Đặc Điểm Và Vai Trò Của Phát Triển Du Lịch Bền Vững


thu nhập ngày càng tăng; tác động lan tỏa tích cực đến công tác xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ nghèo, xóa nghèo bền vững (tái nghèo được khống chế). Tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực, tiếp cận các dịch vụ công (dịch vụ y tế, giáo dục, các công trình phục vụ cộng đồng) của các thành phần kinh tế và của mọi người đều bình đẳng.

- Tăng trưởng kinh tế bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường và phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh: Quá trình tăng trưởng kinh tế phải bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và không khai thác quá mức nguồn lực tài nguyên thiên nhiên đồng thời tái tạo, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh; xây dựng các phương án tăng trưởng thân thiện với môi trường và có những biện pháp đồng bộ phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường trong suốt quá trình tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế đạt được trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn lực tài nguyên thiên nhiên không chỉ không làm suy giảm chất lượng môi trường mà còn tạo nguồn lực, điều kiện để bảo vệ tốt môi trường sống, bảo tồn đa dạng sinh học, khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

2.1.1.2. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

- Khái niệm du lịch và phát triển du lịch

Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người và ngày nay du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mang lại nguồn thu nhập quan trọng của nhiều quốc gia, nhiều nền kinh tế trên thế giới. Ý nghĩa và tầm quan trọng của du lịch đã được ghi nhận trong Tuyên bố Manila về Du lịch thế giới năm 1980 là “một hoạt động cần thiết cho cuộc sống của các dân tộc do tác dụng trực tiếp của nó trên các lĩnh vực xã hội, văn hóa, giáo dục, và với các thành phần kinh tế trong mỗi nền kinh tế cũng như trong các mối quan hệ quốc tế” [150, tr.1].

Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, từ đó đưa ra khá nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này.

Định nghĩa đầu tiên về du lịch tại Anh “là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí. Ở đây sự giải trí là động cơ chính” [trích theo 34, tr.13].


Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch tại Otawa, Canada đưa ra định nghĩa: Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm [trích theo 34, tr.15].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Theo UNWTO,

Du lịch là một hiện tượng văn hóa, xã hội và kinh tế đòi hỏi sự di chuyển của con người đến những quốc gia hay những địa điểm khác bên ngoài khu vực sinh sống thường ngày của họ cho mục đích cá nhân hoặc công việc. Những người này được gọi là du khách (mà có thể là khách du lịch hoặc người đi chơi, người cư trú hoặc không cư trú) và du lịch đã thực hiện những hoạt động đó cho họ, một số trong đó có liên quan đến chi tiêu du lịch [146, tr.1].

Phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Phú Thọ - 6

Trên cơ sở tổng hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về du lịch trên thế giới và trong nước, trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đưa ra định nghĩa:

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [34, tr.16].

Qua một số định nghĩa trên, có thể nói rằng du lịch là một dạng hoạt động đặc thù, gồm nhiều chủ thể tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội.

Nghiên cứu các định nghĩa khác nhau về du lịch, tác giả cơ bản thống nhất với nội dung định nghĩa của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tuy nhiên, để có được cách tiếp cận bao quát và đầy đủ hơn về du lịch như một ngành kinh tế của một địa phương và quốc gia, theo tác giả, “Du lịch là một ngành kinh tế bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp và của người dân, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch.


Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho địa phương, nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp, người dân”.

Từ khái niệm về du lịch và khái niệm phát triển kinh tế nói chung, có thể đưa ra định nghĩa phát triển du lịch sau: “Phát triển du lịch là sự tăng lên về thu nhập, quy mô của ngành du lịch cùng với sự thay đổi chất lượng và cơ cấu ngành du lịch theo hướng tiến bộ và hiệu quả. Phát triển du lịch đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng cao và mở rộng lợi ích cho địa phương, nước làm du lịch, cho doanh nghiệp hoạt động du lịch và người dân”.

- Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Phát triển du lịch bền vững không tách rời sự phát triển bền vững nói chung. Bởi lẽ, nói đến phát triển du lịch bền vững là nói đến sự phát triển bền vững trong một ngành, lĩnh vực, trong mối tương tác với các ngành, lĩnh vực, khu vực khác và nằm trong sự phát triển bền vững chung của địa phương và quốc gia.

Cho đến nay, phát triển du lịch bền vững đã được định nghĩa theo một số cách khác nhau. Các học giả Butler (1993), Murphy (1994), Mowforth và Munt (1998) có chung quan điểm cho rằng phát triển du lịch bền vững là “quá trình phát triển được duy trì trong không gian và thời gian nhất định, sự phát triển đó không làm giảm khả năng thích ứng của con người trong khi vẫn có thể ngăn chặn những tác động tiêu cực tới sự phát triển lâu dài” [trích theo 9, tr.3]. Trong khi đó, Machado (2003) cho rằng phát triển du lịch bền vững là “quá trình phát triển các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” [trích theo 103, tr.26].

Trên cơ sở định nghĩa về phát triển bền vững đã được nêu trong báo cáo Tương lai chung của chúng ta của WCED năm 1987 và bổ sung tại Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992, UNWTO đưa ra định nghĩa về du lịch bền vững:

Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản


lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người [trích theo 56, tr.27; 129, tr.2-3].

Theo UNEP (1999):

Phát triển du lịch bền vững được hiểu là sự phát triển du lịch đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và cộng đồng địa phương trong khi vẫn bảo vệ và tăng cường cơ hội cho tương lai. Phát triển du lịch bền vững đáp ứng các yêu cầu sau:

- Tài nguyên du lịch (tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các tài nguyên khác) được bảo vệ theo một cách thức phù hợp để có thể cho phép chúng được sử dụng trong tương lai, trong khi hiện tại vẫn đem lại lợi ích cho xã hội;

- Quy hoạch và quản lý phát triển du lịch được thực hiện theo phương thức phù hợp để tránh gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sinh thái, văn hóa - xã hội trong khu vực có liên quan;

- Chất lượng tổng thể của môi trường trong các khu vực du lịch được bảo tồn, và khi cần thiết được cải thiện;

- Mức độ hài lòng của du khách nên được duy trì để đảm bảo rằng những điểm đến tiếp tục thu hút và duy trì được tiềm năng thương mại của nó; và du lịch đem lại lợi ích rộng rãi cho các thành viên trong xã hội [trích theo 143, tr.7].

Trong các ấn phẩm được công bố năm 2005, UNWTO đưa ra định nghĩa mới về du lịch bền vững, trong đó bổ sung một số nội dung về mục đích và yêu cầu mà du lịch bền vững cần hướng tới: “Du lịch bền vững, nói một cách đơn giản, là du lịch có suy tính đầy đủ đến những ảnh hưởng kinh tế, xã hội và môi trường cả trong hiện tại và tương lai, đến những nhu cầu của khách du lịch, của ngành du lịch, của môi trường và của sự phát triển các cộng đồng” [trích theo 97, tr.21-22; 144, tr.11-12].

Ở trong nước, các nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững cũng đã đưa ra một số định nghĩa về vấn đề này. Một trong các định nghĩa về phát triển du lịch bền vững được ghi nhận trong nhiều công trình nghiên cứu đã công bố, với nội dung:


Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai; cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương [56, tr.29].

Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005 (Điều 4, Chương 1) cũng đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai” [63].

Qua nghiên cứu, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia và nhà khoa học, đồng thời dựa vào các định nghĩa đã đề xuất về phát triển bền vững, du lịch, phát triển du lịch và căn cứ đặc điểm của ngành du lịch, tác giả đưa ra định nghĩa về phát triển du lịch bền vững ở địa phương cấp tỉnh phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án như sau: “Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững của ngành du lịch, đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Với định nghĩa trên, phát triển du lịch bền vững gồm 3 nội dung (trụ cột) cơ bản sau:

- Tăng trưởng kinh tế bền vững ngành du lịch;

- Tăng trưởng kinh tế bền vững đồng thời thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội ngày càng cao và gắn liền với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa;

- Tăng trưởng bền vững gắn liền với bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các nội dung trên sẽ được phân tích rõ ở mục 2.2.1. của luận án này.

2.1.2. Đặc điểm và vai trò của phát triển du lịch bền vững

2.1.2.1. Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững

Từ những phân tích ở trên cho thấy, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt, mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao. Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển kết hợp hợp


lý giữa ba mặt của sự phát triển (kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường). Vì vậy, phát triển du lịch bền vững có những đặc điểm riêng, mang tính đặc trưng khác biệt so với phát triển du lịch nói chung, nhất là phát triển du lịch không bền vững.

Một là, phát triển du lịch bền vững là sự phát triển có kiểm soát về mặt kinh tế, đảm bảo chất lượng tăng trưởng.

Đây là một trong những điểm đặc trưng của phát triển du lịch bền vững, thể hiện sự khác biệt với phát triển du lịch không bền vững. Phát triển du lịch bền vững không đặt ra mục tiêu tối đa hóa tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, đánh đổi sự ổn định và công bằng xã hội, đánh đổi tài nguyên, môi trường để lấy tốc độ tăng trưởng cao, mà duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, ổn định, phù hợp với điều kiện và an toàn nguồn lực. Nguồn lực tài nguyên du lịch, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, không bị khai thác quá mức đến cạn kiệt hoặc phải đối mặt với nguy cơ suy giảm, xuống cấp để phục vụ mục tiêu tăng trưởng và thu lợi ích ngắn hạn. Việc khai thác nguồn khách du lịch cũng không bị áp lực phải tối đa hóa để phục vụ mục tiêu lợi nhuận mà có sự kiểm soát để tránh vượt quá sức tải của tài nguyên, môi trường và đảm bảo chất lượng phục vụ. Trong nội dung kinh tế của phát triển du lịch bền vững, việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng được đặt lên hàng đầu, với yêu cầu về hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng trưởng gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch theo hướng tiến bộ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bền vững.

Hai là, phương thức phát triển hướng đến sự cân đối, hài hòa giữa các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong quá trình phát triển.

Nếu như phát triển du lịch không bền vững chỉ chú trọng mục tiêu kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận, các khía cạnh xã hội, môi trường chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu kinh tế chứ không phải là mục tiêu cuối cùng, thì trong phát triển du lịch bền vững, có sự cân đối các nội dung và mục tiêu phát triển, trong đó các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường đều là những trụ cột quan trọng của phát triển bền vững, được quan tâm đầy đủ và hài hòa. Phát triển du lịch bền vững cũng bao hàm sự cân nhắc kỹ lưỡng, hợp lý giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn và dài hạn để có phương án phân bổ nguồn lực và các giải pháp phù hợp trong tổ chức thực hiện, hướng đến đạt được các mục tiêu này.


Ba là, trong phát triển du lịch bền vững, bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường vừa là cơ sở, giải pháp, vừa là mục tiêu của sự phát triển.

Tài nguyên, môi trường du lịch là nguồn lực đầu vào, là điều kiện cần thiết cho mọi phương thức phát triển du lịch, trong đó có phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, trong khi du lịch không bền vững chỉ coi tài nguyên, môi trường du lịch là yếu tố đầu vào cần phải tận dụng, khai thác triệt để và sẵn sàng đánh đổi việc bảo vệ tài nguyên, môi trường để hướng đến tối đa hóa lợi ích kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững đặt ra yêu cầu bảo vệ, bảo tồn tài nguyên, phát triển các loại tài nguyên có khả năng tái sinh, bảo vệ môi trường trong suốt quá trình phát triển, không những thế, phát triển du lịch bền vững đặt ra mục tiêu bảo vệ tài nguyên, môi trường cân bằng với các mục tiêu kinh tế, xã hội khác cả trước mắt cũng như lâu dài, và trong phát triển du lịch bền vững, vấn đề bảo vệ tài nguyên, môi trường là một trong ba trụ cột phát triển.

Bốn là, phát triển du lịch bền vững đặt ra yêu cầu trách nhiệm cao và sự công bằng về lợi ích đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch.

Các chủ thể chính tham gia hoạt động du lịch bao gồm cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng bản địa nơi có hoạt động du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Mỗi chủ thể có vai trò, vị trí riêng và thông qua hoạt động tham gia, bằng hành vi cụ thể của mình, đều có những đóng góp, tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch. Do đó tính trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch là yếu tố cần thiết để góp phần đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững; đồng thời vấn đề công bằng về lợi ích cũng chính là một trong các yêu cầu, nội dung của phát triển du lịch bền vững, một mục tiêu mà phát triển du lịch bền vững hướng đến. Yêu cầu về trách nhiệm đối với mỗi chủ thể bao gồm cả trách nhiệm về kinh tế, xã hội và môi trường. Cùng với trách nhiệm, mỗi chủ thể cũng đều có cơ hội và quyền được thụ hưởng lợi ích tương xứng, tạo nên sự cân bằng và công bằng giữa trách nhiệm và quyền lợi: cơ sở kinh doanh du lịch có cơ hội cạnh tranh bình đẳng, được thu lợi chính đáng từ những sản phẩm, dịch vụ du lịch mà mình đã đầu tư; khách du lịch được hưởng thụ sản phẩm du lịch, được thỏa mãn nhu cầu tham quan ngắm cảnh, trải nghiệm văn hóa, xã hội và tận hưởng môi trường trong lành ở điểm du lịch đúng với chi phí đã bỏ ra; cộng đồng bản địa được mở ra cơ hội việc làm, tiêu thụ sản phẩm, giữ gìn văn hóa truyền thống tương xứng


với việc thể hiện vai trò trách nhiệm là một phần tạo nên bản sắc của sản phẩm du lịch và với những đóng góp vào việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc, tài nguyên, môi trường du lịch; cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương có được nguồn thu ngân sách từ du lịch, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, một hệ tài nguyên và môi trường được bảo vệ, tôn tạo và an ninh trật tự chung của địa phương được bảo đảm, tương xứng với những cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý cụ thể đã thực hiện để tạo cơ sở, điều kiện, môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững.

Năm là, phát triển du lịch bền vững dựa trên các nguyên tắc phù hợp, được quán triệt xuyên suốt và tuân thủ nghiêm túc trong quá trình phát triển.

Đây cũng là một đặc trưng riêng có để đạt được và duy trì sự phát triển du lịch bền vững. Trong khi phát triển du lịch không bền vững không trên cơ sở hoặc thường xuyên phá vỡ các nguyên tắc phát triển, thì phát triển du lịch bền vững luôn tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các nguyên tắc - vốn cũng đã được xác định để định hướng và đảm bảo sự phát triển bền vững.

Dựa trên những nguyên tắc chung của phát triển bền vững đối với các ngành kinh tế, trên cơ sở tham khảo các kết quả nghiên cứu đã được công bố, tác giả đề xuất một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững của địa phương được phân nhóm theo các khía cạnh của phát triển bền vững như sau:

- Nhóm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về kinh tế:

+ Phát triển trên cơ sở chiến lược, có quy hoạch và quy hoạch phát triển du lịch bền vững phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, đồng bộ với các quy hoạch bền vững khác có liên quan;

+ Đánh giá đầy đủ các tác động kinh tế trước và trong quá trình phát triển du lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế ổn định, lâu dài của du lịch đồng thời ưu tiên tiến hành những hình thức phát triển mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế của cộng đồng;

+ Tối đa hóa lợi ích kinh tế địa phương bằng cách tăng cường các mối liên kết và giảm thiểu sự thất thoát;

+ Tiếp thị, quảng bá du lịch có trách nhiệm, trung thực;

+ Thúc đẩy kinh doanh công bằng và cạnh tranh lành mạnh.

- Nhóm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững về xã hội:

+ Khuyến khích, mời gọi sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 18/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí