Cơ Sở Thương Mại, Khách Sạn, Nhà Hàng Và Dịch Vụ Cá Thể Của Huyện Củ Chi Giai Đoạn 2005 – 2011

Về cầu: Trên địa bàn huyện có 50 cầu đi qua các sông, kênh, rạch trên các tuyến đường chính của huyện do Khu quản lý giao thông số 3 quản lý, bao gồm nhiều loại: bê tông dự ứng lực, bê tông liên hợp, bê tông cốt thép,…với tổng chiều dài khoảng 1.630m

Về giao thông đường thủy: huyện Củ Chi có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Trong đó một số tuyến sông chính có chức năng giao thông đường thủy như: sông Sài Gòn, kênh Xáng, kênh Quyết Thắng, kênh Đức Lập,… Ngoài chức năng giao thông đường thủy thì sông Sài Gòn Gòn là tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái ven sông, phát triển du lịch đường thủy từ trung tâm thành phố đến các huyện ngoại thành.

2.2.3.2. Hệ thống cung cấp điện

Hiện huyện Củ Chi được cấp điện từ lưới điện chung của Thành phố Hồ Chí Minh, nhận điện từ các trạm 110/15 - 22KV: Trạm Củ Chi 40MVA+63MVA, trạm Phú Hòa Đông 1×40MVA, trạm Tân Hiệp 2×18MVA

Lưới điện: trên địa bàn huyện có các đường dây cao thế 110KV, 220KV, 500KV.

- Đường dây 110KV đến các trạm: Củ Chi, Phú Hòa Đông, Bến Cát, Trảng Bàng, Gò Đậu có chiều dài trên địa bàn huyện khoảng 64,52km.

- Đường dây 220KV từ trạm Tân Định (Bình Dương) đến trạm Trảng Bàng (Tây Ninh) có chiều dài qua địa bàn huyện Củ Chi khoảng 15,2km.

- Đường dây 500KV từ trạm Phú Lâm đến các trạm Tân Định, Pleiku, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài khoảng 24 km.

Lưới trung thế 15 – 22 KV: có chiều dài: 459,16km, trong đó:

- Đường dây nổi: 454,93km (chiếm 99,07%).

- Cáp ngầm: 4,23km (chiếm 0,93% ).

Lưới hạ thế: có chiều dài: 1121,95km; trong đó đường dây trên không có chiều dài: 1120,77 km (chiếm 99,9%), cáp ngầm có chiều dài: 1,18km (chiếm 0,1%).

Trạm biến thế 15 – 22/0.4KV: có 1.530 trạm, 2.548 máy với tổng công suất đạt 293.163,5KVA, trong đó trạm có 2 cấp điện áp (22 – 15KV) có 898 máy với tổng công suất đặt 54.750KVA.

Lưới trung thế hiện có trên địa bàn huyện, phần mới cải tạo và xây dựng, được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn 22KV vận hành 15KV, kết cấu dạng mạch vòng kín vận hành hở, đảm bảo hổ trợ nhau khi có sự cố. Tiết diện đường trục lớn (cáp ngầm dùng cáp 3M240, đường dây trên không 3ACV240) nên vận hành tốt ít sự cố, tổn thất điện áp trong mức kỹ

thuật cho phép. Tuy nhiên đường dây trên không chiếm phần lớn nên kém an toàn và mỹ quan đô thị.

Như vậy theo quy hoạch chung của huyện Củ Chi được UBND TP phê duyệt năm 1998 đến nay lưới điện trên địa bàn huyện đã phát triển đúng hướng, những công trình đã thực hiện được:

Cải tạo nâng công suất các trạm 110/15 – 22KV Củ Chi, Phú Hòa Đông, xây dựng mới đường dây 500KV Phú Lâm – Nhà Bè, Phú Lâm – Pleiku (mạch 2).

Cải tạo nâng tiết diện lưới điện trung hạ thế hiện hữu, và xây dựng mới lưới điện ở khu dân cư mới phát triển.

2.2.3.3. Hệ thống bưu chính, viễn thông

Cùng với xu thế phát triển của địa phương để đáp ứng nhu cầu của người dân và của du khách, hệ thống bưu chính viễn thông của huyện Củ Chi đã có những chương trình ứng dụng cho các dịch vụ bưu chính như: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ bưu phẩm, bổ sung các thiết bị cơ sở vật chất, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu trong thời kỳ đổi mới và nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Bên cạnh đó với sự tham gia của các tập đoàn bưu chính viễn thông như: Công ty Viễn thông Quân Đội, công ty Viễn thông Điện lực, công ty dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn,… đã làm cho giá dịch vụ rẻ hơn và chất lượng dịch vụ tốt hơn.

Theo số liệu của Chi nhánh Điện thoại Củ Chi thì hiện nay trên toàn huyện có 9 đài, trạm là: Trạm Củ Chi, Tân Phú Trung, Phước Thạnh, Trung Lập Thượng, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Tân Trung và trạm Bình Mỹ. Các trạm trên được phân bố nhằm đảm bảo 100% xã trên địa bàn đều có mạng lưới thông tin liên lạc.

Năm 2003 huyện Củ Chi trung bình 8,2 máy /100 dân. Hệ thống điện thoại di động được phủ sóng tất cả các trung tâm thị trấn, thị tứ và các tuyến đường giao thông đi qua. Đây cũng là một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch huyện phát triển.

2.2.3.4. Hệ thống cấp, thoát nước

Cấp nước:

Tại Bến Than - huyện Củ Chi hiện có một trạm bơm cấp nước thô lấy nước từ sông Sài Gòn về cấp cho nhà máy nước Tân Hiệp Hóc Môn công suất Q = 300.000 m3/ngày, với tuyến ống cấp nước thô 1500 mm đi trên đường Bến Than, hành lang bảo vệ tuyến ống cấp nước 18 m đến 24 m.

Tình hình chung:

Hiện tại trên địa bàn huyện Củ Chi có một số khu vực đô thị được cấp nước bằng hệ thống tập trung có quy mô nhỏ, bao gồm 5 hệ thống cấp nước tập trung, do công ty Đầu tư khai thác nước sông Sài Gòn trước nay làm chủ đầu tư, sau khi xây dựng xong đã bàn giao cho công ty Dịch vụ Công ích huyện quản lý và khai thác. Số các thị trấn không có hệ thống cấp nước: 15 khu vực thị tứ, trung tâm không có hệ thống cấp nước.

Cấp nước cho các khu công nghiệp: hiện đã có 2 khu công nghiệp hoạt động

( Tây Bắc Củ Chi, sử dụng nước giếng khoan có công suất Q = 2250 m3/ngày và Tân Quy chưa có mạng cấp nước chung) - Huyện Củ Chi là huyện ngoại thành, một số xã có giếng khoan công nghiệp.

Một số Trung tâm xã sử dụng nước giếng khoan (công nghiệp) tập trung, tuy nhiên số lượng các hộ gia đình sử dụng từ mạng cấp nước chung rất ít do phải đóng tiền.

Hiện nay dân cư sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm khai thác do các hộ gia đình tự khoan giếng. Tổng số giếng khoan trong toàn huyện hiện có 5.214 giếng, với tổng lưu lượng15.485 m3 /ngày, mật độ giếng khai thác 12,2 giếng /km2. Trong đó tầng chứa nước Pleistocen độ sâu 10m - 20 m chất lượng nước tương đối tốt với 562 giếng; tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu từ 30m đến 40m chất lượng nước tốt với 4.652 giếng, trừ một số khu vực nằm ven kênh Thầy Cai chất lượng nước phụ thuộc vào độ sâu giếng khoan.

Thoát nước:

Hệ thống thoát nước là hệ thống chung cho nước mưa và nước thải, mật độ rất thấp, chủ yếu được xây dựng ở khu vực trung tâm thị trấn Củ Chi, một số cụm dân cư và một số cụm, khu công nghiệp (khu công nghiệp Tây Bắc, cụm công nghiệp Tân Thạnh Đông. . .) và cho các vị trí qua đường gồm các loại: cống tròn 500 đến 1500, cống hộp 2 (2000x2000), mương xây từ B300 đến B1200.

Hệ thống thoát nước thải: Hệ thống cống thoát nước trong khu vực huyện Củ Chi là hệ thống cống chung thoát cho nước mưa và nước thải, có mật độ thấp, chủ yếu xây dựng ở khu trung tâm thị trấn huyện Củ Chi, một số cụm dân cư và khu công nghiệp. Phần còn lại, nước thải thoát tự nhiên ra chổ trũng hoặc kênh rạch, một phần thấm vào đất.

Do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ nên hệ thống thoát nước tại huyện chưa được xử lý triệt để. Công tác xử lý nước thải tại các điểm du lịch chưa được quan tâm, nhiều cơ sở dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch còn thải trực tiếp ra môi trường.

Hiện nay, nước thải trong khu vực huyện Củ Chi chưa được xử lý triệt để. Hệ thống xử lý duy nhất cho nước thải sinh hoạt là bể tự hoại nhưng chỉ tập trung ở khu trung tâm và một

số cụm dân cư. Vì vậy cần quan tâm hơn nữa đến cung cấp nguồn nước sạch đặc biệt là những khu vực xa trung tâm và các khu du lịch để phục vụ du khách được tốt hơn.

2.2.3.5. Cơ sở lưu trú

Do đặc thù vị trí địa lý của huyện Củ Chi gần với trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nên hầu như du khách không có xu hướng lưu trú lại. Đó cũng là lý do các cơ sở lưu trú ở đây không phát triển hoặc có chăng chỉ là những cơ sở nhỏ, lẻ, còn chưa có chuyên môn cao trong phục vụ nhu cầu của du khách.

Bảng 2.3. Cơ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ cá thể của huyện Củ Chi giai đoạn 2005 – 2011


2005

2008

2009

2010

2011

Tổng số

4.667

11.768

10.851

11.578

9.879

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 9

(Nguồn Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)

Số lượng các cơ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng tại huyện có xu hướng giảm và không ổn định. Điều này cho thấy huyện còn chưa quan tâm đầu tư nhiều trong lĩnh vực này. Chỉ là các doanh nghiệp tư nhân đầu tư theo xu hướng thị trường. Các cơ sở lưu trú tại huyện Củ Chi đa phần là các khách sạn nhỏ, hoặc các nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu của người dân từ địa phương khác đến đây khi có công việc hoặc các tiểu thương đến để trao đổi, buôn bán hàng hóa trong huyện.

Bảng 2.4. Một số khách sạn nhà nghỉ huyện Củ Chi


Khách sạn

Địa chỉ

Khách sạn Huyền Thoại

Nguyễn Văn Ni, TT.Củ Chi

Khách sạn An Lộc

Khu phố 4, TT.Củ Chi

Khách sạn Khoa Nhung

16 đường D3, TT. Củ Chi

Hotel Thành Vinh

Chương Dương, 12, Củ Chi

Như vậy, để du lịch phát triển hơn thì huyện Củ Chi cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở lưu trú, để giữ chân du khách kéo dài thời gian lưu trú tăng thu nhập cho du lịch. Để làm được như vậy đòi hỏi phải có những chiến lược và quy hoạch phù hợp.

Ngoài cơ sở lưu trú, các cơ sở ăn uống, vui chơi giải trí ở Củ Chi trong những năm qua cũng đã có những bước phát triển nhất định. Các cơ sở ăn ngày càng nhiều hơn, đa dạng hơn từ những quán ăn bình dân cho đến các nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn đặc sản của huyện nói riêng và khu vực phía Nam nói chung. Du khách đến tham quan huyện Củ Chi sẽ được giới thiệu món ăn đặc sản của huyện như: bò tơ, gà thả vườn hay những món ăn

chế biến từ côn trùng ( dế, bò cạp,…). Ngoài ra còn có món đặc sản khoai mì, món ăn được xem là gắn liền với quê hương địa đạo.

Tuy nhiên, hạn chế của các cơ sở ăn uống ở Củ Chi là quy mô nhỏ, tác phong phục vụ còn chưa chuyên nghiệp, khả năng đón những đoàn khách lớn còn hạn chế.

Tuy doanh thu về du lịch của huyện trong những năm qua có tăng lên, nhưng các cơ sở vui chơi giải trí phục vụ du khách và người dân địa phương chưa phát triển. Đó cũng là lý do du khách không lưu trú lại. Hiện nay, các cơ sở vui chơi giải trí của huyện chủ yếu là Công viên nước Củ Chi, một số dịch vụ câu cá giải trí ở các điểm du lịch sinh thái.

Trung tâm văn hóa huyện được thành lập năm 1978 với tên gọi “ Nhà văn hóa – thông tin – Thể dục thể thao huyện Củ Chi”. Với chức năng nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn các hoạt động văn hóa thông tin – thể dục thể thao trên địa bàn huyện Củ Chi. Ngoài ra tại các xã của huyện cũng có các trung tâm văn hóa – thể thao. Đây là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa truyền thống của người dân địa phương và tạo thêm sân chơi lành mạnh cho giới trẻ.

Sân golf Nhân Sư và khu villa: nằm ở vị trí Quốc lộ 22, Tân Thông Hội, Củ Chi Thành phố Hồ Chí Minh. Sân golf là điểm đến thuận tiện nhất cho khách quốc tế hoặc golfer sống ở các quận Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp,…chỉ mất 20 phút di chuyển bằng đường bộ từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hoặc 30 phút bằng ca-nô từ Thảo Điền ( Quận 2) để đến bến du thuyền của sân golf Nhân Sư – Ct Sphinx. Đây là một địa điểm đầy thú vị dành cho mọi người và cũng là một tiềm năng hấp dẫn thu hút du khách có điều kiện đến với vùng đất thép Củ Chi. Tạo thêm nhiều sản phẩm vui chơi giải trí cho du khách từ những sản phẩm truyền thống đến sản phẩm hiện đại.

Nếu như từ năm 2000 đến 2005 các cơ sở mua sắm tại Củ Chi còn đơn điệu , chủ yếu tập trung tại các chợ nhỏ, lẻ thì giờ đây với sự xuất hiện các siêu thị với quy mô vừa đã đáp ứng được nhu cầu của du khách cũng như người dân địa phương như: siêu thị Coop mart, siêu thị Vinatex. Còn lại các hệ thống của hàng nhỏ, lẻ chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn và một số cơ sở mua sắm tại các điểm tham quan du lịch. Đặc biệt là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Tuy nhiên sản phẩm còn chưa ổn định chưa đáp ứng hết được nhu cầu của du khách.

2.2.3.5. Vốn đầu tư

Đầu tư trong lĩnh vực du lịch có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển. Nó tạo ra động lực thúc đẩy du lịch phát triển, tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Trong những

năm qua du lịch Củ Chi đã thu hút được một số đầu tư từ các doanh nghiệp. Tuy giá trị đầu tư chưa cao nhưng cũng phần nào thúc đẩy được sự phát triển của huyện nhà.

- Đầu tư nước ngoài (FDI)

Trên địa bàn huyện Củ Chi chưa thu hút được các dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào lĩnh vực du lịch trong những năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do: cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nghèo nàn, khả năng cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc điểm du lịch còn nhiều hạn chế. Công tác quảng bá, xúc tiến, đầu tư chưa được chú trọng.

- Đầu tư trong nước

Chính sách đầu tư vào du lịch Củ Chi từ thành phố còn rất ít. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch chưa được quan tâm đầu tư đúng mức do đó hạn chế sự phát triển du lịch của huyện.

2.2.3.6. Hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch

Trong những năm qua, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của huyện đã có những bước phát triển. Với nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là thông qua các chương trình của đài truyền hình để quảng bá hình ảnh. Với địa đạo Củ Chi là một địa danh khá nổi tiếng. Nói đến địa đạo là mọi người biết, đó là hệ thống địa đạo trong cuộc chiến tranh ác liệt ngày xưa của quân dân Củ Chi ngày nay trở thành khu du lịch sinh thái quan trọng của huyện. Đây là điểm thuận lợi cho công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm du lịch.

Để quảng bá hình ảnh của mình, du lịch huyện Củ Chi cũng đã tham gia nhiều hội chợ, triển lãm du lịch, giới thiệu trên báo đài, internet.

Năm 2011, Địa đạo Củ Chi được chọn là 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất trong đợt bình chọn Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị. Năm 2013 hệ thống phòng thủ trong lòng đất của huyện Củ Chi đã lọt vào danh sách 12 điểm du lịch ngầm hấp dẫn nhất thế giới của tờ CNN, hình ảnh địa đạo Củ Chi được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đây cũng là điểm thuận lợi cho việc quảng bá du lịch Củ Chi.

Tuy nhiên, các hình thức quảng bá thương hiệu còn thực hiện đơn lẻ giữa các điểm du lịch. Chưa có sự kết nối để hình thành một chương trình quáng bá xuyên suốt và đầy đủ, các doanh nghiệp chủ yếu quảng bá cho điểm du lịch của mình. Một số hình ảnh được các bạn trẻ thông tin giới thiệu trên mạng internet. Các trang web còn nghèo nàn, hình ảnh trưng bày tại các cuộc triễn lãm còn chưa phong phú. Điều đó cho thấy du lịch Củ Chi cần hơn nữa những chiến lược quảng bá và marketing thương hiệu của mình, để từ đó giới thiệu rộng rãi với du khách trong nước và quốc tế nhằm thu hút hơn nữa lượng du khách đến với Củ Chi.

Ngoài ra, huyện cũng có những dự án được quy hoạch ( Phụ lục 3) nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch với các khu vui chơi được mở rộng, các công viên hiện đại, các khu du lịch sinh thái. Hứa hẹn trong tương lai sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng ở huyện Củ Chi.

2.3. Đánh giá chung về tài nguyên và các điều kiện phát triển du lịch‌


2.3.1. Thuận lợi‌


Trong xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu và mở rộng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo cơ hội to lớn đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với phát triển du lịch. Trước bối cảnh và xu hướng đó, du lịch huyện Củ Chi đã từng bước thể hiện được những tiềm năng độc đáo, phù hợp với xu thế của thị trường, tăng cường sức cạnh tranh với du lịch của các tỉnh bạn.

Nằm trong địa phận Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi có ưu thế quan trọng để phát triển du lịch, là điểm dừng chân khá quan trọng trên tuyến du lịch đến với Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến du lịch xuyên Việt đến với nước bạn Campuchia, huyện còn giáp ranh với các tỉnh Long An, Tây Ninh, Bình Dương,… là điều kiện quan trọng thu hút khách du lịch đến với các tuyến tham quan liên tỉnh.

Huyện Củ Chi từ lâu đã được biết đến như một cái nôi cách mạng của thành phố nói riêng và của Việt Nam nói chung. Nói đến hoạt động du lịch huyện Củ Chi là người ta thường nghĩ ngay đến các khu di tích địa đạo ở Bến Đình và Bến Dược. Huyện Củ Chi nổi tiếng trong thời kì chống Pháp, chống Mỹ với khu vực địa đạo là khu “ Di tích lịch sử cách mạng” có hình thái kiến trúc độc đáo. Hiện nay, không chỉ nổi tiếng về các di tích lịch sử, huyện Củ Chi còn phát triển các loại hình du lịch khác phục vụ cho nhu cầu tham quan khám phá cũng như nghỉ ngơi giải trí của người dân và du khách như: công viên nước, khu du lịch sinh thái, các làng nghề. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tham quan học tập của mọi người, các trang trại nông nghiệp công nghệ cao, trạm cứu hộ động vật,…cũng mở cửa phục vụ tham quan trải nghiệm thực tế cho rất nhiều học sinh, sinh viên. Những tiềm năng trên sẽ hứa hẹn tăng sức mạnh phát triển du lịch cho huyện Củ Chi.

Đặc biệt du lịch huyện Củ Chi cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo huyện và UBND thành phố. Sự phát triển du lịch của huyện phát triển theo đường lối chính sách chung của thành phố, phù hợp với các chiến lược và mục tiêu mà chính phủ đề ra. Du lịch là ngành kinh tế mang lại lợi nhuận cao, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế, mở

rộng giao lưu, là lựa chọn hầu hết của các địa phương trong nền kinh tế toàn cầu và hội nhập như hiện nay.

Với những điều kiện và thời cơ trên sẽ giúp huyện đưa ra những quyết định, lựa chọn và phát triển du lịch với hy vọng sẽ đạt được những thành tựu to lớn, góp phần phát triển nền kinh tế của huyện Củ Chi, nâng cao đời sống người dân nơi đây.

2.3.2. Hạn chế‌


Bên cạnh những tiềm năng và thế mạnh hiện có, du lịch huyện Củ Chi cũng tồn tại nhiều thách thức mang tính chất chủ quan và cả những trở ngại khách quan.

Là một huyện có diện tích khá lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng tài nguyên du lịch chủ yếu là các di tích lịch sử. Còn lại các tài nguyên du lịch khác hầu như có điểm tương đồng giống như nhau, đặc biệt là các khu du lịch sinh thái.

Nhận thức về phát triển du lịch của huyện còn thấp, chưa được chú trọng phát triển. Cộng đồng dân cư tham gia vào du lịch còn manh mún. Các ban ngành liên quan đến việc khai thác quản lý các nguồn tài nguyên còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, đầu tư tôn tạo và bảo vệ tài nguyên môi trường chưa được quan tâm thỏa đáng.

Khả năng cạnh tranh du lịch của huyện không cao do chưa xây dựng được sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc văn hóa riêng. Bên cạnh đó, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn nhiều bất cập, tính chuyên nghiệp chưa cao; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém. Đó thực sự là khó khăn cho quá trình phát triển du lịch huyện nhà trong xu thế ngày nay.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí