Tài Nguyên Và Những Điều Kiện Phát Triển Du Lịch‌

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu tương đối ôn hòa quanh năm, tạo điều kiện để các thảm thực vật quanh năm xanh tốt với các hệ sinh thái như: hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái ven sông,…

Huyện Củ Chi có thế mạnh là tuyến đường Xuyên Á chạy dọc suốt chiều dài của huyện nên việc lưu thông với các tỉnh và thành phố khá thuận lợi, giúp việc kết nối các điểm, tuyến du lịch với các tỉnh bạn trở nên dễ dàng hơn.

Nằm ở phía Đông Bắc và chạy suốt chiều dài giữa huyện Củ Chi và tỉnh Bình Dương với chiều dài 54km, sông Sài Gòn kết hợp với các hệ thống kênh, rạch tự nhiên khác như: rạch Tra, rạch Đường Đá, … tạo thành hệ thống giao thông đường thủy vận tải hành khách cũng như hàng hóa đầy tiềm năng. Bên cạnh đó thì tuyến sông Sài Gòn nằm trong dự án phát triển du lịch đường thủy của Thành phố Hồ Chí Minh, hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho các loại hình du lịch của huyện phát triển.

Là một huyện nằm trong trung tâm kinh tế của cả nước, huyện Củ Chi có ưu thế quan trọng về vị trí phát triển các ngành kinh tế và dịch vụ du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh, là điểm khởi đầu cho các tuyến tham quan khám phá vùng văn hóa phía Nam, là tuyến đường huyết mạch đến với nước bạn Cam- pu-chia sẽ tạo điều kiện thu hút du khách đến với huyện Củ Chi và Thành phố Hồ Chí Minh.

Có thể khẳng định, với một vị trí địa lý quan trọng tiếp giáp với các tỉnh bạn, tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa huyện với các tỉnh cùng với bề dày lịch sử trong hai cuộc kháng chiến đã tạo nên một huyện Củ Chi hào hùng với những nét đa dạng trong văn hóa và đời sống. Đây chính là tiềm năng, là cơ sở quan trọng để khai thác và phát triển du lịch, là điều kiện để huyện Củ Chi trở thành một điểm đến không thể thiếu khi du khách đặt chân đến thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Tài nguyên và những điều kiện phát triển du lịch‌


2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên‌


2.2.1.1. Địa hình

Địa hình huyện Củ Chi mang đầy đủ dấu ấn địa hình của vùng Đông Nam Bộ với độ cao trung bình từ 5m đến 15m và chuyển dần sang địa hình trũng thấp của đồng bằng Tây Nam Bộ với độ cao trung bình từ 0,8m đến 2m. Dựa vào độ cao có thể chia ra làm 2 dạng địa hình chính:

- Dạng địa hình có độ cao > 5m: dạng địa hình này phân bố ở vùng trung tâm, phía Bắc, phía Đông và phía Tây Bắc. Đất đá chủ yếu là các trầm tích Pleistoxen thượng, hệ tầng Củ Chi, Pleistoxen trung - thượng, hệ tầng Thủ Đức. Do phân bố ở vị trí cao nên không bị ngập nước, rất thuận tiện cho trồng cây ăn trái và cây công nghiệp.

- Dạng địa hình có độ cao <5m: dạng địa hình này chủ yếu phân bố ở phía Tây Nam và Nam. Đất chủ yếu là các trầm tích sông, sông biển, sông đầm lầy. Do phân bố ở vị trí thấp nên một số nơi vào mùa mưa bị ngập nước vì vậy rất thuận tiện cho trồng cây nông nghiệp.

Vậy cấu tạo địa hình của huyện Củ Chi khá đặc biệt với hai dạng địa hình khác nhau tạo nên những đặc trưng cảnh quan khác nhau. Nếu như phía Bắc và phía Đông, phía Tây Bắc với kiểu địa hình đặc trưng Đông Nam Bộ thì phía Tây Nam và phía Nam lại mang dáng vẻ của Tây Nam Bộ. Chính điểm này tạo nên nét đa dạng của cảnh quan huyện Củ Chi.

2.2.1.2. Khí hậu

Huyện Củ Chi nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, với đặc trưng chủ yếu là:

- Nhiệt độ trung bình tương đối ổn định, cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình năm khoảng 26,60C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C ( tháng 4), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 24,80C ( tháng 12) Tuy nhiên biên độ nhiệt giao động giữa ngày và đêm chênh lệch khá lớn, vào mùa khô có trị số 8_100C.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1300mm - 1770mm, tăng dần lên phía Bắc theo chiều cao địa hình, mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, mưa tập trung vào tháng 7,8,9. Vào tháng 12, tháng 1 lượng mưa không đáng kể.

- Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao 79,5% cao nhất vào tháng 7,8,9 là 80 - 90%, thấp nhất vào tháng 12, tháng 1 là 70%.

- Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 2100 - 2920 giờ.

- Củ Chi có chế độ gió mùa, ít bão thường được phân bố vào các tháng trong năm như

sau:


+ Tháng 11 đến tháng 5: gió hướng Đông Nam, vận tốc trung bình 1,5 - 2,5m/s.

+ Tháng 5 đến tháng 9: thịnh hành hướng gió Tây Nam, vận tốc trung bình: 1,5 - 3m/s.

+ Tháng 10 đến tháng 11: thịnh hành hướng gió Đông Bắc, vận tốc trung bình: 1 -

1,5m/s.

Nhìn chung khí hậu huyện Củ Chi tương đối ôn hòa, là điều kiện thuận lợi để khai thác du lịch quanh năm. Bên cạnh đó với thời tiết ổn định không có những hiện tượng bất thường giúp người dân địa phương thuận lợi trong canh tác cũng như trong thu hoạch mùa vụ, đồng thời trong nông nghiệp còn có thể tạo ra những sản phẩm trái mùa để thu hút du khách tham quan ở mọi thời điểm trong năm.

2.2.1.3. Nguồn nước

Củ Chi là một huyện có tài nguyên nước mặt khá phong phú với hơn 100km kênh rạch, lượng mưa lớn 2729,5mm/ năm.

Sông ngòi: chủ yếu là các sông ngòi, kênh, rạch. Trên địa bàn Củ Chi, hệ thống sông ngòi kênh rạch phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào khu vực sông Sài Gòn và các xã phía Nam, Tây Nam huyện với tổng chiều dài độ khoảng 345 km. phần lớn các sông rạch chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Sài Gòn như: rạch Tra, rạch Sơn, rạch Bến Mương; kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng của sông Vàm Cỏ Đông.

- Sông Sài Gòn là sông lớn nhất trong địa bàn huyện, theo hướng Tây Bắc_ Đông Nam, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Củ Chi và tỉnh Bình Dương với chiều dài qua huyện là 45km, là điều kiện tốt để khai thác các tuyến du lịch trên sông. Chiều rộng trung bình của sông ( đoạn trung lưu): 200m, độ sâu 16m. Lưu lượng sông Sài Gòn thay đổi theo mùa, thường mùa mưa lớn hơn 1 - 5 lần mùa khô. Lưu lượng nước sông còn tùy thuộc vào kỳ triều. Sông Sài Gòn làm nguồn nước sinh hoạt cho TP Hồ Chí Minh, đồng thời phục vụ đắc lực cho nhu cầu vận chuyển đường sông của huyện Củ Chi.

- Rạch Tra là ranh giới giữa hai huyện Củ Chi và Hóc Môn, dài 17km, rộng 30 - 34m, nối với sông Sài Gòn.

- Kênh Thầy Cai dài 24km, rộng 45m, sâu 3m là con kênh lớn nằm phía Tây Nam huyện, là ranh giới giữa huyện Củ Chi và huyện Đức Hòa tỉnh Long An. Kênh Thầy Cai nối rạch Trảng Bàng ( tỉnh Tây Ninh) với sông Vàm Cỏ Đông, thông với rạch Tra qua kênh An Hạ. Ngoài ra Củ Chi còn có nhiều kênh rạch nhỏ nằm ven sông Sài Gòn như: rạch Bà Phước, rạch Dừa,…

- Kênh Đông là một công trình thủy lợi lớn nhất các tỉnh phía Nam, dẫn nước từ hồ Dầu Tiếng về huyện Củ Chi. Riêng trên địa bàn huyện Củ Chi, kênh Đông đã tạo nguồn nước tưới cho hơn 10000 ha, vùng gò và triền phía Tây và phía Bắc của huyện.

Hiện nay nguồn nước mặt được sử dụng với mục đích cấp nước tưới tiêu, tiêu thoát nước, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải và du lịch giải trí. Năm 2002 toàn huyện đã sử

dụng 480 triệu m3/năm để tưới cho khoảng 16500ha đất nông nghiệp ( 13000ha lúa và 3500ha cây hoa màu, cây ăn quả,…).Nước tưới chủ yếu được khai thác từ nguồn nước kênh Đông và một phần nước từ các sông rạch, ao hồ hiện có cũng như khai thác nguồn nước ngầm tại chỗ. Do có trữ lượng lớn, nên mặc dù lưu lượng khai thác khá lớn nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tiềm năng cấp nước của các nguồn nước này.

Nước ngầm: nguồn nước ngầm huyện Củ Chi khá phong phú và đang giữ vị trí tương đối quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Chất lượng nước nhìn chung khá tốt trừ các khu vực bưng trũng Tam Tân - Thái Mỹ. Ngoài ra nguồn nước ngầm của huyện được bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể bởi hệ thống kênh Đông Củ Chi làm nâng mực nước ngầm từ 2 - 4m. Huyện có 4 tầng chứa nước chính trong đó 3 tầng chứa nước Plesitoxen, Pliocen trên và Pliocen dưới là những tầng chứa nước có trữ lượng lớn, có nhiều tiềm năng trong việc cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Hiện nay, tại Củ Chi phần lớn nước cấp được sử dụng từ nguồn nước mặt, mức độ khai thác nước ngầm còn hạn chế, chủ yếu tập trung tại các tầng nông (Pleistoxen hoặc một số tại tầng Pliocen trên) vì vậy trữ lượng nước và chất lượng nước vẫn còn tốt.

2.2.1.4. Sinh vật:

* Thực vật: Củ Chi là huyện có tỉ lệ cây xanh khá cao so với các quận huyện khác. Ngoài diện tích đất nông nghiệp thì địa bàn còn có khoảng 530 ha chủ yếu là rừng trồng. Tập trung nhiều nhất ở khu Đồng Dù thuộc địa phận Phước Vĩnh An và khu Tam Tân thuộc địa phận Tân An Hội. Ngoài thảm thực vật cây trồng, hệ thực vật dọc theo bờ sông Sài Gòn và rạch chính cũng khá phong phú.

Trong những năm chiến tranh, Củ Chi là vùng đất bị tàn phá nặng nề, tài nguyên sinh vật của Củ Chi chỉ mới hồi sinh sau năm 1975. Diện tích rừng thứ sinh 81 ha, rừng trồng lên tới 45 ha với mục đích là phục hồi và tôn tạo sinh cảnh. Có 3 hệ sinh thái chính ở Củ Chi là: sinh thái cạn, sinh thái ven sông và sinh thái úng phèn kéo dài từ Thái Mỷ tới Bắc Bình Chánh.

- Hệ sinh thái cạn: rừng tự nhiên ( rừng thứ sinh) chủ yếu ở khu vực Bến Dược còn lại rải rác ở các nơi như Bến Đình…Rừng tự nhiên gồm trảng cỏ, cây bụi và một số loại cây gỗ lớn như: Bằng Lăng 40% ( Lagerstronia sp), Dầu Lông

( Dipterocarpus indicatus), Gõ mật ( Sindoracochinchin - ensis),..Tại đây hội đoàn thực vật ưu hợp được hình thành gồm: sim, mua, coke, đổ cọng, sống rắn, tam lang,…

Rừng trồng trên toàn huyện tập trung ở các nơi (Bến Dược 45 ha, Bến Đình 17 ha), rừng trồng trên 15 năm tuổi với các loại cây chủ yếu là keo lá tràm. Tại đây môi trường sinh thái được cải thiện rất tốt nên đã trồng cây lâu năm như: sao, dầu, gõ mật,… nhằm phục hồi lại sinh cảnh rừng tự nhiên của khu vực rừng miền Đông Nam Bộ.

- Hệ sinh thái ven sông: trên những vùng kênh, rạch nhỏ, các bưng trũng, nước chảy yếu, hay các kênh rạch nằm sâu trong vùng trũng nội đồng của huyện Củ Chi

( các nhánh phụ của sông Sài Gòn ở vùng Phú Hòa Đông, Bến Đình…) thường tập trung các hội đoàn như: hội đoàn Chiếc, Xăng máu và hội đoàn Lục Bình, Nga, Nghể, Mồm mở, Môn nước,…

Hiện nay, kiểu thực vật này chỉ gặp chủ yếu ở ven sông Sài Gòn cũng như ở các nhánh phụ của sông và hệ thống kênh rạch nội đồng nơi mà đất đai chủ yếu là đất nông nghiệp chưa bị quá trình đô thị hóa cũng như bị tác động của các hoạt động công nghiệp nên đất đai chưa bị chiếm dụng nhiều và môi trường tự nhiên ở đây ít bị tác động.

- Hệ sinh thái của vùng úng phèn

Quần xã Năng ( Eleocharis dulcis - Eleocharis geniculate, Eleocharis ochrostachys, Eleocharis spiralis): kiểu thực vật thường gặp ở vùng kênh rạch, ao trũng thoát nước kém như khu vực ngập nước dọc kênh An Hạ, kênh Đông, Tam Tân - Thái Mỹ.

Quần xã tràm ( Melaleuca cajeputi): kiểu này phân bố dọc theo kênh An Hạ, kênh Xáng, Thái Mỹ. Cây Tràm mọc thành từng đám cao hay cây bụi dọc bờ kênh và trên đất cao ( hiện chủ yếu là Tràm trồng). Bên dưới là các loại thường gặp như: Đưng Năng, Cỏ Mật nhiều Gié, Sậy, Muôi, Ráng đại, Mồm mốc, Sen, Cỏ ống, Cỏ chỉ,…

* Động vật: do không còn rừng tự nhiên nên động vật quý hiếm ở Củ Chi cũng không còn. Trong vùng chỉ có các loài hoang dã thông thường như rắn, chuột, ếch,…nhưng số lượng cũng không nhiều. Để phục vụ mục đích ẩm thực ngày nay, không chỉ Củ Chi mà nhiều nơi khác ở Việt Nam khai thác các loài này khá nhiều.

Tuy không có các loài động vật hoang dã quý hiếm như một số tỉnh thành khác nhưng huyện Củ Chi lại có Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã. Đây cũng là một địa điểm tiềm năng góp phần vào phát triển du lịch của huyện.

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã huyện Củ Chi được xây dựng tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi vào năm 2006 với diện tích 400m2 do chi cục Kiểm lâm Tp Hồ Chí Minh quản lý và Wildlife At Risk ( WAR- một tổ chức phi chính phủ tài trợ hoạt động. Tất cả các loài động vật thu giữ từ những vụ buôn bán trái phép đều được đưa về đây, hiện nay

Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi đang cứu hộ trên 30 loài động vật với tổng cộng 116 cá thể, tất cả đều thuộc danh mục đặc biệt quý hiếm cần được bảo tồn. Ngoài ra trung tâm còn tiến hành nuôi và nhân giống một số loài động vật quý hiếm khác kết hợp với các hộ nông dân và các trang trại. Phối hợp với Trung tâm Tư vấn, Hỗ trợ nông nghiệp, tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển nghề nuôi cá sấu trên địa bàn thành phố đến năm 2010 theo Quyết định số 208/2005/QĐ-UBND ngày 02/12/2005 của UBND Thành phố.

Một số loài động vật được nuôi và nhân giống thành công ở trung tâm:

* Phát triển các trại nuôi động vật hoang dã ngành lâm nghiệp:

+ Gây nuôi cá sấu: Trong năm 2006, tổng đàn cá sấu của 50 trại nuôi đang quản lý: 113.609 con, tổng diện tích chuồng nuôi: 354.284 m2

Tiêu thụ cá sấu năm 2006 :

- Xuất khẩu 19.414 sản phẩm và con sống (gấp 3 lần năm 2005)

- Xuất bán nội địa: 8.828 con (gấp 4 lần năm 2005).

+ Trăn - rắn các loại: Với 10 trại nuôi của doanh nghiệp và hộ gia đình Trăn đen: 13.207 con; Trăn vàng : 7072 con; Rắn Ráo trâu: 1.950 con.

Da trăn đen khô: (23.592 mét x 0,3 m = 7.600 m2); da trăn vàng khô: (22.280 mét x 0,3 m = 6.684 m2); da rắn ri cá: (3.000 mét x 0,3 m = 900 m2);

+ Động vật hoang dã khác:

Bò sát khác: 05 trang trại với 303.050 con (kỳ sừng, kỳ tôm, bò cạp, cóc, ểnh ương, Thằn lằn nhà, Liu điu, Tắc kè, Cắc ké, Chàng hiu, Thằn lằn núi);

Nhím: 08 trại với 406 con.

Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức kiểm tra 42.000 con/tổng số 500.000 con ba ba của các trang trại gây nuôi; Hươu sao: 12 con; Nai: 11con; Cua đinh: 1.000 con; Vượn 4 con; Voọc 01 con, Chồn gấu: 03 con; Khỉ : 07 con; Bò tót: 03 con (01 đực + 01 cái và 01 con bê).

* Phát triển các trại nuôi động vật hoang dã ngành thủy sản:

- Cá Hải Tượng: có 5 cơ sở nuôi Hải Tượng tổng số: 23 con, trọng lượng bình quân: 80-100 kg/con: 12 con , 30-50 kg/con: 4 con, nhỏ bé 0,3kg – 0,6 kg/con: 7 con.

- Cá Huyết Long: có 2 cơ sở nuôi Huyết Long: tổng số 115 con, chiều dài bình quân: 2

- 3cm: 55 con , 4-5 cm: 60 con.

Đây là một địa điểm tham quan và học tập bổ ích cho các em học sinh sinh viên. Và cũng là nơi để du khách tham quan và hiểu hơn về giá trị của tự nhiên. Góp phần hình thành ý thức bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Với sự khai thác và tàn phá của con người vì những lợi ích cá nhân đã ảnh hưởng đến sự sống của các loài động vật trên Trái Đất.

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn‌


Theo dân gian thì vùng Củ Chi xưa có rất nhiều cây Củ Chi ( tên ngày nay thường gọi là cây Mã Tiền) cho nên những cư dân đầu tiên đã đặt tên cho vùng đất này là Củ Chi. Củ Chi là vùng đất được người Việt khai phá trong những năm đi mở cõi vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII thuộc tỉnh Gia Định, bao gồm toàn bộ phần đất của hai tổng Long Tuy Hạ và Long Tuy Trung, một phần của hai tổng Long Tuy Thương và Bình Thạnh Trung của huyện Hóc Môn ngày nay.

Qua nhiều biến động của lịch sử những địa danh cũ không còn nữa, nhiều địa danh mới xuất hiện. Cho tới năm 1957, chính quyền Sài Gòn chính thức thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương. Năm 1963 chính quyền Sài Gòn chia Củ Chi thành 2 quận: quận Củ Chi xác lập vào tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập, và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương.

Trong chiến tranh chống Mỹ, tuy Củ Chi là chiến trường ác liệt phía Bắc Sài Gòn - Gia Định nhưng người dân quyết bám trụ giữ làng, địa đạo Củ Chi cũng được bắt nguồn từ đây. Năm 1967 Củ Chi đón nhận huân chương Thành Đồng với danh hiệu cao quý “ Đất Thép Thành Đồng”. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa IV đổi tên Sài Gòn Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh thì quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương trở thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi ngày nay gồm 20 xã và một thị trấn.

2.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Toàn huyện Củ Chi có 13 dân tộc sinh sống. trong đó người kinh chiếm đa số: 296450 người chiếm 99,36% tổng số dân. Kế đến là người Hoa chiếm 0,58%, người Khơ-me chiếm 0,04%. Các dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng, H’mông, Dao,…chiếm tỉ lệ không đáng kể. Hiện nay, tại huyện có một địa điểm tập trung nhiều dân tộc ít người với nhiều nét truyền thống văn hóa đặc sắc được tái hiện và gìn giữ. Đó chính là Khu Du Lịch Sinh Thái Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số. Các dân tộc ít người được đưa về sống nơi đây với công việc hàng ngày là dệt thổ cẩm, làm gốm, đúc đồng,…nhằm tái hiện lại các nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Đây cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan và hiểu

thêm về văn hóa các dân tộc nếu du khách không có điều kiện đến những vùng, miền cách xa thành phố.

Theo thống kê từ năm 2005 đến năm 2010, dân số huyện Củ Chi từ 296.032 người tăng lên 362.454 người tăng 66.422 người. Đây là lực lượng lao động chính cho sự phát triển kinh tế của huyện.

Bảng 2.1. Dân số huyện Củ Chi giai đoạn 2005 – 2011


Năm

2005

2008

2009

2010

2011

Tổng số ( người)

296.032

336.716

347.530

355.823

363.171

Nam ( người)

141.136

157.829

167.333

177.489

175.060

Nữ ( người)

154.897

178.887

180.196

178.334

187.394

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 7

Nguồn Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Do đặc thù nền kinh tế huyện phụ thuộc nhiều vào công nghiệp nên đa số dân cư tham gia vào các hoạt động của các khu công nghiệp. Một số ít tham gia vào các hoạt động của ngành du lịch dưới các hình thức như buôn bán nhỏ, lẻ hay các công việc trong các khu du lịch không đòi hỏi trình độ cao. Điều này dẫn đến thiếu nguồn nhân lực tại chỗ cho ngành du lịch huyện. Số lao động có trình độ tay nghề cao thì tham gia các hoạt động kinh tế ở khu vực trung tâm thành phố, chỉ số ít làm việc tại địa phương. Bên cạnh đó theo xu hướng của hiện đại hóa, công nghiệp hóa, giới trẻ ít nhiều bỏ đi các nét văn hóa, truyền thống của dân tộc. Một số nghành nghề truyền thống ngày bị mai một đi, do không có đội ngũ kế thừa và phát huy.

2.2.1.5. Các di tích văn hóa lịch sử

Nói đến Củ Chi không thể không nói đến các di tích lịch sử gắn liền với hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và hiện nay đã trở thành khu tham quan du lịch thu hút khách trong nước và ngoài nước.

Tính đến cuối năm 2005 toàn huyện có 88 di tích lịch sử - văn hóa trong đó có 7 di tích lịch sử, 59 di tích văn hóa và 22 di tích cách mạng. Tiêu biểu nhất là hai khu di tích Bến Dược và Bến Đình là hai điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến du lịch. Hàng năm cụm di tích lịch sử - văn hóa Củ Chi đón tiếp phục vụ hơn 1.000.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Củ Chi.

Bảng 2.2. Di tích lịch sử, văn hóa của huyện


Tên di tích

Địa chỉ

Quyết định công

nhận xếp hạng

Tổ chức, cá nhân là

chủ sở hữu hoặc

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023