Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tỉnh Đồng Tháp Đến Năm 2020

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2020‌


3.1. Cơ sở xây dựng định hướng phát triển du lịch sinh tháicủa tỉnh Đồng Tháp‌


3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020‌


Mục tiêu chung:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chính và chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong tổng cơ cấu GDP.

- Phát triển du lịch chuyên nghiệp hoá, hiện đại, có trọng tâm trọng điểm và chú trọng phát triển theo chiều sâu để đảm bảo chất lượng cũng như hiệu quả cạnh tranh từ đó thúc đẩy cả việc phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

- Phát huy các thế mạnh văn hoá truyền thống, tinh hoa dân tộc, giữ gìn cảnh quan bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng cùng với trật tự an toàn xã hội cũng được gắn chặt với việc phát triển du lịch, đẩy mạnh xã hội hoá, phát huy mọi nguồn lực cả trong lẫn ngoài để đầu tư phát triển tối đa tiềm năng du lịch quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

- Phấn đấu đến năm 2020 du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại.

- Sản phẩm du lịch đạt chất lượng cao và đa dạng, có thương hiệu mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực cũng như Thế giới.

Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp - 11

Mục tiêu kinh tế:

- Khách du lịch sẽ đạt ngưỡng 10 – 15 triệu du khách quốc tế cùng với 47 – 48 triệu khách nội địa đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,2% / năm với khách quốc tế và 5,3%/ năm với khách nội địa.

- Doanh thu DL sẽ đạt 10 – 11 tỷ USD vào năm 2015 (13,8%/ năm) và 18 – 19 tỷ USD vào năm 2020 (12%/ năm). Tỷ trọng GDP trong năm 2015 cũng sẽ đóng góp 5,5 – 6% tổng GDP cả nước, đến năm 2020 con số này sẽ chạm mốc từ 6,5 – 7% tổng tỉ trọng GDP cả nước.

Đối với cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cũng được tăng cường để đáp ứng nhu cầu phát triển nhất là số buồng phục vụ cho nhu cầu của du khách. Dự kiến đến năm 2015 có 390.000 buồng và năm 2020 có 580.000 buồng do đó nhu cầu vốn đầu tư cho giai đoạn 2015 sẽ là 18,5 tỷ USD và 24 tỷ USD vào năm 2020.

Các mục tiêu văn hoá – xã hội, môi trường: phấn đấu phát triển nhằm tạo thêm nhiều vệc làm cho xã hội góp phần xoá đói giảm nghèo.Đảm bảo góp phần vào bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, nâng cao đồi sống vật chất, đời sống dân trí, văn hoá và cả tinh thần cho nhân dân nhằm tăng cường sự đoàn kết hữu nghị cũng như tinh thần tự tôn của dân tộc.

Mục tiêu về môi trường, chiến lược phát triển du lịch “xanh”, gắn hoạt động du lịch với việc gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên bảo vệ môi trường. khẳng định môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và gái trị hưởng thụ du lịch, thương hiệu du lịch. Các dự án phát triển du lịch phải tuân theo qui định của pháp luật về môi trường.

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL giai đoạn 2020‌


Mục tiêu chính của định hướng là dựa trên thế mạnh của từng khu vực, từng địa bàn để tạo ra những sản phẩm đặc thù, độc đáo và mở ra khả năng kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng, liên quốc gia để tăng nguồn lợi từ hoạt động du lịch.

Chỉ tiêu cụ thể cho sự phát triển du lịch của ĐBSCL đến giai đoạn 2020 là phấn đấu đạt 2,7 triệu lượt khách quốc tế và 5,2 triệu lượt khách nội địa vào năm 2015; đến năm 2020 con số này sẽ chạm mốc 3,9 triệu lượt khách quốc tế cùng 6,5 triệu lượt khách nội địa. Điều đó sẽ thúc đẩy doanh thu du lịch tăng lên từ 723 triệu USD vào năm 2015 lên 1,35 tỉ USD vào năm 2020. Cùng đó là sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú với mục tiêu phấn đấu xây dựng đến năm 2020 sẽ có tổng 50.000 buồng phục vụ cho nhu cầu lưu trú và nghỉ dưỡng của khách du lịch khi tham quan.

Bên cạnh đó thì việc phát triển du lịch cũng sẽ góp phần vào việc tăng thêm giá trị văn hoá dân tộc, giá trị của các di tích lịch sử - cách mạng của vùng và tạo công ăn việc làm cho lao động cùng với hoạt động giao lưu văn hoá thiết lập mối quan hệ hữu nghị hợp tác. Để làm được điều đó, Tổng cục Du lịch Việt Nam chỉ đạo đến năm 2020 sẽ đào tạo và bổ sung nguồn nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch là 82.700 người cùng với 153.900 lao động gián tiếp. Đó là nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu hoạt động hiện tại cho sự phát triển du lịch mà còn là bước đệm tạo nguồn lao động kinh nghiệm cho tương lai.

Môi trường cũng là vấn đề mà đòi hỏi sự phát triển của du lịch cần phải quan tâm. Trước sự biến đổi mạnh mẽ của khí hậu toàn cầu và vấn đề rác thải ngày càng phức tạp thì du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,..là lựa chọn hàng đầu của du khách của ĐBSCL nói riêng và khách du lịch nói chung để tận hưởng cảm giác thanh bình và trong lành. Do vậy,

ĐBSCL định hướng phát triển du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường để góp phần cải thiện bộ mặt đô thị, cải thiện môi trường xung quanh và không khí trong lành.

3.1.3. Định hướng phát triển du lịch của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp‌

a. Mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

Với mục tiêu phát triển của mình Đồng Tháp phấn đấu đến năm 2020 du lịch tỉnh có những bước thay đổi nhanh chóng, đồng bộ theo đúng quan điểm – định hướng của Nghị quết Đảng bộ tỉnh khoá IX. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu, các điểm du lịch nhất là việc đầu tư mang tính chất trọng điểm để từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch mới, đặc thù, có bản sắc và mang tính cạnh tranh. Ngoài ra việc nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc đầu tưu phát triển du lịch tỉnh từng bước trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn cũng là vấn đề cấp thiết cần đưuọc đề ra những định hướng cụ thể.

Với những mục tiêu chung, trong kế hoạch của Nghị quyết Đảng bộ tỉnh khoá IX đã đưa ra những mục tiêu cụ thể mà ngành du lịch của tỉnh phải đạt được từ nay cho đến năm 2020.

Về tổng lượng khách tỉnh Đồng Tháp phấn đấu đón và phục vụ 2.100.000 khách vào năm 2015 và tăng lên gấp đôi vào năm 2020. Về khách quốc tế, du lịch tỉnh phấn đầu đón và phục vụ được hơn 100.000 khách, bên cạnh đó lượng khách du lịch nội địa và hành hương cũng phấn đấu tăng lên ngày càng nhiều. tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là khoảng 12,45%, tăng lượng khách quốc tế 16,6%, khách du lịch 17,2% và khách hành hương tăng lên 10,67%.

Về tổng doanh thu du lịch, Đồng Tháp phấn đấu đạt 360 tỷ vào năm 2015 và khoảng 800 tỷ vào năm 2020; trong đó doanh thu từ các dịch vụ du lịch của các cơ sở kinh doanh phải đạt hơn 50 tỷ đồng mỗi năm và đạt ngưỡng tăng trưởng bình quân hàng năm là 22%.

Để đạt được những mục tiêu cụ thể về số lượng du khách tham quan và doanh thu du lịch thì mục tiêu về nâng cấp cơ sở vật chất và hạ tầng cũng được Đảng uỷ tỉnh đưa ra những định hướng rõ ràng. Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch, chất lượng các sản phẩm du lịch ngày một hoàn thiện. Phấn đấu bước đầu từ năm 2012 đến 2015 ngoài khu di tích Xẻo Quýt thì có 05 dự án khác bao gồm : dự án khu Văn hoá lúa nước, dự án khu du lịch nghỉ dưỡng ven sông Tiền, dự án Công viên sinh thái Gáo Giồng, dự án khu du lịch

sinh thái Phù sa Cửu Long ở Cồn An Hoà, dự án du lịch sinh thái Gò Tháp sẽ được đưa vào khai thác tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du lịch của Đồng Tháp.

b. Nhiệm vụ phát triển du lịch.

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trường, trật tự an toàn xã hội và phát triển du lịch bền vững

Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù của từng địa phương, hình thành và phát huy các sản phẩm liên kết của từng địa phương để tạo sức mạnh cạnh tranh cao cho các chương trình du lịch tổng hợp.

Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, liên kết và xúc tiến du lịch cả chiều rộng lẫn chiều sâu, giới thiệu hình ảnh điểm đến Đồng Tháp thông qua các phương tiện truyền thông, các kênh tuyên truyền.

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để kêu gọi các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển đầu tư sản phẩm du lịch cũng như khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch cả tỉnh, đóng góp có hiệu quả chung và phát triển du lịch của tỉnh nhà.

Tập trung khai thác thị trường du khách Đông Nam Á, duy trì thị trường Tây Âu; phát huy thị trường du khách nội địa các tỉnh phía Nam đặc biệt là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Đổi mới, tăng cường thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch, đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.

3.2. Các định hướng phát triển cụ thể‌


3.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái‌


Dựa trên những đặc điểm, sở thích của thị trường khách du lịch và khả năng phát triển những sản phẩm DLST của loại hình du lịch này ở Tỉnh Đồng Tháp để định hướng cho sự phát triển một cách phù hợp nhất đối với khách nội địa và quốc tế. Xây dựng các loại sản phẩm du lịch sinh thái tham quan các giá trị tự nhiên và văn hoá kết hợp với lễ hội truyền thống nhằm thu hút du khách trong và ngoài tỉnh nhất là các tỉnh thuộc ĐBSCL. DLST kết hợp du lịch nghiên cứu, học tậpvề giá trị tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật cho các nhà nghiên cứu và sinh viên các trường đại học trong và ngoài vùng ĐBSCL, ví dụ: nghiên cứu về Sếu đầu đỏ tại Tràm Chim, vấn đề sử dụng tài nguyên đất tại Vườn quốc gia Tràm Chim, hệ sinh vật của Gáo Giồng,… DLST kết hợp với giá trị lịch sử - văn hoá là điểm tham quan học tập của các đoàn học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch sinh thái còn hướng đến việc bảo vệ môi trường xung quanh, bảo tồn hệ động thực vật góp phần làm thiên nhiên

phong phú. Đa dạng sinh học còn có sức hấp dẫn đối với nhiều đề tài nghiên cứu đối với khách trong và ngoài nước, đặc biệt Tràm Chim sau khi được công nhận là khu Ramsa thứ 2000 của thế giới thì luôn được sự quan tâm đặc biệt cũng như sự đầu tư thường xuyến từ các chính sách bên ngoài.

Sản phẩm du lịch ngày càng thu hút được nhiều thành phần du khách quốc tế tại nhiều quốc gia với nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ: thị trường khách Mỹ, Úc, Tây Âu, Nhật có sự quan tâm đến các giá trị sinh thái đích thực, thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á lại được hấp dẫn bởi các sản phẩm từ du lịch sinh thái tự nhiên,…

Do vậy, định hướng sắp tới cho một ngành du lịch sinh thái phát triển là việc định hướng phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù có sức hấp dẫn đặc biệt cho mọi du khách.

3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển du lịch sinh thái


Trong định hướng đầu tư phát triển DLST của tỉnh Đồng Tháp là việc phấn đấu đưa loại hình du lịch mới mẻ này ngày càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu của ngành du lịch nói riêng và trong giá trị kinh tế nói chung. DLST hiện nay đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam định hướng phát triển ở ĐBSCL. Nguyên nhân do đây là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng những giá trị to lớn trong việc khai thác loại hình du lịch này. Có thể nói, “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” đã giúp cho 13 tỉnh của ĐBSCL có được vị trí, tài nguyên tự nhiên phong phú và hoang sơ để kích thích nhu cầu tham quan của du khách. Chính vì vậy, trong định hướng chiến lược phát triển chung của du lịch tỉnh, Đồng Tháp cũng xây dựng cho mình bước đi chung với định hướng của ĐBSCL, nghĩa là chú trọng đến việc khai thác để đưa vào sử dụng các mô hình DLST.

Đưa DLST đến rộng rãi với nhận thức của người dân. Là một tỉnh có nền nông nghiệp truyền thống do vậy Đồng Tháp rất khó khăn trong vấn đề thu hút người dân tham gia du lịch nhất là DLST. Nguyên nhân là do tất cả đều gần gũi và gắn bó với người dân từ khi họ có mặt tại đây. Thiên nhiên luôn ở cạnh người nông dân và cũng thấy được cái gần gũi của cây, của chim rừng, cá nước. Nhưng khái niệm về du lịch lại rất xa vời đối với họ. Định hướng phát triển DLST là đưa người dân đến với hoạt động tham quan sinh thái, nâng cao nhận thức và tinh thần bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó là việc đầu tư từ nguồn vốn đến các cơ sở dịch vụ hạ tầng phục vụ một cách tối ưu cho du khách đến tham quan sinh thái hoặc nghiên cứu và nghỉ ngơi tịnh dưỡng. Sau những thời gian nghiên cứu, khám phá những cái hoang sơ của tự nhiên thì một nơi nghỉ ngơi thoải mái, đầy đủ chính là điều mà du khách cần bên cạnh nhu cầu ăn uống và giải trí. Nếu tham quan DLST mà chỉ gói gọn trong một khoảng thời gian nhất định đi rồi về thì chắc chắn rằng khách du lịch sẽ không thể

cảm nhận được cái điều mà mục đích của DLST hướng đến hoặc là quá trình nghiên cứu sinh thái mà không lưu trú thì sẽ bị gián đoạn.

VQG Tràm Chim, khu DLST Gáo Giồng và căn cứ Xẻo Quýt hiện nay cần định hướng phát triển DLST bằng việc giúp người dân địa phương hiểu được khái niệm DLST, tham gia công tác giữ gìn – phát huy giá trị tự nhiên từ hệ động vật, thực vật tại các khu quy hoạch du lịch. Đưa người dân tham gia vào các hoạt động hướng dẫn du khách tham quan, hướng dẫn khách du lịch ý thức bảo vệ môi trường sinh thái khi đi du lịch. Đồng thời khuyến khích các hoạt động bảo tồn phát triển các loài sinh vật tồn tại trong các khu DLST.

Trước thực trạng đó, định hướng chiến lược trong việc phát triển DLST của Đồng Tháp là nâng cao vị trí của DLST trong ngành du lịch tỉnh. Hoạt động DLST phải đúng nghĩa với tên gọi của nó, nghĩa là phải đầu tư như thế nào để du khách đến tham quan hiểu được cái giá trị tự nhiên của môi trường sinh thái nơi họ tham quan và từ đó tự họ cảm nhận được cái giá trị của việc bảo vệ môi trường tự nhiên cũng giống như đang bảo vệ cuộc sống của mình.

3.2.3. Định hướng đào tạo nhân lực du lịch sinh thái‌


Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố không thể thiếu của bất kỳ ngành kinh tế nào. Nhân lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Du lịch là một trong những ngành rất cần đội ngũ lao động nhanh nhẹn và có chuyên môn. Không giống như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chỉ cần những lao động lành nghề và có sự chăm chỉ học hỏi. Ngành du lịch thì yêu cầu về lực lượng lao động là rất cao: từ một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo và tri thức đến những hướng dẫn viên có tâm huyết với nghề bên cạnh trình độ chuyên môn cao.

Đào tạo nguồn nhân lực DLST là đào tạo ra cán bộ nhân viên có kiến thức thật sự về DLST. Trường Đại học Đồng Tháp cần có sự bám sát với thực tế phát triển DL của tỉnh trong việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên du lịch vừa có năng lực và vừa có kiến thức chuyên môn. Đây là lực lượng lao động bổ sung rất quan trọng cho du lịch tỉnh trong giai đoạn phát triển hiện nay và định hướng tương lai. Định hướng đào tạo nhân lực DLST của tỉnh Đồng Tháp bao gồm cả nguồn lao động tại chỗ và lực lượng lao động trẻ trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp của tỉnh. Thu hút sự cống hiến của nhân tài ngoài tỉnh để DLST có sắc thái đa màu trong quá trình phát triển.

3.2.4. Định hướng quảng cáo và tiếp thị du lịch sinh thái‌

Việc giới thiệu về các điểm khai thác DLST của tỉnh và các điểm du lịch ngày càng rộng rãi đến mọi người là yếu tố cần thiết cho sự phát triển trong tương lai. Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt hiện nay tuy đã có được những thành công đáng kể nhưng trên thực tế vẫn chưa nhiều người biết đến các điểm DLST này, nhất là đối với khu du lịch Gáo Giồng, nơi nằm sâu trong khu dân cư và điều kiện phát triển còn hạn chế.

Trong định hướng quảng bá và tiếp thị DLST để nhiều người biết đến hơn với loại hình này của DL tỉnh Đồng Tháp: thì UBND tỉnh cần kết hợp Sở VH – TT&DL cần đưa hình ảnh DLST đến rộng rãi đến nhận thức của người dân, giới thiệu đến các tỉnh trong vùng, ĐBSCL và các vùng khác trên cả nước. Không dừng lại đó, DLST tỉnh Đồng Tháp còn được bạn bè quốc tế ngày càng biết đến nhiều hơn qua việc tiếp thị quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, các in ấm phẩm,… Đặc biệt với thành công khi VQG Tràm Chim trở thành khu Ramsa thứ 2000 của thế giới thì việc quảng bá du lịch tại đây ngày càng dễ dàng hơn.

Việc quảng bá hình ảnh và tiếp thị sản phẩm du lịch sinh thái tại các điểm du lịch sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển trong tương lai. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc cần có sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lí trong việc tạo điều kiện thuận lợi, giảm thuế, đơn giản các thủ tục để sự đầu tư đến với Đồng Tháp ngày càng nhiều.

3.2.5. Định hướng về tổ chức không gian du lịch sinh thái‌


Du lịch sinh thái không bị quy định trong những diện tích nhất định như các loại hình du lịch nhân văn, lịch sử,… mà nó có sự lan toả trong thiên nhiên và gắn liền với các giá trị thiên nhiên. Định hướng về tổ chức không gian DLST bao hàm cả không gian quy hoạch du lịch và không gian bảo tồn các giá trị sinh thái tự nhiên. Sự liên kết giữa DLST và các loại hình du lịch khác sẽ kéo dãn ra lượng khách tham quan ngày càng đông đến với các giá trị nhân văn lịch sử và tôn giáo. Sự kết hợp này có thể tạo ra các tour khép kín giữa Tràm Chim, Gáo Giồng, Xẻo Quýt với các điểm khác như lăng Cụ Phó bảng Nguyễn SInh Săc, chùa Kiến An Cung, nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê (du lịch lịch sử - văn hoá – kiến trúc), làng hoa kiểng Tân Quy Đông, làng chiếu Tân Định (du lịch làng nghề)…Đồng thời, sự mở rộng không gian DLST sẽ góp phần đưa du khách đến với nhiều loại hình du lịch của Đồng Tháp và đưa DLST đến với khách ngày càng rộng rãi, phổ biến hơn.

Việc tổ chức không gian hợp lý là điều cần thiết cho một điểm du lịch hấp dẫn. Trong hoạt động DLST tại Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt cần thiết nhất hiện nay là một

không gian phù hợp. Các khu du lịch sinh thái hiện nay đều có sự phân chia giữa khu bảo tồn và phân khu các công trình phục vụ du lịch. Tuy nhiên, không gian lại chưa thật sự đáp ứng đúng yêu cầu của DLST. Sự đan xen này một mặt nó ảnh hưởng đến sự yên tĩnh của một môi trường sinh thái cho sự sống của động vật tự nhiên, nhưng đối với hoạt động tham quan lại gây nhàm chán và buồn tẻ. Từ thực tế đó, ban quản lý các khu du lịch phải nhìn nhận lại vấn đề này một cách sát thực nhât.

Bên cạnh đó, tổ chức không gian du lịch đồng thời cả việc kêu gọi người dân xung quanh vùng đệm các khu DLST chung tay bảo vệ môi trường và lao động du lịch mang lại lợi ích chung. Khi không gian được mở rộng, người dân cũng đóng góp sức lao động của mình vào hoạt động du lịch để tăng thu nhập, giảm tình trạng thất nghiệp, qua đó chính họ cũng nhận thức được vấn đề quan trọng của môi trường đối với cuộc sống để tự mình có những hành động chung tay bảo vệ môi trường và cả không gian sống xung quanh.

3.2.6. Định hướng về bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái‌


Vấn đề bảo tồn tài nguyên sinh thái chính là việc bảo vệ tài nguyên động thực vật tự nhiên tại các khu DLST. Tràm Chim, Gáo Giồng và Xẻo Quýt được quy hoạch phát triển loại hình du lịch này là do có nguồn tài nguyên sinh vật đặc biệt và phong phú. Bảo tồn nguồn tài nguyên rừng tràm nguyên sinh trên 10 năm tuổi cùng với hệ thống dây leo bao phủ tạo ra vẻ huyền bí của một vùng đất hoang ngày xưa; đồng cỏ năn, cỏ ống, đồng lúa ma chỉ có vào mùa lũ. Bảo tồn và phát triển đa dạng các loài sen từ sen hồng, sen đỏ đến sen trắng; loài hoa chỉ ưa cái đất và nước của vùng Đồng Tháp Mười. Bảo tồn hệ động vật bao gồm hệ chim, cò với số lượng hàng trăm đơn vị loài, sếu đầu đỏ quí hiếm; hệ cá tôm với hơn phong phú, các chi bò sát như trăn, rắn, rùa,…tạo ra sự phong phú đặc sắc thu hút du khách.

Tuy nhiên, bất kì trong thời điểm nào thì tác động của người dân đến việc khái thác hệ sinh thái này cũng rất nhiều. Ngày xưa khi bên ngoài còn nhiều nguồn lợi từ thiên nhiên thì các vùng quy hoạch như Vườn quốc gia, rừng Gáo Giồng và di tích Xẻo Quýt ít bị tác động khai thác. Nhưng với tốc độ phát triển đô thị hoá thì thiên nhiên bên ngoài dần dần bị biến mất, các vùng đệm xung quanh các khu du lịch bị mất dần nguồn tài nguyên quý giá mà đời sống người dân lại rất khó khăn nên việc khai thác trộm ở đây diễn ra thường xuyên. Hàng năm tại Vườn quốc gia Tràm Chim, và các khu bảo tồn tại Gáo Giồng, Xẻo Quýt thường xuyên giải quyết các vụ việc xâm hại khai thác trái phép nguồn lợi thuỷ sản, động vật trong các khu bảo tồn. Sự xâm lấn này là suy giảm nguồn lợi tài nguyên sinh thái. Do vậy cần có

86

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/06/2023