CTXH đó là ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội; Đại học Huế; ĐH LĐXH (Hà Nội). Kết quả thống kê được thể hiện dưới đây:
Bảng 3.13. Các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên của Đại học ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội; Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học Huế
Đơn vị tính: Người
Lớp | 2014 - 2015 | 2015 - 2016 | 2016 - 2017 | 2017 - 12/2018 | |
1 | Đào tạo tiến sỹ | 12 | 18 | 33 | 39 |
2 | Đào tạo thạc sỹ | 24 | 36 | 57 | 87 |
3 | Nghiệp vụ sư phạm | 30 | 66 | 54 | 0 |
4 | Ngoại ngữ | 90 | 105 | 150 | 180 |
5 | Công nghệ thông tin | 102 | 129 | 156 | 201 |
6 | Lý luận chính trị | 81 | 162 | 201 | 294 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Về Thực Hiện Chương Trình Giảng Dạy Của Đội Ngũ Giảng Viên Ctxh
- Thực Trạng Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh Ở Các Cơ Sở Gd Đh
- Định Mức Giờ Chuẩn Giảng Dạy Của Giảng Viên Trường Đại Học Khxhnv - Đhqg Hà Nội Theo Từng Chức Danh
- Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh
- Nguyên Tắc Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh .
- Giải Pháp 2: Lập K Hoạch Phát Triển, Ứng Dụng Cntt Xây Dựng Phần Mềm Quản Lý Dữ Liệu Đội Ngũ Giảng Viên Ngành Ctxh
Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Hành chính trường Đại học KHXHNV-ĐHQG Hà Nội;
Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học Hu )
Thực trạng cho thấy, trong thời gian vừa qua các trường tập trung các lớp học dài hạn như nâng cao trình độ (đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ), sau đó là đào tạo ngoại ngữ và CNTT được nhà trường quan tâm. Đây là tín hiệu quan trọng cho thấy, nhận thức cũng như chỉ đạo của lãnh đạo các trường quan tâm về trình độ chuyên môn cũng như bù đắp những thiếu hụt cho đội ngũ GV trong nhà trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các cơ sở GD ĐH đã “thường xuyên”thực hiện các hình thức đào tạo (trị TB từ 2.50 trở lên), trong đó “Bồi dưỡng dài hạn” có trị cao nhất (TB=2.67). Tìm hiểu văn bản của các trường trong thời gian cho chúng tôi khẳng định về kết quả khảo sát được đánh giá đúng thực trạng.
Tiếp đến là hình thức “Bồi dưỡng đón đầu, ngắn hạn” (ĐTB=1.83) đây là hình thức nhằm trang bị, cập nhật thông tin kiến thức mới phục vụ nhu cầu thực hiện kế hoạch đào tạo, chương trình đào tạo hoặc quy hoạch sử dụng đội ngũ.
Những năm vừa qua, các trường đã thực hiện nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ và các nhóm GV thuộc các chuyên ngành khác nhau. Hình thức
tự đào tạo bồi dưỡng GV trong trường, theo là có ý nghĩa và hiệu quả cao đối với đội ngũ GV; GV được quy định thời gian (số tiết) để nghiên cứu bài giảng để nâng cao chất lượng dạy học và NCKH để nâng cao trình độ nghiên cứu, tạo ra sản phẩm khoa học. Bồi dưỡng đội ngũ GV thông qua các lớp ngắn hạn, chủ yếu do nhà trường tổ chức. Nhà trường thường tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho GV vào thời gian nghỉ hè, với quỹ thời gian rất hạn hẹp. Do khâu tuyển sinh còn nhiều bị động, thường kéo dài hết tháng 7 hàng năm và tạo độ vênh với kế hoạch đào tạo. Vì vậy, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV chỉ thực hiện trong tháng 8. Nội dung bồi dưỡng thường xuyên xây dựng quá nhiều trong quỹ thời gian hạn hẹp, nên hiệu quả đạt được chưa cao…
Có thể tóm lược công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát triển ĐNGV ngành CTXH trong bối cảnh hiện nay như sau:
Đào tạo: nhằm chuẩn hóa và nâng chuẩn (trình độ sau đại học), đào tạo lại với ngành nghề phù hợp đối với số giảng viên, GV muốn tiếp tục gắn bó với trường và có khả năng phát triển chuyên môn phù hợp với điều kiện phát triển của trường.
Bồi dưỡng: Các trường tranh thủ các nguồn kinh phí, tạo điều kiện để giảng viên tham gia theo từng nội dung: Nghiệp vụ sư phạm, kiến thức kỹ năng chuyên môn.
Các nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã mang lại hiệu quả khá tốt đối với ĐNGV về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thể hiện sự nỗ lực, trách nhiệm và có kế hoạch của CBQL nhà trường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Rõ ràng công tác bồi dưỡng CTXH đã mang lại hiệu quả tích cực nâng cao chất lượng phục vụ công tác đào tạo cho đội ngũ giảng viên.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ngành CTXH là:
- Nhìn chung còn thiếu sự quản lý, kiểm soát chặt chẽ đối với các loại hình bồi dưỡng trong nhà trường. Công tác đào tạo, bồi dưỡng ở một số trường còn lúng túng nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại. Các cấp lãnh đạo chưa xây dựng được chương trình đào tạo ĐNGV một cách khoa học lâu dài, nên còn tình trạng ĐNGV phải học qua nhiều khoá đào tạo, tốn nhiều thời gian nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cấn thiết cho công việc.
- Do kinh phí hạn chế nên đa phần việc giải quyết cho ĐNGV đi đào tạo, bồi dưỡng, trường chỉ hỗ trợ chi phí thường xuyên nên thường bị động về thời gian và sắp xếp nhân sự. Ở các trường mà CBQL tích cực chủ động trong lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV hằng năm thường đạt hiệu quả cao hơn trong tổ chức thực hiện và mức độ hài lòng của ĐNGV đối với tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực ngành CTXH.
3.4.2.4. Công tác đánh giá đội ngũ giảng viên ngành CTXH
Thanh tra, kiểm tra, đánh giá là một nội dung quan trọng, đóng vai trò nòng cốt trong công tác phát triển nhân lực của cơ quan quản lý giáo dục. Tìm hiểu điều này trong công tác kiểm tra, đánh giá ĐNGV ngành CTXH trong các trường đại học ở bối cảnh hiện nay được phân tích qua bảng sau:
Bảng 3.14. Thực trạng công tác đánh giá đội ng giảng viên ngành CTXH
Đánh giá đội ng giảng viên ngành CTXH | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Kém | Trung bình | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Quy định công khai mục đích, tiêu chí đánh giá | 68 | 7.5 | 113 | 56.5 | 15 | 7.5 | 4 | 2.0 | 1.78 | 7 |
2 | Thực hiện quy trình đánh giá theo khung năng lực | 72 | 60.0 | 8 | 4.0 | 120 | 60.0 | 8 | 4.0 | 2.40 | 4 |
3 | Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại giảng viên | 8 | 26.5 | 109 | 54.5 | 53 | 26.5 | 30 | 15.0 | 2.53 | 2 |
4 | Đánh giá hiệu suất làm việc của ĐNGV qua kết quả sử dụng ĐNGV | 0 | 45.5 | 91 | 45.5 | 91 | 45.5 | 18 | 9.0 | 2.64 | 1 |
5 | Đánh giá qua dự giờ, kết quả giảng dạy, học tập của giảng viên | 68 | 15.0 | 98 | 49.0 | 30 | 15.0 | 4 | 2.0 | 1.85 | 6 |
6 | Đánh giá của đồng nghiệp, kết quả tự đánh giá của giảng viên | 3 | 41.5 | 109 | 54.5 | 83 | 41.5 | 8 | 4.0 | 2.51 | 3 |
7 | Lấy ý kiến phản hồi từ học sinh sinh viên | 60 | 53.0 | 19 | 9.5 | 106 | 53.0 | 15 | 7.5 | 2.38 | 5 |
- Kết quả khảo sát cho thấy:
Cả 7 nội dung cần được đánh giá nêu lên trong bảng hỏi, GV, CBQL đánh giá mức độ thường xuyên nhà trường thực hiện đánh giá các nội dung đó ở mức độ “thỉnh thoảng”, trong đó “Đánh giá hiệu suất làm việc của ĐNGV qua k t quả sử dụng ĐNGV” có trị trung bình cao hơn cả (TB =2.64) với 45.8% ý kiến đồng ý với tỷ lệ khá và 9.0% ý kiến đánh giá mức độ tốt. Còn “Sử dụng k t quả đánh giá, phân loại giảng viên” có trị trung bình thấp nhất (TB =2.53) với 26.5% mức độ khá và 15.0% mức độ tốt.
Kết quả khảo sát cho thấy còn một số bấp cập:
- Một số trường chưa xây dựng kế hoach định kỳ, cụ thể về công tác kiểm tra, đánh giá tổ chức quản lý ĐNGV mà chỉ kết hợp vào cuối năm học nên công tác kiểm tra đánh giá để phát hiện điều chỉnh chưa kip thời.
- Chưa xây dựng qui chế kiểm tra đánh giá ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV làm cơ sở để tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo tính dân chủ, khách quan và hiệu quả của viêc kiểm tra đánh giá. Việc xây dựng và ban hành một hệ thống chỉ tiêu đánh giá chung cho đội ngũ giảng viên ngành CTXH là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và làm công cụ để từng trường áp dụng cụ thể vào công tác quản lý của mình.
3.4.2.5. Xây dựng môi trường phát triển năng lực cho đội ngũ GV ngành CTXH
Bảng 3.15. Thực trạng xây dựng môi trường phát triển năng lực cho đội ng GV ngành CTXH
Xây dựng môi trường cho ĐNGV ngành CTXH | Mức độ thực hiện | X | Thứ bậc | ||||||||
Kém | Trung bình | Khá | Tốt | ||||||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | ||||
1 | Chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên ngành CTXH | 65 | 32.0 | 64 | 32.0 | 64 | 32.0 | 7 | 3.5 | 2.07 | 8 |
2 | Phát triển hợp tác quốc tế trong đào tạo giảng viên ngành CTXH | 53 | 34.5 | 70 | 35.0 | 69 | 34.5 | 8 | 4.0 | 2.16 | 5 |
3 | Xây dựng môi trường văn hóa | 100 | 37.0 | 26 | 13.0 | 74 | 37.0 | 26 | 13.0 | 2.39 | 2 |
4 | Tạo hành lang pháp lý để ĐNGV ngành CTXH an tâm thực hiện nhiệm vụ được giao. | 64 | 47.0 | 42 | 21.0 | 94 | 47.0 | 1 | 0.5 | 2.19 | 3 |
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho GV. | 4 | 20.5 | 155 | 77.5 | 41 | 20.5 | 0 | 0.0 | 2.17 | 4 | |
6 | Cung cấp đầy đủ hệ thống thông tin tư liệu (sách, giáo trình, tạp chí, tư liệu tham khảo,…) trong thư viện | 8 | 66.0 | 26 | 13.0 | 132 | 66.0 | 34 | 17.0 | 2.96 | 1 |
7 | Hệ thống phòng học có đủ phương tiện, đáp ứng cho công tác dạy học | 75 | 47.0 | 27 | 13.5 | 94 | 47.0 | 4 | 2.0 | 2.14 | 6 |
8 | Kinh phí, tài chính cho nghiên cứu khoa học | 68 | 21.0 | 87 | 43.5 | 42 | 21.0 | 3 | 1.5 | 1.90 | 9 |
9 | Chính sách khuyến khích giảng viên tự học,tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp, tự nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học | 83 | 41.5 | 26 | 13.0 | 83 | 41.5 | 8 | 4.0 | 2.08 | 7 |
Nhận xét: Qua kết quả khảo sát đánh giá của đội ngũ GV, CBQL của các trường trong công tác xây dựng điều kiện và môi trường làm việc được thực hiện tốt ở các nội dung như:
“Cung cấp đầ đủ hệ thống thông tin tư liệu (sách, giáo trình, tạp chí, tư liệu tham khảo,…) trong thư viện” có 66.0% ý ki n đánh giá mức độ khá và 17.0% ý
ki n đánh giá mức độ tốt với X = 2.96. Trong đó được thể hiện về mặt khuyến khích GV tự nâng cao trình độ, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học, máy tính, internet, ....
Sau đó là nội dung “Xây dựng môi trường văn hóa” có X = 2.36 và “Tạo hành lang pháp lý để ĐNGV ngành CTXH an tâm thực hiện nhiệm vụ được giao”
có X = 2.17.
Theo quy chế chi tiêu nội bộ, thu nhập hàng tháng của GV gồm lương và khoản thu nhập thêm ngoài lương. Ngoài quỹ lương nằm trong khoản kinh phí được cấp, phúc lợi của cơ quan được trích một phần từ nguồn thu học phí các lớp chính quy, các lớp liên kết, các lớp ngắn hạn. GV dạy vượt giờ được tính tiền giờ giảng bằng mức của GV thỉnh giảng. Trong thời gian vừa qua, BGH nhà trường đã có nhiều cố gắng đa dạng các loại hình đào tạo để nâng cao thu nhập cho GV. Do quy mô đào
tạo còn nhỏ bé, số GV được hưởng lợi trực tiếp từ những chương trình giảng dạy liên kết không nhiều, nên thu nhập chủ yếu từ lương và phần tăng thêm còn thấp.
Để GV yên tâm cống hiến, công tác không chỉ tạo môi trường lành mạnh, cảnh quan mà cần đảm bảo chế độ tài chính, chính sách dành cho GV. Để minh chứng cho kết quả khảo sát, chúng tôi đã tìm hiểu thực tế tại 3 trường đào tạo về ngành CTXH là trường ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội; Đại học LĐXH; ĐH KH Huế. Kết quả thống kê chính sách chế độ dành cho GV ngành CTXH thu được qua bảng sau:
Bảng 3.16. Định mức chi trả dạy ngoài giờ, coi thi, chấm thi của giảng viên ngành CTXH
Đơn vị tính: Đồng
Đơn giá thanh toán 1 tiết học dạy ngoài giờ | Đơn giá 1 đề thi | Đơn giá coi thi 01 môn học | Đơn giá chấm thi | ||
1 bài tự luận | 1 bài trắc nghiệm | ||||
Giảng viên | 50 000 | 130 000 | 50 000 | 4000 | 2000 |
Tiến sỹ, giảng viên chính | 60 000 | 130 000 | 50 000 | 4000 | 2000 |
(Nguồn: Quy ch chi tiêu nội bộ trường ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội;
Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học KH Hu )
Bảng 3.17. Thu nhập bình quân của giảng viên ngành CTXH trường ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội; Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học Huế những năm gần đây
Đơn vị tính: Triệu đồng/ tháng/người
Năm | So sánh | ||||
2016 | 2017 | 2018 | 2016/ 2017 | 2017/2018 | |
Tiền lương bình quân | 6.587 | 7.260 | 7.920 | 0.673 | 0.660 |
Phúc lợi bình quân | 1.760 | 1.810 | 2.890 | 0.050 | 1.080 |
Tổng thu nhập bình quân | 8.347 | 9.070 | 10.810 | 0.723 | 1.740 |
(Nguồn: Phòng Tài chính - K toán trường ĐHKHXHNV-ĐHQG Hà Nội;
Đại học LĐXH (Hà Nội) và Đại học Hu )
Kết quả cho thấy, trong thời gian qua nhà trường đã đảm bảo chi trả các kinh phí về lương cơ bản, phụ cấp đảm bảo ổn định nhất để GV yên tâm công tác.
Môi trường là những điều kiện tự nhiên và xã hội có quan hệ đến đời sống của con người, nó có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của con người. Môi trường sư phạm là mối quan hệ giữa người dạy và người học với những điều kiện cụ thể được định hướng về sư phạm, còn một số nội dung còn hạn chế như: Hoàn thiện công tác quản lý ĐNGV ngành CTXH, thực hiện việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiện trong quản lý ĐNGV; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho ĐNGV; Chính sách khuyến khích giảng viên tự học, tự bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp, tự nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học.
3.4.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH
Bảng 3.18. Đánh giá chung về thực trạng phát triển ĐNGV ngành CTXH
Kém | Trung bình | Khá | Tốt | Điểm TB | Thứ bậc | |
1. Nhận thức về phát triển đội ngũ giảng viên | 0 0.0% | 25 12.5% | 134 67.0% | 41 20.5% | 3,080 | 2 |
2. Phân hạng chức danh giảng viên theo luật viên chức | 2 1.0 | 20 10.0% | 137 68.5% | 41 20.5% | 3,085 | 1 |
3. Xây dựng khung năng lực giảng viên ngành CTXH | 0 0.0% | 27 13.5% | 131 65.5% | 42 21.0% | 3,075 | 4 |
4. Lập kế hoạch tuyển chọn đội ngũ giảng viên | 0 0.0% | 53 26.5% | 111 55.5% | 36 18.0% | 2,915 | 17 |
5. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng | 0 0.0% | 44 22.0% | 117 58.5% | 39 19.5% | 2,975 | 14 |
6. Tổ chức tuyển chọn | 0 0.0% | 32 16.0% | 122 61.0% | 46 23.0% | 3,070 | 5 |
7. Phân công, bố trí đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh | 0 0.0% | 38 19.0% | 114 57.0% | 48 24.0% | 3,050 | 6 |
Kém | Trung bình | Khá | Tốt | Điểm TB | Thứ bậc | |
giảng hiện có | ||||||
8. Liên kết đội ngũ giảng viên với thực tiễn CTXH địa phương | 0 0.0% | 45 22.5% | 108 54.0% | 47 23.5% | 3,010 | 10 |
9. Quy định công khai mục đích, tiêu chuẩn đánh giá | 0 0.0% | 35 17.5% | 121 60.5% | 44 22.0% | 3,045 | 7 |
10. Thực hiện quy trình đánh giá theo chuẩn | 0 0.0% | 46 23.0% | 118 59.0% | 36 18.0% | 2,950 | 16 |
11. Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại giảng viên | 0 0.0% | 46 23.0% | 107 53.5% | 47 23.5% | 3,005 | 12 |
12. Chiến lược đào tạo nguồn giảng viên ngành CTXH | 0 0.0% | 34 17.0% | 109 54.5% | 57 28.5% | 3,115 | 9 |
13. Bồi dưỡng chuyên môn đáp ứng đổi mới GD-ĐT | 0 0.0% | 42 21.0% | 100 50.0% | 58 29.0% | 3,080 | 2 |
14. Chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giảng viên ngành CTXH | 0 0.0% | 44 22.0% | 114 57.0% | 42 21.0% | 2,990 | 13 |
15. Phát triển hợp tác quốc tế trong đào tạo giảng viên CTXH | 0 0.0% | 48 24.0% | 113 56.5% | 39 19.5% | 2,955 | 15 |
16. Định hướng mục tiêu phát triển năng lực cá nhân | 0 0.0% | 41 20.5% | 112 56.0% | 47 23.% | 3,030 | 8 |
17. Xây dựng môi trường văn hóa | 2 1.0 | 42 21.0% | 108 54.0% | 48 24.0% | 3,010 | 10 |
Từ nhận thức về tầm quan trọng của các cấp quản lý về các yếu tố phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH nghiên cứu xem xét về mức độ thực hiện các hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH ở các trường/khoa hiện nay, kết quả như sau: trên (50.0%) trong số những người được hỏi cho biết thực trạng các hoạt