2.3.1.3. Đóng góp của du lịch trong GDP của tỉnh Đồng Tháp
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Đồng Tháp trong thời gian gần đây có những bước tiến nhảy vọt, năm sau luôn cao hơn năm trước, giá trị GDP năm 2010 đạt 28.062 tỉ đồng (giá thực tế) tăng 181,4% so với năm 2005 và 417,7% so với năm. Tuy nhiên, trong đó thì giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế. Ngành du lịch của tỉnh, tuy thời gian qua đã có những bước tiến rõ rệt, đạt được nhiều thành tựu (giá trị sản xuất có tăng quan các năm nhưng khá ổn định, đạt 36 tỉ đồng năm 2010) nhưng giá trị sản xuất so với các ngành khác thì chiếm tỉ lệ không lớn (năm 2010 chiếm 0,47% so với các ngành dịch vụ - thương mại). Mặc dù kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và phát triển ổn định trong các năm qua nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh nhưng ngành nông – thủy sản vẫn chiếm tỉ trọng cao (trên 49% GDP năm 2010), những đóng góp của du lịch là chưa đáng kể.
Bảng 2.6. Tổng sản phẩm tỉnh Đồng Tháp theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2010
Tổng giá trị GDP | Nông nghiệp | Công nghiệp | Dịch vụ | Mức tăng trưởng GDP | GDP du lịch | Mức tăng trưởng | |
Triệu đồng | Triệu đồng | Triệu đồng | Triệu đồng | % | Triệu đồng | % | |
2000 | 5.420.866 | 3.373.216 | 647.039 | 1.400.611 | 12.960 | ||
2005 | 9.973.586 | 5.796.433 | 1.517.168 | 2.659.985 | 84 | 40.648 | 213,6 |
2008 | 20.624.705 | 11.462.136 | 3.949.777 | 5.212.162 | 106,8 | 59.681 | 46,8 |
2009 | 23.774.865 | 12.306.085 | 5.086.054 | 6.382.726 | 15,3 | 34.620 | - 42 |
2010 | 28.062.262 | 13.761.627 | 6.410.829 | 6.410.829 | 18,03 | 36.701 | 6,01 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Vật Chất – Kỹ Thuật (Lưu Trú; Ăn Uống; Vui Chơi Giải Trí)
- Lao Động Du Lịch (Số Lượng Và Chất Lượng)
- Số Lượng Du Khách Quốc Tế Và Nội Địa Giai Đoạn 2001 – 2010
- Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí; Môi Trường Nước; Đất
- Dự Báo Mức Độ Tăng Trưởng Của Du Lịch Đồng Tháp Được Tính Theo 3 Phương Án
- Dự Báo Doanh Thu Xã Hội Từ Du Lịch Đồng Tháp Đến Năm 2020
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.3.1.4. Thu nhập bình quân đầu người của lao động trong ngành du lịch
Thu nhập bình quân đầu người của Đồng Tháp tăng khá nhanh. Tuy nhiên vẫn chỉ bằng khoảng 75,5% của vùng đồng bằng sông Cửu Long (540 USD). Đời sống cư dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao (năm 2008, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/hộ; nhưng chênh lệch thu nhập giữa 10% nhóm người giàu và 10% nhóm người nghèo nhất là 13,5 lần). Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm từ 13,59% năm 2005 xuống còn 7% năm 2008 và 5,69% năm 2009. Năm 2005 có 73,6% dân số nông nghiệp nhưng chỉ tạo ra 58,1% GDP, cho thấy nhu cầu phát triển nhanh hơn khu vực 1 cũng như chuyển dịch dân số và lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ.
Trong đó thì lao động phục vụ cho ngành du lịch hiện nay có thu nhận bình quân đầu người chưa cao chỉ khoảng 150 USD, đó là chưa tính đến một lực lượng không nhỏ số lao động gián tiếp, lao động mùa vụ thì thu nhập càng thấp hơn.
Với thu nhập như vậy thì hoạt động của ngành du lịch hiện nay vẫn chưa tạo nên được động lực nhằm thu hút lao động du lịch mà đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Từ đó, lại càng làm cho quá trình khai thác và phát triển du lịch gặp rất nhiều khó khăn, khai thác nhưng chưa đảm bảo sự duy trì, bảo tồn và phát huy nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về du lịch của tỉnh.
2.3.1.5. Góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Bảng 2.7. Cơ cấu kinh tế tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010
Đơn vị: %
2000 | 2005 | 2008 | 2009 | 2010 | |
Nông nghiệp | 62,23 | 58,12 | 55,58 | 51,76 | 49,04 |
Công nghiệp | 11,94 | 15,21 | 19,15 | 21,39 | 22,85 |
Dịch vụ | 25,83 | 26,67 | 25,27 | 26,85 | 28,12 |
Tỉ lệ GDP du lịch so với dịch vụ | 0,92 | 1,53 | 1,15 | 0,54 | 0,47 |
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp vốn là một tỉnh nông nghiệp lâu đời với sản lượng hàng năm thuộc vào loại các tỉnh đứng đầu cả nước, là một trong những tỉnh trọng điểm về lương thực của đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Hòa cùng xu thế phát triển chung thì sự chuyển dịnh về cơ cấu kinh của tỉnh là một tất yếu; chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỉ ngành nông nghiệp.
Qua bảng số liệu ở trên cũng đã chứng, minh rõ cho điều này, tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngày càng giảm qua các năm từ 2000 đến 2010 (giảm từ 62,23% năm 2000 xuống còn 49,04% năm 2010) nhưng vẫn giữ vị thế cao trong cơ cấu.
Bên cạnh đó là sự thay đổi nhanh của ngành công nghiệp, tăng nhanh từ 2000 đến 2010 (từ 11,94% năm 2000 tăng lên 22,85% năm 2010). Trong khi đó thì ngành dịch vụ - thương mại thì có tăng không đáng kể. Ngành du lịch thì chiếm tỉ trọng rất nhỏ (năm 2010 chiếm 0,47% so với các ngành dịch vụ - thương mại). Những đóng góp này chưa tạo nên nét nổi bật trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng đây là xu thế chung và những đóng góp của ngành hiện nay cũng đang từng bước được nâng lên góp phần chuyển dịch cơ cấu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Đồng Tháp.
2.3.2. Lợi ích văn hóa – xã hội
2.3.2.1. Giải quyết việc làm
Số lao động hoạt động trong nông nghiệp luôn chiếm một tỉ lệ rất cao (trên 70%), cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật vào nông nghiệp đã và đang thúc đẩy sự phân công lao động, Lao động đang có xu hướng chuyển từ hoạt động nông nghiệp sang các lĩnh khác, trong đó có dịch vụ.
Thêm vào đó, các hoạt động du lịch tỉnh Đồng Tháp phần lớn có tính thời vụ; khách du lịch đến đây chủ yếu là hành hương, cúng lễ, phần khác thì tham quan du lịch. Cho nên đây là điều kiện hết sức thuận lợi để khai thác thời gian nông nhàn.
Mặt khác, du lịch phát triển còn là điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống, như nghề trồng hoa kiểng (Sa Đéc), nghề làm bột, nghề làm bánh, làm nem, nghề dệt chiếu, nghề đóng xuồng, … Đây đều là những sản phẩm hết sức độc đáo góp phần thu hút sự hiếu kì của du khách.
Hoạt động du lịch càng phát triển thì nhu cầu lao động càng lớn, vì ngoài lực lượng phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch còn cần thêm một lực lượng lao động gián tiếp xuất hiện và mất đi cùng với thời vụ của hoạt động du lịch (tính bình quân cứ 1 lao động trực tiếp thì cần có 2,2 lao động gián tiếp).
Như vậy, việc phát triển du lịch của tỉnh đã góp phần giải quyết việc làm cho phần lớn lao động, đặc biệt lao động nông thôn, tăng thu nhập đồng thời cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân ở địa phương.
2.3.2.2. Gia tăng phúc lợi cho cộng đồng địa phương
Việc phát triển du lịch của tỉnh nói chung, của từng khu, địa điểm du lịch nói riêng trong thời gan qua đã có những tác động nhất định làm thay đổi tới các khu vực có hoạt động du lịch.
Hoạt động du lịch là hoạt động phức tạp nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, cho nên các điều kiện phục vụ du lịch cũng phải thỏa mãn được các nhu cầu đó. Chính vì thế, khi du lịch phát triển sẽ kéo theo các hoạt động dịch vụ khác cũng phát triển, như đường sá, thông tin liên lạc, thương mại, …
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc là khi hiệu quả kinh doanh du lịch được nâng cao thì đó cũng là điều kiện gia tăng các phúc lợi cho cộng đồng địa phương. Du lịch phát triển không chỉ đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà còn có những đóng góp đáng kể đến phúc lợi của cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và cả chất lượng cuộc sống của người dân, của cộng động.
2.3.2.3. Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa
Một trong những tiềm năng quan trọng cho việc phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp chính là hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa. Đây là nơi có truyền thống văn
hóa, lịch sử, cách mạng khá đặc sắc đã tạo nên điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa, tham quan, nghiên cứu, …
Hiện nay, tỉnh có 14 di tích cấp quốc gia, trong đó có 1 di tích vừa được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt (khu di tích Gò Tháp) và 52 di tích cấp tỉnh. Hệ thống các di tích này đã và đang được khai thác phục vụ du lịch.
Trong những năm qua, song song với quá trình khai thác đó thì công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tích cực góp phần hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội. Hàng loạt các di tích lịch sử - văn hóa đã được tu bổ, tôn tạo.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, như việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa gắn kết được với phát triển du lịch bền vững, chưa tạo được điểm nhấn trong khai thác phục vụ du lịch.
Vì vậy, đi đôi với phát triển du lịch đó là việc bảo tồn các giá trị, di tích lịch sử - văn hóa; không chỉ có bảo tồn mà còn phải phát huy các di tích. Muốn vậy thì công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức không chỉ cho người kinh doanh du lịch, cho người dân địa phương mà cả cho khách du lịch nhằm hiểu và khai thác hợp lí hệ thống các di tích trong phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2.3.3. Bảo tồn môi trường
2.3.3.1. Bảo tồn các vườn quốc gia (sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học)
Hoạt động du lịch đã và đang có những bước phát triển, tăng dần sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch qua các điểm du lịch xanh, đó cũng đồng thời là hướng đi trong tương lai của du lịch Đồng Tháp. Phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái, du khảo văn hóa; hình thành các cụm du lịch như cửa khẩu biên giới, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc; các khu du lịch như khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, khu du lịch Xẻo Quýt, khu di tích Gò Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim. Chính các
hoạt động này đã và đang có những tác động đến sự đa dạng sinh thái và đa dạng sinh học tại điểm tham quan nói riêng và ở Đồng Tháp nói chung.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển và định hướng phát triển theo hướng công nghiệp, đô thị thì các sinh cảnh tự nhiên, quần cư của các loài động vật hoang dã đã và đang bị thay thế dần bởi các hệ sinh cảnh nhân tạo. Vì vậy, việc mở rộng quần cư cho các loài động vật hoang dã là một việc làm vô cùng khó khăn.
Vườn quốc gia Tràm Chim :
Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trọn trên huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp; nằm ở hạ lưu sông Mê Công và trung tâm Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền khoảng 25km về phía Tây. Diện tích khoảng 7.313 ha.
Đây là một vùng thấp trũng (cao khoảng 2,3m nơi cao nhất, nơi tháp nhất cao khoảng 0,4m so với mực nước biển tây Nam Bộ), với nhiệt độ quanh năm khá cao khoảng 270C.
Chức năng: Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long thành một chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước vùng lụt kín Đồng Tháp Mười.
Bảo tồn những giá trị độc đáo về lịch sử, văn hóa và nghiên cứu khai thác hợp lí hệ sinh thái của vùng vì lợi ích của quốc gia và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh
Giá trị của khu vực: Vườn quốc gia Tràm Chim là nơi bảo tồn nhiều loại chim của thế giới như Sếu đầu đỏ (Grus antogone), Ngan cánh trắng (Cairina scutulata), Công đất (Houbaropsis bengalensis), Cò thìa (Platalea minor), Già đẫy lớn (Leptoptilos dubius), … và các loài động vật hoang dã khác của thế giới và Việt Nam.
Đây cũng là khu bảo tồn đất ngập nước phèn vùng Đồng Tháp Mười quan trọng của Việt Nam.
Có giá trị lịch sử gắn liền với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Là điểm du lịch sinh thái quan trọng của tỉnh, của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả Việt Nam đã và đang được khai thác mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể không chỉ cho du lịch mà còn đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đây là nơi được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, tập hợp thành cơ sở dữ liệu quan trọng và chính xác cho việc đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học của vùng Đồng Tháp Mười và đóng góp dữ liệu đa dạng sinh học cho đồng bằng sông Cửu Long.
Do có diện tích rộng lớn nên đây là điểm quần cư then chốt trong hành lang di cư của các loài động vật hoang dã, nhất là chim.
Đây còn là nơi góp phần điều hòa môi trường không khí, thấm lọc và cải thiện môi trường nước.
Khu di tích lịch sử Xẻo Quýt :
Khu di tích lịch sử Xẻo Quýt được công nhận là di tích văn hóa năm 1994, thuộc địa phận huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tổng diện tích là 43,17ha trên đất phèn tiềm tàng. Phần khuôn viên khu di tích được ngăn cách với ruộng lúa bên ngoài bằng các tuyến đê bao với chiều dài 1.715m. Các tuyến đê bao này vừa là ranh giới vừa được dùng để giữ nước phòng chống cháy cho thảm thực vật bên trong khu di tích.
Hệ thực vật của khu bao gồm 170 loài thực vật, trong đó 157 loài thực vật hoang dại thuộc 58 họ, như khuyết thực vật (Pteridophyta) có 7 loài, song tử diệp (Dicotyledonae) có 92 loài và đơn tử diệp (Monocotylenae) có 58 loài, … Thảm thực vật có độ che phủ thấp và bao gồm các loài thực vật thủy sinh như Rau tràng (Nymhoides indicum), lục bình (Eichhornia crassipes), … trong đó với ưu thế của các đại diện như Tràm (Melaleuca cajuputi), gáo (Nauclea orientalis), sậy (Phragmites vallatoria), trâm bầu (Combretum acuminatum), sen (Nelumbo nucifera), súng (Nymphaea rubra), … đặc biệt là những cây tràm với tuổi thọ trên 30 năm.
Hệ động vật của khu có 200 loài thuộc 77 họ của ngành động vật có xương sống, trong đó có 13 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như trăn mốc (Python
molurus), rắn hổ trâu (Ptyas mucosus), rái cá (Lutra perspicillata), rùa hộp (Cuora amboinensis), …
Giá trị của khu vực: Đây là khu bảo tồn khu di tích có ý nghĩa lịch sử quan trọng, là khu căn cứ Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là tỉnh Đồng Tháp) trong kháng chiến chống Mỹ.
Là nơi bảo tồn các loài cây tràm thuần chủng với những cây tràm cổ thụ.
Là quần cư còn tồn tại cây Thủy trang (hydrocera trifolia) đang có nguy cơ biến mất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đây cũng là điểm quần cư then chốt trong hành lang di cư của các loài động vật hoang dã, nhất là chim.
Là một trong những điểm du lịch sinh thái chính của tỉnh Đồng Tháp cũng như Việt Nam đang được khai thác nhằm mang lại những hiệu quả tích cực không chỉ trong phát triển kinh tế mà còn cả trong việc bảo tồn sự đa dạng sinh học nơi đây.
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng :
Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng thuộc huyện Cao Lãnh, nằm cách trung tâm thành phố Cao Lãnh khoảng 15km. Khu du lịch sinh thái này hình thành trên cơ sở rừng tràm Gáo Giồng. Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập năm 1985 với diện tích 1.657ha.
Trước đây, khu vực rừng tràm Gáo Giồng là một vùng đất hoang hóa, nhiễm phèn nặng, chủ yếu là các đồng ngập nước, năng, lác cùng với các mảng tràm tự nhiên còn sót lại.
Thực hiện chủ trương khai phá Đồng Tháp Mười, huyện Cao Lãnh đã tiến hành khai phá và chỉ đạo trồng tràm nhằm mục đích bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng tràm hình thành tạo thành các mảng quần cư và các con kênh được đào đắp dẫn nguồn nước ngọt, đã làm cho khu hệ cá ở đây trở nên phong phú hơn, nhiều loài thực vật thủy sinh, phiêu sinh phát triển làm hình thành nên một hệ sinh thái rừng trên đất ngập nước và đây còn là môi trường thích hợp cho nhiều loài động vật