Cơ Sở Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch‌





quản lý trực tiếp

Khu địa đạo Củ Chi

Xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi

Số 54/VHQĐ ngày

29 tháng 4 năm 1979

Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh

Địa đạo Bến Đình

Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi

Số 101/2004/QĐ-

BVHTT ngày 15

tháng 12 năm 2004

Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Hồ

Chí Minh

Đình Cây Sộp

Ap Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện

Củ Chi

Số 5513/QĐ-

UBND ngày 30

tháng 11 năm 2006

Ban Quản trị

Đình Xóm Huế

Ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội, huyện

Củ Chi

Số 5511/QĐ-UBND

ngày 30 tháng 11

năm 2006

Ban Quản lý

Chùa Linh Sơn

Ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện

Củ Chi

Số 4347/QĐ-

UBND ngày 13

tháng 10 năm 2008

Ban Trị sự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 8

Nguồn UBND Huyện Củ Chi

Nhìn chung mật độ di tích của huyện rất ít và thưa thớt, chủ yếu tập trung ở các xã phía Bắc của huyện, còn lại các xã phía Nam hầu như không hoặc có chỉ là các di tích mang tính chất địa phương.

Về chất lượng di tích: Mặc dù được quan tâm bảo tồn, nhưng cho đến nay các di tích trên địa bàn huyện có nguy cơ xuống cấp do sự tác động thời gian, chiến tranh và ý thức bảo tồn cũng như kinh phí còn nhiều hạn chế. Một số không được đầu tư để bảo tồn trùng tu.

Khả năng khai thác du lịch: với số lượng di tích lịch sử ít nhưng giá trị lịch sử cao là những nét đặc trưng và lợi thế của huyện Củ Chi trong phát triển du lịch. Hệ thống địa đạo Củ Chi nổi tiếng qua hai cuộc kháng chiến được nhân dân trong nước và thế giới biết đến là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch huyện, cũng như thu hút du khách gần xa tham quan tìm hiểu để biết thêm về những nét hào hùng của quân và dân Củ Chi nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Một số di tích lịch sử - văn hóa nổi bật có khả năng khai thác phát triển du lịch:

* Di tích lịch sử địa đạo Bến Dược: Di tích địa đạo Bến Dược còn gọi là Khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm ở tận cùng về phía Bắc của huyện Củ Chi,

Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa, cách Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc.

Năm 1961, địa đạo chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước… cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ và công trình lấy ngày thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Địa đạo được xây dựng theo kinh nghiệm từ trước, cứ khoảng 16m tạo một giếng đường kính 0,6m, sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này sang hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Do có nhiều ngỏ ngách, nhiều đoạn giao nhau hoặc song song nên địa đạo kéo dài trên 100 cây số, có đoạn hẹp, rộng có khi phải trườn vào và có chốt an toàn phòng khi địch sử dụng hợi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo… Miệng địa đạo là một cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, nắp hầm vừa vặn một người chui, lỗ thông hơi tạo đường xiên núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Điểm nổi bật của khu địa đạo là các hầm đều âm trong lòng đất. Những căn hầm cho văn phòng, y tế, cơ yếu, hậu cần, văn nghệ, bếp hoàng cầm…

Ngày 29/4/1979 địa đạo Phú Hiệp, Phú Mỹ Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin đặc cách cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 54/VH- QĐ.

*Di tích lịch sử địa đạo Bến Đình: Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Đình thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, nằm về phía Bắc thị trấn Củ Chi, giáp với sông Sài Gòn và tỉnh lộ 15, cách Trung tâm thành phố 55km. Phía Bắc giáp với xã An Nhơn Tây, phía Nam giáp xã Phú Hòa Đông, phía Tây giáp xã Phạm Văn Cội và phía Đông giáp sông Sài Gòn.

Trong cuộc kháng chiến, do địch tập trung đánh phá càn quét địa bàn Củ Chi rất gay gắt nên căn cứ Huyện ủy không cố định, phải di chuyển nhiều nơi. Từ năm 1964 - 1967, Nhuận Đức là một trong 6 xã giải phóng phía bắc có hệ thống địa đạo hoàn chỉnh liên hoàn giữa các ấp, Bến Đình – xã Nhuận Đức có địa thế rất thuận lợi với khu rừng trải dài trên hàng trăm hecta, lại là vùng đồi cao rắn chắc tiếp giáp sông Sài Gòn, khi có địch càn quét có

thể di chuyển lực lượng về phía sông trú lui an toàn. Từ đó địa đạo Bến Đình chính thức trở thành khu căn cứ ổn định, vững chắc và an toàn của huyện ủy.

Khu địa đạo căn cứ huyện ủy bao gồm các hạng mục công trình : Hầm bảo vệ, Hầm C25, Hầm văn công, Hầm y tế, Hầm lương thực, Hầm bí thư huyện ủy, hầm bếp Hoàng Cầm…

Ngày 15/2/2004 Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ký Quyết định số 101/2004/QĐ- BVHTT xếp hạng Di tích quốc gia cho căn cứ địa đạo Bến Đình.

* Đình Cây Sộp: Đình Cây Sộp tọa lạc tại ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Từ chợ Bến Thành theo đường Cách mạng tháng 8, Quốc lộ 22 đến ngã năm thị trấn Củ Chi

– tại chân cầu vượt rẽ phải theo đường Nguyễn Văn Khạ vào khoảng 5km rẻ trái là đến di tích.

Đình Cây Sộp (còn gọi là đình Vĩnh An Tây) được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX của thôn Vĩnh An Tây, huyện Bình Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh (Vị Thần bảo hộ của làng). Ngày 29 tháng 11 năm 1852 âm lịch, đình được Vua Tự Đức ban tặng Sắc phong. Đình với tư cách là một thiết chế văn hóa cơ sở, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của nhân dân trong vùng. Tuy bị chiến tranh tàn phá, ngôi đình không còn nguyên trạng như xưa, nhưng đình Cây Sộp vẫn giữ được giá trị văn hóa phi vật thể. Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, đình tổ chức lễ hội Kỳ yên nhằm tưởng nhớ những người có công với nước, ngoài ra lễ hội còn đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân.

Ngày 30/11/2006 Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 5513/QĐ-UBND xếp hạng đình Cây Sộp là một di tích lịch sử cấp thành phố.

* Đình Xóm Huế:Đình Xóm Huế tọa lạc tại ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Đình có vị trí cách trung tâm thành phố 30km, theo Quốc lộ 22 từ Sài Gòn lên Củ Chi đến km thứ 19 khu vực ấp Xóm Huế, rẻ trái vào đường Quốc Thạnh, hơn 1km là đến di tích. Đình Xóm Huế được xây dựng vào năm 1841, mái lợp lá, vách gỗ. Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh (Vị thần bảo hộ của làng). Đình tọa lạc trên một gò cao, hình chữ nhật, quay về hướng Đông. Đình xây theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, có ba nóc nối liền nhau hình chữ tam. Phía trước là Tiền điện và là nơi tiếp khách mới xây dựng năm 1990. Bờ mái trên nhà Tiền điện trang trí lưỡng Long chầy Nhật An Hội. Hai bên có 2 rồng chầu ra phía Nam Bắc. Dưới bờ nóc mái là chữ Đình Tân An Hội. Bốn cột bê tông nhà Tiền điện được khảm sành sứ. Hai cột gian giữa có 2 rồng chầu vào cuốn thư “Thần Ân Phản Tế”. Ngoài

hàng ba, hai bên vách đối diện nhau có thờ bài vị, một bên là Thủy Long Thần Nữ, một bên là Mộc Trụ Thọ Thần.

Ngày 30/11/2006, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 5511/QĐ-UBND xếp hạng Đình Xóm Huế là một di tích kiến trúc nghệ thuật.

* Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Từ trung tâm thành phố theo đường Quốc lộ 22 đến huyện Hóc Môn, theo đường tỉnh lộ 15 qua cầu Xáng đến địa phận Củ Chi, xuôi về hướng bắc qua ngã tư Tân Quy khoảng 3km sẽ gặp ngôi chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Chùa được khởi sự xây dựng vào năm 1806, khi Hòa thượng Bửu Tịnh Phổ Tế, đời 35 thuộc dòng Lâm tế trên đường chu du hành đạo dừng chân tại khu rừng cây cao bóng mát dựng lên một am nhỏ, mái lợp tranh, xung quanh xây tường đất, thỉnh phật từ nơi khác về thờ tự. (Đó là khu rừng chùa ấp Phú Lợi ngày nay)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhà chùa là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều thanh niên chống không đi lính cho giặc, giúp đỡ cho nhiều cán bộ cách mạng mỗi khi ghé qua chùa trên đường đi công tác. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa là cơ sở cách mạng, nơi ẩn náu một số cán bộ giao liên, công tác Thành. Chùa Linh Sơn còn lưu lại những giá trị kiến trúc nghệ thuật gồm: Cột gỗ, kèo, trính, rui, mè… Trong chùa có nhiều hiện vật bằng gỗ: tượng, bao lam, liễng, ghế thờ, trống, mõ…được điêu khắc chạm lộng công phu có giá trị nghệ thuật độc đáo, mang tính hiện thực và đã được dân gian hóa.

Chùa Linh Sơn được Ủy ban nhân dân thành phố ký Quyết định số 4347/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

2.2.2.2. Lễ hội

Do lịch sử, dân tộc và tôn giáo nên lễ hội tại Củ Chi cũng khá đa dạng, chủ yếu diễn ra vào dịp mùa xuân. Tuy nhiên, tình hình lễ hội chưa đồng nhất, còn mang tính chất tự phát, chưa được đầu tư nhiều nên chưa xây dựng nên nét đặc sắc vốn có của nó.

Các ngày lễ được tổ chức ở huyện Củ Chi:

*Lễ Hội - Hội chợ Sinh Vật Cảnh nông nghiệp và sản phẩm làng nghề: Lễ hội này do HTX nuôi trồng thủy sản Hà Quang phối hợp cùng Hội Sinh Vật Cảnh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại khu làng nghề liên hiệp, xã Phú Hòa Đông – Trung An, huyện Củ Chi. Ngoài trưng bày, giao lưu các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề, còn có hội thi các sản phẩm về hoa lan, kiểng bonsai, kiểng thú, tiểu cảnh, kiểng cổ, cá cảnh, tiểu cảnh sân

vườn… 41 cơ sở, đơn vị trong và ngoài huyện và một số tỉnh tham gia lễ hội lần này. Các buổi tọa đàm về tiềm năng phát triển nghề sinh vật cảnh của TPHCM và huyện Củ Chi cũng như hội thảo với chủ đề về nâng cao tay nghề trồng hoa, cây kiểng, cá cảnh… cũng đã diễn ra tại đây.

*Lễ Hội đền Bến Dược: diễn ra vào ngày 19/12 với nhiều loại hình đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc từ: ca múa, đờn ca tài tử, cải lương, hát bội, đến nhiều loại hình vui chơi bổ ích khác. Đối với nhân dân địa phương thì những ngày này đã thực sự trở thành một ngày hội truyền thống, vì thế mà có những đêm Khu di tích đã đón tiếp gần 50.000 khán giả đến tham gia hoạt động, vui chơi. Đặc biệt vào ngày lễ lớn này, Hội thao đền Bến Dược do chính khu di tích đăng cai tổ chức luôn được mọi người quan tâm, tham gia ủng hộ vì nó mang tính cộng đồng, tập thể cao. Lễ Hội được tổ chức với sự kêu gọi tham gia của các tỉnh bạn lân cận như: Tây Ninh, Long An, Bình Dương với nhiều môn thi đấu như cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, đua thuyền…hội thao trong khuôn khổ lễ hội đã thu hút được rất nhiều đơn vị trong địa bàn và các tỉnh bạn trực tiếp tham gia ủng hộ. Kết quả này thể hiện được tinh thần giao lưu học tập lẫn nhau, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.

*Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ: hằng năm trước ngày 27/7 tại đền Bến Dược lại diễn ra lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ. Nghi lễ được ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM cùng BTS GHPGVN huyện Củ Chi các chư tăng ni, các tu viện trên địa bàn huyện cùng hơn 200 quý Phật tử tham gia cầu nguyện. Đây cũng là dịp các thân nhân và các vị lãnh đạo cả nước cũng về đây thắp hương để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành độc lập cho đất nước hôm nay.

*Lễ hội bắn pháo hoa diễn ra hằng năm vào đêm giao thừa tại đền Bến Dược, đây là hoạt động mừng xuân nhằm phục vụ cho nhân dân vùng ngoại thành, giúp bà con có một năm mới vui tươi. Vì điều kiện cách xa trung tâm nên thành phố đã có những chương trình chào đón năm mới ở đây, tạo điều kiện để người dân có những hoạt động ý nghĩa trong dịp Tết.

2.2.2.3. Các loại tài nguyên nhân văn khác

Các làng nghề:

Từ xa xưa người dân huyện Củ Chi đến vùng đất này để lập nghiệp, họ đã liên tiếp chống chọi với những khó khăn của thiên nhiên, nạn nhân của sự áp bức bóc lột tàn bạo. Từ trong gian khó đó đã sinh ra những con người hào hùng, gian khổ, cần cù chịu khó. Luôn

gắn chặt cuộc sống của mình với mảnh đất quê hương, luôn yêu thương tương trợ và giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn trong lịch sử. Trong quá trình phát triển đó, không thể không nói đến những nét văn hóa, kinh tế của huyện với những ngành nghề truyền thống có từ xa xưa và được lưu giữ cho đến ngày nay. Với những sản phẩm mang đậm bản sắc và dấu ấn riêng của người dân Củ Chi.

Hiện nay trên địa bàn huyện có những làng nghề truyền thống như:

+ Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông: Toàn xã có hơn 1.400 lò bánh tráng thủ công, 44 lò tráng bánh máy, với hơn 50% số hộ trong xã, hơn 5.000 lao động tại chỗ tham gia làm nghề bánh tráng. Mỗi ngày làng nghề bánh tráng Phú Hòa Ðông sản xuất hơn 38 tấn bánh thành phẩm (trong đó 80% sản lượng phục vụ xuất khẩu). Các dự án vệ sinh môi trường, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại đã được xây dựng triển khai để làng nghề phát triển theo hướng đi bền vững.

Bánh tráng Củ Chi vừa mỏng lại dẻo, phù hợp để cuốn thịt với rau sống, hay cuốn chả giò,… ngoài những bí quyết đặc biệt về cách chọn gạo và cách làm thì cũng giống như Tây Ninh ở Củ Chi cũng có bán tráng phơi sương. Loại bánh này chuyên dùng để cuốn với thịt heo hoặc thịt bò luộc kèm với rau rừng. Trong dịp Tết đối với người dân địa phương thì món bánh tráng cuốn thịt nhà nào cũng có. Và đây cũng được xem là một nét văn hóa ẩm thực truyền thống của người dân huyện Củ Chi.

Ngày nay, bánh tráng Củ Chi không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước như: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Canada,…Bình quân mỗi tháng làng nghề sản xuất khoảng 1000 tấn bánh tráng các loại.

+ Làng nghề đan lát xã Thái Mỹ: xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi – Tp Hồ Chí Minh từ lâu đã nổi tiếng với làng nghề đan lát các sản phẩm mây tre lá truyền thống với các sản phẩm như: giỏ, rổ, chậu hoa, thúng,…hầu hết được xuất khẩu ra nước ngoài. Hiện nay, trên địa bàn xã có 5 cơ sở mây tre lá hoạt động, thu hút hàng trăm công nhân làm việc tại chỗ.

+ Làng nghề mành trúc Tân Thông Hội: là nơi sản xuất mành trúc hàng đầu cả nước. Với kinh nghiệm làm mành trúc hơn 30 năm, sản phẩm của làng nghề đã được thị trường trong nước và ngoài nước biết đến. Do điều kiện tự nhiên của huyện Củ Chi có rất nhiều tre, trúc, rất thuận lợi cho việc sản xuất các mặt hàng thủ công như: mây, tre, lá. Một mành trúc tùy theo yêu cầu khách hàng mà có số lượng dây khác nhau, thông thường là 100 dây với chiều dài 2m, kế tiếp đó là xỏ kẽm, giựt mành. Những việc đó đòi hỏi người thợ phải làm đều tay để đảm bảo sản phẩm không bị lỗi.

+ Làng nghề sinh vật cảnh: đây là dự án được Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Hà Quang thành lập với nhiều mô hình đa dạng như: trồng hoa lan, cây kiểng và nuôi cá cảnh kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Đây sẽ là nơi cung cấp cây con giống, tiêu thụ sản phẩm cho xã viên, thúc đẩy làng nghề phát triển và nếu phù hợp có thể phát triển lên 110 ha hay 500 ha. Với tổng vốn đầu tư là 20 tỷ, hiện nay đã hình thành một phần đường nội bộ trong khuôn viên làng nghề trong phần diện tích 5 ha. Các sản phẩm hàng hóa của làng nghề đã tham gia thị trường như: hoa lan, cá cảnh ( cá chép Nhật, cá dĩa,…), cây kiểng.

Đặc sản địa phương, món ăn dân tộc:

+ Bò tơ Củ Chi: thịt bò ở đây được lựa chọn rất kỹ lưỡng từ những con bò tơ đủ độ tuổi nhất định. Thịt bò ở đây mềm, tươi ngon. Sau đó cắt thành những khoanh tròn. Khi thịt chín rất chắc, thơm và ngọt. Thông thường phổ biến nhất là món bò luộc, được cuộn với rau rừng kèm với bánh tráng ( cũng là đặc sản huyện Củ Chi). Ngoài ra, thịt bò tơ còn được chế biến thành nhiều món khác như: bò nhúng hèm, bò nướng vĩ, lòng bò hấp gừng, bò tơ nướng lụi,.. Và không thể không nói đến món cháo dựng bò, được nấu bằng gân bò, móng bò với đậu phộng, đậu xanh, đậu trắng, khoai, củ mì. Khi cháo sôi thả rau má, mồng tơi vào, ăn rất ngọt và mát. Du khách khi đến Củ Chi hoặc chỉ đi ngang qua cũng không thể nào bỏ qua dịp thưởng thức món đặc sản này. Vào dịp cuối tuần, người dân thành phố muốn thay đổi không khí cũng thường lái xe đến đây để thưởng thức món bò tơ đặc sản ở đây.

+ Khoai mì: là món ăn dân dã được xem gắn liền với địa danh Củ Chi và người dân Củ Chi. Do điều kiện ngày xưa nghèo khó, người dân Củ Chi gắn liền với lương thực chính là củ mì nên người dân đã chế biến ra nhiều món ăn khác nhau từ khoai mì. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây khoai mì phát triển, năng suất cao. Từ lâu khoai mì đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân Củ Chi. Khoai mì có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng phổ biến nhất hiện nay có lẻ là món khoai mì hấp nước cốt dừa. Với món này du khách có thể dễ dàng tìm thấy khi đi du lịch Củ Chi.

+ Món ngon từ dế: nói đến các món đặc sản ở Củ Chi không ai không biết đến một món ăn côn trùng nổi tiếng ở đây. Đó là các món ăn được chế biến từ dế. Trại dế Thanh Tùng nằm ở ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi với diện tích rộng hơn 1000 m2. Đến đây ngoài được tham quan trang trại, du khách còn được thưởng thức các đặc sản từ dế như: dế chiên giòn, dế kho tiêu, dế lăn bột, dê cơm chiên nước mắm,…Ngoài ra còn có các món được chế biến từ các loại côn trùng khác như: bò cạp, rết, đuông dừa… Các món ăn được ăn kèm với các loại rau sông, rau rừng làm tăng thêm hương vị hấp dẫn. Vậy du khách

không cần đi đến Thái Lan hay Campuchia để thưởng thức các món đặc sản côn trùng mà ngay tại Củ Chi du khách cũng có thể thưởng thức những món ăn độc đáo và lạ này.

2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch‌


Trong những năm vừa qua, cơ sở hạ tầng của huyện ngày càng được cải thiện, giao thông được nâng cấp, sửa mới. Nhiều tuyến đường được mở rộng và trải nhựa. Cơ sở vật chất được đầu tư khá tốt nhằm phục vụ cho ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế huyện nói chung.

2.2.3.1. Hệ thống giao thông vận tải

Trên địa bàn huyện chỉ có loại hình giao thông đường bộ, đường thủy ( các loại hình khác hầu như không có).

Về giao thông đường bộ: tổng chiều dài mạng lưới đường trên địa bàn huyện Củ Chi là 594942m (trên 88 tuyến- không kể các đường nhỏ và đường trong khu ở có lộ giới nhỏ hơn 12m). Trong đó có 22 tuyến đường chính và đường liên khu vực hiện hữu là đường Quốc lộ 22, Tỉnh lộ 2, Tỉnh lộ 6, Tỉnh lộ 7, Tỉnh lộ 8, Tỉnh lộ 9, Tỉnh lộ 15, Bến Than, Tam Tân, Hồ Văn Tắng, Nguyễn Văn Khạ, Nguyễn Kim Cương, Nguyễn Thị Rành, Phạm Văn Cội, An Nhơn Tây, Trung Lập, Nguyễn Thị Nê, Nguyễn Thị Lắng, Phú Thuận, Bến Súc, Võ Văn Bích,Nhuận Đức, vừa sử dụng chức năng đối ngoại, vừa sử dụng chức năng đối nội với tổng chiều dài là 219233 m. Các tuyến đường có chức năng đối ngoại cụ thể như sau:

+ Quốc lộ 22: là con đường nối liền Tp Hồ CHí Minh đến cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh, dài 58,5 km. Đây là con đường nằm trong dự án đường xuyên Á giữa Tp Hồ Chí Minh và Phnom Penh. Tuyến đường này đi qua các huyện Hóc Môn, Củ chi ( Tp Hồ Chí Minh), Trảng Bàng, Gò Dầu ( tỉnh Tây Ninh), và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài , xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu ( tỉnh Tây Ninh). Thông qua tuyến đường này có thể kết nối các tuyến điểm du lịch của huyện Củ Chi với các tỉnh bạn và nước láng giềng Campuchia. Đây được xem là con đường huyết mạch hứa hẹn tiềm năng du lịch lớn của huyện.

Ngoài ra huyện còn có các tuyến đường nối liền với các tỉnh và các huyện lân cận như:

- Tỉnh lộ 2: với chiều dài 2.0356 m, chiều rộng lòng đường 12 m, lộ giới 40m.

- Tỉnh lộ 6: với chiều dài 2.644 m, chiều rộng lòng đường 10 m lộ giới 30 m.

- Tỉnh lộ 7: chiều dài tổng cộng 22.600 m, chiều rộng lòng đường 18m, lộ giới 40 m.

- Tỉnh lộ 15: chiều dài 33.969 m, chiều rộng lòng đường từ 14 – 17 m, lộ giới 40 m.

- Đường Tam Tân: chiều dài 17.644m, chiều rộng lòng đường từ 7 – 19,5 m, lộ giới 40

m.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí