Người Nào Trực Tiếp Quản Lý, Canh Gác, Dẫn Giải Người Bị Giam, Mà Thiếu Trách Nhiệm Để Người Đó Trốn Gây Hậu Quả Nghiêm Trọng, Thì

Điều 301. Tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn



giữ

1. Người nào trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, mà thiếu trách nhiệm để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng, thì

bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội để

người bị

giam, giữ

về một tội nghiêm trọng, rất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả trọng, thì bị phạt tù hai năm đến bảy năm.

rất nghiêm

Bình luận khoa học bộ luật hình sự Tập 10 - Đinh Văn Quế - 13

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ năm đến năm năm.

nhất định từ một


Đnh nghĩa: Thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn là hành vi

không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao của

người trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ để người đó trốn gây hậu quả nghiêm trọng.


Tội thiếu trách nhiệm để

người bị

giam, giữ

trốn

là tội phạm đã

được quy định tại Điều 237 Bộ luật hình sự năm 1985.


So với Điều 237 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 301 Bộ luật hình sự năm 1999 về tội phạm này, có những sửa đổi, bổ sung như sau:


Điều 237 Bộ luật hình sự năm 1985 cấu tạo hai khoản, còn Điều 301 Bộ luật hình sự năm 1999 cấu tạo thành 4 khoản trong đó khoản 4 là hình phạt bổ sung, bổ sung khoản 3 với tình tiết là yếu tố định khung hình phạt

là“gây hậu quả

đặc biệt nghiêm trọng”; nếu Điều 237 Bộ

luật hình sự

năm 1985 chỉ quy định để người bị giam trốn, thì Điều 301 Bộ luật hình sự

năm 1999 không chỉ quy định để người bị giam mà cả người bị giữ trốn

cũng là hành vi phạm tội; sửa đổi một số tình tiết là yếu tố định khung hình phạt ở khoản 2 của điều luật cho phù hợp với nội dung sửa đổi, bổ sung của Bộ luật hình sự năm 1999.


Về hình phạt, do yêu cầu của việc đấu tranh phòng chống loại

tội phạm này ngoài việc quy định thêm khung hình phạt tăng nặng thì mức hình phạt cao nhất của tội phạm này là mười năm thay vì chỉ có

bảy năm như Điều 237 Bộ luật hình sự năm 1985; khung hình phạt ở

mỗi khoản cũng sửa đổi theo hướng nặng hơn so với Điều 237 Bộ luật hình sự năm 1985.


A. CÁC DẤU HIỆU CƠ BẢN CỦA TỘI PHẠM


1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm


Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mới có thể là chủ thể của tội phạm này.


Phạm vi áp dụng đối với tội phạm này tương đối hẹp, chỉ giới hạn trong lĩnh vực quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ. Họ là những cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội công tác trong các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Trại cải tạo. Ngoài ra, tuy không nhiều nhưng vẫn có thể xảy ra, đó là: đối với những người có trách nhiệm dẫn giải người bị bắt giữ theo lệnh bắt khẩn cấp, có lệnh truy nã từ nơi bắt về nơi giam giữ.


Tuy nhiên, nếu những người có nhiệm vụ chuyên chở người bị giam, giữ như: lái xe của các Trại giam có nhiệm vụ lái xe chở người bị giam, giữ từ nơi này đến nơi khác mà người bị giam giữ bỏ trốn do hành vi thiếu trách nhiệm của người dẫn giải thì họ không phải là chủ thể của tội phạm này mà tuỳ trường hợp họ có thể là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây

hậu quả

nghiêm trọng, tội không tố

giác tội phạm hoặc tội che giấu tội

phạm. Nếu họ được người dẫn giải móc ngoặc để tạo điều kiện thuận lợi cho người bị giam, giữ trốn thì họ vẫn là chủ thể của tội phạm này với vai trò đồng phạm.


2. Các dấu hiệu thuộc về khách thể của tội phạm


Tội thiếu trách nhiệm để

người bị

giam, giữ

trốn

xâm phạm trực

tiếp đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng; xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về chế độ giam, giữ, dẫn giải người

bị giam, giữ; để người bị giam, giữ trốn đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến

kết quả của hoạt động tố tụng như: phải tạm đình chỉ điều tra, phải hoãn phiên toà. Để người bị giam, giữ trốn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng mà còn xâm phạm đến

trật tự an toàn xã hội. Đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm

trọng như giết người, cướp tài sản, các tội xâm phạm an ninh quốc gia mà trốn thoát thì còn gây tác hại không thể lường hết được.


giữ

Đối tượng tác động của tội phạm này không phải là người bị giam, trốn mà là trách nhiệm của người để người bị giam, giữ trốn. Trách

nhiệm này được xác lập do chức vụ, quyền hạn mà có. Do không làm hoặc làm không đầy đủ trách nhiệm được giao nên người bị giam, giữ mới trốn được. Khi định tội, tuỳ từng trường hợp mà định tội cho sát thực với hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn. Nếu thiếu trách nhiệm để

người bị

giam trốn thì định tội là “thiếu trách nhiệm để

người bị

giam

trốn”; nếu thiếu trách nhiệm để

người bị

giữ

trốn thì định tội là “thiếu

trách nhiệm để

người bị

giữ

trốn” mà không định tội như

điều luật quy

định là “thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn”.


3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm


a. Hành vi khách quan


Cũng như đối với các tội thiếu trách nhiệm khác, người phạm tội

thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn chỉ có hành vi khách quan duy nhất là thiếu trách nhiệm, nhưng biểu hiện của hành vi thiếu trách nhiệm

lại không phải giống nhau nó tuỳ thuộc vào nhiệm vụ được giao và tuỳ

thuộc vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy việc người bị giam, giữ trốn.


Thiếu trách nhiệm là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới để người bị giam, giữ trốn khỏi nơi giam, giữ; nếu làm

tròn trách nhiệm được giao thì người bị

giam, giữ

không thể

trốn được.

Trường hợp đã làm hết trách nhiệm mà người bị giam, giữ vẫn trốn được thì không phải là thiếu trách nhiệm và không phải là hành vi phạm tội này.


Hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác trực tiếp quản lý người bị giam, giữ là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã vi phạm các quy định về chế độ liên quan đến việc giam, giữ nên để cho người bị giam, giữ trốn. Ví dụ: Ban giam thị trại tạm giam đã thiếu kiểm tra, đôn đốc, không phân công trực, không giao trách nhiệm cụ thể cho người canh gác, không cho sửa chữa cửa ra vào phòng giam theo đúng tiêu chuẩn… nên để người bị giam, giữ trốn.


Chế độ có liên quan đến việc quản lý các Trại giam, các nhà tạm giữ có thể là các quy định của Chính phủ hoặc của Bộ Công an, Bộ quốc phòng về việc giam, giữ.

Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc canh gác người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong khi canh gác để người bị giam giữ trốn. Canh gác người bị giam, giữ có thể là canh gác trong tại giam, trại tạm giam hoặc trại tạm giữ, nhưng cũng có

thể canh gác trong lúc người bị kết án tù đang lao động cải tạo ở nơi lao

động cải tạo như: bỏ vị trí cánh gác, ngủ gật, không khoá cửa phòng giam v.v…


Hành vi thiếu trách nhiệm trong việc dẫn giải người bị giam, giữ để người bị giam, giữ trốn là không làm hoặc làm không hết trách nhiệm trong

khi dẫn giải người bị

giam, giữ để

người bị

giam, giữ

trốn. Ví dụ: Bùi

Xuân P, Phạm Văn T được giao nhiệm vụ dẫn giải Đỗ Xuân Đ là bị cáo từ trụ sở Toà án về Trại tạm giam. Trên đường dẫn giải, Đỗ Xuân Đ mời P và T vào nhà hàng uống bia. Trong lúc đang ăn uống, Đ xin ghé qua nhà để lấy đồ dùng cá nhân và sau một tiếng sẽ quay lại nhà hàng. P và T đồng ý để Đ về qua nhà. Lợi dụng sơ hở này của P và T nên Đ đã bỏ trốn.


b. Hậu quả


Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Nếu hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn nhưng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì chưa cấu thành tội phạm.


Hậu quả nghiêm trọng do hành vi hành vi thiếu trách nhiệm để

người bị giam, giữ trốn gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội. Những thiệt hại do để người bị giam, giữ trốn chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất như: người bị giam, giữ trốn sẽ gây bế tắc cho việc tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, phải tạm đình chỉ để truy nã người phạm tội bỏ trốn; người phạm tội trốn khỏi nơi giam tiếp tục phạm tội khác; người phạm tội trốn khỏi nơi giam trả thù người tố cáo.v.v…Việc xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể; có thể người bị giam, giữ trốn chỉ là người phạm tội ít nghiêm trọng nhưng hậu quả gây ra lại nghiêm trọng hơn người phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trốn khỏi nới giam, giữ; có trường hợp chỉ cần để người phạm tội bỏ trốn đã là

hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng rồi

như: người bị kết án tử hình bỏ trốn; người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia bỏ trốn; người phạm tội giết người cướp tài sản bỏ trốn… nhưng cũng có trường hợp phải căn cứ vào thiệt hại do người phạm tội bỏ trốn

gây ra mới có thể

xác định được hậu quả

nghiêm trọng do hành vi của

người thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây ra. Như vậy, hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn không chỉ phụ thuộc vào những thiệt hại gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự mà còn phụ thuộc vào tội phạm mà người bị giam, giữ trốn thực hiện và những thiệt hại do người bị giam, giữ gây ra sau khi đã bỏ trốn.


Khi xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn cần chú ý:


Nếu là thiệt hại gây ra cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, do hành vi thiếu trách nhiệm để người phạm tội ít nghiêm trọng bị giam, giữ trốn mà dẫn đến việc phải tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ xét

xử hoặc người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù bỏ trốn không bắt

được ngay mà phải ra lệnh truy nã, thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng.

Nếu người bị giam, giữ trốn và ngay sau đó bị bắt lại, không ảnh hưởng

đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù thì không coi là hậu quả nghiêm trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thiếu trách nhiệm để người bị giam trốn.



đã bỏ

Nếu là thiệt hại do người bị giam, giữ trốn gây ra cho xã hội sau khi trốn mà thiệt hại đó là thiệt hại về vật chất thì có thể tham khảo

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25-12-2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV "Các tội xâm phạm sở hữu" của Bộ luật hình sự để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn gây ra. Ví dụ: Bùi Quốc V phạm tội cố ý gây thương tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự và bị tạm giữ. Do thiếu trách nhiệm của cán bộ canh gác, nên V đã bỏ trốn. Sau khi bỏ trốn, Bùi Quốc V lại phạm tội trộm cắp với giá trị tài sản là trên 50 triệu đồng và bị bắt lại. Cơ quan điều tra chưa ra quyết định tạm đình chỉ điều tra về hành vi cố ý gây thương tích của V (chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động điều tra), nhưng vì sau khi bỏ trốn V lại phạm tội mới và gây thiệt hại trên 50 triệu đồng, nên hành vi thiếu trách nhiệm để Bùi Quốc V bỏ trốn phải coi là đã gây hậu quả nghiêm trọng.


Nếu là thiệt hại do người bị giam, giữ trốn gây ra cho xã hội sau khi đã bỏ trốn mà thiệt hại đó không phải là thiệt hại về vật chất thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xác định hậu quả nghiêm trọng do hành vi

thiếu trách nhiệm để

người bị

giam, giữ

trốn gây ra. Ví dụ: Vũ Đức T

phạm tội đánh bạc thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 248 Bộ luật hình sự và bị tạm giam; Do thiếu trách nhiệm của người dẫn giải nên T đã bỏ trốn. Trên đường chạy trốn thì bị lực lượng dẫn giải phát hiện truy bắt, T đã bắt cóc một bé gái 5 tuổi rồi khống chế lực lượng truy bắt nếu không để cho T trốn thoát thì sẽ giết cháu bé. Đế bảo toàn tính mạng cho cháu bé nên những người truy bắt T đã yêu cầu lực lượng hỗ trợ, giải thoát được cháu bé và bắt được T. Trường hợp này, tuy người bỏ trốn không gây ra thiệt hại về vật chất những đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho xã hội, nên hành vi trách nhiệm để người bị giam trốn phải coi là đã gây hậu quả nghiêm trọng.


c. Các dấu hiệu khách quan khác


Đối với tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn, ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật cũng không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội thiếu trách nhiệm để người bị giam giữ trốn cần phải cân nhắc các yếu tố khách quan như hoàn cảnh, điều kiện, cơ sở vật chất của nhà giam, nhà tạm giữ; phương tiện dẫn giải… có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của người trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ để xác định trách nhiệm của người phạm tội.


4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm


Người phạm tội thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn thực

hiện hành vi phạm tội của mình là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến người bị giam, giữ trốn, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được (vô ý vì quá tự tin) hoặc người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể dẫn đến người bị giam, giữ trốn, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó (vô ý do cẩu thả)7.


Đây là trường hợp duy nhất trong Chương các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình là

do vô ý. Trước đây (trước khi có Bộ luật hình sự), hành vi thiếu trách

nhiệm để

người bị

giam, giữ

trốn chưa được quy định thành tội phạm

riêng, thì hành vi này nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, và tất

7 Xem Đinh Văn Quế “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 phần chung” NXB Tp. Hồ Chí Minh . tr. 71-72 (Vô ý phạm tội).

cả các tội do “thiếu trách nhiệm…” người phạm tội thực hiện tội phạm đều do vô ý.


B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ


1. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 301 Bộ luật hình sự


Theo quy định tại khoản 1 Điều 301 Bộ luật hình sự, thì người phạm

tội thiếu trách nhiệm để

người bị

giam giữ

trốn có thể bị

phạt cải tạo

không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.


Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 1 Điều 301 Bộ luật hình sự, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc được áp dụng dưới sáu tháng tù, nhưng không được dưới ba tháng tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, thì có thể bị phạt đến ba

năm tù; nếu có đủ

điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ

luật hình sự

thì

người phạm tội có thể được hưởng án treo.


2. Phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 301 Bộ luật hình sự


Khoản 2 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung

hình phạt, đó là: để

người bị

giam, giữ

về một tội nghiêm trọng, rất

nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn hoặc gây hậu quả trọng.

rất nghiêm


a. Để người bị giam, giữ về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng trốn.


Theo quy định của Bộ luật hình sự thì tội phạm được chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;


Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù;


Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù;


Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.


Thực tiễn cho thấy, khi Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát khởi tố hoặc truy tố đối với người phạm tội về một tội phạm cụ thể nào đó quy định tại Bộ luật hình sự không có nghĩa là người đó đã bị Toà án kết án về tội phạm do Viện kiểm sát truy tố, mà có nhiều trường hợp Toà án kết án người phạm tội về tội phạm khác nặng hơn hoặc nhẹ hơn tội phạm mà Viện kiểm sát đã truy tố; nếu Toà án kết án đúng tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì điều khoản áp dụng cũng có thể khác với điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát đã truy tố. Vì vậy, căn cứ để xác định người

bị giam về một tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc

biệt nghiêm trọng trốn là căn cứ vào quyết khởi tố của Cơ quan điều tra, quyết định truy tố (bản cáo trạng) của Viện kiểm sát hoặc bản án của Toà án, và tuỳ từng giai đoạn cụ thể mà người bị giam trốn, để xác định người bị giam về một tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng

trốn. Ví dụ: Nguyễn Văn Q bị

khởi tố

tạm giam về tội giết người theo

khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự, trong giai đoạn điều tra, lợi dụng sự

thiếu trách nhiệm của Vũ Quốc Tr, cán bộ canh gác nên Q đã bỏ trốn thì Vũ Quốc Tr thiếu trách nhiệm để người bị giam về tội rất nghiêm trọng trốn.


Tuy nhiên, đối với người bị tạm giữ thì việc xác định họ bị tạm giữ về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng hay không là rất khó và cũng chưa có căn cứ pháp luật để áp dụng, vì họ

chưa bị

khởi tố

bị can nên cũng chưa thể

xác định họ

bị khởi tố

về tội

phạm gì theo quy định tại điều luật nào của Bộ luật hình sự. Do đó, quy định tại điểm a khoản 2 của điều luật này chỉ có ý nghĩa đối với người bị tạm giam, chứ không thể có trường hợp đối với người bị tạm giữ.

Xem tất cả 250 trang.

Ngày đăng: 22/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí