và kỳ vỹ của thế giới.

Nhìn chung kiểu địa hình karst thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch như: thám hiểm hang động, tham quan nghiên cứu,…

+ Kiểu địa hình ven bờ và đảo: kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn khách du lịch đó là các bãi cát ven biển, hồ, sông. Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven biển, đảo, thường được gọi là các bãi biển.

Các bãi biển hoặc ven hồ hấp dẫn du khách và thuận lợi phát triển các loại hình du lịch tắm biển, lặn biển, thể thao biển, nghỉ dưỡng chữa bệnh. Nhu cầu du lịch biển trên thế giới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023