Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 2

Trong bối cảnh chung của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thì sự phát triển du lịch của các vùng ngoại ô thành phố cũng không kém phần quan trọng mà huyện Củ Chi là một điển hình.

Nằm về phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, giáp với huyện Hóc Môn, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Bình Dương. Cách trung tâm thành phố hơn 30km. Củ Chi nằm giữa hai con sông là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Với vị trí này đã tạo cho huyện Củ Chi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Cùng với lịch sử đấu tranh chống Pháp và chống Mỹ, Củ Chi được biết đến như một vùng đất anh hùng “ Củ Chi đất thép thành đồng. Củ Chi đất lửa sinh hoa hồng”. Với hệ thống chiều dài địa đạo hơn 250 km nằm sâu trong lòng đất. Đó là một công trình kiến trúc độc đáo, một di tích lịch sử nổi tiếng. Niềm tự hào của người dân Củ Chi nói riêng và của cả nước nói chung. Với lợi thế về thiên nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo, truyền thống lịch sử hào hùng, Củ Chi hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển du lịch một cách bền vững.

Do đó việc xây dựng và phát triển du lịch huyện Củ Chi là nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện cũng như nâng cao đời sống người dân, góp phần vào việc phát triển du lịch của thành phố và của cả nước. Bên cạnh đó, nhằm giới thiệu cho khách du lịch trong và ngoài nước hiểu thêm về lịch sử cũng như văn hóa, đời sống của người dân huyện Củ Chi. Đó là lý do vì sao tôi chọn đề tài” Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững” nhằm đánh thức được tiềm năng và xây dựng những hướng đi mới cho sự phát triển du lịch của huyện Củ Chi trong thời kì hội nhập và phát triển.

2. Mục đích và nhiệm vụ‌


2.1. Mục đích của đề tài

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển du lịch bền vững vào nghiên cứu đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất những định hướng và giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.

2.2. Nhiệm vụ

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ

sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

-Tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch ở Việt Nam và Thành

phố Hồ Chí Minh vận dụng nghiên cứu tại huyện Củ Chi.

Phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững - 2

-Thu thập tổng hợp tài liệu, tư liệu, số liệu, các điều kiện và thực trạng phát triển du lịch ở huyện Củ Chi. Từ đó phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch

huyện. Tìm ra những lợi thế và hạn chế đối với sự tổ chức phát triển du lịch của huyện Củ Chi.

- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch ở huyện Củ Chi theo hướng bền vững.


3. Giới hạn nghiên cứu‌


- Về nội dung.

Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, các điều kiện để phát triển du lịch và thực trạng hoạt động du lịch.

- Không gian

Phạm vi nghiên cứu là huyện Củ Chi ( gồm 20 xã và 1 thị trấn). Ngoài ra, đề tài còn mở rộng nghiên cứu sang các huyện và tỉnh lân cận để thấy được mối liên hệ tác động qua lại và hổ trợ cho huyện phát triển .

- Về thời gian

Đề tài tập trung thu thập số liệu, phân tích và nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ 2001- 2011 và định hướng phát triển bền vững đến năm 2020.

- Những công trình nghiên cứu liên quan

Du lịch xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, buổi ban đầu thường đi kèm với hoạt động truyền giáo, buôn bán hoặc thám hiểm các vùng đất mới. Việc cung ứng các dịch vụ cho du khách để thu lợi nhuận có lẽ là hình thức cổ xưa nhất của hoạt động du lịch, với mục tiêu ưu tiên hàng đầu là thương mại hóa tối đa các sản phẩm du lịch và không chú ý đến những tác động xấu do du lịch gây ra đối với môi trường.

Vào giữa thập kỷ 90 (1996) đã xuất hiện một khái niệm mới là du lịch bền vững ( Sustainable tourism), khái niệm này còn chưa đạt đến giai đoạn chính muồi. Tuy nhiên, điểm đặc trưng cơ bản của Du lịch bền vững không chỉ là nó cổ vũ cho loại hoạt động du lịch ít gây hại cho môi trường mà còn là một khái niệm mới về chất, thu hút và đòi hỏi sự hợp tác tham gia của tất cả các thành tố của ngành công nghiệp du lịch:

- Các tổ hợp khách sạn toàn cầu

- Các tổ chức du lịch lữ hành

- Các khách sạn nhỏ bé, biệt lập Du lịch bền vững nhằm:

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ văn hóa và phúc lợi của cộng đồng địa phương

- Tạo lập sự công bằng trong nội bộ giữa các thế hệ

Tại Việt Nam, từ sau năm 1991 đã chú trọng đến phát triển du lịch bền vững sau những cuộc khủng hoảng của ngành du lịch. Các tài nguyên du lịch cũng được khai thác có hiệu quả hơn, khai thác kết hợp với bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở các tỉnh thành nói riêng và cả nước nói chung.

Là một thành phố được xem là có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu nhằm đưa ngành du lịch thành phố hướng đến sự phát triển bền vững như “ Hướng đến sự phát triển bền vững các vùng dân cư trên đất ngập nước ven biển – huyện Cần Giờ Thành phố Hồ Chí Minh”, hoặc các đề tài nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở tỉnh bạn “ Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Bình Định”, “ Phát triển du lịch tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững”,… Ở Củ Chi cũng có một số đề tài nghiên cứu phát triển du lịch huyện như “ Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh qua sản phẩm du lịch địa phương”, “Giải pháp marketing nhằm thu hút khách nội địa tại Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi.” Nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu phát triển du lịch huyện theo hướng bền vững. Vì thế tác giả muốn đưa đề tài này vào nghiên cứu nhằm phát huy du lịch huyện một cách hoàn chỉnh hơn, phát triển theo hướng bền vững lâu dài.

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu‌


4.1. Các quan điểm nghiên cứu

4.1.1. Quan điểm hệ thống

Bản chất du lịch được hình thành bởi nhiều phân hệ khác nhau nhưng lại có liên hệ chặc chẽ với nhau. Chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, tự nhiên, xã hội. vì vậy khi nghiên cứu phải đảm bảo được tính hệ thống của đề tài.

4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Các đối tượng nghiên cứu địa lý phải gắn liền với một lãnh thổ cụ thể với những nét riêng biệt. Đó là sự liên kết như là một hệ thống không gian của các đối tượng du lịch với các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch. Quan điểm này được vận dụng vào luận văn bằng cách phân tích các tiềm năng và các tác động đến sự phát triển bền vững du lịch của huyện Củ Chi.

4.1.3. Quan điểm sinh thái bền vững

Phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Vì thế phát triển du lịch theo hướng bền vững là nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường. Tăng cường bảo tồn các giá trị văn

hóa, bản sắc dân tộc, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng, đảm bảo được sự phát triển bền vững. Do đó khi nghiên cứu đề tài cần tính đến khả năng tác động của du lịch đối với môi trường, khả năng chịu đựng của hệ sinh thái. Làm sao để đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững. Đó là quan điểm chủ chốt của luận văn.

4.1.4. Quan điểm lịch sử- viễn cảnh

Các nhân tố trong tự nhiên hay xã hội đều có sự thay đổi theo thời gian. Cần dựa trên những thay đổi của đối tượng địa lí từ quá khứ đến hiện tại. Nắm bắt và đánh giá hiện trạng để đề xuất những giải pháp cho tương lai. Nhằm đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.

4.2. Các phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

Các tài liệu thống kê được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau: tài liệu lưu trữ quốc gia và trung ương, tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh, của ngành du lịch, các tài liệu khác có liên quan.

Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật, và được tác giả chọn lọc, tổng hợp và phân tích liên hợp các yếu tố trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu của luận văn.

4.2.2. Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Là một phương pháp không thể thiếu trong nghiên cứu địa lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối của quá trình tìm hiểu, khảo sát, nghiên cứu. Các mối liên hệ về thời gian, không gian, số lượng, chất lượng của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận văn một cách chi tiết, khoa học thông qua các bản đồ, biểu đồ.

4.2.3. Phương pháp thực địa

Phương pháp thực địa là một phương pháp truyền thống của địa lý học, được sử dụng rộng rãi trong địa lý du lịch nhằm tích luỹ tài liệu thực tế về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái nhìn thực tế về đặc trưng lãnh thổ nghiên cứu. Phương pháp này còn được thực hiện kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học.

4.2.4. Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin

Các chương trình phần mềm xử lý các thông tin thu được qua điều tra như Excel, Windows, Word, MapInfor được sử dụng để xử lý, phân tích kết quả điều tra và thể hiện

qua các bảng thống kê, các bản đồ, biểu đồ, sơ đồ.

4.2.5. Phương pháp dự báo

Mô hình dự báo định lượng dựa trên số liệu quá khứ, những số liệu này giả sử có liên quan đến tương lai và có thể tìm thấy được. Tất cả các mô hình dự báo theo định lượng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này được quan sát đo lường các giai đoạn theo từng chuỗi .

Tuy nhiên hiện nay thông thường khi dự báo người ta thường hay kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo. Bên cạnh đó, vấn đề cần dự báo đôi khi không thể thực hiện được thông qua một phương pháp dự báo đơn lẻ mà đòi hỏi kết hợp nhiều hơn một phương pháp nhằm mô tả đúng bản chất sự việc cần dự báo.

Trong quá trình nghiên cứu, đòi hỏi cần có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà làm du lịch, các cấp quản lí. Cũng như sự hướng dẫn của các giảng viên để đề tài có thể được hoàn thành tốt hơn, hoàn chỉnh hơn.

5. Đóng góp chủ yếu của đề tài‌


- Tổng quan và hệ thống hóa vấn đề lý luận và thực tiễn địa lí du lịch; trên cơ sở đó vận dụng vào nghiên cứu cụ thể trên địa bàn huyện Củ Chi.

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện phát triển du lịch huyện Củ Chi.

Đưa ra các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch huyện Củ Chi.

-Đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần khai thác tài nguyên, phát triển du lịch hiệu quả và bền vững.

6. Cấu trúc của luận văn‌


Luận văn gồm các phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trong đó, phần nội dung của luận văn sẽ được trình bày trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG‌

1.1. Một số khái niệm về du lịch, du lịch bền vững và những vấn đề liên quan‌


1.1.1. Khái niệm du lịch‌


Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa- xã hội và hoạt động du lịch đang phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới.

Thuật ngữ “ du lịch” trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp:

“ Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “touriste” là người đi dạo chơi. Du lịch gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khỏe và khả năng lao động của con người, nhưng trước hết liên quan mật thiết với sự chuyển chỗ của họ. Vậy du lịch là gì?

Trong vòng hơn 9 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO ( International of Union Official Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn được tranh luận. Đầu tiên, du lịch được hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người rời khỏi chỗ ở của mình trong khoảng thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi, giải trí hay chữa bệnh. Ngày nay, người ta đã thống nhất rằng về cơ bản, tất cả các hoạt động di chuyển của con người ở trong hay ngoài nước trừ việc đi cư trú chính trị, tìm việc làm và xâm lược, đều mang ý nghĩa du lịch.

Lúc đầu số người đi du lịch rất hạn chế, sau đó dần dần tăng lên. Với việc hoàn thiện các phương tiện và mạng lưới giao thông, những cuộc đi chơi như vậy kéo dài hơn, xa hơn. Lúc này du lịch mang tính nhận thức và trở thành một hiện tượng lập lại thường xuyên, phổ biến. Trên bình diện quốc gia hay quốc tế, vấn đề cấp thiết đang đặt ra là phải tạo điều kiện nhằm thỏa mãn tới mức cao nhất các nhu cầu của người du lịch về giao thông, ăn uống, quần áo, giày dép, đồ lưu niệm và nhiều mặt hàng khác. Du lịch không chỉ tạo nên sự vận động của hàng triệu người từ nơi này sang nơi khác, mà còn phát sinh nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với nó.

Như vậy du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí…Mặt khác, du lịch được nhìn nhận dưới góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế ( sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tạo ra.

Trong điều kiện kinh tế phát triển, du lịch là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Ở các chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước, con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi giải trí, mà còn nhằm thỏa mãn cả những nhu cầu to lớn về mặt tinh thần. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng riêng biệt về tự nhiên, lịch sử, văn hóa, truyền thống …thu hút khách du lịch. Thông qua việc phát triển du lịch quốc tế, sự hiểu biết và mối quan hệ giữa các dân tộc ngày càng được mở rộng . Năm 1979, Đại hội của tổ chức du lịch thế giới ( IUOTO) đã thông qua hiến chương du lịch và chọn ngày 27/9 làm ngày du lịch thế giới với các chủ đề cho từng năm gắn du lịch với sự tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, vì hòa bình và tình hữu nghị trên toàn thế giới. Du lịch không còn là hiện tượng lẻ loi, đặc quyền của cá nhân hay nhóm người nào đó. Ngày nay, nó mang tính chất phổ biến và tính nhận thức với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người, củng cố hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc

Nội dung thứ hai của khái niệm du lịch là hệ quả của nội dung thứ nhất . Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội thu hút hàng tỉ người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hóa phục vụ việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của khách.

Trong những thập kỉ gần đây, du lịch phát triển rất nhanh . Theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới, hàng năm trên Trái Đất có 3 tỉ người đi du lịch. Tất nhiên, ngành kinh tế tổng hợp phục vụ du lịch phải ra đời và phát triển với tốc độ như vũ bão để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt khổng lồ của 8 triệu người du lịch bình quân cho mỗi ngày.

Dòng người du lịch đông đảo có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế của nhiều nước. Các ngành kinh tế gắn liền với du lịch như giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương nghiệp, ăn uống công cộng..v..v.. trong chừng mực nhất định phải đổi cả hướng và cơ cấu sản xuất.

Bản chất của sản xuất du lịch được thể hiện qua tất cả các ngành kinh tế. Du lịch đòi hỏi phải phát triển và mở rộng các ngành công nghiệp khác nhau phục vụ cho nhu cầu du lịch như sản xuất các phương tiện giao thông, thiết bị điện, đồ gỗ,..các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm chế biến…Ngay cả nhu cầu. Một số mặt hàng như đồ lưu niệm, tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng làm sống lại những ngành nghề thủ công truyền thống.

Nông nghiệp cũng hướng vào việc sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch. Để thỏa mãn nhu cầu của du khách, trước mắt các ngành kinh tế đang đặt ra những nhiệm vụ nặng

nề, phát triển và hiện đại hóa tất cả các loại giao thông, hoàn thiện các phương tiện liên lạc, xây các khách sạn, nhà hàng, các tổ hợp dịch vụ.

Việc tăng nhanh dòng người du lịch đòi hỏi không chỉ nhiều mặt hàng tiêu dùng, mà còn cả bản thân sự phục vụ nữa. Nhu cầu về người phục vụ, những cán bộ du lịch có tay nghề cao tăng lên đáng kể. Cần phải nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ từ những người phục vụ khách sạn, hướng dẫn khách đi tham quan, cho đến những người nấu ăn, thông tin liên lạc.

Về phương diện lãnh thổ, du lịch cũng có những tác động nhất định, đặc biệt đối với các vùng xa xôi, nền kinh tế chậm phát triển nhưng có nhiều tiềm năng lôi cuốn khách du lịch. Bộ mặt nền kinh tế của vùng dần dần được thay đổi tùy thuộc nhiều vào số lượng khách đến. Đời sống nhân dân được cải thiện nhờ có thêm việc làm và tăng thu nhập.

Du lịch đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là “ ngành xuất khẩu vô hình” đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Tốc độ tăng thu nhập của du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế. Năm 1950 thu nhập ngoại tệ về du lịch quốc tế chỉ ở mức 2,1 tỷ đô la Mỹ ( USD), năm 1960 đạt 6,8 tỷ, năm 1970 đạt 18 tỷ, năm 1980 đạt 102 tỷ, năm 1991 đạt 260 tỷ và năm

1994 đạt 338 tỷ.

Số khách du lịch trên thế giới cũng tăng từ 25 triệu lượt người năm 1950 lên 69 triệu lượt người năm 1960, 160 triệu lượt người năm 1970, 285 triệu lượt người năm 1980; đạt mức mức 450 triệu lượt người năm 1991 và trên 500 triệu lượt người năm 1994.

Châu Âu là khu vực có du lịch phát triển sớm, đã và sẽ dẫn đầu thế giới về số khách và thu nhập du lịch. Châu Á Thái Bình Dương có nhịp độ tăng trưởng du lịch rất cao và sẽ chiếm vị trí quan trọng trong du lịch thế giới. Các nước Đông Nam Á đã trở thành trung tâm du lịch sôi động và hấp dẫn của khu vực và thế giới. Tốc độ phát triển hàng năm của vùng Đông Nam Á cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm của du lịch thế giới. Năm 1994, Thái Lan đón 6,2 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu được 6,6 tỷ USD, Inđônêxia đón 4,0 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu được 5,3 tỷ, Singapore đón 6,0 triệu lượt khách quốc tế, thu 6,5 tỷ USD. Ở Việt Nam, ngành du lịch đang mở ra nhiều triển vọng to lớn.

Năm 1990, ngành du lịch nước ta đón hơn 25 vạn lượt khách quốc tế và 1 triệu lượt khách nội địa đến năm 1994 đã tăng lên 1,018 triệu lượt khách quốc tế và 3,5 triệu lượt khách nội địa. Nguồn thu nhập xã hội từ du lịch cũng không ngừng phát triển, từ 650 tỷ đồng năm 1990 lên 4000 tỷ đồng ( trong đó có 210 triệu đôla) năm 1994.

Trong một số tài liệu công bố gần đây nhất, có người quan niệm du lịch bao hàm 3 mặt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023