Nghệ Thuật Sử Dụng Động Từ Mạnh Tạo Ấn Tượng Đặc Biệt


bạc tình Cáo Tờ Quẩy, nàng “ngục đầu lên hắn mà khóc” rồi về tự thú với vợ của hắn là Giàng Gau và người đàn bà ấy cũng “rũ xuống khóc”. Có lúc là tiếng khóc của người phụ nữ có tuổi như người mẹ của cháu- lớn - cồ. Mỗi khi nhắc đến Lâm San bà thường “gạt nước mắt đi” vì thương Lâm San…..Đó còn là những giọt nước mắt trong Tim vỡ của nhân vật Nàng “Nước mắt nàng rơi lã chã trên gò má”. Hay “dòng nước mắt lặng lẽ tuôn ra” của nhân vật Thuận trong Goá phụ đen. Và tiếng khóc đau đớn của những người phụ nữ trong Người sót lại của rừng cười, khi “ cả bốn cô gái ôm nhau khóc cay đắng”, những “tiếng khóc không ra tiếng”. Nhà văn còn rất tinh tế khi đặc tả tiếng khóc của những con người không bình thường. Đó là tiếng khóc của những con người tật nguyền – tiếng khóc của người mù trong Làn môi đồng trinh:“khóc không ra nước mắt”, vì người mù “nước mắt chỉ chui trở vào nghèn nghẹn trong ngực”...

Trong quan niệm của mình, Vò Thị Hảo cho rằng mỗi con người sống trong cuộc đời này đều chứa đựng một số phận khác nhau, người may mắn, kẻ hẩm hiu. Vì thế khi xây dựng nhân vật, nhà văn chú ý miêu tả ngoại hình và xem mỗi hình hài đều chứa đựng những ẩn số về cuộc sống. Mỗi nhân vật, mỗi số phận và trong thế giới nhân vật của Vò Thị Hảo hình hài của họ đã phần nào nói lên số phận của họ rồi.

3.2.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, điều dễ nhận thấy là cốt truyện thường có ít tình tiết và sự kiện, trong khi đó suy nghĩ của con người trước những sự kiện đó thì rất được chú ý. Hiện thực cuộc sống không mấy khi được miêu tả trực tiếp như nó vốn có mà được khúc xạ qua lăng kính của nhà văn. Thông qua nhân vật, qua những suy tư trăn trở, những diễn biến phức tạp trong thế giới nội tâm nhân vật, nhà văn gửi những tư tưởng của mình về cuộc sống bộn bề phức tạp hôm nay.


Vò Thị Hảo là nhà văn rất tinh tế trong qúa trình miêu tả những trạng thái cảm xúc, những chuyển biến tâm lý của nhân vật. Tuỳ thuộc vào từng nhân vật cũng như sự biểu lộ trạng thái tình cảm khác nhau mà nhà văn sử dụng những cách miêu tả khác nhau. Có lúc nhà văn sử dụng cách đi sâu vào tâm lý nhân vật nhất là những người tật nguyền để miêu tả. Tuy là những con người không may mắn về hình hài, nhưng họ vẫn có những cảm xúc buồn – vui, có khát khao mơ ước như những con người bình thường. Trong Làn môi đồng trinh, nhân vật Hằng cũng ao ước được yêu với một tình yêu trong sáng: “ Mỗi lần mưa nàng lại bước chân ra ngoài trời, mong mỏi một chút chạm nhẹ nơi làn môi, để có cảm giác là mình cũng được hôn, những cái hôn của nửa kia ngọt ngào”. Giống như Hằng, Tâm trong Máu của lá cũng cảm nhận được nỗi đau của một kẻ tật nguyền, bởi “tạo hoá đã say rượu khi nặn ra em” và mỗi khi nhà có khách đến “em thường kiếm cớ lánh mặt”, lúc thi vào đại học em đỗ loại ưu nhưng không được nhận vào học bởi lỗi hình thể. Không ít lần Tâm đã “cầu cho mình được chết”. Nhưng thật trớ trêu, tạo hoá đã đùa giỡn em, đã thổi vào cái vỏ tật nguyền ấy một tâm hồn có khả năng nhận biết nỗi đau của chính bản thân, „Mắt con bé rưng rưng nó cần những lời yêu ngọt ngào như cần nước”. Chính vì vậy mà Tâm đã nuôi một ảo tưởng về một chàng trai khổng lồ cứu giúp, níu kéo em với cuộc đời qua những bức thư của Tuân, Huân, Hoàng. Nhưng rồi em cũng nhận ra là cần phải trở về với thế giới của mình, vì “ thế giới của các anh quá rộng lớn, còn thế giới của em thì nhỏ bé. Em phải trở về với thế giới của chính mình”. Vò Thị Hảo đã đi vào chiều sâu tâm hồn con người tật nguyền để miêu tả nỗi khao khát sống rất đỗi bình thường, những rung cảm, những mong ước, yêu thương của những tâm hồn trong sáng và thánh thiện. Ở đó còn là những dằn vặt và thấm thía về nỗi đau thân xác, tật nguyền.


Trong Dây neo trần gian, nhà văn đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lý trực tiếp với những độc thoại nội tâm của nhân vật để cho nhân vật tự thể hiện trạng thái cảm xúc của mình một cách khách quan: “Một kẻ có dăm ba chữ trong đầu mà lại đi nghe lời một con mụ điên ấy ư ? Thế thì mình cũng điên rồ nốt”. Và nhiều lúc nhà văn gián tiếp diễn tả cảm xúc của nhân vật, nhằm thể hiện nỗi lòng thầm kín khó nói, như một sự cảm thông với nỗi đau khổ mà họ phải gánh chịu: “ Nàng bỗng nức lên khóc và ôm choàng lấy mái đầu anh, như một cách người mẹ đang vòng tay che chở cho đứa con trai… Nàng ru khuôn mặt ấy trong lòng và cảm thấy tim như muốn vỡ ra vì thương xót”. Như vậy, với Vò Thị Hảo để diễn tả nội tâm nhân vật, nhà văn đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau, có lúc để cho nhân vật trực tiếp bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại, có lúc lại gián tiếp bày tỏ nỗi lòng nhân vật bằng ngôn ngữ của người kể chuyện.

Trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo, nhà văn đã dành riêng một phần trang trọng cho người phụ nữ. Ở nhiều nhân vật họ phải nếm trải những thăng trầm cũng như thấm thía nỗi đau đớn trong cuộc sống và tình yêu. Nhà văn đi sâu bộc lộ tâm trạng với nhiều cung bậc ấy, khi là sự dằn vặt, nuối tiếc như Hạnh trong Tiếng vạc đêm. Hạnh luôn sống trong sự ám ảnh với số phận bất hạnh truyền kiếp về bản mệnh cô thần trong lòng nên lúc nào cô cũng cũng cô đơn, lạnh lẽo. Cô luôn mặc cảm đàn ông là kẻ dối lừa, phụ bạc nên cô sợ không dám yêu bởi cô có “trái tim tật nguyền”. Vì vậy mà sau một lần thất bại, đổ vỡ trong tình yêu hạnh phúc, cô đã không tin sẽ có được một hạnh phúc đích thực của cuộc đời. Hạnh luôn day dứt suy tư nuối tiếc trong tình yêu với Thụ, bởi trong sâu thẳm trái tim người đàn bà ấy luôn khao khát có được tình yêu đích thực: “Đáng lẽ chờ đợi thì ta lại chạy trốn. Sao ta không thử thêm một lần. Ta cần được an ủi, được che chở. Tại sao ta cứ phải làm khổ mình ?.....Sao không vứt bộ mạt lạnh này đi. Sao không gục đầu vào ngực

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


anh, nói rằng em mỏi mệt, rằng em muốn khóc…dù ngày mai có ra sao thì anh vẫn là người đàn ông mà em cần”, mâu thuẫn luôn giằng xé trong cô bởi Hạnh chỉ muốn “ yêu thế thôi! giữ cho gần như giữ một ảo ảnh đẹp”, bởi cô sợ cuộc đời sẽ làm thô bỉ, tầm thường nó. Đó là tâm trạng của những con người tinh tế , nhạy cảm trong tình yêu, luôn có khoảng cách trong tình yêu, để rồi phải rơi vào trạng thái cô đơn “nếm trải những cảm giác của một con chim xa xứ dù mùa đông chưa tới song hơi lạnh đã nhấm nhẩm da thịt”. Trong Goá phụ đen, nhân vật Thuận đã từng trải qua nhiều mối tình, từng phải chịu những đau khổ vì đàn ông và cũng chính cô cũng đã hơn một lần làm cho không ít đàn ông phải đau khổ vì mình. Trái tim cô gần như đã chai sạn vì phải chứng kiến nhiều cảnh đời khổ đau của những người xung quanh: “ mẹ nàng đã lấy phải một người chồng ti tiện, em gái nàng mang bầu với một gã sở khanh. Người đàn bà hàng xóm đầu tắt mặt tối nuối chồng mà vẫn bị chồng đánh đập”. Và để trả thù cho những người đàn bà đau khổ, bất hạnh, Thuận “ chỉ thích nếm trải cảm giác vờn một đấng nam nhi để đến khi anh ta bị thôi miêm rồi thì lại ngẩng đầu nhón gót bỏ đi không nhìn lại”. Nhưng thật trớ trêu, mặc dù đã tôi luyện cho mình thói quen sống không cần đàn ông, vậy mà trước Đang người thiếu phụ đã cố khép lòng mình mà không thể. Cô luôn e thẹn, hạnh phúc ở bên Đang, vắng Đang cô thấy cuộc đời vô nghĩa, trống vắng và nhạt nhẽo. Hai con người đã gắn bó với nhau bằng một tình yêu gần như đau đớn, mối tình dự cảm nhiều nỗi xót xa ấy vẫn luôn là ngọn lửa sưởi ấm cuộc sống độc thân của hai người. Trong những lúc mỏi mệt Thuận tìm đến với Đang như một nguồn động viên an ủi, nàng ngả vào bờ vai anh: “Tôi mệt mỏi quá cho tôi dựa vào đây, được không?”, cô dè dặt và cẩn trọng từng bước trong tình yêu với Đang. Nhưng cuộc đời không mỉm cười với cô “những người đàn ông yêu nàng đều không gặp may mắn”. Để rồi nàng nức nở vỡ oà trong đau đớn khi biết tin về chiếc máy bay trở Đang đi Phần Lan

Đặc điểm truyện ngắn Võ Thị Hảo - 12


gặp tai nạn. Nàng cố trấn tĩnh mình với niềm tin, anh không thể chết được “ Làm sao người đàn ông nàng yêu có thể chết được”. Và ngày mai nàng sẽ đến động Thuỷ Tiên, nơi đã khắc ghi những kỉ niệm của hai người “ Nếu nước lũ và bùn đất làm mờ nó, nàng sẽ khắc lại. nếu người ta đã đem nung vôi nó, nàng sẽ khắc dòng chữ khác. Ngày kia nàng sẽ may chiếc áo ngủ màu hồng chờ anh”. Đó là niềm tin, niềm hy vọng về hạnh phúc mà Thuận đã xây đắp nhọc nhằn giữa cuộc đời.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Vò Thị Hảo thường được biểu hiện rất rò ở những lời độc thoại nội tâm, những ám ảnh của nhân vật. Bởi chính khi ấy nhân vật đối diện với chính mình, họ tự bộc bạch những suy nghĩ, những dằn vặt, những trăn trở với những trạng thái cảm xúc thật nhất của mình. Trong Biển cứu rỗi, người lính trong chiến tranh không chỉ chịu nỗi đau về thể xác mà hơn thế nữa anh còn mất đi tình yêu và hạnh phúc. Anh vô cùng đau khổ, bực tức trước sự thực phũ phàng vì những đứa trẻ khác bố hiện diện trong ngôi nà của anh. Anh đã chốn chạy đồng loại và người vợ thân yêu trên đảo đèn. Chính tại đảo đèn anh có thời gian nhìn lại tất cả về những con người trong chiến tranh, trong đó có vợ, con anh. Anh nhận ra rằng chiến tranh đã làm biến dạng đi hình hài và những chuẩn mực đạo đức lối sống của con người “ Giữ làm gì em. Ngày mai chắc chết..”, đó là những lời của những người lính trước khi ra trận và cũng chính trong “Những cuộc giao hoan vội vã thoảng mùi chết chóc trước khi đi vào họng súng tử thần” đã cho ra đời “những đứa trẻ khác bố”. Nhất là khi trên đảo xuất hiện một ả gái điếm sắp chết vì bệnh tật và đói khát, anh đã từ chối và gián tiếp giết hại một con người...Nhận ra mọi cách đối nhân xử thế của mình, anh ân hận nghĩ về “trò chơi của anh”. Anh nhớ tới người vợ đáng thương của mình, một nạn nhân trong chiến tranh, chiến tranh đã làm cho cả làng trắng đàn ông chỉ còn lại những ông già và trẻ nhỏ, tất cả giành cho chiến trận. Đẩy cho đàn bà những


gánh nặng đáng ra thuộc về đàn ông, “trong khi đàn bà được tạo hoá sinh ra để làm chiếc dây leo đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ: Người đàn ông”, và anh đã nhận ra tất cả...

Như vậy, cùng với sự thành công trong nghệ thuật miêu tả ngoại hình là sự thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Vò Thị Hảo. Những đặc sắc nghệ thuật này đã khắc hoạ rò nét thế giới nhân vật trong sáng tác của chị và chính nó đã làm nên bản sắc ngòi bút Vò Thị Hảo.

3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ

Trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tác văn học nói riêng, ngôn ngữ đóng vai trò là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang đặc trưng của văn học. “ Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; Nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm” [9]

Với tư cách là một thể loại gắn liền với những đổi thay của xã hội, ngôn ngữ trong truyện ngắn sau đổi mới ngoài những đặc trưng vốn có, nó còn mang đậm dấu ấn sáng tạo của từng cá nhân, và in đậm dấu ấn của một thời kỳ văn học phát triển mạnh mẽ.

Hoà chung vào dòng chảy của văn học thời kỳ đổi mới, ngôn ngữ trong truyện ngắn của Vò Thị Hảo đã góp phần hoàn thiện tác phẩm cũng như khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn.

3.3.1. Nghệ thuật sử dụng động từ mạnh tạo ấn tượng đặc biệt

Trong sáng tác của Vò Thị Hảo, nhất là thể loại truyện ngắn, nhà văn rất hay sử dụng những động từ mạnh để tạo cảm giác khác lạ trong sáng tác của mình. Dù viết những vấn đề khác nhau bộn bề của cuộc sống, chị vẫn luôn tạo ra sự khác biệt trong sáng tác của mình qua việc sử dụng các động từ mạnh. Theo cuốn Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên (1998), động từ là “từ chuyên biểu thị hành động, trạng thái hay quá trình”. Trong truyện ngắn


của mình Vò Thị Hảo sử dụng những động từ như một hệ quả của hành động mà các nhân vật thực hiện, nhưng cũng có lúc những hành động lại tự nhiên diễn ra hay do một thế lực siêu nhiên nào đó tạo ra. Ở từng mảnh đề tài khác nhau nhà văn sử dụng các động từ nhằm thể hiện hành động của nhân vật và gửi gắm vào đó những tư tưởng của mình về cuộc sống và con người.

Truyện ngắn viết về đề tài thế sự đời tư, nhà văn đã đề cập đến rất nhiều vấn đề của cuộc sống hiện tại, thời của cuộc sống hoà bình với những cám dỗ cao cả và thấp hèn, những vấn đề số phận, sự bất hạnh của con người trong cuộc sống cũng như tình yêu, hạnh phúc. Thể hiện vấn đề đó, nhà văn sử dụng các động từ như những điểm nhấn có giá trị lột tả bản chất sự vật, sự việc, con người.

Chiến tranh qua đi nhưng những gì còn xót lại không chỉ là nỗi đau về thể xác mà hơn thế nữa là nỗi đau về tinh thần mà con người phải gánh chịu. Nhân vật người lính trong Biển cứu rỗi là một người như vậy. Chiến tranh đã lấy đi một phần cơ thể nhưng cũng lấy đi của anh tình yêu và hạnh phúc. Diễn tả thái độ của người vợ đón anh sau bao ngày xa cách thật nặng nề: “vợ hốc hác, nửa thân thân trên đổ về phía anh, nhưng chân cứ như bị chôn chặt trong xó nhà, ngó anh trân trân rồi sụm xuống đất, oà lên tức tưởi”, và đón anh còn là những đứa trẻ lít nhít “ Và ba đứa trẻ chạy tới, vồ vào chế phẩm lộng lẫy trên nắp ba lô. Nhưng trước cái quắc mắt dữ dằn của anh, chúng chùn nhụt lại, len lén nép vào một xó”. Chứng kiến những cảnh đó, anh vô cùng đau đớn, “Anh rũ xuống nền nhà, nôn oẹ ra những bụm nước trong vắt,

giũ tuột ba lô, rồi thất thểu bỏ đi, để lại sau lưng tiếng khóc của người vợ, đứa con duy nhất của anh không biết rằng nó vừa có bố, trong thoáng chốc đã lại không có bố; cùng tiếng reo à à giằng nhau búp bê của lũ trẻ”. Khi trên đảo đèn, anh có thời gian nhìn nhận ra tất cả nguồn cơn, nỗi khổ đau mà vợ con anh phải gảnh chịu “ Mỗi lần khóc, trái tim anh mềm đi một chút”,


anh quyết định trở về bên vợ con mình, người đã chịu nhiều khổ đau. Nhà văn đã sử dụng hàng loạt các động từ Chôn, chạy, giũ, nôn oẹ, khóc… để điễn tả nỗi đau của con người.

Cũng viết về chiến tranh, trong Người sót lại của rừng cười, nhà văn lại dùng một loạt các động từ mang tính chất tạo hình để miêu tả nỗi mất mát, nỗi đau đối với con người: “Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác. Dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ đã dần dà vặt trụi tóc họ”. “Gần đến chòi canh kho, bỗng “soạt”, rồi “huỵch”- hình như có một con vượn trắng vừa nhảy từ chòi canh xuống và lẩn vào trong đám lá. Ba người tản ra, một người chui vào bụi đuổi theo con vượn. Anh ta đang ngơ ngác nhìn ngược nhìn xuôi thì “phốc”- một đôi tay từ đâu đã ghì chặt lấy cổ…..vẻ mặt bơ phờ và đang ngửa cổ cười khanh khách”. Đó còn là hình ảnh đau thương của những người lính, những cô thanh niên xung phong hy sinh trong nhiều tư thế khác nhau: “Một lưỡi lê cay cú đã đâmnát một bên ngực của Thắm”. Và Huân trong lúc hấp hối “ Mắt Tuân dại lạc đi trong cơn đau giẫy

chết. Anh quằn người, cào nắm đất lẫn sỏi tống vào mồm”. Trên thực tế, khi đối diện với những hiểm nguy nơi chiến trận, người lính dù có “dày dạn” đến đâu cũng không tránh khỏi nỗi hoảng loạn. Miêu tả cảm giác đó, tác giả đã lựa chọn một loạt động từ mạnh “tớ kinh hoàng gào thét, bỏ chạy. Chạy được vài chục bước tớ vấp dúi dụi vào một bụi cây, lúc đó mới sực tỉnh, hộc tốc

chạy trở lại,ào tới, đỡ Tuân trong tay, rối rít lay gọi” ( Máu của lá).

Qua hệ thống động từ mà nhà văn sử dụng đã tạo ra những ấn tượng không thể phai nhòa trong tâm trí người đọc. Dù viết về hiện thực bộn bề nào hay miêu tả cuộc đời muôn màu muôn vẻ của nhân vật, động từ mạnh đã giúp nhà văn thể hiện đúng tư tưởng nghệ thuật trên từng trang viết của mình.

Cuộc sống thế sự đời tư trong sáng tác của Vò Thị Hảo không chỉ là những mất mát trong và sau chiến tranh, mà đó còn là những mảnh đời khổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022