Số Lượng Du Khách Quốc Tế Và Nội Địa Giai Đoạn 2001 – 2010


Ngoài ra còn có một số dự án đầu tư vào du lịch đang chờ phê duyệt như:

- Khu du lịch Gò Tháp: Đã có quy hoạch chi tiết được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt. Hiện đang lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

- Khu du lịch Cầu Bắc Cao Lãnh: Đã thông qua quy hoạch tổng thể, đang hoàn chỉnh thủ tục để trình Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt. Dự án nằm trong doanh mục kêu gọi đầu tư nước ngoài và ngoài tỉnh.

Nếu tất cả các dự án được triển khai và đi vào hoạt động là một thuận lợi rất lớn cho du lịch Đồng Tháp phát triển. Tuy nhiên các dự án trên còn thiếu cơ sở pháp lí, chưa nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được phê duyệt. Vì vậy, việc nghiên cứu đưa các dự án trên là việc làm hết sức cần thiết để hợp thức hóa các dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành, tạo tiền đề quan trọng thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2001 – 2010‌

2.3.1. Lợi ích kinh tế‌

2.3.1.1. Số lượng du khách quốc tế và nội địa giai đoạn 2001 – 2010

Khách du lịch đến Đồng Tháp chủ yếu là khách hành hương lễ hội và tham quan chiếm 77,6% (năm 2010) và số khách du lịch với mục đích này đề tăng dần qua các năm duy chỉ có năm 2007 lại giảm so với các năm khác (giảm 10.35% so với năm trước); còn khách du lịch chiếm tỉ lệ nhỏ khoảng 1/3 lượng khách, tuy nhiên lượng khách này lại tăng khá ổn dịnh qua các năm từ 2000 - 2010. Khách lưu trú qua đêm thì ngày càng tăng chiếm khoảng 44,6% (năm 2010), điều này là do hệ thống các dịch vụ phục vụ du lịch của tỉnh đã ngày càng được nâng cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách và đây cũng là một lợi thế hiện nay của tỉnh trong việc thu hút khách du lịch trở lại tỉnh Đồng Tháp; trong đó chủ yếu là khách nội địa còn người nước ngoài lưu lại qua đêm chiếm khoảng 0,6% mà thôi. Khách du lịch đến Đồng Tháp trong giai đoạn 2000 - 2010 nhìn chung đều tăng qua các năm, tuy nhiên lượng khách tăng không đều có năm tăng mạnh như năm 2008 tăng so với năm


trước 37,05% nhưng có năm lại giảm như năm 2007 (-2,63 so với năm trước) và năm 2010 (tăng 4,82% so với năm trước).


Bảng 2.4. Khách du lịch đến Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010



Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng lượt khách

Lượt

68.597

66.073

73.372

94.731

519.476

580.241

720.542

701.527

961.437

1.130.000

1.184.500

Tăng trưởng so với năm

trước

%






11,7

29,35

-2,63

37,05

17,53

4,82

1. Khách du lịch

Lượt

68.597

66.073

73.372

94.731

113.476

131.090

153.006

192,767

221.437

239.000

265.500

Tăng trưởng so với năm

trước

%


-3,68

11,05

29,11

19,78

15,52

16,72

25,99

14,87

7,93

11,09

Trong đó, khách quốc tế

Lượt

21.730

23.637

22.065

15.095

6.520

10.356

6.678

12.968

19.516

14.800

20.000

Tăng trưởng so với năm

trước

%


8,78

-6,65

-31,59

-56,8

58,83

-35,51

94,19

50,49

-24,16

35,14

2. Khách tham quan hành

hương

Lượt





406.000

449.151

567.536

508.760

740.000

891.000

919.000

Tăng trưởng so với năm

trước

%






10,63

26,35

-10,35

45,45

20,4

3,14

3. Số khách lưu trú

Người

47.910





412.268



505.401

513.660

528.270

Trong đó, khách quốc tế

Người

225





1.758



2.151

2.210

3.040

4. Số ngày lưu trú

Ngày

65.890





598.720



770.685

689.558

662.104

Trong đó, khách quốc tế

Ngày

346





680



709

642

498

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp và Sở Văn hóa, Thế thao và Du lịch


Nguồn khách du lịch của tỉnh chủ yếu đến từ trung tâm du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận trong vùng đồng bằng sông Cửu long cùng với khách nội tỉnh.Trong số khách du lịch đến Đồng Tháp thì chủ yếu là khách nội địa chiếm 92,5%, còn khách quốc tế thì chiếm tỉ lệ rất nhỏ 7,5% (năm 2010) với số lượng tăng giảm thất thường; đặc biệt các năm 2002, 2003, 2004, 2006, 2009 thì số khách quốc tế giảm nhanh, các năm còn lại đều tăng khá ổn định. Từ đó cũng làm cho tốc độ tăng trưởng cũng thay đổi nhanh chóng qua các năm. Việc mở rộng thị trường ra nước ngoài còn rất hạn chế, chủ yếu do các Công ty lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh đưa khách đến do mối quan hệ được xác lập trước đây. Công ty Cổ phần Du lịch thì chưa đủ sức vươn ra lập Văn phòng đại diện hoặc các chi nhánh để trực tiếp giao dịch, quảng bá sản phẩm của mình.

Biểu đồ 2.3. Hiện trạng khách du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 - 2010


Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm khách quốc tế là Các đơn vị liên 1

Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm khách quốc tế là:

- Các đơn vị liên kết hoạt động kinh doanh lữ hành hầu như đã “bỏ tour” đưa khách đến tham quan ở một số khu du lịch, như khu du lịch Xẻo Quýt, vì trong gần 1 năm các dịch vụ hỗ trợ tại khu du lịch Xẻo Quýt không được bổ sung và đổi mới, chỉ đơn thuần là tham quan khu di tích bằng đường bộ hoặc đường thủy bơi xuồng trong khu rừng tràm, chất lượng du lịch chưa cao (dịch vụ ăn uống), chưa có sự đồng nhất giữa Ban quản lý khu Di tích lịch sử Cách mạng và đơn vị khai thác dịch vụ du lịch.


- Đối với khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, dịch vụ cũng còn đơn điệu không khác gì khu du lịch Xẻo Quýt, cũng chỉ ăn uống, bơi xuồng … điểm khác nhau duy nhất là ở Xẻo Quýt được ngắm rừng tràm nguyên sinh và khu căn cứ cách mạng còn ở Gáo Giồng được ngắm rừng tràm mới tái tạo được sân chim. Ngay cả Vườn quốc gia Tràm Chim thì hoạt động khai thác du lịch cũng rất hạn chế và đơn điệu, phục vụ chủ yếu cho hoạt động nghiên cứu về đa dạng sinh học.

- Cơ sở hạ tầng tại các khu, điểm du lịch còn hạn chế, gây khó khăn trong việc hình thành tour khép kín; nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển du lịch trong những năm vừa qua còn thiếu tập trung, các khu di tích, các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, các làng nghề thủ công truyền thống cũng chưa được đầu tư khôi phục. Mặt khác, cơ chế quản lý khai thác tại các khu di tích, văn hóa, lịch sử gắn liền với khai thác dịch vụ du lịch chưa thống nhất, chất lượng dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức nên chưa mang lại hiệu quả thiết thực, gây ảnh hưởng không ít đến việc thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Du khách đến Đồng Tháp chủ yếu nhằm mục đích du lịch sinh thái, tham quan thiên nhiên, các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, … Điểm đến của họ, đặc biệt là du khách quốc tế là Vườn quốc gia Tràm Chim, Khu di tích Gò Tháp, Khu du lịch Xẻo Quýt, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, Lăng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc,…

Hiện nay, với những điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật, đi lại, thông tin liên lạc, … phục vụ du lịch đã được cải thiện rất nhiều cũng đã tạo nên động lực nhằm thu hút khách du lịch đến với Đồng Tháp, phát triển du lịch tỉnh nhà.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp, mức chi tiêu trung bình của khách đến Đồng Tháp là 30 USD đối với khách quốc tế lưu trú qua đêm và 5 USD cho khách quốc tế đi trong ngày; 15 USD/người/ngày cho khách nội địa lưu trú qua đêm và 3 USD cho khách nội địa tham quan trong ngày. Tuy nhiên các số liệu thống kê trên cũng chưa đầy đủ vì chi tiêu mua sắm, ăn uống, … của khách mới chỉ thống kê trong phạm vi của khu du lịch và trong các nhà hàng khách sạn do ngành du lịch quản lí. Do vậy con số đó còn thấp hơn so với thực tế chi tiêu


của khách tại Đồng Tháp và thấp hơn nhiều so với mức chi tiêu trung bình chung của khách du lịch ở Việt Nam hiện nay từ 70 USD – 100 USD/1 ngày cho khách quốc tế và 25 USD – 30 USD/1 ngày cho khách nội địa (theo điều tra năm 2000 – 2001 của Viện NCPT phát triển).

2.3.1.2. Doanh thu du lịch giai đoạn 2001 – 2010

Ở Việt Nam hiện nay tồn tại hai khái niệm về doanh thu: doanh thu ngành du lịch hiện được thống kê từ doanh thu của các doanh nghiệp thuộc ngành du lịch quản lí và doanh thu xã hội từ doanh thu được hiểu là các khoản thu nhập do khách du lịch mang lại cho xã hội thuộc tất cả các ngành của nền kinh tế.

Doanh thu ngành du lịch

Theo khái niệm doanh thu của các doanh nghiệp do ngành du lịch quản lí được phản ánh ở bảng sau:

Bảng 2.5. Doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vị: triệu đồng


Năm

2000

2005

2008

2009

2010

Tổng doanh thu

12.960

40.648

59.681

34.620

36.701

1. Phân theo khu vực kinh tế






Nhà nước

8.563

14.788

29.286

7.610

8.691

Tư nhân

3.575

830

1.505

1.120

1.360

Cá thể

822

25.030

28.890

25.890

26.650

2. Phân theo loại doanh thu






Doanh thu dịch vụ (*)

6.114

27.272

39.647

23.000

24.380

Doanh thu bán hàng hóa

954

2.792

3.898

2.261

2.390

Doanh thu hàng ăn uống

5.649

10.162

15.554

9.023

9.560

Doanh thu khác

243

422

582

336

371

(*): bao gồm thuê phòng, lữ hành, vận chuyển khách, nguồn thu khác

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đồng Tháp

Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng doanh thu ngành du lịch của Đồng Tháp chỉ tương đương với doanh thu của một khách sạn liên doanh 4 - 5 sao ở các thành phố


lớn như Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, là rất thấp cho một ngành kinh tế được coi là có vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Nhìn chung, doanh thu du lịch của tỉnh từ 2000 – 2010 tăng (năm 2010 so với năm 2000 tăng khoảng 183,2%), đây là một thành tựu đáng ghi nhận của ngành du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên, nếu so sánh các năm với nhau thì lại có sự sụt giảm khá mạnh vào năm 2008 thì doanh thu đạt 59.681 triệu đồng nhưng đến năm 2009 lại giảm đi rất nhanh còn 34.620 triệu đồng (giảm khoảng 41%). Đến năm 2010 thì doanh thu lại tăng lên 36.701 triệu đồng.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu doanh thu du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2000 và 2010


Cơ cấu doanh thu theo khu vực kinh tế thì Nhà nước chiếm khoảng 24 còn lại là 4

Cơ cấu doanh thu theo khu vực kinh tế thì Nhà nước chiếm khoảng 24%; còn lại là thành phần tư nhân và cá thể, trong đó cá thể chiếm ưu thế khoảng 73% doanh thu chủ yếu là kinh doanh các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch, như nhà hàng, khách sạn, phòng trọ, massage, karaoke, …

Cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Đồng Tháp chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ lưu trú (thuê phòng) và ăn uống chiếm trên 80% đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ khác chưa được chú trọng (doanh thu từ lưu trú chiếm khoảng gần 50%, doanh thu ăn uống chiếm khoảng 28% - 35%), doanh thu từ bán hàng và các dịch vụ khác không đáng kể (doanh thu bán hàng chiếm khoảng 4,6% - 6,5% và doanh thu khác chiếm khoảng gần 6%). Doanh thu về du lịch của


Đồng Tháp nhìn chung thấp chưa tương xứng với lượng khách du lịch đến Đồng Tháp và tăng không đáng kể trong thời gian qua.

Doanh thu xã hội du lịch của Đồng Tháp:

Đó là các khoản thu từ khách du lịch mang lại trên địa bàn tình Đồng Tháp bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là doanh thu từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển, mua sắm, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác.

Theo bảng số liệu báo cáo thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch và trên cơ sở ước tính dựa vào đặc điểm và hiện trạng phát triển du lịch của Đồng Tháp, trên cơ sở mức chi tiêu trung bình của khách du lịch hiện nay ở Việt Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long thì mức chi tiêu trung bình/1 ngày của khách du lịch quốc tế có lưu trú qua đêm tại Đồng Tháp là 30 USD /1 ngày; khách nội địa có lưu trú là 15 USD /1 ngày; khách quốc tế tham quan trong ngày là 5 USD /1 ngày và khách nội địa tham quan trong một ngày là 3 USD trên một ngày. Như vậy doanh thu xã hội từ du lịch năm 2010 ước đạt 15 triệu USD, con số này là quá khiêm tốn trong đóng góp vào GDP của tỉnh.

Doanh thu xã hội từ du lịch của Đồng Tháp nhìn chung là thấp do mức chi tiêu trung bình/1 ngày của khách tại Đồng Tháp. Mặc dù Đồng Tháp có khả năng thu hút một lượng khách tham quan lớn, tuy nhiên thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng mà nguyên nhân chủ yếu là do các tiện nghi phục vụ du lịch và chất lượng của các tiện nghi chưa cao, chưa phong phú, tại một số điểm tham quan với lượng khách rất đông nhưng hệ thống nhà hàng, các tiện nghi ăn uống, bán hàng và dịch vụ cho khách du lịch chưa phát triển nên chưa khuyến khích được chi tiêu của du khách. Vì vậy, việc phát triển các tiện nghi ăn uống, bán hàng, các hoạt động tiêu khiển vui chơi giải trí ở các điểm tham quan và việc đầu tư mở ra các khu công viên, các điểm tham quan, du lịch mới sẽ khuyến khích sự chi tiêu và kéo dài thời gian lưu trú của khách, tạo nguồn doanh thu không nhỏ cho du lịch của Đồng Tháp và sẽ đóng góp một phần đáng kể cho GDP của tỉnh.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí