Nguyên Tắc Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Đội Ng Giảng Viên Ngành Ctxh .


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH đã được các cấp quan tâm chỉ đạo, phát triển nhanh. Từ khi Bộ GD ĐT ban hành khung chương trình, đến nay có hơn 30 cơ sở đào tạo bậc đại học và sau đại học có khoa/ngành CTXH trong đó có 29 trường đại học, 3 học viện. Đội ngũ giảng viên ngành CTXH các trường đi sau đã có những phương thức học hỏi trao đổi với đội ngũ giàu kinh nghiệm ở các trường có truyền thống về ngành này. Đội ngũ giảng viên ngành CTXH có phẩm chất đạo đức và tư cách nhà giáo, rất nhiệt tình và yêu nghề. Sẵn sàng hỗ trợ bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trẻ, hợp tác với các cơ sở đào tạo đại học CTXH trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo của ngành trên phạm vi cả nước.

Đánh giá về chuyên môn, về giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội và cộng đồng, về năng lực cá nhân của đội ngũ giảng viên ngành CTXH đang giảng dạy ở các trường đều chiếm tỷ lệ cao ở mức khá. Chưa có tiêu chí nào có xếp loại tốt được đánh giá cao. Điều này thể hiện chất lượng của đội ngũ hiện nay cần phải tăng cường hơn nữa. Trong xu thế tự chủ của các trường, muốn tồn tại thì phải có những sản phẩm chất lượng, độc đáo vì vậy đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải đạt chuẩn. Phân cấp quản lý chưa thật sự tập trung vào chuyên môn CTXH, nhiều trường còn kết hợp với xã hội học, Tâm lý-Giáo dục, Nhân học, …vì vậy khó khăn trong công tác xây dựng chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ.

Đặc thù của đội ngũ giảng viên ngành CTXH là kết hợp giảng dạy với hướng dẫn thực hành, cần có chế độ bồi dưỡng đối với đội ngũ hướng dẫn thực hành ở bệnh viện, cơ sở chăm sóc người già, trẻ em yếu thế, …ngoài đề án 32 đến nay chưa có chính sách cụ thể về phát triển đội ngũ giảng viên ngành này.

Từ kết quả phân tích đánh giá về thực trạng chất lượng ĐNGV ngành CTXH và phát triển ĐNGV ngành CTXH trong các trường đại học trong bối cảnh hiện nay, sẽ làm cơ sở cho Luận án xây dựng và đề xuất các giải pháp phát triển ĐNGV ngành

CTXH trong các trường đại học bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực ngành CTXH, góp phần phát triển KT-XH phù hợp, khả thi và hiệu quả.


Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH CTXH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp phát triển đội ng giảng viên ngành CTXH .

Giải pháp phát triển ĐNGV ngành CTXH được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận quản lý nguồn nhân lực để đảm bảo tính định hướng chiến lược lâu dài; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân người GV đối với các cấp quản lý của nhà trường; sự thống nhất của tập thể ĐNGV vì mục tiêu chung của nhà trường; sự cam kết của mỗi cá nhân GV với chiến lược chung của nhà trường, với phương pháp quản lý và với quyền tự chủ của người quản lý; phát huy tối đa vai trò của các CBQL cấp khoa, tổ bộ môn. Việc xây dựng giải pháp phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành công tác xã hội trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay - 16

4.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống

Giải pháp xây dựng phải có tính hệ thống tức là nằm trong lý thuyết chung về phát triển nguồn nhân lực của giáo dục đại học và có các thành phần liên kết hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất.

Đội ngũ giảng viên ngành CTXH là một bộ phận của đội ngũ giảng viên, vì vậy, để phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH cần phải đặt trong một hệ thống hoàn chỉnh, theo đó, sự phát triển của đội ngũ nói chung có ảnh hưởng đến đội ngũ giảng viên ngành CTXH.

Bên cạnh đó, nguyên tắc hệ thống cho thấy, đội ngũ giảng viên ngành CTXH không chỉ tập trung vào một khâu nhất định nào đó mà phải tập trung vào cả quá trình.

Kinh nghiệm trong nghiên cứu của các học giả nước ngoài cho thấy, phát triển nguồn nhân lực cần chú ý đến cả hệ thống theo lôgíc gồm yếu tố môi trường bên ngoài và yếu tố bên trong của cơ sở đào tạo; các giải pháp đưa ra cần phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam nói chung, và của ngành CTXH nói riêng.

4.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Thực tiễn là thước đo cao nhất của mọi nỗ lực phát triển nguồn nhân lực. Tính thực tiễn trong giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH thể hiện ở các điểm sau:


+ Phù hợp với bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của đất nước trong giai đoạn hiện nay;

+ Phù hợp với hệ thống cơ sở vật chất, tài liệu giảng dạy… của các cơ sở đào tạo CTXH hiện nay;

+ Phù hợp với điều kiện, trình độ thực tế của đội ngũ giảng viênhiện nay ở các cơ sở đào tạo CTXH;

+ Phù hợp với khả năng, điều kiện và trình độ sinh viên khối ngành CTXH hiện nay.

4.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính k thừa

Trên thực tế, phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH đã có từ khi xuất hiện các ngành học này. Các giải pháp được đề xuất trên cơ sở kế thừa những đề tài về đội ngũ giảng viên, lấy những điểm mạnh để học tập phát triển, xem xét những giải pháp thực hiện chưa hiệu quả để tìm ra nguyên nhân và các hướng đi khác, mới và thành công. Giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên đại học ngành CTXH phải tính toán, kế thừa các kết quả phát triển nguồn nhân lực đã có từ trước tới nay.

4.1.4. Nguyên tắc phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực và k t hợp hài hòa giữa nội lực với ngoại lực

Cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên ngành CTXH đã được hình thành qua thời gian và hiện đang dần dần phát triển theo những định hướng nhất định. Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu, tận dụng cơ hội và lường trước các khó khăn trong việc sử dụng, phát triển cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên này là một công việc cần thiết. Phát huy tối đa nguồn lực hiện tại của các cơ sở đào tạo và đội ngũ giảng viên vừa đáp ứng được nguyên tắc kế thừa, vừa đảm bảo nguyên tắc hệ thống trong đề xuất giải pháp.

Là ngành đào tạo còn non trẻ, nội lực về đội ngũ, cơ sở vật chất trang bị phục vụ công tác thực hành còn thiếu nhiều do đó cần thu hút những nguồn lực bên ngoài như đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, học hỏi kinh nghiệm, liên kết giữa giảng viên, sinh viên …các trường mới đào tạo xúc tiến liên kết bằng các hình thức ngoại giao với các trường có truyền thống, sử dụng đội ngũ giảng viên của họ theo hình thức mời giảng hoặc sử dụng cơ sở vật chất của họ theo cơ chế hai bên cùng có lợi. Các


trường có truyền thống lại phát triển hợp tác quốc tế trong đào tạo giảng viên hoặc thu hút đầu tư tài chính từ các dự án của nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước. Thông qua các hình thức hợp tác, liên kết, thu hút đầu tư , đội ngũ giảng viên vừa khẳng định thực lực của mình và cũng phát huy chức năng truyền thông vai trò CTXH với xã hội, cộng đồng. Kết hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực là sử dụng thực lực của mình với các nguồn lực bên ngoài, như chiêng với tiếng, chiêng có to thì tiếng mới vang. Đây là nguyên tắc góp phần tích cực đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

4.1.5. Nguyên tắc định hướng đặc thù, chuyên biệt

CTXH là một lĩnh vực đặc thù, là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Như trong phân tích của toàn bộ luận án, tính đặc thù này thể hiện ở cả việc giảng dạy và học tập trên lớp lý thuyết và tại các cơ sở đào tạo thực hành. Chính vì lý do đó, các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành CTXH cần phải có cách nhìn linh hoạt, mang tính đặc thù đối với lĩnh vực đặc biệt này.

4.2. Các giải pháp phát triển đội ng giảng viên ngành CTXH

4.2.1. Định hướng đề xuất giải pháp

4 2 1 1 Định hướng đào tạo ngành CTXH

Để đáp ứng những yêu cầu mục tiêu của đề án 32, đào tạo CTXH cần có những bước đi phù hợp, từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực CTXH góp phần vào sự phát triển bền vững, có chiều sâu của CTXH ở Việt Nam. Luận án đưa ra 3 nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất: Nâng cao chất lượng đào tạo CTXH

Để cung cấp nguồn nhân lực CTXH đáp ứng được yêu cầu của xã hội, nâng cao chất lượng đào tạo CTXH là việc làm tiên quyết, đóng vai trò quyết định. Trước mắt cần có các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cả về lý thuyết lẫn thực hành cho đội ngũ giảng viên; đào tạo bậc thạc sỹ, tiến sỹ CTXH ở các nước có nền CTXH phát triển. Thống nhất hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy của các


trường trong phạm vi cả nước. Mỗi trường cần thiết kế bộ chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu công việc, với đối tượng người học mà trường hướng tới. Cần đưa vào thực hiện khung chương trình đào tạo theo hướng nâng cao thời lượng thực hành cho phù hợp với một ngành đào tạo có nhiều đặc thù như CTXH .

Thứ hai: Đào tạo CTXH trình độ thạc sỹ, tiến sỹ để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên

CTXH là một khoa học, đồng thời cũng là một nghề trong xã hội. Việc xây dựng và phát triển CTXH với tư cách một khoa học và với tư cách là một nghề có nhiều nét tương đồng và khác biệt. Một trong những nét tương đồng chính là nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao do đó yêu cầu phải đào tạo CTXH ở trình độ cao được đặt ra. Đào tạo CTXH ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ là công việc cần thiết để cung cấp cho nghề CTXH những nhân lực chất lượng cao, những “máy cái” trong hệ thống nghề nghiệp. Đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ CTXH góp phần xây dựng một nền khoa học CTXH vững mạnh, có chiều sâu và phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam.

Thứ ba: Tăng cường các dịch vụ CTXH để tạo nên môi trường nâng cao năng lực thực hành, bởi khi các dịch vụ CTXH phát triển thì yêu cầu về các kỹ năng cũng tăng theo, mà các dạng kỹ năng chỉ đạt được thông qua thực hành, thực tập. Điều chỉnh thời lượng thực hành đáp ứng đầy đủ các kỹ năng cần thiết khi ra trường, hình thành mạng lưới hỗ trợ thực hành giữa các cơ sở đào tạo; giữa cơ sở đào tạo với các cơ sở thực hành; thống nhất cơ chế hợp tác, kiểm tra, giám sát để từng bước nâng cao hiệu quả thực hành, thực tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CTXH .

4.2.1.2. Một số quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH

Giáo dục và đào tạo luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, để khái quát những quan điểm cơ bản và phù hợp với nội dung luận án, xin được điểm qua những quan điểm cơ bản. Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 (Phê duyệt kèm theo Quyết định số 6639/QĐ- BGDĐT ngày 29 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo), Quyết định Phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ


năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn; các cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp;

- Xây dựng, hoàn chỉnh chương trình, nội dung nội dung đào tạo và dạy nghề trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học CTXH ; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành CTXH ; - Tăng số lượng cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến tỉnh, huyện và cấp xã, các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ CTXH , các trường đại học có đào tạo về CTXH và cán bộ nhân viên CTXH hoạt động độc lập; Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên ngành CTXH

4 2 1 3 Định hướng phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH của ngành giáo dục

*Quan điểm phát triển

- Tăng cường đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên ngành CTXH trên quan điểm phát triển nguồn nhân lực theo chuẩn của CTXH do đặc thù ngành CTXH là hoạt động thực tiễn. Quan điểm Đảng và Nhà nước định hướng đào tạo trong đề án 32 là lý thuyết gắn với thực hành và đạt chuẩn để tiếp cận với đào tạo CTXH của các nước trên TG nhằm thực hiện chính sách ASXH. Tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách và kết hợp giữa môi trường đào tạo với môi trường thực tập để các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển đào tạo ngành CTXH.

- Gắn kết chặt chẽ việc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trình độ cao với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực phục vụ an sinh xã hội.

- Khai thác thế mạnh đào tạo CTXH của các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng yếu kém về nhiều mặt trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CTXH, trong đó chú trọng đào tạo giảng viên chất lượng cao. Đội ngũ giảng viên ngành CTXH trình độ cao cần được xây dựng trong một thời gian lâu dài, bắt đầu từ việc phát hiện, đào tạo, chăm sóc các tài năng trẻ, đội ngũ chuyên gia đầu ngành cần được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng nghiên cứu khoa học để đảm đương sự nghiệp đào tạo ngành CTXH trong giai đoạn hiện nay.


* Định hướng phát triển

Đẩy mạnh công tác phát triển đội ngũ giảng viên trình độ cao nhằm đào tạo trình độ đại học về CTXH , cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu chuyên ngiệp hóa nghề CTXH trong dài hạn. Ước tính cứ 2000 người dân cần một nhân viên CTXH chuyên nghiệp thì đến năm 2025 với dân số khoảng 100 triệu người thì nước ta cần ít nhất 50 000 nhân viên CTXH chuyên nghiệp.

Theo tỷ lệ quy định chung của Bộ GD-ĐT là 20 sv/ giảng viên thì tới đó ta cần khoảng 2500 giảng viên cho ngành này.

4.2.2. Đề xuất giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ngành CTXH

4.2.2.1. Giải pháp 1: Tổ chức xây dựng khung năng lực giảng viên ngành CTXH trong giai đoạn hiện nay

a./ Mục tiêu và ý nghĩa giải pháp:

Xây dựng và hoàn thiện khung năng lực giảng viên là căn cứ lâu dài để tuyển chọn, đánh giá và đào tạo đội ngũ giảng viên ngành CTXH. Trước mắt là năng lực chung dành cho giảng viên ngành CTXH. Sau đó, từng trường tự xây dựng khung năng lực riêng cho giảng viên, dựa trên đặc thù của từng chuyên ngành đào tạo.

b/. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Trên cơ sở khung năng lực chung về giảng viên đại học do Bộ GD&ĐT quy định, nhà trường tự xây dựng khung năng lực riêng theo đặc thù của CTXH và đặc thù của nhà trường. Cũng từ đặc thù của CTXH, bên cạnh những tiêu chuẩn chung về đội ngũ giảng viên đã được quy định trong Điều lệ Trường Đại học, giảng viên ngành CTXH còn cần có thêm những tiêu chuẩn riêng, về hướng dẫn thực hành tại các cơ sở.

Năng lực người giảng viên ngành CTXH bao gồm Thứ nhất: Năng lực chuyên môn theo ngành

Năng lực chuyên môn CTXH là sự kết hợp hài hòa của năng lực chuyên môn về một chuyên ngành cụ thể đã được đào tạo ( nhập môn CTXH, CTXH cá nhân và gia đình, CTXH nhóm, phát triển cộng đồng, CTXH học đường, CTXH trong chăm sóc sức khỏe, quản trị CTXH, …) cũng như năng lực về sư phạm. Để có năng lực


này, giảng viên phải được đào tạo về chuyên ngành về chuyên môn nào đó (CTXH, phát triển cộng đồng, tham vấn, …) kết hợp với hình thức đào tạo, bồi dưỡng về chứng chỉ lực năng lực sư phạm tương ứng. Tiêu chí năng lực này yêu cầu phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn về CTXH .

Thứ hai: Năng lực chuyên môn bổ trợ:

Tiêu chí năng lực này yêu cầu người giảng viên ngành CTXH phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp trong hướng dẫn thực hành, thực tập nghề nghiệp tại các cơ sở thực hành. Đó là kiến thức về tâm lý học, kiến thức về y tế cộng đồng, về xã hội học, tin học, ngoại ngữ, … kiến thức bổ trợ này có thể đào tạo có bằng cấp hoặc tự bồi dưỡng, góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các đặc trưng và quy luật phát triển của các lĩnh vực trong ngành CTXH , thông qua đó truyền cho sinh viên hứng thú hơn trong quá trình học tập rèn luyện của mình.

Thứ ba: Năng lực cập nhật thông tin:

Tiêu chí năng lực này đòi hỏi người giảng viên ngành CTXH phải nắm được kỹ năng phù hợp trong việc nắm bắt những biến đổi lớn của môi trường bên ngoài có thể tác động nhiều đến sự hoạt động của ngành CTXH về các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế và quốc tế. Những năng lực này có thể bao gồm các năng lực về các lĩnh vực cập nhật: các chính sách hiện hành về CTXH, chính sách mới như Luật thực hành CTXH , chứng chỉ hành nghề CTXH, …

Thứ tư: Năng lực giảng dạy lý thuyết và thực hành

Giảng viên có khả năng cung cấp những bài giảng hấp dẫn, trình bày rõ ràng mục tiêu của bài tạo được hứng thú cho người học, lưu ý nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến thực hành mà người học có thể áp dụng trong thực tập. Tiêu chí năng lực này đòi hỏi người giảng viên ngành CTXH phải nắm được kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp trong triển khai đào tạo tại cơ sở thực hành để giúp sinh viên sau mỗi kỳ trải nghiệm thực tế sẽ vận dụng được kiến thức lý thuyết trong nhà trường vào hòan cảnh nhiệm vụ trong quá trình thực hành.

Thứ năm: Năng lực nghiên cứu

Khả năng xác định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương nghiên cứu, nắm các bước nghiên cứu, tìm kiếm và viết tổng quan, vận dụng phương pháp nghiên cứu, quản lý

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 21/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí