làm việc, cũng như tự trau dồi trình độ ngoại ngữ để qua đó nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Chỉ có như vậy thì những người làm việc trong ngành du lịch mới có thể có cơ sở để tận dụng những điều kiện thuận lợi và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành kinh tế du lịch, đồng thời giúp phát triển kinh tế du lịch bền vững hơn do có nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, có sự sáng tạo và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của hoàn cảnh.
4.5.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch
Cùng với những giải pháp trên để phát triển kinh tế du lịch tại nước CHDCND Lào, thời gian tới đòi hỏi cần thực hiện giải pháp về phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Trong đó cụ thể là:
Một là, phát huy tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch.
Để có thể giúp cho mỗi người đóng góp được công sức dựa trên năng lực, khả năng của bản thân, đòi hỏi mỗi người trước hết cần đảm bảo phát huy được tính tích cực của bản thân mình, đây là một giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế du lịch. Những năm tới các cơ quan, đơn vị trong ngành kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào cần phát huy tính tích cực của nhân tố con người để có thể qua đó giúp cho lĩnh vực kinh tế du lịch phát triển. Điều này cần được mỗi người nhận thức rõ và thực hiện trước hết ở việc tích cực học tập các kiến thức chuyên môn, các kỹ năng trong ngành du lịch cũng như tích cực bồi dưỡng ngoại ngữ và quảng bá sản phẩm du lịch. Ngoài ra, mỗi người cũng cần tích cực truyền thông về các địa điểm du lịch, những nét đặc sắc cũng như các sản phẩm du lịch đặc thù thông qua các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước để góp phần nhỏ vào việc tăng cường tuyền truyền cho du lịch Lào đến với bạn bè trong và ngoài nước. Mặt khác, để phát huy tính tích cực của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch thì mỗi người cũng cần tích cực đóng góp công sức, sự sáng tạo của mình vào hoạt động chung của kinh tế du lịch để nhằm duy trì sự tăng trưởng của ngành trong bối cảnh nhu cầu sử dụng tiếp cận các dịch vụ du lịch trong nước sẽ đối mặt với những khó khăn không nhỏ trong tương lai.
Hai là, phát huy tính chủ động của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch.
155
Bên cạnh tính tích cực thì việc phát huy tính chủ động của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch cũng là giải pháp khá quan trọng để giúp phát huy được khả năng của mỗi người trong quá trình tham gia thực hiện các công việc, nhiệm vụ của mình trong thực tiễn. Tính chủ động của nhân tố con người thể hiện ở việc mỗi người chủ động tìm hiểu về thực trạng phát triển ngành kinh tế du lịch trong và ngoài nước để nắm bắt nhanh chóng các xu hướng, các sản phẩm du lịch đã được thực hiện trong thực tiễn. Đồng thời, tính chủ động còn thể hiện ở việc mỗi người chủ động đề xuất những ý tưởng mới, những đóng góp đối với các cơ quan, đơn vị trong các lĩnh vực, vấn đề cụ thể nhằm hướng đến mục đích chung của cả nước về phát triển kinh tế du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Đẩy Mạnh Dân Chủ Hóa Nhằm Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Tiếp Tục Đẩy Mạnh Công Tác Phòng Chống Tham Nhũng, Lãng Phí Nhằm Phát Huy Nhân Tố Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Bố Trí, Sắp Xếp Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế Du Lịch
- Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 22
- Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 23
- Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 24
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
Đặc biệt, với tình hình du lịch nói chung bị ảnh hưởng và kinh tế du lịch cũng bị tác động không nhỏ do dịch Covid-19, do vậy, để có thể phục hồi và thu được kết quả như mong muốn thì những người làm việc trong lĩnh vực kinh tế du lịch, đặc biệt là những cán bộ, những người lãnh đạo, quản lý, những người xây dựng, thực thi chính sách đều cần chủ động thích nghi với những thay đổi của bối cảnh để có thể tìm ra được cách thức thúc đẩy, kích cầu du lịch qua đó phát triển ngành kinh tế du lịch đạt được hiệu quả cao trong thời gian tới.
Ba là, phát huy sự sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch.
Kinh tế nói chung, cũng như kinh tế du lịch nói riêng là ngành có sự thay đổi và cạnh tranh vô cùng lớn không chỉ ở phạm vi trong mà còn ở ngoài nước, do vậy đòi hỏi tính sáng tạo trong việc thực hiện các công việc cũng như tạo ra các sản phẩm du lịch. Đồng thời, trong giai đoạn hội nhập quốc tế, trong bối cảnh, điều kiện, tâm lý khách hàng, công nghệ truyền thông du lịch như hiện nay thì sự sáng tạo chính là nhân tố quan trọng nhất giúp cho ngành kinh tế du lịch của nước CHDCND Lào có thể cạnh tranh, cũng như có những nét riêng biệt, qua đó thu được giá trị cao hơn. Do đó, phát triển kinh tế du lịch trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ IX cũng như chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030 đòi hỏi cần phát huy sự sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch.
Sự sáng tạo này cần thể hiện qua tất cả các lĩnh vực của ngành kinh tế du lịch, trong đó những người tham gia vào ngành du lịch lữ hành, vận tải du khách, lưu trú du lịch và các dịch vụ du lịch khác đều cần đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như những điều kiện thuận lợi, khó khăn, những đặc
thù riêng biệt để qua đó sáng tạo ra các sản phẩm trong phát triển kinh tế du lịch để đem lại lợi nhuận cao nhất. Điều này có thể nhận thấy qua việc tổ chức các tour du lịch sống cùng thiên nhiên, cũng như du lịch trên cây - những sản phẩm du lịch đặc sắc, sáng tạo ở nước CHDCND Lào thời gian vừa qua. Do vậy, phát huy nhân tố con người cần hướng đến việc thúc đẩy mỗi người có những sáng tạo hữu ích để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào một cách bền vững.
Tất cả các giải pháp nêu trên là những giải pháp căn bản nhất để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch dựa trên căn cứ khảo sát, phân tích thực trạng trong quá trình nghiên cứu của tác giả luận án. Đồng thời, để giải quyết tốt vấn đề này, đòi hỏi chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp vì các nội dung này có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào.
Tiểu kết chương 4
Từ cơ sở lý luận, cũng như thực trạng đã được làm rõ trong Chương 2 và Chương 3 của luận án, trong Chương 4 tác giả tập trung đề xuất một số nhóm giải pháp chính nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới. Trong đó tác giả đã đưa ra và phân tích một số nhóm giải pháp cơ bản đó là: (1) Nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (2) Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (3) Tạo môi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (4) Sử dụng hiệu quả, hợp lý nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; (5) Nâng cao ý thức tự rèn luyện, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Những nhóm giải pháp này là những nhóm giải pháp cơ bản nhất, có mối quan hệ mật thiết với nhau, qua đó phát huy nhân tố con người để thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch bền vững trong thời gian tới. Đồng thời việc làm rõ những giải pháp này sẽ góp phần giúp tác giả hoàn thành được mục đích, cũng như nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích những vấn đề cơ sở lý luận cũng như thực tiễn trong luận án chúng ta có thể thấy rõ rằng, phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào bắt nguồn từ những quan điểm nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Chủ tịch Kaysone Phomvihane, cũng như của Đảng NDCM Lào về vấn đề con người, phát huy nhân tố con người. Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào luôn quan tâm đến việc phát huy nhân tố con người nói chung, cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch nói riêng. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay công tác đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng và xây dựng môi trường tạo động lực cho việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch đã đạt được những thành tựu khá quan trọng qua đó đã góp phần vào việc thúc đẩy lĩnh vực du lịch - dịch vụ phát triển, đóng góp nhiều hơn vào thành quả chung của đất nước. Tuy vậy, cùng với những thành tựu trên, thực tiễn đã chỉ cho thấy cũng còn một số hạn chế đòi hỏi cần phải quan tâm giải quyết trong giai đoạn thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ IX của nước CHDCND Lào thời gian tới.
Giai đoạn tới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư sẽ có những tác động to lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào. Điều này đặt ra yêu cầu cần xây dựng được nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực có đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu và phát huy được năng lực của nguồn lực này để đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện hai mục tiêu chiến lược của nước CHDCND Lào là xây dựng và phát triển đất nước theo hướng xanh và bền vững. Do đó, việc phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới tiếp tục được xem là một trong những lĩnh vực trọng tâm được Nhà nước Lào quan tâm đầu tư, coi trọng và được xem là một trong những động lực góp phần phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực và nâng cao đời sống của nhân dân. Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế của nước CHDCND Lào nói chung và với ngành kinh tế du lịch nói riêng đã đặt ra những đòi hỏi cao đối với việc xây dựng các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người để qua đó phát huy sức sáng tạo, trí tuệ và khả năng của con người Lào trong việc thiết kế, xây dựng các kế hoạch nhằm gắn kết du lịch với các lĩnh vực khác trong tổng thể nền linh tế. Bên cạnh đó, so với các nước khác trong khu vực, nước CHDCND Lào cũng có
những lợi thế nhất định về văn hóa truyền thống đặc sắc của 50 dân tộc thiểu số, vị trí trung tâm, con người thân thiện và phong cảnh thiên nhiên đáp ứng tốt các nhu cầu nghỉ dưỡng đối với du khách. Để tranh thủ được những lợi thế đó trong việc đề ra Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2026, hướng đến mục tiêu thoát khỏi danh sách các nước nghèo trong 5 năm tới và đạt được một số tiêu chí trong phát triển bền vững hướng đến năm 2030 đòi hỏi nước CHDCND Lào cần nhanh chóng đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực cũng như có các giải pháp để phát huy vai trò của họ đối với nền kinh tế - xã hội.
Với yêu cầu đó, để tiếp tục phát huy những thành tựu cũng như giải quyết những tồn tại đang đặt ra trong việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch trong những năm tới, tác giả luận án đã đề xuất thực hiện đồng bộ một số nhóm giải pháp chính để nâng cao hiệu quả công tác này, như nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào hiện nay; Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở cộng hoà dân chủ nhân dân lào hiện nay; Nhóm giải pháp tạo môi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch; Nhóm giải pháp sử dụng hiệu quả, hợp lý nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch và nhóm giải pháp nâng cao ý thức tự rèn luyện, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. Các giải pháp này có mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Việc giải quyết đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch những năm tới ở CHDCND Lào.
Tuy tác giả luận án "Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" đã hoàn thành được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong giới hạn nội dung nghiên cứu. Nhưng vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào còn những khía cạnh mà luận án chưa thể nghiên cứu, đề cập trong nội dung luận án. Trong đó tiêu biểu như các vấn đề về chủ thể thực hiện phát huy nhân tố con người, phương thức phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch, những yêu cầu mới đặt ra hiện nay về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào sau đại dịch Covid-19, ... là những nội dung nghiên cứu sinh sẽ phải quan tâm tìm hiểu, tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
1. Kham Pheth Sengsoulattana (2019), “Vai trò của ngành du lịch trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, Nghiên cứu Đông Nam Á, (11), tr.54-61.
2. Kham Pheth Sengsoulattana (2021), “Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Lào sau đại dịch Covid-19”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số chuyên đề quý IV), tr.171-176.
3. Kham Pheth Sengsoulattana (2021), “Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Lào sau đại dịch Covid-19” (Promoting the human factor in development of tourism in Laos after Covid-19 pandemic), Political Theory, p.80-86.
4. Kham Pheth Sengsoulattana (2021), “Đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Công thương, (16), tr.190-193, 195.
5. Kham Pheth Sengsoulattana (2021), “Đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” (Training and fostering human resources in the tourism economic development of Lao PDR), Tạp chí Công thương, (16), p.196-201.
6. KhamPheth Sengsoulattana (2021), “ສົ່ງເສີມອຸດສາຫະກຳການທ່ອງທ່ຽວ ເພື່ອຍູ້ແຮງ ການພັດທະນາສດຖະກິດ-ສັງຄົມ” (Phát huy ngành kinh tế du lịch trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội), Tạp chí A Lun may, (258), tr.35-42.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hồ Tú Bảo (2010), “Kinh tế tri thức ở Việt Nam”, Tạp chí Tia sáng, (64), tr.18-20.
2. Nguyễn Trọng Chuẩn (2016), “Nhân tố con người và văn hoá trong sự phát triển bền vững của đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (885), tr.39-44.
3. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Dương, Nguyễn Thị Thu Hoa (2014), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (23), tr.63-64.
6. Đoàn Nam Đàn (2016), “Sự phát triển nhận thức của Đảng về phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (6), tr.50-55.
7. Lê Quang Đăng - Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2017), “Bàn về khái niệm kinh tế du lịch: cần có một cách nhìn hoàn chỉnh”, http://www.dulichvatrainghiem.com/2017/12/ban-ve-khai-niem-kinh-te-du- lich-can-co.html, truy cập ngày 19/9/2019.
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (Chủ biên) (2005), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
9. Đặng Quang Định (2008), “Quan điểm của triết học Mác về lợi ích với tư cách động lực của lịch sử”, Tạp chí Triết học, (8), tr.36-39.
10. Phan Văn Đoàn (2016), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (242), tr.71-74.
11. Ngô Trung Hà (2011), “Đẩy mạnh liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp hướng tới bảo đảm chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch”, Tạp chí Giáo dục, (263), tr.12-14.
12. Nguyễn Sơn Hà (2016), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiện nay”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, (382), tr. 51-53.
13. Trần Thị Hồng Hạnh (2018), “Một số đề xuất đối với vấn đề nghiên cứu chính sách du lịch ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc gia, (4), tr.63-65.
14. Lê Quang Hoan (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành CNDVBC và CNDVLS, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15. Trần Thị Hợi (2015), Phát huy nhân tố con người từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến thực tiễn Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
16. Lê Phạm Hùng (2013), “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển ngành du lịch và vấn đề đặt ra đối với hệ thống đào tạo du lịch hiện nay”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (191), tr.51-53.
17. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thùy Trang (2015), “Quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (4), tr.46 - 50.
18. Hoàng Thị Lan Hương (2017), “Để tiếp tục đào tại nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao”, Tạp chí Cộng sản, (11), tr.41-45.
19. Vũ Thị Lan Hương (2018), “Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (9), tr.56 - 60.
20. Nguyễn Thị Thúy Hường (2016), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam trong cộng đồng ASEAN”, Tạp chí Giáo dục, (376), tr.10-13.
21. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ Chuyên ngành Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
22. Nguyễn Tùng Lâm (2013), “Mấy suy nghĩ về nhân tố con người trong triết lý phát triển của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (01), tr.65-70.
23. Nguyễn Hiền Lương (2016), “Quan điểm của Đảng về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (3), tr.3-11.
24. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (Chủ biên), Nguyễn Xuân Quý (dịch), Cao Tự Thanh (hiệu đính) (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Trần Hữu Nam (2011), “Đổi mới cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lục du lịch trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (165), tr.22-24.