Khái Quát Về Trường Đại Học Định Hướng Nghiên Cứu Tiêu Biểu Ở Việt Nam - Đại Học Quốc Gia Hà Nội

những người có đủ năng lực để làm việc và sau đó là chuyển giao toàn bộ công việc cho người kế nhiệm [42].

Ở Singapore, các trường ĐH có chương trình ĐT-BD dành riêng cho TBM. Thông thường, chương trình ĐT-BD này kéo dài 17 tuần và họ được tuyển chọn để chuẩn bị cho vị trí quản lý bộ môn. Chương trình đào tạo nhấn mạnh chu trình hành động - phản hồi lặp lại liên tục và làm cho người tham gia nhận thức. Khóa học cốt lõi với các chủ đề bao gồm chính sách GD&ĐT, lãnh đạo, quản lý, chương trình giảng dạy và đánh giá. Những người tham gia phải chọn 6 môn tự chọn trong số hơn 30 môn tự chọn (danh sách môn tự chọn được điều chỉnh theo từng thời gian). Các môn tự chọn thuộc các lĩnh vực như tiếng Anh, Toán học và Khoa học cũng được đưa ra. Về phương thức bồi dưỡng, dự án chương trình giảng dạy được thực hiện tại một trường học địa phương trong các nhóm dự án liên ngành nhỏ. Dự án cho phép việc học tập thực sự bằng cách kiểm tra và giải quyết những vấn đề thực tiễn xảy ra trong chương trình giảng dạy mà các TBM thường gặp phải. Dự án yêu cầu mỗi nhóm phải xây dựng một chương trình giảng dạy sáng tạo 10 tuần có thể được thực hiện trong nhà trường [33].

Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ ở Singapore. Khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện, chú trọng hơn đến những chính sách đãi ngộ toàn diện, từ lương, các khoản phúc lợi đến các cơ hội phát triển nghề nghiệp, chế độ làm việc theo thời gian linh hoạt, bảo hiểm y tế toàn diện, chế độ nghỉ dưỡng bổ sung, xây dựng môi trường văn hóa… cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.

2.1.2. Kinh nghiệm của Mỹ

Cùng với chiến lược phát triển GD&ĐT, chiến lược phát triển NNL QLGD, đầu tư KH&CN và những chính sách thu hút nhân tài, tạo môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi cho đội ngũ CBQL, giảng viên và các nhà khoa học hoạt động là ba trụ cột quan trọng tạo tiền đề nhân rộng và phát huy vai trò, thế mạnh của ĐNGV các trường ĐH Mỹ lên vị trí số một trên thế giới. Các trường ĐH Mỹ cũng rất chú trọng việc quy hoạch CBQL từ cấp bộ môn và các đơn vị tương đương, thường xuyên lên kế hoạch đào tạo và phát triển, đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên tự phát triển để có thể đưa vào các vị trí quản lý [32].

Chính sách tuyển dụng CBQL giáo dục nói chung và ĐNTBM nói riêng của Mỹ không xem xét theo đặc điểm công việc hay vị trí việc làm, mà thông qua xét duyệt hồ sơ từ khắp nơi trên thế giới, không phân biệt và đều được phỏng vấn trực tiếp. Quy trình tuyển chọn công khai, minh bạch, tuyển ứng viên với một quy trình mở, dựa trên tiêu chí, tiêu chuẩn rõ ràng, quyền quyết định thuộc về những giáo sư có thẩm quyền, uy tín và cả người học có quyền tham dự, cho ý kiến.

Các TBM có thể chuyển trường, có quyền tự do học thuật, không hề chịu bất cứ một áp lực, định kiến nào. Các vị trí quản lý, bao gồm TBM trong trường ĐH ở Mỹ được tuyển chọn bởi một hội đồng quản trị hoàn toàn độc lập gồm các nhà quản lý cấp cao, giảng viên có trình độ, năng lực, uy tín cao. Các trường ĐH Mỹ đều tập trung hướng vào người học - đối tượng khách hàng cần phải quan tâm chăm sóc ngày càng tốt hơn. Vị trí TBM chính thức trong các trường ĐH ở Mỹ rất ổn định và bắt nguồn từ nguyên tắc tự do học thuật (academic freedom). Sau khi đã được bổ nhiệm, các trường không có quyền buộc thôi việc [32].

Trong đạo luật Liên bang của Mỹ, ĐT-BD được xác định là một quá trình cung cấp, tạo dựng khả năng làm việc và bố trí, đưa họ vào các chương trình, khoá học có kế hoạch, kết hợp các lĩnh vực…

Ngân sách tập trung một phần đáng kể cho việc đào tạo CBQL giáo dục cũng như giảng viên. Các TBM đều được ĐT-BD ngay khi tham gia ứng tuyển nhằm lợi thế thu hút nhân tài trên thế giới về quản lý, giảng dạy và NCKH.

Mỹ cũng có chế độ giảm giờ giảng dạy cho các TBM để họ tập trung vào NCKH và quản lý. Một chính sách chung đối với các TBM trong trường ĐH là có thời gian nghỉ để tu nghiệp hoặc nghiên cứu (có thể đến bất cứ trường hoặc viện nào, không kể trong nước hay ngoài nước).

Ở Mỹ, cách nâng lương dựa trên đánh giá kết quả công việc hàng năm làm cho giảng viên, TBM tích cực hơn. Ngoài ra, trưởng khoa và hiệu trưởng có quỹ riêng để tăng lương thêm cho những TBM có nhiều thành tích. Việc phong tặng các danh hiệu và đánh giá TBM hàng năm là do giảng viên, người học trong khoa đề cử và bầu chọn, chứ không phải do hội đồng giảng viên bầu. Các học hàm, học vị được phân cấp rõ ràng, có bổ nhiệm người nước ngoài vào các vị trí mang tính hàn lâm (rất khác so với nhiều quốc gia).

2.1.3. Kinh nghiệm ở Đài Loan, Trung Quốc

Quan điểm của Chính phủ Đài Loan là NNL quản lý trong trường ĐH phải luôn được điều chỉnh và công tác quy hoạch phải được thực hiện thường xuyên theo sách lược “liền mạch lâu dài”. Đối với Đài Loan, NNL QLGD cần phải được ĐT-BD không ngừng, nên các trường ĐHNC luôn phải xây dựng các kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL, được phân chia cấp bậc khác nhau. Do đó, công tác quy hoạch ĐNTBM cũng được quan tâm thực hiện thường xuyên [32].

Từ những năm 1990, Trung Quốc đã khởi xướng chính sách đãi ngộ một lần (có thể lên đến 01 triệu nhân dân tệ), thăng chức, trợ cấp nhà ở, tặng căn hộ, hỗ trợ phương tiện đi lại… cho CBQL giáo dục trong các trường ĐH. Sử dụng những phương pháp đánh giá quốc tế trong việc tuyển dụng và thăng chức: các vị trí, công việc được quảng cáo công khai và các học giả có thể yêu cầu thăng chức, thưởng công theo những thành quả đạt được [42].

Phần lớn các vị trí, chức vụ, giáo sư, giảng viên đều thực hiện theo hợp đồng có thời hạn và thông qua cạnh tranh. Có chế độ làm việc suốt đời với những giáo sư ưu tú. Hiện ở các viện, trường ĐH lớn của Trung Quốc chỉ có 20% số cán bộ được hưởng chế độ biên chế suốt đời. Trường ĐH, học viện đã phân quyền quản trị về các khoa và bộ môn được quyền tự chủ nhiều hơn trong việc tuyển dụng, phát triển và đánh giá ĐNTBM [42].

Ở Trung Quốc, những chính sách tôn trọng trí thức, nhân tài được xây dựng một cách hệ thống, đồng bộ, vì vậy địa vị và thu nhập của giảng viên cũng như TBM được nâng lên. Đổi mới chế độ lương của các vị trí quản lý theo hướng đãi ngộ theo nhiệm vụ và kết quả công việc. Vị trí làm việc theo hợp đồng và được đánh giá, bình xét hàng năm. TBM không đáp ứng được yêu cầu thì phải chuyển sang vị trí công việc thấp hơn bằng cấp đào tạo và hưởng mức lương theo vị trí công việc. Hai năm được tăng lương một lần [42].

2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ việc nghiên cứu hoạt động phát triển ĐNTBM của một số nước điển hình, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, các nước đều có chính sách phát triển đội ngũ CBQL phủ khắp các trường ĐH, gồm cả những trường ĐHNC. Đối với các trường ĐHNC, ĐNTBM là một

yếu tố rất quan trọng, họ là những nhà quản lý chuyên môn quyết định trực tiếp tới chất lượng giảng dạy, NCKH và chuyển giao công nghệ của nhà trường. Chính vì vậy, việc chú trọng phát triển năng lực của ĐNTBM là vô cùng cần thiết. Từ những bước đầu tiên như lập quy hoạch các vị trí TBM trong nhà trường đến việc tuyển chọn, bồi dưỡng… đều được thực hiện rất chi tiết, cẩn trọng.

- Thứ hai, các trường ĐHNC đặt ra yêu cầu khá khắt khe về năng lực của các TBM. Đặc biệt ở những nước có trình độ phát triển của các trường ĐHNC cao, các tiêu chuẩn năng lực của TBM đặt ra để không chỉ đảm bảo chất lượng công việc mà còn thể hiện uy tín trong chuyên môn. Mặc dù vậy, các TBM thường được tự do lựa chọn công việc của mình và nộp hồ sơ ở bất kỳ trường nào mình muốn, không bị phân biệt đối xử, chỉ cần đảm bảo tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn TBM là cơ sở hàng đầu để xây dựng ĐNTBM của nhà trường.

- Thứ ba, việc nâng cao trình độ chuyên nghiệp của ĐNTBM là hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên thông qua hệ thống đào tạo riêng và có cấp chứng chỉ ở các cấp bậc khác nhau. Có nhiều nước còn xây dựng các chương trình đào tạo riêng dành cho TBM để đảm bảo những chứng nhận cần thiết cho họ đủ trình độ đáp ứng công việc. Điều này mang tính chuyên môn hoá cao và giúp cho các trường dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động phát triển TBM.

- Thứ tư, các TBM phải hoạt động trong một môi trường cạnh tranh cao. Chế độ làm việc theo hợp đồng khiến cho ĐNTBM trong các trường ĐHNC phải luôn tự vận động, tự phát triển. Sự cạnh tranh giúp cho hoạt động phát triển ĐNTBM luôn được quan tâm thực hiện.

- Thứ năm, đội ngũ TBM là những người tiên phong cho NCKH và tổ chức NCKH trong nhà trường nên được tạo điều kiện để phát huy hết năng lực, đồng thời phải đảm bảo hoạt động này được thực hiện hiệu quả.

2.2. Khái quát về trường đại học định hướng nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam - Đại học Quốc gia Hà Nội

Hiện nay, các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam vẫn còn rất ít. Những trường có tuyên bố theo định hướng nghiên cứu hầu hết nằm trong hệ thống ĐHQG, như ĐHQGHN và ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh… Điều này cho thấy các trường ĐHĐHNC ở Việt Nam là các trường có chất lượng GD&ĐT tốt, đã xây dựng được hệ

thống quản lý, đảm bảo chất lượng phù hợp hướng tới việc đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

ĐHQGHN là một ĐH tiêu biểu cho trường ĐHĐHNC ở Việt Nam, được thành lập theo Nghị định số 97/NĐ-CP ngày 10/12/1993 của Chính phủ, là trung tâm đào tạo ĐH, SĐH, nghiên cứu và ứng dụng KH&CN đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế; tiêu biểu cho trí tuệ và văn hóa Việt Nam; đóng vai trò nòng cột và đầu tàu đổi mới trong hệ thống GDĐH Việt Nam.

Đến năm 2013, Chính phủ tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho ĐHQGHN theo Nghị định số 186/2013/NĐ-CP ngày 17/11/2013; và đến năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQG và các cơ sở GDĐH thành viên kèm theo Quyết định số 26/2014/QĐ-TTg ngày 26/3/2014 để thể hiện rõ quan điểm đổi mới và phát triển ĐHQG của Chính phủ.

Theo đó, ĐHQGHN có cơ chế tự chủ cao do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, là cơ sở GDĐH công lập gồm tổ hợp các trường ĐH, viện NCKH thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau; có con dấu hình Quốc huy và là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT về GD&ĐT, của Bộ KH&CN về KH&CN, của các Bộ, ngành khác và UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở; được làm việc trực tiếp với các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [15; 112].

Hiện trong ĐHQGHN có 34 đơn vị, gồm: Cơ quan ĐHQGHN (Văn phòng, 08 Ban chức năng) và 33 đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc, trong đó có: 07 trường ĐH thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Việt Nhật); 05 Khoa trực thuộc và 02 Trung tâm đào tạo, 05 Viện NCKH thành viên, 02 Viện NCKH trực thuộc, 12 đơn vị dịch vụ, phục vụ trực thuộc. Trong ĐHQGHN đã có 04 trường THPT và 01 trường THCS thuộc 04 trường ĐH thành viên.

Theo thống kê đến cuối năm 2019, ĐHQGHN có khoảng 4.234 cán bộ, trong đó có 2.313 giảng viên và NCV (gọi chung là CBKH). Số CBKH có học hàm giáo sư và phó giáo sư là 437 người (73 giáo sư và 364 phó giáo sư), chiếm 19%; số CBKH có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học là 1.292 người, chiếm 56%.

2.3. Giới thiệu tổ chức khảo sát

2.3.1. Mục đích khảo sát thực trạng

Xây dựng cơ sở thực tiễn đánh giá đúng thực trạng ĐNTBM và hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC ở ĐHQGHN.

2.3.2. Nội dung khảo sát

Để nghiên cứu đầy đủ các vấn đề về thực trạng ĐNTBM và hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN, luận án thực hiện khảo sát tập trung vào:

- Khảo sát về thực trạng ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN. Luận án lựa chọn khảo sát về thực trạng năng lực và phẩm chất đạo đức của ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN.

- Khảo sát về thực trạng phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN.

- Khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển ĐNTBM trong trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN.

Các tiêu chí khảo sát được xây dựng bám sát cơ sở lý luận đã nêu tại Chương 1.

2.3.3. Phương pháp khảo sát, đối tượng và công cụ khảo sát

- Phương pháp khảo sát:

Luận án sử dụng các phương pháp quan sát, khảo sát bằng phiếu hỏi, nghiên cứu hồ sơ quản lý, chuyên gia, phỏng vấn sâu.

- Đối tượng khảo sát:

Ban giám hiệu, CBQL cấp phòng/khoa, giảng viên và các TBM trong 06 trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN (gồm: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Công nghệ, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Giáo dục).

- Công cụ khảo sát:

Luận án sử dụng 01 Bộ phiếu khảo sát gồm 03 nội dung chính:

+ Khảo sát về thực trạng ĐNTBM ở các trường ĐHĐHNC lựa chọn;

+ Khảo sát về thực trạng phát triển ĐNTBM ở các trường ĐHĐHNC lựa chọn;

+ Khảo sát về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển ĐNTBM ở các trường ĐHĐHNC lựa chọn.

2.3.4. Chuẩn đánh giá

Các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo nội dung khảo sát và chuẩn đánh giá đã được xây dựng tiêu chuẩn được nêu ở Mục 1.3.2.3, mỗi nội dung sẽ có một số chỉ báo làm rõ vấn đề của các tiêu chí.

Trong nghiên cứu đánh giá về thực trạng ĐNTBM, loại thang đo được lựa chọn sử dụng là thang đo Likert - thang đo thường được sử dụng để đo mức độ quan điểm. Mỗi điểm trong thang đo sẽ chỉ ra mức độ tốt hay không đối với các nhận định về năng lực, phẩm chất của ĐNTBM.

Trong nghiên cứu đánh giá về thực trạng phát triển ĐNTBM, thang đo chỉ ra mức độ đồng ý của người đánh giá với các nội dung phát triển, cũng như đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách tới hoạt động phát triển ĐNTBM.

Trong nghiên cứu đánh giá về thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động phát triển ĐNTBM, thang đo chỉ ra mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít của các yếu tố theo quan điểm của đối tượng khảo sát.

Tổng hợp lại, các tiêu chí khảo sát bằng phiếu hỏi được cho điểm theo thang điểm 5 với thang đánh giá như sau:

Bảng 2.1: Thang đánh giá


STT

Điểm đánh giá

Mức đánh giá

1

5

Tốt / Phù hợp / Đồng ý / Ảnh hưởng

2

4

Khá / Khá phù hợp / Khá đồng ý / Khá ảnh hưởng

3

3

Trung bình / Trung lập / Không có ý kiến

4

2

Yếu / Ít phù hợp / Ít đồng ý / Ít ảnh hưởng

5

1

Kém / Không phù hợp / Không đồng ý / Không ảnh hưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Phát triển đội ngũ trưởng bộ môn trong trường đại học định hướng nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu trường hợp Đại học Quốc gia Hà Nội - 12


2.3.5. Mẫu khảo sát và địa bàn khảo sát

Do hạn chế về thời gian và không gian nên luận án chỉ chọn khảo sát tại 06 trường ĐH thành viên thuộc ĐHQGHN (là các trường ĐHĐHNC) đã nêu ở trên. Mẫu khảo sát được lấy theo nguyên tắc tổng thể và sai số.

Theo Nguyễn Văn Ngọc, việc xác định kích cỡ của mẫu nghiên cứu theo công thức dưới đây [92]:

Trong đó n kích cỡ mẫu N tổng thể giới hạn sai số chọn mẫu Theo thống kê 1


Trong đó: n - kích cỡ mẫu; N - tổng thể; - giới hạn sai số chọn mẫu.


Theo thống kê của Ban Tổ chức Cán bộ - ĐHQGHN nêu trên, đến hết tháng 12/2019, ĐHQGHN có 4.234 công chức, viên chức và người lao động, trong đó có

2.313 giảng viên và NCV. Trong 06 trường ĐH thành viên thuộc ĐHQGHN nêu trên có 52 khoa và 202 bộ môn.

Với mức tổng thể là 5.000 thì quy mô mẫu được đề nghị là 370 sẽ đạt sai số 5%. Nghiên cứu sinh lựa chọn 448 mẫu > 370 là đạt yêu cầu. Trong đó, số mẫu thuộc về cán bộ lãnh đạo - Ban giám hiệu, CBQL cấp trường gần như lấy toàn bộ; TBM được lấy toàn bộ ở Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Giáo dục; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thì lấy một nửa số TBM; phần còn lại là giảng viên được lấy ngẫu nhiên. Mô tả chi tiết về mẫu được thể hiện trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thống kê mẫu khảo sát


Tên trường

Lãnh

đạo BGH

CBQL cấp

trường

TBM

Giảng

viên

Tổng

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên

3

10

20

35

68

Trường ĐH Khoa học Xã hội và

Nhân văn

3

12

32

40

88

Trường ĐH Ngoại ngữ

2

12

20

45

79

Trường ĐH Công nghệ

3

10

22

40

75

Trường ĐH Kinh tế

3

12

21

40

76

Trường ĐH Giáo dục

2

5

17

39

62

Tổng cộng

16

61

132

239

448


2.4. Thực trạng năng lực đội ngũ trưởng bộ môn trong các trường đại học định hướng nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội

2.4.1. Cơ cấu đội ngũ trưởng bộ môn theo trình độ, kinh nghiệm

Trong 06 trường ĐHĐHNC thuộc ĐHQGHN đã công bố trong sứ mệnh, mục tiêu đào tạo hiện nay, NCS thống kê được có khoảng 202 TBM. Tổng số lượng các

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2023