Môi Trường Sư Phạm, Uy Tín, Thương Hiệu Của Trường


quyết định hướng phát triển của nhà trường, từ đó đặt ra những yêu cầu cho công việc trong thời gian tới của nhà trường về kỹ năng, trình độ giảng viên ngành ATTT cần có, sẽ quyết định hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo, số lượng đi đào tạo nhiều hay ít, bộ phận nào nên có người đi đào tạo, kinh phí đào tạo…

1.5.1.3. Môi trường sư phạm, uy tín, thương hiệu của trường

Môi trường sư phạm, bầu không khí dân chủ cởi mở trong nhà trường có tác động đến công tác phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT. Nó tác động đến tâm tư, tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên nhà trường. Bầu không khí làm việc trong nhà trường tốt sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động trong nhà trường nhất là phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT.

Uy tín, thương hiệu của nhà trường càng tốt thì càng thu hút được giảng viên và công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT gặp thuận lợi. Uy tín, thương hiệu nhà trường mạnh sẽ giúp trường thuận lợi trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ đối với tập thể nhà trường đặc biệt là giảng viên ngành ATTT tốt hơn, tạo động lực khiến giảng viên tự giác gắn bó với nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

1.5.2. Các Yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT được xác định đó là các yếu tố xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh KT-XH, cơ chế, chính sách, đặc thù ngành có tác động ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT, những yếu tố tác động đó được đề cập đến cụ thể như sau:

1.5.2.1. Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với lĩnh vực Quốc phòng an ninh

Để đ p ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục và Đào tạo nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành ATTT và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 253 trang tài liệu này.

lĩnh vực QPAN. Theo đó, Giáo dục và Đào tạo trong các nhà trường khối QPAN có đào tạo ngành ATTT cần phải quán triệt và thực hiện tốt chủ trương này.

Muốn vậy phải có chính sách đãi ngộ thỏa đ ng đối với giảng viên - sĩ quan ngành ATTT nhằm tạo động lực thúc đẩy, thu hút nhân tài vào làm giảng viên ở các trường đại học khối QPAN. Động viên, khuyến khích tạo điều kiện đối với giảng viên cả về vật chất và tinh thần, để họ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT trong lĩnh vực Quốc phòng an ninh. Nghiên cứu, xây dựng các chính sách đãi ngộ giảng viên một cách toàn diện, đồng bộ, như: bồi dưỡng, sử dụng; chế độ tiền lương, phụ cấp, trợ cấp theo chức danh khoa học, học vị: chế độ về nhà ở, đất ở; khen thưởng, tôn vinh; chính sách bảo hiểm xã hội và các chế độ an dưỡng, nghĩ dưỡng, chữa bệnh, tham quan; đầu tư trang thiết bị, nâng cấp phương tiện, điều kiện đi lại, làm việc, sinh hoạt cho giảng viên-sĩ quan….Trước mắt, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành chế độ đãi ngộ đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đang trực tiếp giảng dạy; có cơ chế trong việc nâng lương, thăng quân hàm trước niên hạn để động viên, khuyến khích, thu hút nhân tài làm nhiệm vụ giảng dạy. Trong quá trình thực hiện, cần chú trọng biểu dương, tôn vinh đại vị xã hội của các “giảng viên mặc áo lính”, trên cơ sở đặc điểm, tính chất, điều kiện và đặc thù của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN.

1.5.2.2. Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ

Cơ chế thị trường sẽ tạo động lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng GD&ĐT, thúc đẩy các trường đại học khối QPAN phải năng động, sáng tạo; mục tiêu GD&ĐT phải gắn liền với nhu cầu của lực lượng vũ trang, xã hội, với việc đảm bảo QPAN và quá trình phát triển KT-XH và hiệu quả đầu tư. Chính vì những lý do đó mà những yêu cầu đối với giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN ngày càng cao, giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học để đ p ứng yêu cầu đào tạo ra nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu phát triển của lực lượng vũ trang và kinh tế xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.


Trong bối cảnh phát triển và bùng nổ của công nghệ thông tin và dữ liệu, các thông tin, dữ liệu đang trở thành nguồn tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ. Trong quá trình khai phá và tìm kiếm tri thức từ dữ liệu, vấn đề an ninh, an toàn thông tin đã và đang gặp những thách thức rất lớn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay. Trong khi đó việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN hiện còn chưa phát triển tương xứng với đòi hỏi của công nghệ và nhu cầu cấp thiết của lực lượng vũ trang và kinh tế - xã hội.

Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc đào tạo nguồn nhân lực ATTT cho lĩnh vực QPAN, theo đó đòi hỏi không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN cả về phẩm chất và năng lực.

Tuy nhiên, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đã có bước phát triển mới và chịu sự tác động rất mạnh của tình hình trong nước, nhất là khu vực và thế giới cũng như xu thế của thời đại. Điều này đòi hỏi phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giảng viên, trong đó có đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN. Các trường khối QPAN có đào tạo ngành ATTT cần có chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội đội ngũ giảng viên ngành ATTT; trong đó cần quan tâm nâng cao năng lực chuyên môn trong giảng dạy, làm cơ sở nâng cao chất lượng dạy học. Năng lực chuyên môn trong giảng dạy của giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN luôn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố cả chủ quan thuộc về giảng viên và khách quan thuộc về sinh viên và môi trường.

Mỗi yếu tố có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ cùng tác động đến năng lực chuyên môn của giảng viên. Vì vậy, muốn xem xét, đ nh giá và tác động nhằm cải thiện, nâng cao năng lực chuyên môn trong giảng dạy của giảng viên phải đồng thời tác động vào các yếu tố theo hướng tích cực. Việc phân tích làm rõ các nhân tố khách quan, chủ quan và mức độ tác động, ảnh hưởng của chúng sẽ giúp cho việc hình thành, phát triển năng lực chuyên môn của giảng viên ngành ATTT diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và bền vững.


Tiểu kết chương 1


Đội ngũ giảng viên ngành ATTT là nguồn nhân lực chất lượng cao của các trường đại học khối QPAN họ là những giảng viên ở các khoa, bộ môn, trung tâm, viện nghiên cứu chuyên ngành về lĩnh vực ATTT ở các trường đại học khối QPAN, có có phẩm chất, năng lực tốt, khả năng giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến kiến thức khoa học thuộc lĩnh vực ATTT góp phần đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT cho lĩnh vực QPAN và KTXH trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường địa học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực là vấn đề cấp bách; là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các trường đại học khối. Đó là tổng thể của các quá trình xây dựng, hoàn thiện đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN đ p ứng các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp.

Để thực hiện phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT ở các trường đại học khối QPAN theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, cần phải xây dựng khung năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên ngành ATTT; tiếp đến là cần phải áp dụng khung năng lực nghề nghiệp vào trong tất cả các khâu của hoạt động quản lý tại các trường đại học khối QPAN để tạo thành quy trình chuẩn hóa từ khâu quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đ nh giá, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ cho đến kiến tạo môi trường, tạo động lực cho đội ngũ giảng viên ngành ATTT phát triển.

Trong quá trình phát triển đội ngũ giảng viên ngành ATTT phải xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng để hạn chế những tiêu cực, phát huy tính tích cực, nhằm giúp việc phát triển đội ngũ giảng viên ở các trường đại học khối QPAN đạt được hiệu quả cao nhất.


Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN NGÀNH AN TOÀN THÔNG TIN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC

KHỐI QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY


2.1. Khái quát về các trường đại học khối quốc phòng an ninh được giao đào tạo trọng điểm an toàn thông tin

2.1.1. Học viện Kỹ thuật Mật mã

Sứ mệnh: Học viện Kỹ thuật mật mã thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1976. Học viện là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Ngành Cơ yếu Việt Nam, với trên 40 năm kinh nghiệm đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực bảo mật thông tin. Trong quá trình phát triển, Học viện đã 2 lần được trao giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ. Năm 2004, Học viện là trường đại học đầu tiên trong cả nước đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin. Trải qua 15 năm đào tạo chuyên ngành an toàn thông tin, Học viện đã khẳng định được vai trò tiên phong và uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực này cho xã hội. Năm 2014, Học viện được Chính phủ lựa chọn là một trong 8 cơ sở đào tạo trọng điểm về nguồn nhân lực an ninh, an toàn thông tin cho Chính phủ.

Tính đến năm 2019, Học viện đã có trên 2000 kỹ sư an toàn thông tin tốt nghiệp ra trường, với trên 90 % số sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay với mức thu nhập tương đối cao và được các nhà tuyển dụng đ nh giá tốt về năng lực chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp. Trong quá trình đào tạo và hợp tác quốc tế, Học viện đã gửi hơn 280 sinh viên đi đào tạo tại các quốc gia có nền khoa học công nghệ tiên tiến. Đến nay Học viện đã đào tạo 15 khóa đào tạo kỹ sư, và 05 khóa cao học ngành ATTT, 02 khóa đào tạo trình độ tiến sĩ ATTT.

Học viện Kỹ thuật mật mã luôn định vị là trường đại học đào tạo trình độ cao về lĩnh vực khoa học kỹ thuật mật mã - an toàn thông tin, có môi trường giáo dục và nghiên cứu hiện đại, gắn kết đào tạo với nghiên cứu, đào tạo với thực


tiễn, nhằm phát triển năng lực tổng hợp của người học, đ p ứng tốt thực tiễn yêu cầu ngày càng cao của lĩnh vực Quốc phòng an ninh và Kinh tế xã hội.

Quy mô đào tạo ngành an toàn thông tin: Hàng năm Học viện Kỹ thuật mật mã tuyển hơn 500 chỉ tiêu đào tạo bậc đại học, 40 chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ và 12 chỉ tiêu đào tạo trình độ tiến sĩ về lĩnh vực an toàn thông tin.

Đội ngũ giảng viên: Hiện nay Học viện Kỹ thuật Mật mã có hơn 300 giảng viên cơ hữu trong đó 30 % giảng viên có học vị tiến sĩ.

Sơ đồ 2 1 Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật mật mã 2 1 2 Học viện Kỹ 1

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật mật mã


2.1.2. Học viện Kỹ thuật Quân sự

Sứ mạng: Học viện Kỹ thuật Quân sự được thành lập theo Quyết định số 146/CP ngày 08/8/1966 của Hội đồng chính phủ với tên gọi ban đầu là “Phân hiệu II Đại học Bách khoa”. Ngày 28/10/1966, tại Hội trường lớn Đại học Bách khoa, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Bộ Quốc phòng long trọng tổ chức Lễ thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa, đồng thời khai giảng khoá đào tạo đầu tiên. Ngày 06/6/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định cho phép Học viện Kỹ thuật Quân sự mang thêm tên gọi Đại học kỹ thuật Lê Quý Đôn. Ngày 31/1/2008, Học viện Kỹ thuật Quân sự


được Chính phủ quyết định bổ sung vào danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia. Học viện Kỹ thuật Quân sự là trường đại học trọng điểm quốc gia đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viện có nhiệm vụ đào tạo cán bộ kỹ thuật, chỉ huy tham mưu kỹ thuật có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho quân đội. Đồng thời, Học viện có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ quân sự, kết hợp nghiên cứu với triển khai ứng dụng, chuyển giao công nghệ với sản xuất, và thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội.

Song song với các nhiệm vụ đào tạo, phục vụ quân đội, Học viện còn được Nhà nước giao đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Học viện Kỹ thuật Quân sự là một trong 8 cơ sở trọng điểm về đào tạo ATTT. Hàng năm Học viện đào tạo khoảng 108 chỉ tiêu ngành ATTT.

Sơ đồ 2 2 Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật Quân sự Quy mô đào tạo Học 2


Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Học viện Kỹ thuật Quân sự


Quy mô đào tạo: Học viện đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học, sau đại học bao gồm Đào tạo Kỹ sư quân sự: 42 chuyên ngành, Đào tạo Kỹ sư dân


sự: 25 chuyên ngành, Đào tạo Thạc sĩ: 17 ngành, Đào tạo Tiến sĩ: 12 ngành. Quy mô đào tạo 5 năm gần đây: Đào tạo tiến sĩ 1,065 học viên, thạc sĩ 2,416 học viên, đại học quân sự 1,923 sinh viên, đại học dân sự 3,011 sinh viên.

Đội ngũ giảng viên: Toàn Học viện hiện 1168 giảng viên trong đó 100 % giảng viên có trình độ từ đại học trở lên, trong đó trên 80 % có trình độ thạc sĩ, gần 40 % có trình độ tiến sĩ khoa học và tiến sĩ; giáo sư và phó giáo sư được đào tạo tại các trường đại học uy tín ở trong và ngoài nước.

2.1.3. Học viện an ninh nhân dân

Sứ mệnh: Học viện an ninh nhân dân được thành lập theo Quyết định 215/NV-P2 ngày 25/6/1946 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Trải qua hơn 74 năm xây dựng và phát triển, từ một trường huấn luyện Công an, đào tạo nghề, đến nay Học viện An ninh nhân dân đã trở thành một trong những cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của Bộ Công an và đang thực hiện mục tiêu phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và trọng điểm Quốc gia. Ngày 04/06/2014, Học viện an ninh nhân dân được Thủ tướng Chính phủ công nhận là một trong tám cơ sở đào tạo trọng điểm về an toàn thông tin.

Học viện An ninh nhân dân có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Công an và xã hội; là đơn vị chủ lực trong nghiên cứu, đề xuất và tham mưu giải quyết các nhiệm vụ khoa học chiến lược của ngành Công an; đóng vai trò tiên phong, nòng cốt trong hệ thống các trường Công an nhân dân (CAND) xây dựng lý luận khoa học nghiệp vụ an ninh; là đơn vị chủ lực trong mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Quy mô đào tạo: Hiện nay, Học viện đang đào tạo 10 ngành, 12 chuyên ngành ở trình độ đại học; 04 ngành trình độ thạc sĩ và 02 ngành trình độ tiến sĩ. Đến nay, Học viện an ninh nhân dân đã có 47 khóa đào tạo đại học chính quy, 25 hóa đào tạo thạc sĩ, 19 khóa đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp ra trường. Tổng quy mô đào tạo của Học viện là trên 12.000 Học viên Ngoài ra, Học viện còn mở các lớp đào tạo trình độ đại học cho Bộ Quốc phòng, Lưu học viên Lào, Campuchia và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023