Phân Tích Và Đánh Giá Thực Trạng Phát Triển Đội Ngũ Giảng Viên Của Trường Đại Học Tài Chính


và kỹ năng lãnh đạo tốt thì sẽ tăng khả năng hội nhập, nắm bắt tốt những kỹ năng quản lý khoa học và ngược lại. Đây là yếu tố cơ bản nhất quyết định về sự đúng đắn của các chính sách quản lý, của sự vận dụng các phương pháp quản lý trong Nhà trường nói chung và đối với ĐNGV nói riêng. Thực tế cho thấy đội ngũ các nhà lãnh đạo giỏi sẽ mang lại những kết quả tốt trong hoạt động giảng dạy, tạo được niềm tin cho ĐNGV phát triển và nâng cao được thương hiệu của Nhà trường.

1.4.2.2. Trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên

ĐNGV tác động trực tiếp đến hiệu quả của bộ máy quản lý trong Nhà trường. Ở những Trường có ĐNGV tốt với tỷ lệ Tiến sĩ, Thạc sĩ cao; có năng lực chuyên môn và khả năng nắm bắt tri thức mới tốt thì chất lượng đào tạo tốt và ngược lại. Vì vậy, lãnh đạo Nhà trường luôn phải tìm mọi biện pháp để thu hút nhân tài, đào tạo và bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nhận thức và đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm và kỹ năng nghề nghiệp... nhằm phát triển ĐNGV, coi đây như một bộ phận quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các Trường. Điều quan trọng hơn cả là chất lượng ĐNGV càng tốt thì tác động của các chính sách, cơ chế quản lý của lãnh đạo Nhà trường càng có hiệu quả và nhờ đó chất lượng đào tạo của Nhà trường càng được nâng cao.

1.4.2.3. Chất lượng của sinh viên trong Trường

Chất lượng của sinh viên chủ yếu thể hiện ở chất lượng tuyển sinh đầu vào. Ở các Trường ĐHCL trong nước, các Trường có điểm trúng tuyển cao sẽ có khả năng đạt được chất lượng đào tạo tăng cao hơn so với các Trường ĐH NCL do sinh viên có mặt bằng tri thức cao hơn và thái độ học tập của các em tốt hơn những sinh viên của các Trường có điểm trúng tuyển đầu vào thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo và phát triển ĐNGV của Nhà trường. Đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự tiếp thu kiến thức và quá trình rèn luyện của sinh viên và tác động trực tiếp đến hứng thú giảng dạy của ĐNGV Nhà trường, tác động đến bầu không khí học tập và rèn luyện của sinh viên trong Nhà trường và trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu lực của các chính sách quản lý của Nhà trường.


1.4.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường

Cơ sở vật chất của Nhà trường là yếu tố không nhỏ tác động đến chất lượng giảng dạy của ĐNGV cũng như phát triển ĐNGV. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các Trường đều đổi mới và tăng cường các phương pháp giảng dạy tích cực tăng cường các phương tiện giảng dạy hiện đại, phát triển đào tạo về ứng dụng thương mại điện tử trong các Trường này thì đòi hỏi cơ sở vật chất và trang thiết bị công nghệ thông tin phải được nâng lên để đáp ứng yêu cầu. Nếu cơ sở vật chất của các Nhà trường không được cải thiện tốt thì các chính sách về đổi mới và nâng cao kỹ năng giảng dạy của ĐNGV rất khó thực hiện. Do vậy, hiện nay các Trường rất chú trọng đến khâu đổi mới và trang bị mới các máy móc trang thiết bị theo hướng hiện đại để đảm bảo hiện đại hóa quá trình giảng dạy và học tập. Mặc dù còn nhiều khó khăn song đây cũng là hướng đi đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh của các Trường và đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.

1.4.2.5. Uy tín và thương hiệu của Trường đại học NCL

Uy tín và thương hiệu của Nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển ĐNGV. Trước hết uy tín của Nhà trường sẽ góp phần quyết định đến yếu tố đầu vào tuyển sinh của sinh viên và tác động đến việc tạo động lực cho ĐNGV, giúp cho Nhà trường có cơ sở phát triển bền vững. Do vậy lãnh đạo các Trường luôn chú trọng đến các chính sách xây dựng và phát triển thương hiệu của Nhà trường, coi đây như là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển Nhà trường một cách bền vững. Và thương hiệu của Nhà trường tốt sẽ là cơ sở để thu hút sinh viên, thu hút ĐNGV tốt, tạo được môi Trường phát triển tốt và mang lại các điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các chính sách phát triển ĐNGV.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH

– NGÂN HÀNG HÀ NỘI


2.1. Khái quát về Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1. Giới thiệu về Trường

- Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có tên tiếng anh là Hanoi Financial and Banking University.

- Tên viết tắt: FBU


- Địa chỉ:

+ Cơ sở 1: Xã Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.


+ Cơ sở 2: Số 136 Phạm Văn Đồng, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc

Từ Liêm, Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

- Hotline: 024 3793 1340 – 024 3793 1341

- Email: fbu.tuyensinh@gmail.com

- Website: https://fbu.edu.vn/

- Logo:


2 1 1 2 Quá trình hình thành và phát triển Trường Đại học Tài chính Ngân 1

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 2336/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là Trường đại học ngoài công lập hoạt động theo quy chế Trường đại học tư thục chịu sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của UBND Thành phố Hà Nội.

Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội có mục tiêu đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao theo hướng CHUYÊN NGÀNH – LIÊN THÔNG VÀ HỘI NHẬP cho sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Để thực


hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ chủ yếu của Nhà trường là: Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các trình độ đại học, liên thông đại học và cao đẳng; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học kinh tế - tài chính; cung ứng các dịch vụ thuộc lĩnh vực đào tạo và khoa học - công nghệ của Nhà trường.

Trong hơn 10 năm qua, Trường đã xây dựng được bộ máy quản lý đào tạo, nghiên cứu khoa học và đầu tư cơ sở vật chất ban đầu đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Nhà trường

Trường đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là đơn vị có nguồn vốn 100% từ tư nhân, thuộc quyền quản lý giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở các trình độ thạc sĩ, đại học chính quy, liên thông đại học chính quy và cao đẳng; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kinh tế - tài chính; cung cấp các dịch vụ thuộc các lĩnh vực đào tạo và khoa học - công nghệ mà Trường có ưu thế.

Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực theo đúng mục tiêu, chương trình đào tạo các ngành được phép đào tạo ở trình độ đại học, sau đại học, đào tạo liên thông từ các bậc thấp hơn lên đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ theo chỉ tiêu phân bổ của nhà nước và nhu cầu của xã hội.

Xây dựng chương trình giáo dục, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của Trường trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức biên soạn, duyệt và phát hành giáo trình, đề cương bài giảng, tài liệu tham khảo và các ấn phẩm khoa học khác nhằm phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường theo quy định của pháp luật.

Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu được duyệt; tổ chức đào tạo, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, chúng chỉ theo quy định của pháp luật.

Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và kết quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng trang thông tin điện tử (website) riêng, quản lý và cung cấp các


nguồn thông tin khoa học của Trường, tham gia vào hệ thống thông tin chung của các Trường đại học, các bộ, ngành có liên quan.

Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, tổ chức nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật.

Cải tiến công tác quản lý, hoàn thiện bộ máy tổ chức của Trường theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả; thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.

Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng đào tạo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học và đào tạo phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Nhà trường

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội‌

Nguồn Phòng Tổ chức – Nhân sự 2020 a Hội đồng quản trị Gồm 5 thành 2

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự, 2020)


a) Hội đồng quản trị: Gồm 5 thành viên là các sáng lập viên với 100% có bằng cử nhân kinh tế, trong đó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường là PGS.TSKH Bùi Xuân Biên.

b) Hội đồng Trường: Gồm 7 thành viên, trong đó Chủ tịch Hội đồng là PGS.TSKH Bùi Xuân Biên.

c) Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng là NGƯT.PGS.TS Phạm Ngọc Ánh. Phó hiệu trưởng: NGƯT.PGS.TS Hoàng Trần Hậu.

Phó hiệu trưởng: TS. Nguyễn Viết Lợi

d) Hội đồng Khoa học và Đào tạo: Có 28 thành viên, trong đó 18 thành viên là cán bộ, giáo viên cơ hữu của Trường, 10 thành viên là các nhà giáo, nhà khoa học đang công tác tại các Học viện/Trường đại học, Viện nghiên cứu tham gia; với trình độ: 01 Giáo sư - Tiến sĩ khoa học; 09 Phó Giáo sư - Tiến sĩ; 13 Tiến sĩ khoa học; Tiến sĩ và 05 Thạc sĩ.

e) Đội ngũ giảng viên: Hiện tại, Trường có 101 giảng viên cơ hữu, trong đó có 05 Giáo sư và Phó Giáo sư, 01 giảng viên cao cấp, 33 Tiến sĩ khoa học và tiến sĩ, 55 thạc sĩ. Những năm học tiếp theo Nhà trường sẽ tiếp tục chuyển thêm giảng viên cơ hữu tương ứng với sự gia tăng tỷ số học viên của tất cả các bậc và các hệ đào tạo với cơ cấu trình độ bằng cấp ngày một nâng cao.

f) Các khoa đào tạo

- Khoa Cơ bản: Đảm nhận việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học các học phần thuộc kiến thức giáo dục đại cương cho các ngành đào tạo.

- Khoa Tài chính - Ngân hàng: Đảm nhận giảng dạy và nghiên cứu khoa học các học phần về chuyên ngành Tài chính, chuyên ngành Ngân hàng

- Khoa Kế Toán - Kiểm Toán: Đảm nhận giảng dạy và nghiên cứu khoa học các học phần thuộc chương trình đào tạo chuyên ngành Kế toán, chuyên ngành Kiểm toán.

- Khoa Quản trị kinh doanh: Đảm nhận giảng dạy và nghiên cứu khoa học các học phần về Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Kinh doanh thương mại.


- Khoa Công nghệ thông tin: Đảm nhận giảng dạy và nghiên cứu khoa học các học phần về Công nghệ thông tin.

- Khoa Luật kinh tế: Đảm nhận giảng dạy và nghiên cứu khoa học các học phần về Luật kinh tế.

- Khoa ngoại ngữ: Đảm nhận giảng dạy và nghiên cứu khoa học các học phần về tiếng nước ngoài.

- Viện Sau Đại học: Đảm nhận giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý tổ chức giảng dạy đào tạo các ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

- Viện giáo dục quốc tế: Đảm nhận giảng dạy và tổ chức các chương trình liên kết đào tạo, trao đổi giáo viên - sinh viên với các Trường đại học ngoài nước trình độ đại học và thạc sĩ.

- Trung tâm Thông tin - Thư viện: Tổ chức và quản lý hệ thống thông tin về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính kế toán, quản trị, văn thư lưu trữ, trang web, thư viện; quản lý thư viện truyền thống và thư viện điện tử.

g) Các phòng chức năng

- Phòng Tổ chức - Nhân sự: Đảm nhận các công việc quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy quản lý.

- Phòng Hành chính - Quản trị: Đảm nhận các công việc quản lý hành chính, văn phòng, quản trị thiết bị.

- Phòng Quản lý đào tạo: Đảm nhận các nhiệm vụ quản lý đào tạo, khảo thí và đảm bảo chất lượng, tuyển sinh, quản lý sinh viên.

- Phòng Bảo đảm chất lượng – thanh tra nội bộ: Đảm nhận các nhiệm vụ về quản lý chất lượng các chương trình đào tạo và hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo.

- Phòng Quản lý khoa học và Công nghệ: Đảm nhận các nhiệm vụ quản lý khoa học bao gồm nghiên cứu khoa học của giảng viên, cán bộ, sinh viên.

- Phòng Kế hoạch - Tài chính: Đảm nhận các công việc về Kế hoạch - Tài chính, quản lý tài chính và công tác kế toán.


- Văn phòng Đảng – Đoàn.

h) Các tổ chức Đảng và đoàn thể

- Đảng bộ Trường (có 5 chi bộ) trực thuộc Đảng ủy khối các Trường Đại học & Cao đẳng, Thành ủy Hà Nội.

- Công đoàn Trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

i) Các công ty và Ban quản lý dự án xây dựng

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường.

2.1.3. Lĩnh vực, ngành nghề đào tạo

Ngành nghề đào tạo


Đào tạo Đại học chính quy

Đào tạo Liên thông

Tài chính – Ngân hàng

Tài chính – Ngân hàng

Kế toán

Kế toán

Kiểm toán

Đào tạo sau đại học

Quản trị kinh doanh

Quản trị kinh doanh

Kinh doanh thương mại

Tài chính ngân hàng

Ngôn ngữ anh

Kế toán

Luật kinh tế


Công nghệ thông tin


2.1.4. Các nguồn lực chủ yếu của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

2.1.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cơ sở 1: Tại xã Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội. Tại đây, với 11 ha đất đã hoàn tất mọi thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng, lập thiết kế và dự toán xây dựng cơ sở hạ tầng và đang triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình của Trường.

- Cơ sở 2: Hai tòa nhà số 136 và số 138 đường Phạm Văn Đồng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Đây là cơ sở để Trường triển khai hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học trong một số năm đầu sau khi thành lập. Tại cơ sở này, Trường đã chuẩn bị được các phòng học, thư viện truyền thống kết hợp điện tử,

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 14/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí