Bài Học Kinh Nghiệm Phát Triển Du Lịch Từ Các Nước Đông Nam Á


hậu quả như vậy, song các trang Web này vẫn hoạt động ngang nhiên. Lý do, Tổng cục Du lịch chỉ có thẩm quyền xử phạt hành chính còn việc quản lý các trang Web thuộc thẩm quyền của Bộ Văn hoá nên chỉ có Bộ này mới có quyền rút giấy phép hoạt động của các “web đen du lịch”. Sự chồng chéo trong quản lý và kẽ hỡ pháp luật khiến nhiều kẻ ngang nhiên lợi dụng để trục lợi cho mình gây hậu quả lâu dài cho du lịch quốc gia. Hiện nay một bộ mới- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã được thành lập có chức năng quản lý văn hóa, thể thao và cả du lịch, hy vọng vấn đề “Web đen du lịch” sẽ được giả quyết tận gốc.

3.2.2 Nguyên nhân


Tồn tại những yếu kém này là do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng có thể Tổng kết ra đây một số nguyên nhân chính:

Thứ nhất, du lịch Việt Nam thiếu sự quy hoạch tổng thể, đồng bộ, và các kế hoạch phát triển chi tiết, du lịch Việt Nam cũng thiếu các chương trình đánh giá, rà soát trên qui mô rộng tiền năng du lịch trên khắp đất nước làm căn cứ phát triển du lịch. Đây là nguyên nhân làm nhiều nơi lúng túng trong việc quyết định hướng phát triển du lịch cho địa phương mình.

Thứ hai, hiệu quả quản lý du lịch Việt Nam chưa cao, tổ chức nhà bộ máy nhà nước về du lịch chưa ngang tầm nhiệm vụ gây thiếu sót trong quản lý, nhiều tỉnh, thành phố cơ quan quản lý du lịch bị sát nhập, chia tách nhiều lần mà vẫn không đảm bảo hiệu quả quản lý lại gây ra sự thiếu ổn định và không đảm bảo tính liên tục trong quản lý. Việc phối hợp giữa cơ quan quản lý Trung ương xuống địa phương chưa thật nhịp nhàng. Lãnh đạo du lịch địa phương thiếu những hướng dẫn, góp ý cần thiết từ cơ quan quản lý du lịch Trung ương. Cơ chế chính sách đôi chỗ còn chưa đồng bộ làm thủ tục chậm được nghiên cứu, giải quyết.


Quản lý kinh doanh du lịch thiếu chặt chẽ, hiện nay chưa có điều kiện gì đối với cá nhân hoạt dộng trong lĩnh vực du lịch, đăng ký thành lập công ty du lịch, đại lý du lịch rất dễ dàng tương tự như các lĩnh vực phổ biến khác. Du lịch là một lĩnh vực nhạy cảm, sự quản lý buông lỏng có thể gây ra các kẽ hỡ cho kẻ xấu lợi dụng và những hậu quả khó lường đối với đời sống xã hội và hình ảnh của đất nước.

Thứ ba, việc giáo dục nâng cao ý thức của toàn dân đối với du lịch bị bỏ ngỏ nên người dân không phải ai cũng hiểu được lợi ích và vai trò của du lịch đối với kinh tế và xã hội, ý nghĩa của việc gìn giữ các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Thứ tư, hệ thống đào tạo du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho du lịch. Hiện tại Với chỉ trên 50 cơ sở đào tào du lịch so với qui mô và tốc độ phát triển của du lịch thì khó có thể đáp ứng nổi. Qui mô đào tạo du lịch của các trung tâm này khá nhỏ, ít có trung tâm đào tạo, đại học, cao đẳng có uy tín. Tính liên kết, hội nhập với nước ngoài trong đào tạo du lịch cũng rất hạn chế. Sự nhỏ bé của qui mô đạo tạo du lịch trong giai đoạn này có thể nói mới chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ nhu cầu đào tạo nhân lực du lịch.

Thứ năm, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban ngành và cơ sở kinh doanh du lịch. Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh tổng hợp, việc tiêu thụ sản phẩm du lịch liên quan đến rất nhiều ngành kinh tế khác như ngành Xây dựng trong việc phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng…; ngành Giao thông trong phát triển các tuyến đường, chuyên chở hành khách…; ngành Công nghiệp trong sản xuất hàng hoá, thiết bị, máy móc… cung cấp cho các cơ sở kinh doanh; ngành Y tế trong nghỉ dưởng, chăm sóc sức khoẻ; ngành Giáo dục trong việc đào tạo nhân lực du lịch, nâng cao văn hoá, ý thức người dân… Do đó việc phát triển và quản lý du lịch cần không chỉ là tránh nhiệm của Tổng cục Du lịch mà cần sự chung tay của nhiều bộ, ban, ngành khác. Song

Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam - 8


hiện nay chưa có sự phối hợp tốt giữa các bộ ngành liên quan, nhiều khi còn chồng chéo tránh nhiệm lên nhau dẫn đến nhiều khó khăn cho việc quản lý và phát triển du lịch, điểm hình như trường hợp “web đen du lịch“ đã nêu trên.

Thứ sáu, thứ sáu là nguyên nhân thiếu vốn, du lịch Việt Nam đang thiếu vốn để phát triển, chúng ta cần vốn để cải thiện chất lượng hàng không, hải quan, nâng cấp và xây thêm các khách sạn, đầu tư cho các trung tâm du lịch giải trí qui mô… chúng ta cũng cần vốn để bảo tồn, tôn tạo các tài nguyên du lịch… số tiền ấy mỗi năm là không nhỏ, theo ước tính của Tổng cục Du lịch với tốc độ phát triển du lịch hiện, nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch mỗi năm vào khoảng nửa tỉ đô. Tiềm lực trong nước và nguồn vốn kêu gọi từ nước ngoài chưa đủ khoả lấp nhu cầu này. Sự thiếu vốn đã dẫn đến du lịch không được đầu tư phát triển một cách tổng thể, nhiều khi phải chọn giải pháp tình thế trước mắt, chưa có điều kiện để thực hiện các chương trình du lịch qui mô, nâng cao ý thức người dân dài hơi, phát triển các khu du lịch hiện đại có qui mô lớn v.v…

Các nguyên nhân trên trực tiếp hay gián tiếp gây tác động xấu lên du lịch Việt Nam. Trong thời gian tới du lịch Việt Nam cần từng bước khắc phục để đảm bảo cho du lịch Việt Nam tiếp tục phát triển.


CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM‌

1. Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nước Đông Nam Á


Một số nước nằm trên khu vực Đông Nam Á như Thailand, Singapore, Indonexia, Malaysia đã khéo léo tận dụng thế mạnh của mình để trở thành những điểm đến quen thuộc của du khách quốc tế. Đông Nam Á đang nổi lên như một hiện tượng của du lịch thế giới, với mức tăng du lịch hai con số của các quốc gia nêu trên. Hàng năm Thailand và Malaysia đón trên 13 triệu khách quốc tế, Indonexia đón 7 triệu khách du lịch và Sinhgapore đón từ 8 - 10 triệu du khách. Du lịch ở các quốc gia này là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc dân và là một kênh hữu hiệu để giới thiệu hình ảnh quốc gia đến với bạn bè quốc tế.

Cùng nằm trên khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có những tương đồng về mặt tự nhiên và văn hoá với các nước trong khu vực. Vì lẽ đó, những kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước này là những bài học có tính ứng dụng cao cho du lịch Việt Nam.

Có nhiều lý do cho sự thành công của du lịnh tại một số nước Đông Nam Á, nhưng từ cách làm du lịch của họ có thể đúc kết một số kinh nghiệm như sau:

Xác định thế mạnh của mình để phát triển du lịch


Các nước trong khu vực đã sử dụng thế mạnh của mình để đẩy mạnh du lịch. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều giáp biển hoặc là các đảo quốc trừ Lào và Myanma, khí hậu nhiệt đới xích đạo rất thuận lợi cho du lịch biển. Từ lợi thế này Thailan, Indonexia đã hình thành các trung tâm tắm biển nghỉ dưỡng lớn thu hút du khách khắp nơi trên thế giới, Singapore, Malaysia bên cạnh du lịch biển còn thu hút khách du lịch bằng loại hình du lịch đô thị


(ecotourism) dựa trên một hệ thống đô thị văn minh phát triển và xanh sạch.


Đầu tư du lịch tập trung, hình thành các trung tâm du lịch qui mô hiện đại mang tầm vóc quốc tế

Việc đầu tư cho du lịch được tiến hành một các bài bản, tập trung chứ không giàn trải, nhỏ giọt, mỗi nơi một chút. Trước khi đầu tư, Chính phủ lập các chương trình rà soát, xác định kỹ càng các địa điểm có tiềm năng nhất về du lịch để đầu tư trước lập thành các trung tâm du lịch hiện đại như Bali (Indonexia), puket (Thailand) là những ví dụ cho cánh làm này. Từ những trung tâm du lịch này, gây được tiếng vang và ấn tượng đẹp với du khách qua đó đóng vai trò như điểm sáng, đầu tầu cho ngành du lịch quốc gia.

Đề ra các chương trình/ chiến dịch du lịch có hiệu quả cao được phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chủ quản và có sự tham gia, góp ý kiến, tư vấn của các hãng lữ hành tư nhân và nhà nước, trong đó có cả hàng không. Các chiến dịch như vậy đã góp phần làm tăng mạnh lượng khách du lịch quốc tế. Ví dụ như Chương trình "Thăm Thái Lan 1987 " đã nâng gấp đôi lượng khách du lịch đến Thái Lan trong thời gian 2 năm (1986-1988), và tạo mức phát triển hai con số trong mười năm tiếp theo cho ngành du lịch Thailand. Một ví dụ gần đây nhất là chương trình “Truly Asia” của Malaysia đã vực nước này khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á. Hiện tại, THAILAND đang lên kế hoạch cho chiến dịch mới mang tên "Thailand Unforgetable", với mục tiêu là quảng bá về Thái Lan một Vương quốc đáng nhớ về văn hóa, sự phiêu lưu và xa hoa, chiến dịch dự kiến kéo dài trong 3 năm với hy vọng mỗi năm sẽ đón thêm hai triệu lượt du khách quốc tế. Hoạt động du lịch ở Indonesia cũng đang rất sôi nổi với chiến dịch tăng cường quảng bá các điểm đến mới, các nhà chức trách của ngành du lịch Indonesia sẽ tập trung quảng bá cho 5 tỉnh của Indonesia vào năm tới. Chính phủ Indonesia đã chọn 5 tỉnh bao gồm: West Sumatera, North Sulawesi, South Sulawesi, West Nusa Tengara và East


Nusa Tengara, đồng thời dành riêng một quỹ 50 tỉ Rupiah (5,5 triệu USD) cho một năm để quảng bá cho các điểm du lịch này.

Phối hợp giữa du lịch và các ngành kinh tế khác để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, du lịch cần sự hỗ trợ của nhiều ngành kinh tế khác, ngược lại với nhiều ngành khác, du lịch đóng vai trò là đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ. Các nước Đông Nam Á đã làm rất tốt điều này để thu về lợi ích kinh tế cao nhất. Hệ thống giao thông, khách sạn, nhà hàng phục vụ du lịch rất phát triển đặc biệt là sự tham gia của các hãng hàng không giá rẻ và vận tải công cộng, giá các dịch vụ cơ bản như vận chuyển, lưu trú, ăn uống chỉ tương đương Việt Nam. Với giá các dịch vụ thấp đã nâng cao tính cạnh tranh của ngành du lịch quốc gia.

Nhưng bù vào đó họ có cách khác để tăng doanh thu du lịch. Trung bình, ở Việt Nam mỗi khách du lịch quốc tế chi tiêu 75 đô la một ngày trong khi ở hầu hết các nước Đông Nam Á khác họ chi con số gấp đôi. Song hành với các chiến dịch, mùa du lịch luôn là các đợt giảm giá trên qui mô cả nước, các show biểu diễn, sự kiện hoá… Phần lớn số tiền được du khách chi cho các hoạt động này. Đây là cánh rất khôn ngoan để mở hầu bao của du khách, du khách chi tiền mà vẫn thấy thoải mái, ít có cảm giác về sự đắt đỏ hay tốn kém.

Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư cho du lịch.


Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài và ngân sách nhà nước cấp cho du lịch sẽ được phân cho những đối tượng có khả năng kinh doanh tốt nhất. Trong đó lượng vốn đầu tư, hỗ trợ cho thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỉ lệ cao. Nhờ vậy các dự án du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhanh chóng thu hồi vốn.


Đa dạng hoá dịch vụ du lịch và đưa sắc thái truyền thống vào sản phẩm du lịch

Đa dạng hoá sản phẩm du lịch và tạo nét riêng cho du lịch cũng là một trong những kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á. Du lịch thường là sự kết hợp của nhiều hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ bổ trợ du lịch nhằm thoả mãn tốt nhất mục đích du lịch. Do đó bên cạnh các dịch vụ du lịch thế mạnh của các nước Đông Nam Á như du lịch biển, city tour họ còn chú trọng phát triển thêm các dịch vụ mới, mang tính địa phương, dân tộc vào dịch vụ du lịch để tạo sắc thái riêng cho sản phẩm du lịch. Chẳng hạn Thailand, trong chiến dịch “Amazing Thailand” 1998/1999 đã đẩy mạnh khai thác kết hợp 9 loại hình dịch vụ du lịch và dịch vụ bổ trợ du lịch trong sản phẩm du lịch của mình:

1. Mua sắm: Giới thiệu các sản phẩm truyền thống của địa phương như hàng thủ công mỹ nghệ, vải vóc, đồ trang sức Thailand. Chất lượng của các sản phẩm bán cho du khách luôn được đảm bảo chất lượng tương đương như đồ xuất khẩu.

2. Ẩm thực: Du khách có cơ hội thưởng thức các đặc sản địa phương và món ăn dân tộc từ các nhà hàng dân tộc đến các nhà hàng truyền thống thậm chí nhà hàng nước ngoài. Xây dựng các trường dậy nấu ăn kiểu Thailand ở khắp nơi trên đất nước.

3. Nông nghiệp: Các sản phẩm nông nghiệp là các sản phẩm chính chế biến các món ăn, nếu thích khách cũng có thể mua trực tiếp.

4. Nghệ thuật và lối sống: Du lịch phối hợp với các hoạt động nghệ thuật biểu diễn như hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc và múa dân tộc. Thailand luôn khuyến khích sự sáng tạo, bảo tồn các giá trị truyền thống và khuyến khích giới trẻ theo đuổi nghệ thuật truyền thống.


5. Di sản văn hoá: Văn hoá Thailand là sự pha trộn giũa văn hóa Ấn Độ, Burmese, Trung Quốc, Khmer và người Thailand bản sứ. Tất cả những nét văn hoá này đều có ảnh hưởng đến nghệ thuật và lối sống của người dân Thailand.

6. Di sản thế giới: Khai thác tiềm năng du lich của 4 di sản được Unesco công nhận thành cổ Sukhothai và Ayutthaya, di chỉ khảo cổ Ban Chiang và khu bảo tồn Thung Yai.

7. Di sản tự nhiên: Tập trung vào các tài nguyên du lịch tự nhiên của Thailand. Thailand có 79 công viên quốc gia, 89 khu bảo tồn tự nhiên và cấm săn bắn, 35 khu rừng bảo tồn sinh học, 27.000 loài hoa và cây.

8. Du lịch thể thao: Du lịch dựa trên các sự kiện thể thao như Asian Game, FESPIC Games…

9. Liên kết du lịch: Xây dựng các hiệp định du lịch song phương với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, như hiệp định du lịch đa phương với vùng mekong (Myanmar, Lao , Cambodia, Vietnam, Hai Nam (Trung Quốc), Tổ chức các tour du lịch xuyên vùng v.v…

Chiến dịch này cũng giống như chiến dịch “Thăm Thailand “ đã thành công rực rỡ. ”Amazing Thailand” không chỉ thành công về các chỉ số kinh tế mà còn thành công về mặt hình ảnh và mở rộng thị trường.

Đầu tư thích đáng cho quảng bá du lịch: Các nước Đông Nam Á luôn giành một tỷ lệ đáng kể trong nguồn đầu tư cho du lịch vào Marketing, hình ảnh du lịch Indonexia, Thailand, Malaysia, Singapore thuởng xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình nổi tiêng BBC, CNN… Khán giả xem truyền hình Việt Nam cũng đã quen thuộc với đoạn Clip quảng cáo du lịch Singapore với câu Slogan “ độc đáo Singapore”. Ngoài truyền hình các nước Đông Nam Á cũng đẩy mạnh khai thác các kênh quảng cáo khác như Internet, báo chí,

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 07/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí