Dự Báo Doanh Thu Xã Hội Từ Du Lịch Đồng Tháp Đến Năm 2020


Bảng 3.6. Dự báo doanh thu xã hội từ du lịch Đồng Tháp đến năm 2020

Đơn vị: Triệu USD


Loại doanh thu

2020

Tổng doanh thu

84,482

Doanh thu từ khách tham quan

40,683

- Từ khách quốc tế

3,504

-Từ khách nội địa

37,179

Doanh thu từ khách lưu trú

43,800

- Từ khách quốc tế

9,443

-Từ khách nội địa

34,356

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp hiện trạng và định hướng - 15

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.

Tỉ lệ GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh:

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cớ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (lưu trú: 10%; ăn uống: 55 – 60%; vận chuyển du lịch: 20%; bán hàng hóa lưu niệm: 65 – 70%; dịch vụ khác: 15%; tính trung bình khoảng 30 – 35 %), khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tồng GDP của Đồng Tháp theo các phương án được trình bày ở các bảng sau:


Bảng 3.7. Dự báo chỉ tiêu GDP và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2020

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2020

1.Tổng giá trị tăng GDP của tỉnh

Tỷ đồng VN

33.052,5

Triệu USD

2.203,5

2.Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của tỉnh

%/năm

7,2

3.Tổng GDP ngành du lịch của Tỉnh

Tỷ đồng VN

887

Triệu USD

59

4.Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP Du lịch của Tỉnh

%/năm

14

5.Tỉ lệ GDP du lịch so với tổng GDP của tỉnh

%

2

6.Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch

Tỷ đồng VN

1.959

Triệu USD

130

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch.

Nhu cầu đầu tư

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển của ngành du lịch Đồng Tháp thời kì 2010 – 2020; vấn đề đầu tư về sơ sờ hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi – giải trí – thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở đào tạo nghiệm vụ du lịch, … giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn.

Theo cách tính toán trên cho thấy ngành du lịch Đồng Tháp cần đầu tư cho thời kỳ 2010 – 2020 du lịch Đồng Tháp cần được đầu tư khoảng 130,6 triệu USD. Thời kỳ này tiếp tục đầu tư có chiều sâu vào các cơ sở dịch vụ du lịch để tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng cao.

Như vậy thời kỳ 2001 – 2020 ngành du lịch Đồng Tháp phải đầu tư khoảng 171,5 triệu USD. Đây là một số lượng vốn không nhỏ đối với một số ngành kinh tế ở địa phương.Việc huy động vốn, tạo ra các nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, cho công


tác tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ dịch vụ, … Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn – nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi, giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác, … thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết, … Dự kiến nguồn vốn tích lũy tư GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu vốn, và các nguồn vốn khác được dự kiến và tính toán ở bảng sau.

Bảng 3.8. Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch Đồng Tháp thời kỳ 2010 - 2020

Đơn vị tính: triệu USD


Số TT

Nguồn vốn

Từ 2010 – 2020

1

Vốn đầu tư hạ tầng NSNN các cấp (10%)

13,06

2

Vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp

du lịch trong tỉnh (10%)

13,06

3

Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác (15%)

19,59

4

Vốn đầu tư tư nhân (15%)

19,59

5

Vốn liên doanh trong nước (25%)

32,65

6

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc liên

doanh với nước ngoài (25%)

32,65

Tổng cộng: 100%

130,6

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch


3.1.3. Các định hướng phát triển chủ yếu‌

3.1.3.1.Định hướng phát triển bền vững sản phẩm du lịch

Với tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa độc đáo của mình du lịch Đồng Tháp cần hướng tới thị trường du lịch quốc tế; song trước mắt, cũng như lâu dài cần cũng cố và mở rộng khai thác có hiệu quả thị trường nội địa cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế (thị trường khách hiện tại và tương lai của du lịch Đồng Tháp chủ yếu là thị trường khách của Trung tâm du lịch TP. Hồ Chí Minh và phụ cận). Những loại hình du lịch độc đáo mang bản sắc riêng của Đồng Tháp đủ sức cạnh tranh là


các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái Tràm Chim Tam Nông, Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa, cách mạng; Khu căn cứ Xẻo Quýt, khu di tích Gò Tháp, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, …

3.1.3.2. Định hướng phát triển bền vững nguồn nhân lực du lịch

Một mặt địa phương tổ chức đào tạo lại, đào tạo mới đội ngũ cán bộ. Một mặt phối hợp với các tỉnh bạn và Tổng Cục Du lịch để đào tạo đội ngũ cán bộ theo chương trình, dự án của ngành nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngang tầm của quốc gia, của khu vực và quốc tế. Có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút nhân tài về quản lí, kinh doanh du lịch về phục vụ cho Đồng Tháp. Đây là một mắt xích đặt biệt quan trọng, mang tính quyết định để du lịch của tỉnh phát triển và đạt kết quả như Nghị quyết lần thứ VII của Ban Chấp Hành Đảng bộ Đồng Tháp đã đề ra.

3.1.3.3. Định hướng phát triển bền vững đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư là động lực thúc đẩy ngành du lịch phát triển, ngoài những định hướng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, cần có định hướng đầu tư đúng đắn nhằm phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tư, tạo bước khởi đầu thuận lợi cho du lịch Đồng Tháp phát triển và phát huy được tiềm năng sẵn có. Trên cơ sở chiến lược đầu tư phát triển của ngành du lịch Việt Nam, căn cứ vào tình hình thực tế và định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, những định hướng đầu tư phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp sẽ là:

Đầu tư tôn tạo, phát triển kết cấu hạ tầng (chủ yếu là hệ thống giao

thông)

Căn cứ vào những định hướng Quốc gia để giải quyết tình hình lũ lụt trong

vùng và căn cứ vào những định hướng phát triển du lịch đã nêu trên thì các định hướng đầu tư quan trọng của tỉnh Đồng Tháp là cải tạo hệ thống giao thông với tác dụng vừa để ngăn lũ vừa để mở rộng hệ thống du lịch trên phạm vi toàn tỉnh.

Ngoài ra quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1995 đã xác định các lĩnh vực ưu tiên trong dịch vụ gồm:


- Đầu tư tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành (chủ yếu là khách sạn, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí, cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch).

- Đầu tư cho các ngành du lịch có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch.

- Đầu tư bảo vệ và làm tăng giá trị môi trường sinh thái cho các khu khai thác du lịch .

Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành

Do tính đặc thù của ngành du lịch chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Do đó việc quy hoạch, đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết, cần phải tiến hành liên tục, thường xyên một cách có hệ thống. Đây là điểm yếu nhất của Đồng Tháp trong giai đoạn vừa qua.

Đầu tư khai thác các thế mạnh sẵn có về thiên nhiên, khí hậu, các di tích văn hóa, lịch sử tỉnh Đồng Tháp

Du lịch là nền kinh tế mang tính định hướng tài nguyên rõ rệt, phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp cần dựa vào đặc điểm nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh (kể cả tài nguyên tự nhiên lẫn nhân văn), để xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh; từ đó xác định thị trường tiêu thụ.

Khai thác lợi thế mùa nước nổi và tuyến sông Mê Kông để phát triển các tour du lịch quốc tế. Mục tiêu trước măt là đối với nước bạn Campuchia; ngoài việc phục vụ tốt cho phát triển du lịch, còn phục vụ cho phát triển kinh doanh thương mại đối với khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh (tại Hồng Ngự), cũng như việc đi lại của các doanh nhân, các nhà đầu tư và sự giao lưu của cộng đồng dân cư biên giới giữa hai nước.

Đầu tư đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Đồng Tháp

Về lưu trú: Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các cơ sở hiện có đảm bảo đến 2010, khu vực trung tâm thành phố Cao Lãnh có khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, các khu vực phụ cận khác như: khu kinh tế cửa khẩu Hồng Ngự, khu vực thị xã Sa Đéc có khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 - 3 sao.


Về sản phẩm du lịch: do có điều kiện tự nhiên giống nhau nên sản phẩm thường tương tự nhau. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, đầu tư tạo nên sản phẩm đặc thù của địa phương, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách, tránh trùng lắp gây nhàm chán.

Xây dựng 4 bến tàu tại các khu du lịch: cồn Long Khánh, Tô Châu, khu vui chơi giải trí cầu Bắc Cao Lãnh và Làng hoa kiểng Tân Quy Đông để khai thác tuyến sông Mê Kông tạo điều kiện để du khách đến các khu du lịch.

Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư

Có những chính sách khuyến khích đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đến các địa danh du lịch nhằm tạo thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Gắn thêm chức năng về du lịch cho Trung tâm xúc tiến thương mại đã được thành lập để thực hiện các chức năng tư vấn thông tin về các dự án liên doanh phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, tư vấn tìm đối tác thực hiện dự án và các thủ tục pháp lí. Trong điều kiện khó khăn về biên chế, trụ sở thì trung tâm này có thể kiêm luôn nhiệm vụ cung ứng thông tin và điều phối các luồng khách du lịch.

3.1.3.4. Định hướng bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch

Bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch là một phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp. Trên cơ sở khai thác các tiềm năng này trong hoạt động kinh doanh du lịch cần chú ý đến công tác bảo tồn, tôn tạo đồng thời với việc phát huy những giá trị của tài nguyên và môi trường, cần chú ý đến các tài nguyên có giá trị nhân văn, lịch sử. Việc bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch cần gắn với từng loại cụ thể trong quá trình khai thác; gắn với quá trình khai thác, bảo vệ cho phát triển bền vững về kinh tế - xã hội nói chung. Bên canh đó, vấn đề môi trường là vấn đề phải hết sức được quan tâm và chú ý trong quá trình khai thác.


3.1.3.5. Định hướng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương

Mục đích sau cùng của phát triển du lịch cũng là phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, cho sự phát triển của con người. Vì thế, phát triển du lịch phải chú ý đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cho cộng đồng của địa phương thông qua việc đa dạng hóa các loại hình du lịch, thu hút du khách, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, phát triển các làng nghề truyền thống, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người dân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra cũng còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong quá trình phát triển du lịch bền vững.


3.2. Các giải pháp phát triển du lịch Đồng Tháp đến năm 2020‌

Đồng Tháp là tỉnh có tiềm năng và ưu thế để phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng. Để thực hiện được các mục tiêu và định hướng nhằm phát triển du lịch bền vững tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, đòi hỏi phải thực hiện một số giải pháp sau:


3.2.1. Giải pháp về chính sách mở rộng thị trường‌

Đây là nhân tố quan trọng của sự phát triển Đồng Tháp, đòi hỏi phải có kế hoạch, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường, cả thị trường trong nước và ngoài nước. Tập trung việc mở rộng thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Bên cạnh việc đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ du lịch đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cần coi trọng việc tiến hành hợp tác với các tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang,

… Đặc biệt với các công ty lữ hành trong nước và quốc tế để giới thiệu và bán các sản phẩm du lịch Đồng Tháp. Trong đó chú trọng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, kết hợp với việc liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp và du lịch các tỉnh bạn để nối tour, nối tuyến, thu hut khách mở rộng và phát triển thị trường.


3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực:‌

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển. Do thực trạng nguồn nhân lực hoạt động du lịch Đồng Tháp quá thiếu, lại yếu về năng lực; vì vậy phải có chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực thông qua các chương trình: đào tạo mới, kể cả việc tuyển chọn, tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, nâng cao kiến thức quản lí, quản trị, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp. Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lí, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch đạt hiệu quả, có chính sách khuyến khích, ưu đãi đặt biệt để thu hút nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch cho tỉnh.

Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, văn hóa phục vụ cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch để từng bước chuẩn hóa tiêu chuẩn cả về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ … theo từng loại hình du lịch.

Đối với cán bộ quản lí nhà nước các cấp về du lịch: Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiến thức quản lí qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, kỹ năng tổ chức các sự kiện, kiến thức về quản lí bảo vệ môi trường du lịch và phát triển du lịch bền vững.

Đối với cán bộ quản lí doanh nghiệp, khu, điểm du lịch và cơ sở lưu trú du lịch: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức quản lí, điều hành; kỹ năng giao tiếp, giám sát; nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến quảng bá du lịch; kỹ năng lập, tổ chức, triển khai qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; quản lí phát triển các loại hình du lịch và khai thác phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch, bảo vệ môi trường du lịch.

Đối với nhân viên phục vụ trong ngành du lịch: Tập trung đào tạo 13 kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề của du lịch Việt Nam. Cần chú trọng các nghiệp vụ chuyên sâu như:

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí