Phát triển nhanh ngành du lịch Đồng Tháp trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài, nhưng phải dựa trên những quan điểm phát triển sau:
Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển du lịch Đồng Tháp theo hướng du lịch văn hóa, cảnh quan môi trường sinh thái. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại tránh du nhập những văn hóa độc hại, giữ gìn, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc.
Với quan điểm trên, trong định hướng phát triển du lịch, phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, trên cơ sở giáo dục nâng cao nhận thức, cải thiện môi trường sống, tạo thêm việc làm, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư địa phương.
Xây dựng cơ chế quản lí phù hợp sao cho việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên, nhân văn mà môi trường, cảnh quan các thắng cảnh, các khu du lịch, khu di tích lịch sử, văn hóa không bị xâm hại. Có biện pháp tổ chức, quản lí chặt chẽ để ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực từ các hoạt động du lịch mang lại đối với môi trường văn hóa xã hội địa phương.
Phát triển du lịch phải dựa trên phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành
Cần có nhận thức đúng đắn về phát triển du lịch trong tất cả các cấp, các ngành từ đó có sự chỉ đạo phối hợp chặt chẽ để đưa việc phát triển du lịch trở thành nhiệm vụ chung của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi người dân Đồng Tháp. Có như thế mới thúc đẩy được du lịch Đồng Tháp phát triển để đạt được mục tiêu đề ra.
Phát triển du lịch Đồng Tháp phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với quy hoạch của vùng và du lịch các tỉnh bạn
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Vì vậy, phát triển du lịch phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và phải được đặt trong mối liên hệ chặt với quy hoạch của vùng Đông Nam Bộ - Nam Bộ và các tỉnh bạn, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm du lịch của vùng và các tỉnh lân
cận. Đây là thị trường khách to lớn, mang tính chiến lược để du lịch Đồng Tháp có nguồn khách thường xuyên và ổn định.
Phát triển du lịch phải gắn với bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội
Quy hoạch phát triển du lịch phải bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội, quan điểm trên cần được quán triệt trong việc đưa ra các đề xuất định hướng chiến lược, các giải pháp về tổ chức quản lí, phát triển du lịch, trong thiết kế quy hoạch không gian du lịch trên cơ sở phân tích đánh giá thị trường và quản cáo xúc tiến du lịch.
3.1.2. Các chỉ tiêu dự báo
3.1.2.1. Cơ sở để dự báo
Dự báo mức độ tăng trưởng của ngành du lịch Đồng Tháp trong những năm tới được dựa trên những căn cứ cụ thể sau:
- Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; trong đó du lịch được đánh giá là ngành kinh tế quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Căn cứ vào báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2000 – 2005 và 2005 - 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp 5 năm 2010 – 2015.
- Căn cứ vào Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp (nhiệm kì 2010 – 2015).
- Căn cứ vào vị trí của Đồng Tháp trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, cũng như trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020.
- Căn cứ vào tiềm năng du lịch của tỉnh (vị trí địa lý, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn).
- Căn cứ vào hiện trạng mức độ tăng trưởng của dòng khách quốc tế và nội địa đến Đồng Tháp nói riêng và cả nước nói chung, vào hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
- Căn cứ vào xu hướng thị trường của dòng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020” đã được Chính phủ phê duyệt.
- Căn cứ vào dòng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh và vùng trong Đồng bằng sông Cửu Long trong “Quy hoạch Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020”.
- Chiến lược phát triển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
- Căn cứ vào các dự án đầu tư về du lịch và các ngành liên quan đến du lịch ở Đồng Tháp và các tỉnh phụ cận đã được cấp giấy phép và các dự án trong kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.
3.1.2.2. Dự báo mức độ tăng trưởng của du lịch Đồng Tháp được tính theo 3 phương án
Phương án 1 (phương án thấp): Phương án này được tính toán dựa trên tốc độ phát triển như hiện nay của ngành du lịch Đồng Tháp. Phương án này có khả năng đạt được ngay cả khi không có tác động lớn trong lĩnh vực đầu tư. Tuy nhiên, phương án này chưa phù hợp với định hướng phát triển du lịch của cả nước, cũng như với định hướng chiến lược phát triền kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020; chính vì vậy phương án này được đưa ra để tham khảo.
Phương án 2 (phương án chọn): Được tính toán với tốc độ tăng trưởng cao hơn hiện nay và dựa trên định hướng phát triển du lịch của cả nước và vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020; đồng thời dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đến năm 2020. Phương án này phù hợp với xu thuế phát triển chung và đáp ứng được hai yêu cầu lớn nêu trên nên được chọn làm phương án chủ đạo để tính toán. Tuy nhiên, phương án này cần phải có sự đầu tư tương đối đồng bộ vào kết cấu hạ tầng, sơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các khu vui
chơi – giải trí – thể thao, các cơ sở dịch vụ du lịch khác, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch, …
Phương án 3 (phương án cao): Được tính toán với tốc độ phát triển cao hơn phương án 2 và phù hợp với phương án cao của quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam và quy hoạch du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm 2020. Phương án này có nhiều khả năng đạt được trong điều kiện thuận lợi của mối quan hệ quốc tế và khả năng cho việc đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt đầu tư vào khu du lịch tổng hợp, …
3.1.2.3. Các chỉ tiêu cụ thể: các chỉ tiêu này được thực hiện theo phương án chọn
Dự báo về khách du lịch:
- Khách du lịch quốc tế:
Đối tượng khách này đến Đồng Tháp bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng chủ yếu là theo đường bộ từ thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm phân phối khách lớn nhất ở phía Nam. Hiện nay số khách quốc tế đến Đồng Tháp đạt tốc độ tăng trưởng khá.
Năm 2010 số khách du lịch quốc tế đi trong ngày (khách tham quan) đến Đồng Tháp là 20.000 lượt, chiếm tỷ lệ thấp. Chủ yếu là đến tham quan, du lịch sinh thái, tìm hiểu tự nhiên, đa dạng sinh học, tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nghỉ dưỡng, …Số khách quốc tế nghỉ qua đêm tại Đồng Tháp còn chiếm tỷ lệ thấp.
- Khách du lịch nội địa:
Khách nội địa đến Đồng Tháp cũng chủ yếu là đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phí Nam với mục đích lễ hội, tín ngưỡng, du lịch sinh thái, tham quan các di tích lịch sử, công vụ, … Ngoài ra còn một bộ phận dân Đồng Tháp cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần. Chủ yếu là tham quan khu di tích Gò Tháp, khu mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và khu du lịch Xẻo Quýt, khu sinh thái Gáo Giồng, …
Theo phân tích và tính toán, có thể dự báo tốc độ tăng trưởng và lượng khách đến Đồng Tháp đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Đồng Tháp năm 2020.
Đơn vị | 2020 | ||
Tổng số lượt khách đến | Nghìn | 2.952,9 | |
Tổng số khách tham quan, trong đó: | Nghìn | 2.595,4 | |
- Khách tham quan quốc tế | Nghìn | 116,8 | |
- Khách tham quan nội địa | Nghìn | 2.478,6 | |
Tồng số khách lưu trú, trong đó: | Nghìn | 357,5 | |
Khách Quốc tế | Tổng số lượt khách | Nghìn | 39,3 |
Ngày lưu trú trung bình | Ngày | 2,0 | |
Tồng số ngày khách | Ngày | 78,7 | |
Khách Nội địa | Tổng số lượt khách | Nghìn | 318,1 |
Ngày lưu trú trung bình | Ngày | 1,8 | |
Tồng số ngày khách | Ngày | 572,6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Du Khách Quốc Tế Và Nội Địa Giai Đoạn 2001 – 2010
- Đóng Góp Của Du Lịch Trong Gdp Của Tỉnh Đồng Tháp
- Giảm Thiểu Ô Nhiễm Môi Trường Không Khí; Môi Trường Nước; Đất
- Dự Báo Doanh Thu Xã Hội Từ Du Lịch Đồng Tháp Đến Năm 2020
- Kiện Toàn Hệ Thống Quản Lý Nhà Nước Về Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh
- Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 17
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.
Bảng 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách du lịch đến Đồng Tháp thời kì 2010 – 2020
Đơn vị: %
2010 - 2020 | ||
Quốc tế | Khách tham quan | 9,0 |
Khách lưu trú | 9,5 | |
Nội địa | Khách tham quan | 8,0 |
Khách lưu trú | 10,5 |
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.
Dự báo về nhu cầu khách sạn
Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Đồng Tháp từ nay đến năm 2020, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn là một yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có liên quan chặt chẽ với số lượng khách và ngày lưu trú trung bình, với công suất sử dụng phòng trung bình, số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau:
Số phòng cần có =
(số lượt khách) x (số ngày lưu trú trung bình)
(365 ngày x (công suất sử dụng x (hệ số sử dụng trong năm) phòng trung bình năm) chung phòng)
Số ngày lưu trú trung bình hiện nay của khách du lịch ở Đồng Tháp còn thấp chỉ đạt 1,7 ngày đối với khách quốc tế và 1,6 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên. Năm 2020 các con số tương ứng là 2,0 ngày và 1,8 ngày.
Công suất sử dụng trung bình năm của các khách sạn ở Đồng Tháp hiện nay đạt 51,4%. Việc nâng cao công suất sử dụng phòng khách sạn ở Đồng Tháp có ý nghĩa rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Đây là nhiệm vụ phấn đấu của toàn ngành để các hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng ở Đồng Tháp đạt hiệu quả cao. Dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình hàng năm sẽ đạt 70%.
Theo xu hướng hiện nay, hệ số sử dụng chung phòng của khách quốc tế vào khoảng 1,7 và có xu hướng giảm tới 1,5 vào năm 2015 – 2020. Hệ số tương ứng đối với khách nội địa vào các năm 2010, 2015 và 2020 là 1,7. Theo phân tích và tính toán như trên, có thể dự báo nhu cầu khách sạn của Đồng Tháp đến năm 2020 như sau:
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu khách sạn của Đồng Tháp đến năm 2020
Đơn vị tính: Phòng
Nhu cầu khách sạn | 2020 | |
Phương án chọn | Nhu cầu cho khách quốc tế | 200 |
Nhu cầu cho khách nội địa | 1300 | |
Tổng cộng | 1500 | |
Công suất sử dụng phòng trung bình năm (%) | 70 |
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.
Dự báo về nguồn nhân lực du lịch
Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân trên một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,5 – 2,0 lao động trực tiếp; cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (một lao động trực tiếp kèm theo 2,2 lao động gián tiếp), các tính toán về nhu cầu lao động cần thiết cho ngành du lịch Đồng Tháp giai đoạn 2010 – 2020 được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020
Đơn vị : Người
2020 | |
Lao động trực tiếp trong du lịch | 2.250 |
Lao động gián tiếpkèm theo | 4.950 |
Tồng cộng: | 7.200 |
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.
Dự báo về doanh thu từ du lịch
Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú và ăn uống; từ vận chuyển du lịch (của các công ty lữ hành…); từ bán hàng hóa lưu niệm và các dịch vụ khác, … Trên thực tế, tất cả các khoản thu từ khách du lịch không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn do nhiều ngành khác có tham gia các hoạt động du lịch thu. Ngoài ra còn một số ngành dịch vụ khác không những chỉ phục vụ người dân địa phương mà còn phục vụ cho cả khách du lịch (Ví dụ: dịch vụ y tế, ngân hàng, bưu điện, phim ảnh, giao thông công cộng, ...). Trong trường hợp này, một phần chi tiêu của khách du lịch do các ngành khác trực tiếp thu. Ở các nước có hệ thống thống kê hoàn chỉnh thì tất cả các khoản thu từ khách du lịch (cho dù các khoản thu này không phải do ngành du lịch trực tiếp thu) đều được thống kê cho ngành du lịch và khoản thu nhập này được gọi là thu nhập du lịch hay thu nhập xã hội từ du lịch.
Tuy nhiên, ở nước ta hệ thống thống kê chưa được hoàn chỉnh nên toàn bộ các khoản chi trả của khách du lịch bị phân tán, chưa tập trung về một mối. Chính
vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế nói chung còn thấp. Điều này giải thích tại sao mức chi tiêu trung bình thực tế của khách du lịch ở các địa phương thường cao hơn số liệu thống kê khá nhiều. Nguyên nhân là do các tỉnh chỉ thống kê được mức chi tiêu của khách do ngành du lịch thu. Qua điều tra cho thấy mức chi tiêu trung bình ngày của khách du lịch quốc tế ở Việt Nam là khoảng 70 – 100 USD. Căn cứ mặt bằng chung của cả nước, ước tính hiện nay trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu ở Đồng Tháp khoảng 30 USD nếu nghỉ qua đêm và khoảng 5 USD nếu đi trong ngày; một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 15 USD nếu sử dụng dịch vụ lưu trú và 3 USD nếu là khách tham quan.
Trong những năm tới khi có đầu tư xây dựng các điểm, khu du lịch như: Làng hoa kiểng Tân Quy Đông, công viên vui chơi giải trí Sa Đéc, Khu du lịch Xẻo Quýt, Tràm Chim, khu cầu Bắc Cao Lãnh, … các sản phẩm du lịch sẽ phong phú đa dạng, chất lượng không ngừng cải thiện và nâng cao sẽ có sức thu hút ngày càng nhiều khách du lịch. Chính vì lẽ đó mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần nâng lên cùng với sự gia tăng ngày lưu trú của khách. Dự kiến mức chi tiêu trung bình một ngày của một khách đến Đồng Tháp như sau:
Bảng 3.5. Dự báo chi tiêu trung bình một ngày của một du khách đến Đồng Tháp
Khách lưu trú | Khách tham quan | |||
Khách quốc tế | Khách nội địa | Khách quốc tế | Khách nội địa | |
2011 – 2020 | 120USD | 60USD | 30USD | 15USD |
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.
Như vậy tổng doanh thu của ngành du lịch Đồng Tháp thời kì 2010 – 2020 được tính toán và trình bày ở bảng sau: