Lao Động Du Lịch (Số Lượng Và Chất Lượng)‌


chỉ đơn thuần thỏa mãn nhu cầu văn hóa ẩm thực của du khách mà còn là nơi giao lưu, thư giãn và tiêu khiển cho khách. Vì vậy, cần chú ý đến việc bài trí của các phòng ăn, món ăn, đưa các hoạt động tiêu khiển vào phục vụ du khách. Việc bài trí các phòng ăn cần tạo được vẽ văn hóa riêng của địa phương và phù hợp với cảnh quan thiên nhiên vì phần lớn đối tượng khách du lịch quốc tế đến Đồng Tháp chủ yếu là để thưởng thức thiên nhiên và tìm hiểu nét văn hóa của địa phương.

Tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí

Các tiện nghi vui chơi giải trí theo phân loại, hạng sao khách sạn của Đồng Tháp nhìn chung chưa phát triển. Hiện Đồng Tháp mới chỉ dừng lại ở một số phòng massage, phòng karaoke, sân tennis chủ yếu phục vụ khách nội địa. Các tiện nghi khác như bể bơi, câu lạc bộ ban đêm và các hoạt động tiêu khiển khác cho du khách hầu như chưa phát triển. Ngoài các phòng karaoke, massage nằm trong khách sạn, trên địa bàn tỉnh còn có 114 cơ sở chuyên kinh doanh dịch vụ karaoke với 276 phòng; 09 cơ sở chuyên doanh dịch vụ massage với 67 phòng. Đa số các cơ sở kinh doanh điều chấp hành đúng theo qui định của ngành Văn hóa Thông tin và ngành Y tế. Gần đây tỉnh cũng đang chú trọng quy hoạch và đầu tư xây dựng một số khu vui chơi giải trí, khu tham quan như công viên Hồ Khổng Tử, Làng Hoa Kiểng Tân Quy Đông, khu du lịch Cầu Bắc Cao Lãnh, công viên Chiến Thắng, mở rộng khu du lịch Xẻo Quýt, khu mộ Cụ Nguyễn Sinh Sắc, … Việc phát triển các điểm tham quan, khu vui chơi giải trí sẽ làm phong phú thêm các hoạt động và khuyến khích mức chi tiêu của du khách.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch

+ Phương tiện vận chuyển đường bộ: chủ yếu là phương tiện vận chuyển khách của Công ty Cổ phần Du lịch gồm 03 chiếc xe trong đó chiếc xe 15 ghế, 01 chiếc 25 ghế, 01 chiếc 30 ghế (đơn vị kinh doanh lữ hành duy nhất được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép). Ngoài ra còn có 156 xe từ 4 chỗ đến 50 chỗ với 6.764 ghế, số phương tiện vận chuyển khách này do Họp tác xã quản lý và vận chuyện khách đi tham quan hành hương theo hợp đồng chuyến.


+ Phương tiện vận chuyển khách đường thủy: có 15 chiếc tàu (tắc ráng), trong đó liên doanh với tư nhân là 10 chiếc, phục vụ chủ yếu với vệc đưa đón khách vào 2 khu du lịch Xẻo Quýt và Gáo Gồng.

Đánh giá chung:

Cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Đồng Tháp trong hai mùa lụt năm 2000 và 2001 đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Đến năm 2002, Nhà nước đã hổ trợ hàng nghìn tỷ đồng để khôi phục lại, hiện tại tình hình cơ sở hạ tầng đã có những bước cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên trước mắt vẫn còn nhiều khó khăcn trong việc đi lại trên các tuyến đường bộ, việc cung cấp điện và nước sạch. Sự bất cập này không những không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội mà còn gây ra những trở ngại cho việc đầu tư, phát triển và hoạt động du lịch. Vấn đề đặt ra là phải có sự phối kết hợp giữa các cơ quan, cán bộ, ban, ngành giữa Trung Ương và tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cải tạo nâng cấp đường xá, điện, nước, đồng thời sử dụng mọi nguồn lực và ngân sách địa phương để khác phục những mặt yếu kém về cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện và tăng tính đồng bộ của hệ thống cơ sở hạ tầng vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, thu hút các nhà đầu tư và khách du lịch trong và ngoài nước, vừa giúp xóa dần sự cách biệt về mọi mặt giữa các tỉnh trong vùng. Đây sẽ là điểm tựa cho sự cất cánh của nền kinh tế nói chung và ngành Du lịch Đồng Tháp nói riêng. Và cũng chính là điều kiện và thời cơ cho các cơ sở kinh doanh du lịch mở rộng sự hợp tác, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để thu hút khách, nâng cao hiệu quả và sự đóng góp của ngành vào tiến trình phát triển chung của tỉnh.

Việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông cần đặt trong mối quan hệ liên tỉnh, liên vùng nhằm tạo ra các luồng lưu thông hàng hóa, gắn phát triển kinh tế giữa các vùng với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng.


Về các phương tiện vận chuyển khách du lịch theo đường bộ chủ yếu là ô tô thuộc doanh nghiệp nhà nước. Đối với hoạt động này số phương tiện thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia vận chuyển khách du lịch khá phong phú và ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của xã hội. Hầu hết các phương tiện vận chuyển khách du lịch trên địa bàn tỉnh đều có đăng ký và đảm bảo được các điều kiện qui định. Nói chung các phương tiện vận chuyển luôn được chỉnh trang đổi mới, cải tiến thủ tục nâng cao chất lượng phục vụ, vận chuyển khách an toàn và hiệu quả


2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng)‌

2.2.3.1. Thực trạng

Hiện nay do hệ thống báo cáo thống kê trong ngành chưa hoàn chỉnh và thống nhất nên các số liệu thống kê ngành nói chung và lao động ngành nói riêng còn chưa đầy đủ. Các số liệu thống kê phần lớn mới chỉ thống kê trong phạm vi các doanh nghiệp do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lí theo phân cấp, nên còn thấp hơn so với thực tế.

Những năm trước đây, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức hoat động trong ngành du lịch mang tính chấp vá cho sử dụng lao động từ nhiều ngành nghề khác nhau lại chưa qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Trong 03 năm gần đây được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí của Tổng cục Du lịch từ Chương trình hành động quốc gia nên công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho cán bộ trong ngành có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên so với yêu cầu đổi mới ngày càng cao theo hướng từng bước tiêu chuẩn hóa thì nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng theo yêu cầu phát triển của ngành.


Bảng 2.3. Nguồn nhân lực du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoan 2000 – 2011.

Đơn vị tính: Người




Năm

Tổng số lao động ngành du

lịch

Trình độ đại học, trên đại học

Trình độ cao đẳng, trung cấp


Trình độ sơ cấp

Trình độ khác( qua đào tạo tại chổ hoặc bồi dưỡng nghiệp

vụ ngắn hạn)

2000

221

29

17


22

2001

255

29

23


58

2002

241

30

19


74

2003

278

33

21


75

2004

271

22

29


65

2005

318

27

33

114

76

2006

308

25

59

94

92

2007

344

20

46

63

51

2008

365

20

53

17

133

2009

413

31

15

134

71

2010

556

24

37

97


2011

618

40

14

115

182

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu nguồn lao động trực tiếp phục vụ du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2011

Trong bảng trên lao động trong ngành du lịch hiện nay khoảng 618 người đã tăng 3


Trong bảng trên, lao động trong ngành du lịch hiện nay khoảng 618 người, đã tăng lên khá nhiều so với các năm trước, tuy nhiên con số này là rất khiêm tốn. Trong tổng số lao động, những người có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm khoảng 6,17%, trong đó tốt nghiệp đại học kinh tế du lịch chỉ khoảng 25 – 30% còn lại là tốt nghiệp từ các ngành khác như ngoại ngữ, kinh tế, tài chính, luật, … Đáng kể nhất vẫn là số lao động chưa qua đào tạo được chuyển từ các ngành nghề khác sang, chiếm đến 43,20%, còn số lao động chỉ được đào tạo ngắn hạn chiếm 29,45%. Điều này cho thấy, lao động trực tiếp phục vụ cho ngành du lịch có tăng lên nhưng số lao động đã được đào tạo thì còn rất hạn chế. Trong thời gian qua Đồng Tháp đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong ngành du lịch qua các khóa học nghiệp vụ ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng. Hiện nay, Đồng Tháp đã có kế hoạch tiếp tục đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực dài hạn cho ngành giai đoạn bằng nguồn ngân sách của tỉnh nhằm nâng cao trình độ, năng lực cán bộ cho ngành.

Ngoài ra, trong hoạt động của ngành du lịch do có đặc thù là mang tính thời vụ nên đã làm xuất hiện thêm một lực lượng lao động du lịch mang tính thời vụ, như hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh, buôn bán, phục vụ các dịch vụ cho du khách, … Các hoạt động này xuất hiện một cách tự phát và mất đi khi các hoạt động du lịch kết thúc, như hội chợ, lễ hội, cúng đình, viếng thăm, … Lực lượng này chủ yếu là các nông dân nhàn rỗi tìm thêm thu nhập, tiểu thương, … Chính vì vậy, trình độ của lực lượng này còn rất hạn chế.

2.2.3.2. Chất lượng lao động du lịch

Qua điều tra thực trạng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp cho thấy: tỉ lệ cán bộ và nhân viên phục vụ đã qua đào tạo (bao gồm cả đào tạo ngắn hạn) chuyên ngành du lịch rất thấp chiếm khoảng 56,8% so với số lao động hiện có. Phần lớn lao động trong ngành du lịch từ các ngành nghề khác chuyển sang, chưa được đào tạo cơ bản về du lịch, từng bộ phận chưa được đào tạo đúng theo yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn; đặc biệt là trình độ quản lý, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu và ngoại ngữ phục vụ trong giao tiếp với khách nước ngoài. Công tác


đào tạo phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa được quan tâm, nhất là các doanh nghiệp tư nhân. (chiếm tỷ lệ 90%).

Sản phẩm du lịch có chất lượng, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững hay không đều phụ thuộc vào con người với trình độ chuyên môn nghiệp vụ của họ. Điều đó chứng tỏ rằng, công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch là yếu tố vô cùng quan trọng và cẩn thiết cho trước mắt và lâu dài.

Chất lượng lao động trong ngành du lịch Đồng Tháp hiện nay vẫn chưa đủ sức đảm đương nhiệm vụ phát triển du lịch của ngành, là rào cản không nhỏ tới chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và tốc độ phát triển của ngành.

2.2.3.3. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Hiện nay, Tỉnh cũng như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã rất quan tâm và có nhiều chương trình nhằm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch, như năm 2004 và 2005 được Tổng cục Du lịch hỗ trợ kinh phí đào tạo từ chương trình hành động quốc gia về du lịch, Sở đã phối hợp với Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu tổ chức mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản trị Nhà hàng Khách sạn cho 40 học viên thuộc các nhà hàng, khách sạn, nhà trọ trên địa bàn tỉnh.

Năm 2006 Sở tiếp tục phối hợp với trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu mở 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ: lớp Lễ tân với 53 học viên, lớp kỹ thuật phục vụ bàn 39 học viên.


2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch‌

2.2.4.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài:

Tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chưa có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nào vào lĩnh vực du lịch. Đây cũng là tình trạng chung của một số tỉnh thuộc tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ. Trong số các tỉnh này, hiện chỉ có 5 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch ở Tiền Giang, Bến Tre và An Giang với tổng số vốn đăng kí là 14,93 triệu USD (chiếm 0,41% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực


du lịch – khách sạn của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Nguyên nhân của tình trạng trên thì có nhiều, song nổi bật là:

- Các điểm du lịch nổi bật của Đồng Tháp hầu hết đều ở dạng tiềm năng chưa được đầu tư khai thác nhiều.

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém về số lượng, kém về chất lượng. Khả năng cung cấp về điện, nước, thông tin liên lạc,… cho nhu cầu khách du lịch chưa đảm bảo.

- Tỉnh chưa xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và các quy hoạch chi tiết cho các điểm du lịch trọng điểm của mình làm căn cứ cho các dự án đầu tư thuận lợi và hiệu quả

2.2.4.2. Đầu tư trong nước:

Nắm bắt được tầm quan trọng của công tác đầu tư, Sở Thương mại du lịch Đồng Tháp đã phối hợp với các ngành hữu quan trong tỉnh xây dựng các dự án trọng điểm đầu tư du lịch. Bước đầu thu được một số kết quả khả quan, đã có 5 dự án được cấp phép và vốn triển khai.

- Dự án xây dựng Làng hoa Kiểng Tân Quy Đông: đây là dự án phát triển làng nghề truyền thống. Hiện đang thi công phần giao thông nội bộ.

- Dự án xây dựng công viên thị xã Se Đéc: Quy hoạch xây dựng khu công viên vui chơi giải trí này đã được phê duyệt, đầu tư giai đoạn 1 là 3,8 tỷ đồng.

- Dự án khu du lịch Xẻo Quýt: Đã được phê duyệt quy hoạch. Mục đích của dự án là mở rộng khu du lịch, phát triển khu lưu trú, dịch vụ và vui chơi giải trí. Năm 2001 được cấp vốn 1 tỷ đồng chủ yếu cho việc đo đạc và đền bù. Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với kinh phí là 6 tỷ đồng đã được phê duyệt.

- Dự án xây dựng Công Viên thành phố Cao Lãnh: Với mục đích tôn tạo khu di tích Văn Thánh Miếu. Đã được duyệt tổng thể và duyệt dự án giai đoạn 1 là 13,114 tỷ đồng. Năm 2001 – 2002 được cấp 5,340 tỷ đồng hiện đã đền bù giải tỏa và sang lấp mặt bằng

- Dự án khu du lịch Gò Quản Cung (Tân Hồng): Với mục đích phát triển du lịch văn hóa nghiên cứu đã hoàn thành trên cơ bản. Năm 2002 được tiếp tục cấp vốn để hoàn thành công trình đúng theo dự án.



Năm 2002 được tiếp tục cấp vốn để hoàn thành công trình đúng theo dự án 4

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí