Những Yêu Cầu Cụ Thể Đối Với Truyền Thông Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Báo Chí

trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước mà còn phải có tinh thông công nghệ [18].

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng để truyền thông chính sách thực sự đi vào cuộc sống là thông tin phải chính thống, công khai, minh bạch, đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải đúng đối tượng, và đúng thời điểm.

Thực hiện truyền thông chính sách, cụ thể là chính sách phát triển du lịch đạt được hiệu quả cao còn phải bắt kịp xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại trong kỷ nguyên kỹ thuật số, truyền thông số, toàn cầu hoá về báo chí - truyền thông. Về vấn đề này, tác giả Tạ Ngọc Tấn (Hội đồng Lý luận Trung ương) đã chỉ ra 4 cơ hội và thách thức hiện nay đối với lĩnh vực báo chí - truyền thông của Việt Nam cần phải nắm bắt và vượt qua, đó là : “Tình hình thế giới biến động phức tạp khó lường; xu thế toàn cầu hoá về truyền thông đại chúng đang ngày càng mạnh mẽ; an ninh phi truyền thống đang đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết cho mỗi quốc gia; sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ truyền thông đang ngày càng tác động và chi phối đến kết quả của hoạt động báo chí - truyền thông. Nếu vượt qua được những thách thức đó thì sẽ là cơ hội tốt để truyền thông chính sách của Việt Nam phát triển” [43].

1.4.2. Những yêu cầu cụ thể đối với truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

- Đối với cơ quan báo chí theo từng loại hình báo chí

+ Đối với báo in, báo online, truyền thông chính sách du lịch trên báo chí phải chặt chẽ, lôgic, gợi cảm thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, màu sắc… nhằm hướng mạnh vào nhận thức lý trí của nhóm đối tượng.

+ Đối với phát thanh, với chất liệu chính được sử dụng là lời nói, tiếng động và âm nhạc để tái hiện bức tranh hiện thực sinh động, cho nên cần khai thác tối đa ấn tượng mạnh từ âm thanh, giọng điệu.

+ Đối với truyền hình, cùng với những thế mạnh như phát thanh còn có thế mạnh vượt trội nhờ sự kết hợp hài hoà, khá hoàn hảo với màu sắc, hình ảnh (tĩnh và động)… tạo nên cảm giác tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, việc truyền thông chính sách phát triển du lịch trên loại hình này phải tiến hành công phu, tốn kém hơn.

- Đối với thông điệp chính sách phát triển du lịch:

+ Cần chú trọng xây dựng thông điệp truyền thông chính sách phát triển du lịch đúng, trúng, khách quan, chân thực về nội dung và hình thức, ngôn ngữ biểu đạt thông điệp dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

+ Thông điệp truyền thông chính sách phát triển du lịch chuẩn là phải được xây dựng trên nền tảng chính sách phát triển du lịch chuẩn cũng như sự sáng tạo của nhà báo thông qua đặc trưng của loại hình, sản phẩm, kỹ năng, phương thức truyền thông.

- Đối với sử dụng kênh in ấn, truyền dẫn phát sóng, đăng tải internet:

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau Khảo sát báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 - 6

Xâu chuỗi các thông điệp qua các kênh thông tin đang sử dụng và tìm kiếm các cơ hội mới. Đặc biệt, các kênh sau đây nên được sử dụng:

+ Kênh in ấn có thế mạnh truyền tải nội dung thông điệp truyền thông chính sách phát triển du lịch được biểu đạt bằng văn tự: sách, báo in, tạp chí… Tuy đây là kênh có thế mạnh về lưu trữ thông tin, nhưng lại hạn chế về hiệu ứng lan toả, mức độ ảnh hưởng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật và công nghệ, các phương tiện truyền thông xã hội bùng nổ và ngày càng chiếm ưu thế, đặc biệt là các trang mạng xã hội. Do đó, các chủ thể chính sách phát triển du lịch cần có sự phối hợp với các chủ thể truyền thông in ấn nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận của độc giả để đưa ra những thông điệp chính sách phù hợp với công chúng.

+ Kênh truyền dẫn và phát sóng hiện đang chiếm ưu thế thu hút công chúng, nhất là đối với sản phẩm truyền hình. Thế mạnh của truyền hình là việc biểu đạt thông điệp qua mã phi văn tự (hình ảnh đồ hoạ, chụp, video, âm thanh) và các chương trình tương tác trực tiếp nên dễ hấp dẫn công chúng. Các chủ thể ban hành chính sách phát triển du lịch cần tăng cường sử dụng kênh này để truyền thông chính sách.

+ Kênh Internet là phương tiện có khả năng chuyển tải, lan toả thông tin nhanh, rộng khắp, trực tuyến, đồng thời có khả năng tương tác và biểu đạt các dữ liệu đa phương tiện (multimedia) cao.

- Đối với việc nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận thông tin chính sách phát triển du lịch của công chúng: Trong truyền thông chính sách phát triển du lịch, công chúng là người tham góp để chính sách phát triển du lịch hoàn thiện. Do đó, việc

nghiên cứu nhu cầu của công chúng đối với truyền thông chính sách phát triển du lịch là hết sức quan trọng để xây dựng thông điệp truyền thông phù hợp. Công chúng truyền thông chính sách phát triển du lịch rất đa dạng về giới tính, độ tuổi, trình độ tri thức, văn hoá vùng miền, dân tộc, tôn giáo… Do đó, nhu cầu tiếp nhận thông tin cũng sẽ khác nhau. Quá trình nghiên cứu công chúng truyền thông chính sách phát triển du lịch cần hướng tới công chúng mục tiêu. Bởi, mỗi chính sách đều hướng tới lợi ích cụ thể theo từng lĩnh vực đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp.

Các chủ thể truyền thông cần coi công chúng là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả truyền thông chính sách phát triển du lịch. Việc nghiên cứu công chúng phục vụ truyền thông chính sách phát triển du lịch cần có phương pháp, quy trình bài bản, chuyên nghiệp.

- Những vấn đề phản hồi, tương tác cũng như gây nhiễu trong quá trình truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí: Chủ thể truyền thông cần chú trọng theo dõi thông tin và xử lý phản hồi cũng như những yếu tố nhiễu gây ảnh hưởng tới hiệu quả truyền thông chính sách phát triển du lịch. Sự phản hồi, phản biện của công chúng chính là yếu tố thúc đẩy hoàn thiện chính sách, giúp cho chính sách đi vào cuộc sống.

- Hiệu quả và hiệu lực truyền thông trong quá trình truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí: Cần đánh giá bài bản, chuyên nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả truyền thông chính sách phát triển du lịch phải dựa trên cơ sở khảo sát, phân tích định lượng, định tính cụ thể, tường minh. Các dữ liệu khảo sát, đánh giá sẽ có giá trị minh chứng cho hiệu quả truyền thông.

Hiệu quả truyền thông chính sách phát triển du lịch phải đi đôi với hiệu lực truyền thông chính sách phát triển du lịch. Mục đích cuối cùng của truyền thông chính sách là phải đưa chính sách vào cuộc sống, góp phần phát triển xã hội.

Xây dựng, ban hành và truyền thông chính sách phát triển du lịch chuyên nghiệp, bài bản sẽ hạn chế thấp nhất các khủng hoảng chính sách, góp phần làm cho chính sách có hiệu quả và hiệu lực [13].

Tiểu kết Chương 1

Kết thúc Chương 1, tác giả luận văn đã nêu lên những cơ sở lý luận chung về truyền thông chính sách phát triển du lịch, trong đó làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài như: chính sách, chính sách phát triển du lịch, truyền thông, truyền thông chính sách, truyền thông chính sách phát triển du lịch, báo chí địa phương. Luận văn đã làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch và tầm quan trọng của hoạt động truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí. Luận văn cũng đã nêu rõ những yêu cầu cơ bản đối với truyền thông chính sách phát triển du lịch trên từng loại hình báo chí. Đây là cơ sở lý luận và thực tiễn nền tảng để luận văn khảo sát thực trạng truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí, cụ thể là báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau năm 2019 ở chương sau.

Chương 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN BÁO CHÍ CÀ MAU HIỆN NAY


2.1. Tổng quan về báo chí tỉnh Cà Mau

2.1.1. Báo Cà Mau

Báo Cà Mau là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Cà Mau, trực thuộc Tỉnh ủy Cà Mau.

Trước 30/4/1975, Báo Cà Mau là tờ báo Chiến, sau giải phóng lấy tên Báo Minh Hải. Đến ngày 01/01/1997, khi Chính phủ có Quyết định tách tỉnh Minh Hải ra thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Tỉnh Cà Mau thành lập tờ báo của Đảng bộ tỉnh là Báo Cà Mau cho đến nay.

Báo Cà Mau có một tờ báo in, khổ 30x40 cm, 12 trang, trong đó có 04 trang in màu (trang 1 (trang bìa), trang 6-7 và trang 12), còn lại 08 trang in trắng đen, xuất bản 04 kỳ/tuần vào các ngày: thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy (Cuối tuần). Số lượng phát hành bình quân 4.000 tờ/kỳ. Năm 2019, Báo Cà Mau tuyên truyền trên 3.620 bài, với các thể loại bài phản ánh, phóng sự, phóng sự điều tra, ký, ghi nhanh...; trên 4.550 tin và trên 7.450 ảnh.

Hiện nay, Báo Cà Mau đã phối hợp thực hiện 03 chuyên đề; 09 chuyên trang huyện, thành phố và trên 25 chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền định kỳ trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội ở địa phương.

Ngoài báo in, Báo Cà Mau còn có Báo Cà Mau điện tử (Online), hoạt động chính thức ngày 13/12/2008. Đến ngày 01/11/2016 Báo Cà Mau chính thức vận hành Báo Cà Mau Điện tử độc lập. Đặc biệt, vào ngày 27/02/2017, Báo Cà Mau Điện tử chính thức phát bản tin Truyền hình Điện tử đầu tiên.

Báo Cà Mau Điện tử có giao diện đẹp, cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về tình hình thời sự trong nước, trong tỉnh. Riêng Truyền hình Điện tử, thời điểm tháng 3/2017 chỉ phát 04 bản tin truyền hình/tháng (tương đương 60 phút) thì đến nay, mỗi tháng Báo Cà Mau Điện tử thực hiện trên 20 chuyên đề, chuyên mục, bản tin…với thời lượng hơn 200 phút. Đặc biệt, Báo Cà Mau Điện tử đã phát thử

nghiệm thành công chương trình truyền hình trực tiếp các sự kiện lớn của tỉnh, như kỳ họp HĐND tỉnh, họp mặt đêm giao thừa mừng Đảng mừng Xuân… Hiện tại, Báo Cà Mau Điện tử có trên 93 triệu lượt truy cập và trở thành kênh đối thoại thông tin của tỉnh Cà Mau.

Hiện, Tòa soạn Báo Cà Mau được cơ cấu gồm Ban Biên tập và 04 phòng chức năng: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Biên tập, Phòng Phóng viên và Phòng Báo Điện tử. Báo Cà Mau hiện có 40 cán bộ, nhân viên (29 biên chế).

2.1.2. Đài PT-TH Cà Mau

Đài PT-TH Cà Mau, tiền thân là Đài PT-TH Minh Hải được thành lập theo Quyết Định số 353/QĐ-UBND ngày 4/7/1977 của UBND Tỉnh Minh Hải. Đài đã chính thức phát đi tiếng nói đầu tiên vào ngày 19/8/1977.

Ngay từ ngày đầu Tỉnh Cà Mau mới được tái lập (01/01/1997), nhiệm vụ là tờ báo nói, báo hình, là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân Cà Mau. Đài PT-TH Cà Mau có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, giáo dục pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Đồng thời phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật bồi dưỡng nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, Dân chủ, Văn minh”.

Ngày nay, Đài PT-TH Cà Mau đã được đầu tư khá hoàn thiện từ cơ sở hạ tầng đến thiết bị kỹ thuật. Có khu Trung tâm kỹ thuật gần 3.100 m2, với 8 phòng chuyên môn trực thuộc. Máy phát thanh phát sóng AM, FM có công suất 10KW, thời lượng chương trình mỗi ngày trên 15 giờ 30 phút. Kênh truyền hình CTV phát sóng 19/24 giờ mỗi ngày. Diện phủ sóng cả phát thanh và truyền hình toàn bộ địa phận tỉnh Cà Mau và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận.

2.2. Tần suất xuất hiện các tin, bài truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau

Qua khảo sát, Báo Cà Mau và Đài PT-TH Cà Mau đều là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của Nhân dân Cà Mau, cùng có chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, giáo dục pháp luật của Nhà

nước Việt Nam, thể hiện rõ qua biểu đồ Tổng tần suất xuất hiện các tin, bài liên quan đến các chính sách phát triển du lịch trong năm 2019 như sau:


25

20

15

10

5

0

CS tạo nguồn lực

CS đất CS bố trí CS tiếp CS XHH CS quỹ CS về sự

đai & vốn

ngân sách

cận điểm du lịch đến

hỗ trợ tham gia PTDL CĐDC

CS HHDL

Báo Cà Mau

Đài PT-TH Cà Mau

CS quy CS bảo định vệ

trách MTDL nhiệm

QLNN

Biểu đồ 2.1: Tổng tần suất xuất hiện các tin, bài liên quan đến các chính sách phát triển du lịch trên 2 cơ quan báo chí thuộc diện khảo sát trong năm 2019


Đối với báo Cà Mau, các bài viết tập trung nhiều ở số báo Cuối tuần (phát hành định kỳ vào thứ Bảy); ngoài ra, ở các số báo thứ Hai, Tư, Sáu, báo Cà Mau cũng thường xuyên đưa tin, bài về du lịch, tần suất phụ thuộc vào thời gian sự kiện diễn ra, hoặc tính chất quan trọng của sự kiện du lịch. Theo thống kê, trong năm, báo Cà Mau có khoảng hơn 140 tin, bài về du lịch trên báo in; trong đó có khoảng 99 bài liên quan đến các chính sách phát triển du lịch.

Trên báo Cà Mau Online cũng có chuyên mục Du lịch, với các mục nhỏ: Khám phá, Trải nghiệm, Điểm đến, Ẩm thực. Tuy nhiên, hơn 90% tin, bài viết trên báo Cà Mau Online là “bản sao” của báo in; có nhiều tin, bài có trên báo in nhưng không được đăng tải trên Online. Theo thống kê, trong năm, chỉ có khoảng 120 tin, bài về du lịch được đăng tải trên báo Cà Mau Online. Bên cạnh đó, kênh truyền

hình của báo Cà Mau Online có chuyên mục Khám phá Cà Mau với tần suất 1 kỳ/tháng.

Qua khảo sát có thể nhận thấy, năm 2019, báo Cà Mau không có loạt bài viết nhiều kỳ về chính sách phát triển du lịch.

Đài PT-TH Cà Mau là kênh truyền hình CTV phát sóng 19/24 giờ mỗi ngày (từ 5 giờ đến 24 giờ). Diện phủ sóng cả phát thanh và truyền hình gần như toàn bộ địa phận tỉnh Cà Mau và một số vùng thuộc các tỉnh lân cận. Đài PT-TH Cà Mau cũng đã thực hiện các chương trình quảng bá thông tin về địa phương trong xu thế hội nhập. Giới thiệu văn hóa, con người và vùng đất Cà Mau đến với mọi miền đất nước và trên thế giới. Ngoài những tin, bài, phóng sự, đề tài phát sóng trên các bản tin thời sự, Đài PT-TH Cà Mau đã mở các chuyên mục để tăng cường quảng bá hình ảnh của tỉnh Cà Mau, phát triển kinh tế du lịch, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của Nhân dân như “Tạp chí du lịch” nay là “Đất và Người Cà Mau”; “Chuyện vùng cuối đất”, “Nông thôn mới”; chương trình phát thanh trực tiếp gameshow “Đồng hành cùng nông thôn mới”; Chương trình thiếu nhi “Kể chuyện Bác Ba Phi”… Trong năm, Đài PT-TH Cà Mau có tổng số hơn 180 đề tài truyền thông về du lịch, trong đó có khoảng hơn 100 đề tài liên quan đến chính sách phát triển du lịch. Hầu hết các tin, bài đều có tính cập nhật, nhanh chóng và đồng thời đến với khán - thính giả cùng thời điểm với báo Cà Mau.

Cụ thể như “Tạp chí Du lịch” của Đài PT-TH Cà Mau ra đời năm 2006, thời lượng 15-20 phút, phát sóng 1 kỳ/ tháng. Từ năm 2019, “Tạp chí Du lịch” đổi thành “Đất và Người Cà Mau” thời lượng 5 phút (Các chuyên đề khác thời lượng 15 phút). Chuyên đề gồm 4 phần: Thông tin du lịch, Đất và Người Cà Mau, Món ngon, Khám phá đó đây. 3/4 nội dung chương trình viết về các địa điểm du lịch trong tỉnh Cà Mau, còn lại là ngoài tỉnh do đài khác thực hiện.

Ngoài phát sóng trên nền tảng truyền thống phát thanh, truyền hình và Trang thông tin điện tử, Đài đã thực hiện đăng tải các chương trình chọn lọc quảng bá về vùng đất Cà Mau trên kênh Youtube và Fanpage của Đài. Số lượng yêu thích là: 2733 người. Số lượng người theo dõi: 3468 người. Trang Fanpage có liên kết trực tiếp đến kênh youtube của Đài hoạt động từ: 7/10/2018; số người đăng ký: 7.274, số

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí