trình, nội dung, phương thức tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Lào hiện nay.
Trên cơ sở các tiền đề đã đư ợc tạo ra, Học viện phải tiếp tục hoàn
thiện và đổi mới nội dung giáo trình đã có, trong đó về nội dung phải gắn việc phân tích, lý giải về lý luận với việc phân tích, lý giải đối với các vấn đề chiến lược, sách lược của Đảng và phân tích, định hướng nhận thức, hành động nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Những vấn đề đó phải được giải quyết một cách linh hoạt trong mỗi chương trình đào tạo phù hợp với tính chất và mục đích yêu cầu được xác định cho mỗi loại chương trình ấy. Lượng kiến thức cơ bản, các kiến thức phục vụ hoạt động cụ thể cũng như lưu lượng, tính chất thông tin cần thiết đều tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu mà đưa vào chương trình một cách hợp lý.
Đổi mới nội dung, chương trình đào t ạo phải gắn liền với việc đổi
mới phương pháp dạy và học, trong đó phải chuyển dần vai trò trung tâm từ người giảng sang người học viên, tức phải thực hiện phương pháp giảng dạy, học tập theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học trong việc khai thác các kho tàng tri thức và không bị động trong tiếp thu các tri thức sẵn có, thậm chí còn chủ động khám phá ra những cái mới, đồng thời phải thay đổi vai trò truyền đạt sang vai trò hướng dẫn của người giảng viên đối với học viên. Tuy nhiên để thực hiện sự chuyển biến như vậy, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị - hành chính tỉnh phải từng bước tạo ra các điều kiện và tiền đề cơ bản cần thiết cho người học có thể tự học, tự nghiên cứu khám phá, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Trong đó cái cơ bản nhất là phát triển kho tàng tư liệu cũng như hệ thống dịch vụ thông tin của các cơ sở đào tạo đó. Việc này đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở Lào đang còn nhiều yếu kém, nhất là trong điều kiện ở Lào lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực lý luận chính trị hành chính, cũng như về lĩnh vực
phương pháp giảng dạy, đồng thời công tác biên soạn, biên dịch các tư liệu nước ngoài về lĩnh vực này cũng chưa phát triển nhiều. Chính vì vậy Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia phải giữ vai trò trung tâm trong việc xây dựng các chương trình hoạt động liên quan đến quá trình đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập, đồng thời cần phối hợp với các cơ quan liên quan ở Trung ương và địa phương, để tranh thủ sự tham gia của các nhà khoa học, những người làm công tác nghiên cứu giảng dạy vào quá trình xây dựng hoàn thiện, hiện đại hóa các khâu tổ chức và quản lý cũng như nội dung giáo trình cho các hệ đào tạo và bồi dưỡng. Cần phải có kế hoạch rõ ràng và huy động trí tuệ, sức sáng tạo của các nhà khoa học cùng với các nguồn vốn đầu tư cần thiết để phát triển nguồn tư liệu tham khảo và dịch vụ thông tin, đáp ứng nhu cầu hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia và các trường chính trị - hành chính tỉnh trong những năm tới cần thực hiện một số yêu cầu sau:
- Cần bổ sung hoàn chỉnh các loại giáo trình đào tạo cán bộ hệ cao cấp và trung cấp lý luận chính trị hành chính.
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Phương Hướng Đào Tạo Đội Ng Ũ Cán B Ộ Lãnh Đạo Của Hệ Thống Chính Trị Ở Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Phương Hướng Cụ Thể Đào Tạo Đối Với Hệ Thống Học Viện Chính Trị - Hành Chính Quốc Gia Lào
- Gắn Đào Tạo, Bồi Dưỡng Cán Bộ Với Quy Hoạch Và Sử Dụng Cán Bộ
- Tăng Cường Bồi Dưỡng Nâng Cao Trình Độ Chuyên Môn Và Phương Pháp Giảng Dạy Cho Giảng Viên
- Bun Xợt Tham Ma Vông (2004), Xây Dựng Đội Ng Ũ Cán B Ộ Chủ Chốt Huyện Ở Các Tỉnh Phía Nam Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Trong Giai Đoạn Hiện Nay,
- Đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 21
Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.
- Có đủ giáo trình, tài liệu học tập cho học viên, tránh tình trạng "học chay".
- Nội dung đào tạo lý luận chính trị hành chính cho cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị hiện nay cần phải nhanh chóng cải tiến theo hướng giảm bớt lý luận, tăng tỷ lệ đáng kể nghiệp vụ mang tính tác nghiệp, cách thức quy trình, thủ tục, kỹ năng lãnh đ ạo, quản lý và cách xử lý các tình huống chính trị xã hội. Nói chung, nội dung chương trình cần cụ thể, gắn với thực tiễn để họ không bị ngỡ ngàng khi học xong thực thi nhiệm vụ.
Sự đổi mới nội dung chương trình là nhằm khắc phục những khuyết điểm, nhược điểm hiện nay đang mắc phải, phù hợp với đường lối đổi mới, đồng thời nâng cao hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đòi hỏi của cán bộ.
- Nội dung, chương trình cần hướng vào bồi dưỡng, phát huy tính chủ động sáng tạo, năng lực tổ chức thực tiễn, kỹ năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương chính sách, năng lực lãnh đạo nói chung của đội ngũ cán bộ.
- Cần có chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho một số chức danh cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị hành chính cho mỗi chức danh không thể giống nhau. Vì vậy cần thống kê, phân loại cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị để nắm được số lượng, nhu cầu đào tạo bồi dưỡng từ đó xây dựng kế hoạch mở lớp, xác định nội dung chương trình, tài liệu, chính sách cho phù hợp.
- Khắc phục tình trạng trùng lặp kiến thức giữa các chương trình, các môn học, học phần đào tạo hiện nay, bởi đây là một nguyên nhân làm giảm chất lượng và hiệu quả đào tạo. Nó không chỉ gây ra sự nhàm chán từ người dạy và người học mà còn làm mất thời gian, tiền của của nhà nước.
- Là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị nhưng trong nội dung đào tạo chưa chú trọng đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống cho cán bộ công chức. Do vậy, cần được nghiên cứu, sớm đưa vào trong tất cả các chương trình đào t ạo, bồi dưỡng cán bộ nội dung về giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ.
4.2.3.2 Đổi mới phương thức đào tạo
- Đổi mới phương thức đào tạo trong các cơ sở đào tạo
Các cơ sở đào tạo ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào cần đổi mới phương thức đào tạo theo hướng lấy người học là trung tâm; lấy chất lượng hiệu quả làm mục tiêu chính; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và bồi dưỡng, tức là cần đổi mới cách thức đào tạo theo hướng đào tạo thường xuyên dưới hình thức bồi dưỡng thường xuyên đối với số cán bộ đang đương nhiệm công việc lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
Các cơ sở đào tạo và các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị cần đổi mới phương thức đào tạo theo hướng gắn chặt giữa lý luận và thực
tiễn, giữa học ở trường lớp với việc tự học, tự giác rèn luyện qua thực tiễn công tác của bản thân cán bộ.
Trong điều kiện hiện nay ở Lào, để đáp ứng nhu cầu học tập lý luận chính trị ngày càng tăng, cần đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, kết hợp đào tạo chính quy tập trung với tại chức, ngắn hạn, bồi dưỡng, tập huấn. Đối với số cán bộ trẻ, có triển vọng và trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp huyện trong hệ thống chính trị, cần thiết phải đi học các lớp tập trung.
Trong các cơ sở đào tạo như Học viện và các trường chính trị - hành chính tỉnh cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy. Trọng tâm là đổi mới phương pháp truyền thụ, hướng vào rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo, phát huy trí tuệ và tính chủ động, năng động của học viên. Để đạt được điều đó, trong phương pháp giảng dạy cần: tăng cường thời gian thảo luận, trao đổi; dạy học theo cách nêu vấn đề, tăng cường đối thoại; ra các bài tập xử lý tình huống; tăng cường đi thăm quan, nghiên cứu thực tế ở địa phương cơ sở, tiếp cận với các mô hình, điển hình tiên tiến; mời cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm ở các cấp của hệ thống chính trị về báo cáo, giảng dạy. Những phương pháp này sẽ giúp nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp người học nắm vững những kiến thức đã truyền thụ, dễ hiểu, dễ nhớ, có phương pháp tư duy, học cách phân tích và xử lý những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn lãnh đạo ở các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị.
- Kết hợp đào tạo ở trường lớp với đào tạo từ hoạt động thực tiễn
Kết hợp đào tạo ở trường lớp với đào tạo từ thực tiễn công tác vừa là một phương châm hoạt động sáng tạo, vừa là một truyền thống tốt đẹp của công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị. Nếu như trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, với hoàn cảnh khó khăn, việc kết hợp vừa làm vừa học là một đòi hỏi tất yếu lúc bấy giờ để nâng cao kiến thức khoa học và năng
lực hoạt động của mỗi cán bộ thì trong thời kỳ mới hiện nay khi hình thức học tập trung trong trường lớp mang tính bắt buộc đối với mỗi cán bộ, vừa học vừa làm hay học lý luận gắn với hoạt động thực tiễn lại trở thành một biện pháp không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị.
Sự kết hợp đào tạo ở trường lớp với đào tạo từ hoạt động thực tiễn có thể được hiểu và thể hiện ở các khía cạnh sau:
Một là, gắn học lý thuyết với đi khảo sát thực tế.
Trước hết, các cơ sở đào tạo trong chương trình hoạt động giảng dạy học tập cần dành nhiều thời gian và vốn đầu tư hơn cho việc đi nghiên cứu khảo sát thực tiễn. Đây là một việc rất cần thiết đối với tất cả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị. Nhưng trong điều kiện ngân sách kinh phí còn rất hạn hẹp như ở Lào hiện nay, vấn đề đặt ra là phải có kế hoạch tổ chức thực hiện hợp lý, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo đạt được hiệu quả cao.
Nghiên cứu khảo sát thực tế, thực chất là người học đi vào hoàn cảnh với những điều kiện hoạt động công tác cụ thể, trong đó mỗi người học tự mình phân tích so sánh giữa nhận thức lý luận với thực tế cuộc sống, chủ động đặt vấn đề và tham gia tranh luận với người khác để những gì còn vướng mắc trong nhận thức từng bước được sáng tỏ, từ đó họ tiếp nhận các chân lý một cách tự giác, tự tin. Đồng thời đó là hướng mọi vấn đề trong nghiên cứu, học tập trên lớp vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đang đặt ra. Trong quá trình đi khảo sát thực tế, mỗi người học đóng vai trò như một người lãnh đạo quản lý đầy trách nhiệm, có quyền hạn thực sự, họ tự vận dụng những kiến thức học được để nhìn nhận vấn đề, đưa ra những giải pháp cụ thể. Người giảng viên hướng dẫn chỉ đóng vai trò là quản lý các quá trình hoạt động theo kế hoạch và trong mức độ nào đó giúp đỡ người học về phương pháp nhận thức vấn đề.
Với cách làm như trên không những giúp người học tự khẳng định mình và củng cố các kiến thức đã học, hình thành và củng cố niềm tin một cách khoa học đối với các chủ trương đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mà còn trực tiếp rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo ngay từ khi còn học tập ở trường.
Hai là, phát triển các hình thức vừa học vừa hoạt động công tác, kết hợp giữa quá trình học tập nâng cao trình độ ở trường lớp với quá trình thử thách trong thực tiễn để rèn luyện bản lĩnh, tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực lãnh đạo.
Đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt đương chức vừa học vừa hoạt động công tác là một trong các giải pháp tốt nhất để họ vừa được đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình chính th ức đã đư ợc xác định, nhằm thực hiện chuẩn hóa trình độ và tăng cường các tri thức cần thiết cho hoạt động công tác trong từng thời kỳ hay từng lĩnh vực cụ thể, vừa không phải xa rời nhiệm vụ công tác. Nhưng cái quan trọng hơn là có thể kết hợp trực tiếp giữa kiến thức cơ bản học qua trường lớp với kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tạo sự bổ sung cho nhau giữa hai nguồn tri thức và làm cho trình độ kiến thức của mỗi người được hoàn thiện hơn; đồng thời các kiến thức đó có thể được áp dụng và phát huy ngay vai trò của nó trong hoạt động của cán bộ, thực hiện tốt phương châm hướng mọi nhận thức lý luận vào việc giải quyết vấn đề thực tế bức xúc đang đặt ra trong quá trình lãnh đạo. Ngược lại, trong hoạt động công tác mỗi tập thể lãnh đạo, đặc biệt là bản thân mỗi cán bộ đứng đầu trong các tập thể đó cần phải có ý thức học hỏi, tìm tòi khám phá cái mới.
Trong quá trình gắn học tập với thực tiễn công tác thì mỗi bài học được rút ra phải được triển khai học tập và gắn với việc điều chỉnh mọi hoạt động công tác và học tập của cán bộ, đồng thời có sự kết hợp giữa quá trình tự nghiên cứu học hỏi, quá trình tích lũy kinh nghiệm hoạt động với các đợt học
định kỳ theo các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn trong trường lớp hay các đợt tập huấn, hội thảo khoa học.
Ba là, đào tạo qua trường lớp với rèn luyện qua thực tiễn và ngược lại.
Trong quá trình đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cần phải đưa những người cán bộ trẻ, kế cận vừa được đào tạo chính quy vào phong trào quần chúng ở cơ sở, để họ được hoạt động, thử thách và rèn luyện trong phong trào của quần chúng. Tổ chức hay các cán bộ phụ trách phải giao nhiệm vụ công tác quan trọng cụ thể cho các cán bộ trẻ, kế cận đã đư ợc đào tạo qua trường lớp, để họ chủ động phát huy trình độ và năng lực trong việc giải quyết các vấn đề thực tế, đồng thời các cấp tổ chức hay cơ quan đơn vị quản lý những người cán bộ đó phải luôn quan tâm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và đánh giá sự trưởng thành của mỗi cán bộ. Đây cũng là cách tốt nhất để những phẩm chất, bản lĩnh ở trong mỗi cán bộ trẻ, kế cận được củng cố và phát triển.
Đối với những người cán bộ trẻ, kể cả cán bộ nữ, cán bộ bộ tộc thiểu số chưa qua đào tạo chính quy nhưng nổi lên từ phong trào quần chúng và trưởng thành từ sự nỗ lực học hỏi vươn lên trong hoạt động thực tiễn, đã qua khảo sát đánh giá, nếu được đưa vào quy hoạch, thì cần có các chương trình và nội dung đào tạo, đào tạo lại thích hợp, trong đó vừa bảo đảm phát huy các kinh nghiệm cũng như nâng cao các kiến thức mà họ đã có được trong quá trình hoạt động công tác, vừa từng bước chuẩn hóa trình độ theo các tiêu chí chung đã xác đ ịnh, tạo điều kiện chín muồi về trình độ để họ có thể tiếp tục vươn lên.
Bốn là, gắn đào tạo với việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo.
Đây thực chất là đào tạo cán bộ trong thực tiễn. Tuy nhiên, cách thức này giúp cho cán bộ lãnh đạo được tôi luyện trong nhiều môi trường công tác, từ đó mà nâng cao năng lực lãnh đạo chung trong hệ thống chính trị.
Việc thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo nhằm rèn luyện, nâng cao năng lực lãnh đạo cũng cần phải bảo đảm một cách khoa học.
Đối với cán bộ lãnh đạo gắn trực tiếp với chuyên môn, cần thiết phải bảo đảm ổn định công tác, nếu luân chuyển cũng chỉ nên thực hiện trong phạm vi hẹp và với những công tác gần giống nhau, để họ vừa không ngừng nâng cao kỹ năng chuyên môn vừa phát huy được vai trò lãnh đạo. Còn đối với cán bộ hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, xã hội hay các lĩnh vực hoạt động vĩ mô không gắn trực tiếp với các lĩnh vực chuyên môn cụ thể, phải đẩy mạnh luân chuyển công tác để mỗi cán bộ tích lũy đư ợc kinh nghiệm mới, mở rộng tầm nhìn từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo. Đào tạo cán bộ gắn với luân chuyển cán bộ đã được thực hiện rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc và các nước khác như Pháp. Ở Pháp, luân chuyển công chức là thường xuyên: "Công chức đang làm việc tại các bộ, cơ quan trung ương có thể điều chuyển, luân chuyển về làm việc tại các địa phương" [97].
Ngoài bốn khía cạnh nêu trên, việc đào tạo từ hoạt động thực tiễn còn phải gắn với việc không ngừng đổi mới nội dung và hình thức tổ chức, tổng kết kinh nghiệm các hoạt động, công tác, tổ chức sinh hoạt chính trị, làm cho hoạt động đào tạo này thật sự là cơ hội nhìn nhận lại những việc đã làm đư ợc và chưa làm được, tìm ra những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
Thực tế cho thấy đây không phải là một vấn đề đơn giản. Để những điều nói trên được tổ chức thực hiện tốt cần phải có sự phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ giữa cơ quan tham mưu và quản lý cán bộ với nơi sử dụng trực tiếp các đối tượng cán bộ này, để trước khi thực hiện đưa cán bộ đi thực tế ở cơ sở hay luân chuyển phải đánh giá đúng thực lực, mặt ưu điểm, khuyết điểm của mỗi cán bộ, làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định đúng đắn.
4.2.4 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
4.2.4.1 Chuẩn hóa về trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng viên
Chất lượng đào tạo phụ thuộc rất lớn ở yếu tố con người. Từ thực trạng đã đánh giá ở trên cho thấy, số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ