Khung Năng Lực Nghề Nghiệp Giảng Viên Ngành An Toàn Thông Tin.


(clickers)), hệ thống gia sư thông minh (Intelligent Tutoring Systems (ITS)) để thích ứng với chuyển đổi số trong giáo dục.

Giảng viên ngành ATTT phải có khả năng áp dụng các phương pháp giảng dạy mới để tạo điều kiện tiếp cận nội dung giáo dục và nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên ngành ATTT những cách tiếp cận này bao gồm: giảng dạy tích cực (Active pedagogy), học tập dựa trên dự án (Project-based learning) hớp học đảo ngược (Flipped-classroom), học tập qua trò chơi (Game-based pedagogy), học tập kết hợp (Blended learning).

Đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN ngoài chức năng dạy học còn tham gia nhiều hoạt động với nhiều tư cách khác nhau. Họ là một giảng viên - Sĩ quan vì vậy họ vừa là quân nhân, nhà giáo, nhà sư phạm, nhà khoa học có trình độ và khả năng tổ chức, quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục hàng ngày. Tuy nhiên, khác với nhà trường ngoài lực lượng vũ trang các nhà trường khối QPAN có nhiệm vụ định hướng cho người học theo con đường binh nghiệp, trau dồi cho họ một nghề nghiệp quân sự nhất định, đào tạo họ thành chuyên gia trên các lĩnh vực của hoạt động QPAN vì vậy phương pháp dạy học phải gắn liền với ngành nghề quân sự, với thực tiễn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang, đặc điểm này phản ánh rõ tính đặc thù của mục tiêu, đào tạo trong các trường khối QPAN phản ánh thực tiễn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang đối với quá trình dạy học bởi vậy, một trong những yêu cầu đối với Giảng viên - Sĩ quan là năng lực thực hành phải giỏi. Bên cạnh đó, họ còn phải là nhà quản lí có khả năng quản lý quá trình dạy học ở trường. Ngoài công việc dạy học, họ còn phải tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ATTT, tham gia thực tế về công tác ATTT ở các đơn vị chiến đấu, tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng.

1.2.2.3. Khung năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành an toàn thông tin.

Xây dựng khung năng nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đòi hỏi phải xem xét tất cả các nhân tố và quá trình lao động


sư phạm của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo chức năng và nhiệm vụ qui định bởi Luật Giáo dục sửa đổi 2018, Luật Giáo dục Đại học 2019, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân, Luật Công an nhân dân, Luật an toàn thông tin, Luật An ninh mạng và theo mô hình nhân cách giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh cách mạng công nghiệp

4.0 hiện nay.

Bộ tiêu chí năng lực nghề nghiệp giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN có khoảng từ 20 - 30 tiêu chí (không nên quá nhiều), bởi vì một năng lực thành phần có thể được sử dụng cho các vai trò khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

Năng lực giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo nhiệm vụ của giảng viên thuộc loại năng lực nghề nghiệp, là năng lực chuyên biệt, đặc trưng của người giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Cấu trúc của năng lực này được tích hợp bởi các loại năng lực thành phần như:

- Năng lực chuyên môn: đòi hỏi giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải có các năng lực chuyên môn để có thể nắm vững và thường xuyên cập nhật được kiến thức cơ bản, chuyên ngành và liên ngành liên quan đến lĩnh vực ATTT; Có tầm nhìn và hiểu biết về hội nhập quốc tế và vận dụng vào hoạt động chuyên môn; Có trình độ ngoại ngữ để nghiên cứu tài liệu liệu chuyên môn, giao tiếp và tham gia đào tạo, bồi dưỡng quốc tế; Nắm vững và vận dụng những thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vào giảng dạy và đào tạo...

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành an toàn thông tin ở các trường đại học khối Quốc phòng an ninh trong bối cảnh hiện nay - 7

- Năng lực sư phạm (bao gồm năng lực phát triển và triển khai chương trình đạo tạo): Xây dựng và phát triển chương trình môn học cũng như kế hoạch dạy học; Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, hình thức tổ chức, các phương pháp phương tiện và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học; Hướng dẫn người học tự học, tự nghiên cứu. Kiểm tra đ nh giá kết quả học tập và rèn luyện của người học và phản hồi thông tin đến các bên liên quan để cải tiến; Hợp tác với đồng nghiệp và người học trong quá trình giảng dạy.


- Năng lực nghiên cứu: đòi hỏi cần có các năng lực để có thể độc lập hay hợp tác thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào giảng dạy, đào tạo liên quan đến lĩnh vực ATTT; Viết và đăng các bài báo khoa học, sách, giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và đào tạo ngành ATTT...

- Năng lực hoạt động thực tiễn: để có thể cập nhật, nắm bắt tình hình và tham gia phổ biến tình hình thời sự, chính trị trong nước và quốc tế cũng như đường lối, chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, của LLVT; Tham gia các hoạt động, phong trào do các tổ chức chính trị trong cơ sở giáo dục và địa phương tổ chức; Thực hiện nghiên cứu phục vụ lĩnh vực QPAN, cộng đồng cũng như nghiên cứu thực tiễn, rút kinh nghiệm...

- Năng lực phát triển nghề nghiệp: năng lực phát triển nghề nghiệp là cơ sở quan trọng để thực hiện chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN, là cơ sở để phát triển các năng lực công tác đ p ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN thể hiện ở các tiêu chí sau:

Có khả năng tự đ nh giá và lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực ATTT; Sử dụng được ngoại ngữ phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp: Đọc hiểu tài liệu nước ngoài; trao đổi chuyên môn và làm việc trực tiếp với các chuyêngia/học giả nước ngoài trong lĩnh vực ATTT; tìm kiếm các cơ hội hợp tác; duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc với tổ chức/doanh nghiệp thuộc lĩnh vực ATTT; Sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động phát triển nghề nghiệp: Khai thác thông tin và các nguồn tài nguyên học tập, tài liệu nghiên cứu khoa học trên mạng Internet; tìm kiếm cơ hội hợp tác; duy trì mối quan hệ và thông tin liên lạc với doanh nghiệp; Tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp thuộc lĩnh vực ATTT.


1.3. Bối cảnh hiện nay và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo ngành an toàn thông tin

1.3.1. Bối cảnh hiện nay đối với đào tạo ngành an toàn thông tin

Đối với lĩnh vực QPAN, bối cảnh CMCN 4.0 đã, đang và sẽ có t c động mạnh mẽ, toàn diện, mang đến những bước phát triển cao hơn cùng những thách thức lớn hơn. Nhiều thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ được đưa vào ứng dụng rộng rãi; tạo ra các hệ thống vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới, như: vũ khí năng lượng, gen sinh học, rô-bốt t c chiến,... với những tính năng vượt trội, có sự nhảy vọt về chất; từ đó, làm xuất hiện các hình thái chiến tranh và phương thức tác chiến mới. Tuy nhiên, việc ứng dụng các sản phẩm của CNCN 4.0 trong hoạt động quân sự, ở góc độ nào đó có thể tạo ra hệ lụy nguy hiểm. C c nước, nhất là nước lớn, có thể sử dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự vào mục đích không chính nghĩa, sử dụng “sức mạnh mềm”, can dự, chi phối về chính trị, chính s ch đối nội, đối ngoại của c c nước kh c; thực hiện “điều khiển” từ xa, từ bên ngoài, buộc c c nước đang ph t triển, chậm ph t triển phải phụ thuộc, mất độc lập, tự chủ, khó nhận thấy hoặc nhận thấy nhưng khó cưỡng lại. Nhu cầu đầu tư vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém và càng phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ c c nước ph t triển. Trong khi đó, thế giới chưa có cơ chế để quản lý, gi m s t việc ứng dụng c c thành tựu khoa học, công nghệ quân sự mới để hạn chế t c động từ mặt tr i của C ch mạng công nghiệp 4.0. Những nhân tố nêu trên t c động lớn, nhiều mặt đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Bối cảnh hiện nay trong lĩnh vực ATTT là bối cảnh của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D.. và đặc biệt là việc có nhiều thiết bị kết nối internet, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới IoT là nguy cơ dẫn đến lộ lọt bí mật nhà nước và các thông tin cá nhân, quyền riêng tư, các đối tượng triệt để lợi dụng các kẽ hở trong bảo mật thông tin, bảo mật tài liệu để thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn nhằm đ nh cắp thông tin và sử dụng để can thiệp


hoạt động chính trị hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Công tác quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh sự bùng nổ của công nghệ, các thông tin thất thiệt trên mạng internet gây nhiễu loạn, hoang mang trong dư luận. Việc quản lý cán bộ, chiến sĩ tham gia các trang mạng xã hội như: Facebook, Tik Tok, Instagram, Twitter…; việc sử dụng các thiết bị công nghệ hiện đại chưa được thực hiện đầy đủ, chặt chẽ, dẫn đến nguy cơ lộ lọt thông tin cá nhân, bí mật nhà nước liên quan đến lĩnh vực QP- AN ngày càng gia tăng.

Bối cảnh hiện nay đối với việc bảo đảm an toàn trong tin trong lực lượng Quân đội và Công an: An toàn thông tin là sự bảo đảm hoạt động trên lĩnh vực thông tin và truyền thông không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân giữ vai trò nòng cốt trong bảo đảm an toàn thông tin. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay Việt Nam đã xuất hiện nhiều cuộc tấn công mạng với quy mô lớn, cường độ cao, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Các thế lực thù địch, phản động đang triệt để lợi dụng không gian mạng để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh, quốc gia, tuyên truyền chống phá chế độ, kích động biểu tình bạo loạn, thực hiện “c ch mạng màu”, “c ch mạng đường phố” đối với nước ta. Chúng không ngừng đẩy mạnh chống phá nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; triệt để lợi dụng những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, các vấn đề về dân tộc, tôn giáo, môi trường, dân sinh; các sự kiện, vụ việc, các vấn đề “nóng” được dư luận quan tâm; sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên... để tuyên truyền, kích động chia rẽ nội bộ; kiên trì thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, nham hiểm và khó nhận biết hơn. Chúng tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông và internet, phát triển thêm nhiều trang


mạng xã hội và blog, khai thác tối đa các dịch vụ tán phát trực tuyến trên mạng xã hội; chủ động chuẩn bị và liên kết lực lượng chặt chẽ, sẵn sàng tạo ra “điểm nóng” khi chính quyền can thiệp bằng biện pháp mạnh. Các hoạt động gián điệp mạng, tình trạng lộ bí mật nhà nước trên không gian mạng diễn biến ngày càng phức tạp. Đ ng chú ý, tin tặc gia tăng tấn công mạng vào các cơ quan trọng yếu và các tập đoàn kinh tế lớn để thu thập, chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước. Các đối tượng này duy trì chiến dịch tấn công liên tục với các kỹ thuật tấn công mới, nâng cấp các dòng mã độc, bám sát tình hình chính trị, xã hội ở nước ta để thay đổi thủ đoạn tán phát mã độc cho đến khi xâm nhập thành công. Trước thực trạng trên lãnh đạo Bộ Quốc phòng – Bộ Công an cần phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc bảo đảm an toàn thông tin trong quân đội và công an để sớm xác định nhiệm vụ phải huy động, phát huy hiệu quả các nguồn lực để bảo vệ an toàn thông tin trong quân đội, công an; đấu tranh hiệu quả với âm mưu, hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quân đội, công an và lợi ích hợp pháp của cơ quan, đơn vị, quân nhân. Đồng thời bảo vệ toàn diện các hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quân đội, công an đ p ứng yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Phát triển mạng quân sự, có nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tự sản xuất các trang thiết bị, giải pháp bảo vệ an toàn thông tin của quân đội, công an. Vì vậy việc chú trọng đào tạo, phát triển và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về an toàn thông tin làm việc trong lĩnh vực quốc phòng an ninh của Việt Nam, không để tình trạng “chảy máu chất x m” về an toàn thông tin. Nâng cao chất lượng đào tạo về an toàn thông tin tại các cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin trong lĩnh vực quốc phòng an ninh tại Việt nam, đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia, các trường đại học, các tập đoàn công nghệ tiên tiến trên thế giới để tiếp thu công nghệ mới và kinh nghiệm bảo đảm an toàn thông tin nhằm đ p ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin cho lĩnh vực quốc phòng an ninh và kinh tế xã hội trong bối cảnh hiện nay. “Tập trung đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, chủ thể quản lý. Đặc biệt chú trọng các lực


lượng chuyên trách đảm bảo và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên không gian mạng. Cần có các chính sách hợp lý nhằm phối hợp các cơ quan được giao chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác nghiên cứu, chiến đấu trong bảo vệ bí mật nhà nước, chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia trong các lĩnh vực thông tin, truyền thông, báo chí. Cần kiện toàn các lực lượng tác chiến mạng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu chính phủ, Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng), Cục an toàn thông tin và an ninh mạng (Bộ Công an) ...”

Bối cảnh hiện nay là bối cảnh hội nhập quốc tế đem lại cả lợi ích lẫn bất lợi ở dạng tiềm năng đối với từng quốc gia, do khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh, trình độ phát triển… Vì vậy, việc khai thác được lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi, thách thức thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lực của quốc gia, trước hết là chính sách, chiến lược hội nhập và việc tổ chức thực hiện... Trong bối cảnh Hội nhập quốc tế, quốc tế hoá giáo dục đang và sẽ là một xu thế mới trong chính sách phát triển giáo dục ở các quốc gia nhằm góp phần định hướng tiến trình toàn cầu hoá giáo dục. Quốc tế hoá giáo dục là quá trình hội nhập quốc tế về giáo dục trong đó các yếu tố quốc tế và liên văn hoá được tích hợp vào chức năng, nhiệm vụ, cách cung ứng và tiến trình tổ chức thực hiện giáo dục. Quá trình này hiện đang diễn ra chủ yếu thông qua sự dịch chuyển xuyên biên giới của bốn nhân tố cơ bản: sinh viên, giảng viên, chương trình đào tạo và nhà cung ứng giáo dục. Sự dịch chuyển này có một tên gọi riêng là giáo dục xuyên biên giới.

Sự tồn tại đồng thời, vừa hợp tác vừa cạnh tranh, của hai xu thế trên là đặc trưng nổi bật, chi phối sự vận động của giáo dục các quốc gia, trong đó có Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế. Sự khôn ngoan về chính sách và giải pháp trong chiến lược hội nhập là làm thế nào khai thác được mặt tích cực của từng xu thế, tạo điều kiện để cả hai bổ sung cho nhau, cùng trở thành động lực phát triển. Có thể thấy một số đặc trưng chủ yếu liên quan đến giáo dục Việt Nam như sau:


- Cơ hội: Đất nước đã có vị thế mới trên trường quốc tế; hội nhập kinh tế quốc tế vững chắc; tăng trưởng kinh tế cao; GD Việt Nam đứng trước yêu cầu và điều kiện phát triển chưa từng có về quy mô, cơ cấu và chất lượng NNL.

- Thách thức: Việt Nam tuy đã thoát khỏi cái bẫy của nước thu nhập thấp nhưng trình độ kinh tế vẫn lạc hậu, tăng trưởng chưa bền vững; phân tầng xã hội và chênh lệch vùng miền chưa thu hẹp; nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế kéo theo nguy cơ tụt hậu xa hơn về giáo dục.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra với giảng viên ngành an toàn thông tin.

Thuận lợi và khó khăn đối với giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay:

Đối với giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong bối cảnh hiện nay cũng có có nhiều thuận lợi, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức:

- Thuận lợi: Giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được tiếp cận với hệ thống các tri thức khoa học mới, tiên tiến nhất của thế giới có hàm lượng thông tin cao cũng như những kinh nghiệm thực tiễn của khu vực và thế giới về giảng dạy, đào tạo và phương thức quản lý giáo dục.

Giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN được cập nhật và học hỏi các nội dung đào tạo tiên tiến về lĩnh vực ATTT của các cơ sở giáo dục nước ngoài kết hợp với việc thụ hưởng về trình độ năng lực của giảng viên quốc tế và sự đa dạng, phong phú, nhiều chiều, kết hợp với đặc thù của các ngành khoa học - công nghệ ATTT, cũng như các ngành khoa học khác.

Các trường đại học khối QPAN tại Việt Nam có đào tạo ngành ATTT có khả năng liên kết với những cơ sở giáo dục quốc tế danh tiếng về đào tạo, nghiên cứu về lĩnh vực ATTT nhằm tăng cường hơn nữa năng lực của mình. Mở ra hướng phát triển cho giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN trong việc học tập, nghiên cứu tại mà chỗ không cần phải ra nước ngoài nhưng vẫn có thể học được những kiến thức hiện đại, tiên tiến về lĩnh vực ATTT.

Xem tất cả 253 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí