Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


Huỳnh Thị Loan Phương


PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 1


Huỳnh Thị Loan Phương


PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

Chuyên ngành : Địa lí học ( trừ ĐLTN)

Mã số : 60 31 05 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM XUÂN HẬU

LỜI CẢM ƠN‌

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức.

Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Xuân Hậu, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Người đã cho em những kỹ năng và kiến thức quý báu về phương pháp nghiên cứu khoa học, sự nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Thầy là người luôn động viên để em có thể hoàn thành.

Em cũng xin cảm ơn Phòng sau đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ em hoàn thành khóa học này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cơ quan ban ngành: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh, UBND Huyện Củ Chi, Ban quản lý Di tích Địa Đạo Củ Chi đã cung cấp những tư liệu thiết yếu phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu.

Và cuối cùng, xin gởi lời biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn đồng hành giúp đỡ em trong quá trình học tập.

Mặc dù có nhiều nổ lực, nhưng do hạn chế thời gian và nghiên cứu cùng với các điều kiện khách quan chủ quan của bản thân nên đề tài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự cảm thông và chỉ bảo của Quý Thầy Cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, 15/3/2014 Học viên


Huỳnh Thị Loan Phương

MỤC LỤC‌

LỜI CẢM ƠN 1

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn đề tài 6

2. Mục đích và nhiệm vụ 7

3. Giới hạn nghiên cứu 8

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 9

5. Đóng góp chủ yếu của đề tài 11

6. Cấu trúc của luận văn 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 12

1.1. Một số khái niệm về du lịch, du lịch bền vững và những vấn đề liên quan 12

1.1.1. Khái niệm du lịch 12

1.1.2. Khái niệm khách du lịch ( Du Khách) 15

1.1.3. Tài nguyên du lịch 18

1.1.4. Các loại tài nguyên du lịch 20

1.1.5. Các loại hình du lịch 28

1.1.6. Phát triển bền vững 30

1.1.7. Phát triển du lịch bền vững 32

1.1.8. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 32

1.1.9. Tiêu chí đánh giá sự phát triển du lịch bền vững 34

1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững 38

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở một số nước 38

1.2.2. Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam 39

1.2.3. Phát triển du lịch bền vững ở vùng Đông Nam Bộ 39

1.2.4. Phát triển du lịch bền vững ở Thành phố Hồ Chí Minh 41

1.3. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch 43

1.3.1. Dân cư và lao động 43

1.3.2. Sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế 43

1.3.3. Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch 44

1.3.4. Cách mạng khoa học kỹ thuật 44

1.3.5. Đô thị hóa 44

1.3.6. Điều kiện sống 44

1.3.7. Thời gian rỗi 44

1.3.8. Các nhân tố chính trị 44

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI 46

2.1. Khái quát về huyện Củ Chi 46

2.2. Tài nguyên và những điều kiện phát triển du lịch 47

2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 47

2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 53

2.2.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 62

2.3. Đánh giá chung về tài nguyên và các điều kiện phát triển du lịch 69

2.3.1. Thuận lợi 69

2.3.2. Hạn chế 70

2.4. Thực trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi 72

2.4.1. Vị trí du lịch của huyện Củ Chi trong nền kinh tế 72

2.4.2. Thực trạng phát triển du lịch 72

2.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch ở huyện Củ Chi trên quan điểm phát triển bền vững 87

2.5.1. Đánh giá chung 87

2.5.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch ở huyện Củ Chi theo hướng bền vững 90

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 95

3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng và giải pháp 95

3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh 95

3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế huyện Củ Chi 96

3.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế Huyện Củ Chi 98

3.1.4. Quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch huyện Củ Chi 100

3.2. Định hướng phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững 103

3.2.1 Định hướng phát triển tổ chức lãnh thổ du lịch 104

3.2.2. Định hướng phát triển các thị trường khách du lịch 105

3.2.3. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch 107

3.3. Các giải pháp phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững 110

3.3.1. Nhóm giải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế 110

3.3.2. Nhóm phát triển du lịch bền vững về tài nguyên và môi trường 115

3.3.3. Nhóm phát triển du lịch bền vững về xã hội 116

KẾT LUẬN 118

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

PHỤ LỤC 122

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT‌


IUOTO : Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch. UNWTO : Tổ chức du lịch thế giới.

UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. VQG : Vườn quốc gia.

HST : Hệ sinh thái.

KBT : Khu bảo tồn. TNDL : Tài nguyên du lịch. DSTN : Di sản tự nhiên DSVH : Di sản văn hóa

MỞ ĐẦU‌


1. Lý do chọn đề tài‌


P. Morand có câu nói rằng: “Khi du lịch trở về, có lẽ người ta đã lớn lên. Nhưng có một điều chắc chắn là Trái Đất phải nhỏ lại”

Du lịch được hình thành và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người từ những ngày xa xưa. Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, giao thông phát triển, nền kinh tế phát triển thì đời sống con người ngay một nâng cao thì nhu cầu tham quan du lịch ngày càng lớn.

Du lịch càng phát triển thì khuynh hướng tiêu thụ dịch vụ du lịch và cơ cấu chi tiêu của con người càng lớn. Ngày nay, với sự phát triển của các phương tiện giao thông hiện đại, đã tạo nên sự thoải mái cho con người trong việc di chuyển trên các tuyến đường du lịch. Bên cạnh đó những trung tâm du lịch được hình thành với những khách sạn hiện đại, đầy đủ tiện nghi, những cửa hàng ăn uống, những quán café sang trọng, những cửa hàng du lịch chất lượng cao. Những sản phẩm mang tính đặc sản của vùng, của địa phương theo thị hiếu quốc tế. Tuy nhiên, điều du khách quan tâm không chỉ là vật chất mà còn quan tâm cả đến nhu cầu về văn hóa, tinh thần. Do đó, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải tạo các danh lam thắng cảnh, trùng tu nâng cao các di tích lịch sử, các công trình văn hóa…để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Việt Nam trong những năm gần đây cũng đã có những bước phát triển vượt bậc trong du lịch. Có những chiến lược quảng bá hình ảnh của đất nước với bạn bè thế giới nói chung và trong khu vực nói riêng. Nhiều chiến lược phát triển được đưa ra. Và ngày càng có nhiều hình thức, dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Nhưng Thành phố Hồ Chí Minh được bạn bè quốc tế biết đến như một điểm đến đầy thú vị và cần khám phá. Hàng năm có hàng triệu du khách đến để tham quan, mua sắm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với các địa điểm tham quan mang đậm tính lịch sử như: nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, bến Nhà Rồng, nhà hát Thành Phố, các viện bảo tàng, lịch sử…đã làm phong phú thêm văn hóa của thành phố. Các khách du lịch đến Thành phố Hồ Chí Minh có thể sơ lược tìm hiểu được văn hóa của người Việt thông qua những cộng đồng dân cư sống nơi đây. Với đầy các món ăn văn hóa -truyền thống các vùng miền, những cửa hàng mua sắm với phong phú đa dạng các chủng lọai hàng hóa. Các dịch vụ phòng khách sạn sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Du khách có thể yên tâm với những dịch vụ tốt nhất của thành phố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023