Kết Quả Xử Lý Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Cầu, Đường Từ Năm 2011 Đến 2013

hàng ngày đối với các vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông cầu, đường bộ và đảm bảo hành lang an toàn giao thông cầu, đường bộ.

Trong cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Đội Thanh tra Giao thông vận tải cầu, đường bộ được thành lập, chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý hành chính các hành vi vi phạm, xâm hại đến công trình giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và các hành vi cản trở, ùn tắc giao thông đường bộ.

Cùng với Đội Thanh tra giao thông vận tải cầu, đường bộ, các Đội Thanh tra Giao thông vận tải Quận, Huyện thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị và đảm bảo trật tự an toàn giao thông

- đô thị trên địa bàn được phân công.

Trong hoạt động thanh tra giao thông cầu, đường bộ, lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội chú trọng đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về một số lĩnh vực.

Bảng 2.3. Kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực cầu, đường từ năm 2011 đến 2013

(Chú ý: Số liệu được tính đến hết tháng 10 năm 2013)



STT


Năm


Số vụ

Hình thức xử phạt

Số tiền (triệu

đồng)

Tạm giữ

Phương tiện

(chiếc)

Giấy tờ

1

2011

59.985

31,4

1.612

3.555

2

2012

73.372

39,2

962

2.600

3

10 tháng đầu năm 2013

36.028

33,5

512

24.000

Tổng cộng

169.385

104,1

3.086

30.155

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn thủ đô - 10

Nguồn: Báo cáo hội nghị CBCC năm 2011, năm 2012 và Báo cáo 10 tháng đầu năm 2013 - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội.

Theo bảng tổng hợp trên, nhìn chung số trường hợp xử phạt cũng như mức tiền xử phạt đều giảm dần. Mặt khác, tuy số lượng các vụ vi phạm bị xử lý không đồng đều nhưng nhìn chung mức tiền phạt tương đương nhau qua các năm. Điểm đáng chú ý là năm 2012, số lượng các vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý lại tăng đột biến nhưng mức tiền phạt lại không cao, đây là do các chủ thể vi phạm chủ yếu vào các lỗi nhẹ, tình tiết vụ việc đơn giản, Thanh tra Sở áp dụng nhiều trường hợp chỉ cảnh cáo, nhắc nhở; bên cạnh đó, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2013, số lượng các vụ vi phạm cũng không nhiều nhưng việc tạm giữ giấy tờ được áp dụng nhiều, đây là do các hành vi vi phạm chủ yếu liên quan đến quy tắc vận hành, điều khiển phương tiện giao thông nên theo quy định, ngoài việc áp dụng biện pháp xử phạt chính là phạt tiền, cơ quan chức năng chủ yếu áp dụng biện pháp bổ sung là tịch thu, tạm giữ giấy tờ liên quan đến người, phương tiện vi phạm.

Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cầu, đường bộ chủ yếu được tiến hành qua các hoạt động sau:

2.3.2.1 Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường bộ

Tình hình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ trong những năm vừa qua đang diễn ra phổ biến trên tất cà các tuyến đường bộ. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhà nước, của nhân dân và đang là vấn đề gây bức xúc cho xã hội. Điển hình theo một số tuyến Quốc lộ: QL6, QL32, QL 21B,… trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Tình trạng vi phạm về hành lang an toàn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể các vi phạm điển hình như: Dựng các lều, quán tạm, mái che, mái vẩy vi phạm hành lang an toàn giao thông; tường rào, bục bệ, cầu dẫn xe xây dựng trong hành lang an toàn giao thông; các ụ đất, gốc cây, vật

kiến trúc 2 bên đường gây cản trở giao thông; các biển quảng cáo, băng zôn, khẩu hiệu treo, đặt sai quy định; các hộ kinh doanh buôn bán, tập kết vật liệu xây dựng, đổ đất, phế thải trong hành lang an toàn giao thông; các chợ cóc, chợ tạm họp trái phép trong phạm vi đất dành cho hành lang an toàn giao thông đường bộ; chuyên chở đất cát, phế thải không che đậy theo quy định gây mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông; chuyên chở quá khổ quá tải cầu đường bộ không đảm bảo an toàn giao thông và phá hỏng công trình giao thông cầu, đường bộ…

Trước những tình hình đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã phối hợp với các lực lượng Cảnh sát trật tự của Thành phố, chính quyền các quận huyện tổ chức hàng trăm đợt phối hợp xử lý, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm hè đường, hành lang bảo vệ đường bộ, cụ thể:

Năm 2011: Dỡ bỏ 6.158 lều bán mái che, mái vẩy; giải tỏa 8.720 bục bệ dẫn, thu giữ 17.310 bàn ghế các loại, 1.670 biển quảng cáo, 25.327 đồ vật vi phạm, giải tỏa 92 lượt chợ xanh, chợ cóc. Giải tán 3.051 lượt hàng ăn uống, cà phê giải khát và các dịch vụ kinh doanh khác hoạt động sau 24 giờ. Giải tỏa 15 điểm trông giữ phương tiện trái phép và sắp xếp 37 điểm trông giữ xe đạp, xe máy.

Năm 2012: Dỡ bỏ 8.423 lều lán mái che, mái vẩy, giải tỏa 9.231 bục bệ dẫn, thu giữ 15.912 bàn ghế các loại, 1.283 biển quảng cáo, 27.869 đồ vật vi phạm. Xóa và giải tỏa 60 lượt chợ xanh, chợ cóc. Giải tán 3.624 lượt hàng ăn uống, cà phê giải khát và các dịch vụ kinh doanh khác hoạt động sau 24 giờ. Giải tỏa 24 điểm trông giữ phương tiện trái phép và sắp xếp 41 điểm trông giữ xe đạp, xe máy. 10 tháng đầu năm 2013: Xử lý 2.007 vụ, phạt 2.367.810.000 đồng. Dỡ bỏ 324 lều lán, mái che mái vảy; 2.066 bục bệ cầu dẫn xe; 2.364 băng zôn, biển quảng cáo, 542 ô dù bạt che, 1.970 tụ điểm kinh doanh buôn bán; san ủi chuyển dọn 2.087 m3 vật liệu xây dựng,

đất phế thải; chặt tỉa phát quang cành, cây dại che khuất tầm nhìn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm hè đường tại 03 tuyến quốc lộ (128km) và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

Giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ: Quốc lộ 6 (tổng chiều dài 38 km, đi qua địa bàn quận Hà Đông và huyện Chương Mỹ); quốc lộ 32 (tổng chiều dài 49 km, đi qua địa bàn huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Phúc Thọ, Sơn Tây và Ba Vì); quốc lộ 21B (tổng chiều dài 41 km, đi qua địa bàn quận Hà Đông, huyện Thanh Oai và Ứng Hòa).

Hoạt động kiểm tra, xử lý những vi phạm bảo đảm hành lang an toàn giao thông cầu, đường bộ góp phần lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, đặc biệt là trong công tác quản lý sử dụng lòng đường vỉa hè và hành lang giao thông. Tổ chức duy trì công tác kiểm tra, xử lý thường xuyên đối với các tuyến phố sau giải tỏa để chống tái vi phạm.

Hơn nữa, hoạt động này còn tạo nên các tuyến phố giao thông mẫu có đường thông, hè thoáng, sắp xếp phương tiện ngăn nắp, trật tự bảo đảm mỹ quan đô thị, đi lại thuận lợi và an toàn cho người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội.

2.3.2.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các xe ô tô chở hàng quá khổ, quá tải trọng cầu, đường hoạt động trên địa bàn Thành phố

Trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là một số tuyến đường quốc lộ, các phương tiện chở vật liệu xây dựng, đất phế thải, các phương tiện chở hàng quá khổ, quá tải trọng cầu, đường tham gia giao thông, vi phạm trật tự an toàn giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu hạ tầng giao thông, chất lượng công trình giao thông.

Hiện tượng này thường tập trung và diễn ra thường xuyên tại một số khu vực trên địa bàn các Quận, Huyện: Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Gia Lâm, Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Thọ, Ba Vì, Sơn Tây, Thanh Trì,… Đặc biệt trên một số tuyến quốc lộ: Tỉnh lộ 414, tỉnh lộ 413 - Ba Vì, Quốc Lộ 32 (Sơn Tây), QL 6, QL 21, QL 32,….

Trong năm 2012, lực lượng Thanh tra Sở đã tiến hành kiểm tra và căn cứ vào Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/04/2010, sửa đổi bổ sung một số điều tại Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/09/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã xử lý

2.510 trường hợp, tiền phạt thu nộp ngân sách nhà nước là 3.452.050.000đ. Trong đó, các lỗi vi phạm điển hình:

- Xe có tổng trọng lượng (xe và hàng) vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường;

- Chở hàng quá khổ giới hạn của cầu đường ghi trong giấy phép lưu hành;

- Chở hàng quá tải trọng cho phép của xe theo đăng ký hoặc sổ đăng kiểm kỹ thuật.

Nhìn chung, trong những năm gần đây, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ thanh tra, xử lý vi phạm giao thông cầu, đường bộ. Những thành tựu đã đạt được kể trên góp phần răn đe, xử lý triệt để nhiều vi phạm. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm giao thông cầu, đường bộ còn là một biện pháp để tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức cũng như hiểu biết pháp luật giao thông và tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng giao thông cầu, đường bộ.

Tuy nhiên, sự buông lỏng quản lý, ý thức người dân chưa cao và vì lợi ích kinh tế mà các vi phạm giao thông cầu đường bộ vẫn tiếp tục tái diễn. Đặc biệt là tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ để kinh doanh, buôn bán và chở hàng quá khổ, quá tải khi tham gia giao thông đường bộ.

2.3.3. Áp dung pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thanh tra giao thông vận tải đường bộ

Trong hoạt động thanh tra giao thông vận tải đường bộ, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội hết sức chú trọng hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về hoạt động vận tải hành khách của xe khách liên tỉnh, xe taxi; các vi phạm đảm bảo trật tự an toàn giao thông tĩnh.

2.3.3.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong họat động vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn Thành phố

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc giao Sở Giao thông vận tải Hà Nội thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi, Thanh tra Sở đã tham mưu Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra 110 doanh nghiệp taxi trên địa bàn thành phố. Qua công tác kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã phát hiện những yếu kém thiếu sót của các doanh nghiệp; đồng thời đã ban hành văn bản chấn chỉnh, nhắc nhở đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng taxi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tại Hà Nội, các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.

Trong khoảng thời gian 03 năm từ 2011 – 2013 (đến hết tháng 9 năm 20130, Thanh tra Sở đã tổ chức, bố trí lực lượng tiến hành thanh tra và xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi, kết quả cụ thể như sau:

Trong năm 2011, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành thanh tra, phát hiện và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 3672 trường hợp, phạt 1.927.685.000 đồng; tạm giữ 273 phương tiện xe taxi vi phạm. Chưa xử lý

được 651 trường hợp và 323 trường hợp xử lý tồn. Các lỗi vi phạm vẫn chủ yếu: Xe taxi dừng, đỗ sai quy định; không thực hiện quy định về bật tắt hộp đèn taxi; không sử dụng đồng hồ tính cước và một số lỗi vi phạm khác…

Trong năm 2012, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành thanh tra, phát hiện và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 6426 trường hợp, phạt 4.017.900.000 đồng. Tạm giữ 400 phương tiện xe taxi vi phạm. Chưa xử lý 2642 trường hợp và xử lý tồn 2293 trường hợp. Các lỗi vi phạm vẫn chủ yếu: Xe taxi không sử dụng đồng hồ tính cước; dừng, đỗ sai quy định; không thực hiện quyết định về bật tắt hộp đèn taxi và một số lỗi vi phạm khác…

Trong 9 tháng đầu năm 2013, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã tiến hành thanh tra, phát hiện và lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 1.856 trường hợp, phạt 978.650.000 đồng; tạm giữ 90 phương tiện xe taxi vi phạm.


6426

3672

4017

1927

1856

978.6

237

400

90

7000

6000

5000

4000

3000

2000

1000

0

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


Lp biên bn Tin pht (triu đng) Tm giphương tin


Biểu đồ 2.4. Tổng hợp công tác xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động vận tải bằng xe taxi

Theo biểu đồ trên có thể thấy rằng, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về vận tải hành khách bằng xe taxi trên địa bàn Thành phố của lực lượng Thanh tra sở Giao thông vận tải Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong khoảng thời gian từ 2012 - 2013, tổng số trường hợp vi phạm và tổng số tiền phạt đã giảm nhanh chóng so với khoảng thời gian từ năm 2011 - 2012. Cụ thể, tổng số trường hợp xe taxi vi phạm năm 2013 giảm 06 lần so với năm 2012 và tổng số tiền phạt 9 tháng đầu năm 2013 giảm 04 lần so với năm 2012. Điều này cho thấy sự hiệu quả trong công tác thanh tra, xử lý vi phạm của Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội cùng với các lực lượng liên ngành.

Trong 9 tháng đầu năm 2013, công tác bố trí lực lượng, phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo Kế hoạch liên ngành đã được phê duyệt.

Bên cạnh những kết quả đạt được vừa kể trên, xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện vận tải hành khách bằng xe taxi của lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội còn tồn tại nhiều hạn chế.

Trong khoảng thời gian từ năm 2011 - 2012, tổng số trường hợp vi phạm và tổng số tiền phạt không có sự giảm xuống mà tăng lên rất cao. Cụ thể, tổng số trường hợp xe taxi vi phạm năm 2012 gấp 02 lần so với năm 2011 và tổng số tiền phạt năm 2012 tăng gấp 04 lần so với năm 2011.

Các trường hợp vi phạm phát hiện được vẫn chỉ tập trung vào các lỗi như xe taxi dừng, đỗ sai quy định; không thực hiện quyết định về bật tắt hộp đèn taxi; không sử dụng đồng hồ tính cước mà chưa phát hiện, xử lý được các trường hợp khác.

Trong công tác bố trí lực lượng, phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm giữa lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội, lực lượng liên ngành này mới tập trung kiểm tra, xử lý các lỗi vi phạm về trật tự an toàn giao thông mà chưa tập trung phối hợp kiểm tra, xử lý các vi phạm như không có giấy phép kinh doanh, không gắn hộp đèn taxi, đồng hồ tính tiền không kẹp chì, không gắn logo hãng, kiểm tra việc niêm yết giá cước và đồng hồ tính tiền cước...

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí